Cập nhật lúc

Láng giềng của Việt Nam đặt mục tiêu "đỉnh của đỉnh" - Nước sản xuất vaccine hàng đầu thế giới hoãn cấp vaccine, "trả đũa" WHO?

Tính đến 22h00 ngày 19/10, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 242.909.637 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4.924.181 ca tử vong. Mỹ ghi nhận nhiều ca nhiễm và tử vong nhất.

Láng giềng của Việt Nam đặt mục tiêu "đỉnh của đỉnh" - Nước sản xuất vaccine hàng đầu thế giới hoãn cấp vaccine, "trả đũa" WHO?
16
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Vì sao Anh có số ca Covid-19 tăng cao sau khi bỏ mọi hạn chế phòng dịch?

    Ngày 14/10, Anh ghi nhận 49.156 ca mắc Covid-19 mới, số ca bệnh hàng ngày cao nhất kể từ giữa tháng 7. The Guardian đã chỉ ra một số nguyên nhân khiến số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Anh ngày càng tăng cao.

    Theo đó, dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch, chậm tiêm chủng cho trẻ em, khả năng miễn dịch và sự xuất hiện của biến thể mới là những nguyên nhân khiến Anh ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng cao trong thời gian gần đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiết lộ hiệu quả ngăn ngừa nhập viện của vaccine Pfizer với nhóm tuổi từ 12-18

    VOV trích dẫn thông tin của rung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 19/10 cho biết, vaccine Pfizer/BioNTech có hiệu quả khoảng 93% trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhập viện ở những người từ 12 - 18 tuổi.

    Nghiên cứu trên được tiến hành từ tháng 6 - 9/2021. Đây cũng là thời điểm mà biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao đang áp đảo tại quốc gia này.

    "Hiệu quả của 2 mũi vaccine Pfizer trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhập viện do Covid-19 trong thời gian từ tháng 6 - 9/2021 là 93%", nghiên cứu được công bố trên báo cáo hàng tuần của CDC ngày 19/10 cho hay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia phấn đấu đạt 100% tỉ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19

    Láng giềng sát vách Việt Nam đặt mục tiêu đỉnh của đỉnh - Nước sản xuất vaccine hàng đầu thế giới tính trả đũa WHO? - Ảnh 1.

    Ảnh: AFP

    Campuchia là một trong số rất ít các quốc gia trên thế giới đang đặt mục tiêu tiến tới tỉ lệ tiêm chủng 100%, trước khi mở cửa đất nước

    Theo đó, Thủ tướng Hun Sen mong muốn sẽ tái mở cửa đất nước trước khi Campuchia đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên ASEAN.

    Campuchia đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine cho hơn 80% dân số, trong đó bao gồm 75,5% dân số đã tiêm đủ 2 người. Hiện nước này đang triển khai tiêm chủng cho trẻ em và tiêm liều bổ sung cho hơn 1,4 triệu người.

    Hiện tại Campuchia đang duy trì số ca nhiễm và tử vong mới hàng ngày ở mức thấp. Thủ tướng Hun Sen mới đây đã nhấn mạnh rằng vaccine là "pháo đài vững chắc để bảo vệ người dân nhờ hiệu quả giảm truyền nhiễm và ngăn ngừa tử vong".

    Trước mắt, Campuchia đặt mục tiêu tiêm phòng cho 91% dân số, và sau đó là 100%.

    Campuchia sắp đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN đăng cai tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh, cuộc họp cấp cao với sự tham gia của các nhà lãnh đạo quốc tế vào khu vực, bao gồm Mỹ và Trung Quốc. Do đó, chính phủ nước này hy vọng rằng các cuộc họp quan trọng sắp tới có thể diễn ra theo hình thức gặp mặt trực tiếp, thay vì trực tuyến như thời gian qua.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc bắt đầu tiêm mũi vaccine tăng cường trước thềm Olympic mùa đông 2022

    Dự kiến Olympic mùa Đông 2022 sẽ khởi tranh vào tháng 2/2022. Để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này, Trung Quốc đã bắt đầu tiêm liều vaccine tăng cường cho người dân thủ đô Bắc Kinh, sau khi đã tiêm đủ 2 mũi cho hơn 1 tỷ người - tức 8% dân số nước này.

    Olympic mùa Đông 2022 dự kiến sẽ diễn ra trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng ngừa COVID-19 chặt chẽ, khi các vận động viên phải được tiêm phòng hoặc cách ly 21 ngày sau khi nhập cảnh, và họ sẽ thi đấu trong một khu vực khép kín. Chỉ khán giả Trung Quốc mới được dự khán các sự kiện liên quan.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga chi hơn 50 triệu USD mỗi ngày cho cuộc chiến chống Covid-19

    Tờ vov.vn đưa tin, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov ngày 19/10 cho biết, trung bình mỗi ngày Nga chi khoảng 2 tỷ rúp (hơn 28 triệu USD) cho cuộc chiến chống lại dịch Covid-19, nhưng trong những ngày qua khi số ca mắc Covid-19 không ngừng tăng lên thì Nga đã tiêu tốn tới 3,6 tỷ rúp.

    Tuy nhiên, ngay cả như vậy, nhưng Nga vẫn không thay đổi kế hoạch trong việc hỗ trợ cho những người dân mắc Covid-19 .

    Theo thống kê, ngày 19/10, Nga ghi nhận thêm 1.015 ca Covid-19 tử vong trong vòng 24 giờ, vượt số người chết vì bệnh này ghi nhận mức cao kỷ lục trước đó là 1.002 người vào hôm 16/10. Theo giới chuyên gia, chần chừ tiêm vaccine đang gây ra những con số đáng báo động về diễn biến dịch bệnh tại Nga. Mới chỉ có 42 triệu trên tổng số 146 triệu dân Nga đã tiêm đủ liều vaccine ngừa Covid-19./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cuộc đua giành thuốc điều trị Covid-19: Các nước nghèo có bị bỏ lại?

    Gần 1 năm sau khi chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên bắt đầu, phần lớn những người được tiêm đều ở các nước giàu và hiện vẫn chưa có con đường rõ ràng nào để giải quyết tình trạng bất bình đẳng này.

    Những thông tin mới đây về một loại thuốc kháng virus được chứng minh là có hiệu quả điều trị Covid-19 trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng đã đem lại hy vọng về bước ngoặt cho đại dịch: trong tương lai không xa, một viên thuốc đơn giản có thể cứu những người mắc Covid-19 khỏi nguy cơ tử vong hoặc mắc bệnh nặng.

    Thuốc molnupiravir , do Merck sản xuất, rất dễ phân phối và có thể sử dụng tại nhà. Các kết quả thử nghiệm cho thấy molnupiravir có thể giảm một nửa nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở nhóm người có nguy cơ cao ở giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Merck đã nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp lên Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ. FDA có thể ra quyết định vào đầu tháng 12 tới.

    Nước sản xuất vaccine hàng đầu thế giới hoãn cung cấp vaccine để trả đũa WHO?; Việt Nam được một nước châu Âu nhượng lại số lượng lớn vaccine phi thương mại - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: KT

    Các nước nghèo sẽ được đảm bảo quyền tiếp cận

    Không giống như các nhà sản xuất vaccine như Pfizer và Moderna, các công ty đã phản đối lời kêu gọi về thỏa thuận sáng chế để các công ty dược phẩm nước ngoài có thể sản xuất loại vaccine mà các hãng này nắm độc quyền, Merck sẽ cho phép các công ty dược phẩm Ấn Độ bán loại thuốc này với giá thấp hơn nhiều ở hơn 100 quốc gia có mức thu nhập thấp. Phần lớn các nước cận Sahara ở châu Phi, nơi tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 ở mức dưới 3%, đều nằm trong thỏa thuận.

    Các nhà ủng hộ quyền tiếp cận thuốc nói rằng, thỏa thuận cấp phép sản xuất này không chỉ là sự khởi đầu đáng khích lệ mà còn là một bước hướng tới sự công bằng. Merck đã bắt đầu sản xuất thuốc molnupiravir, nhưng hiện chưa rõ số lượng sản phẩm được bán trên thị trường trong năm 2022 là bao nhiêu.

    Dù vậy thỏa thuận này cũng "bỏ sót" nhiều nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp, như Ukraine, bị tác động nặng nề bởi Covid-19. Thuốc kháng virus cần phải kết hợp với việc xét nghiệm nhanh chóng và chính xác - điều vốn còn hạn chế ở nhiều nơi trên thế giới.

    Một số hãng dược phẩm khác, trong đó có Pfizer, dự kiến công bố dữ liệu thử nghiệm các loại thuốc tương tự trong thời gian tới. Tuy nhiên, các công ty này cho biết vẫn còn quá sớm để bình luận về việc họ có tham gia vào thỏa thuận tương tự như Merck hay không.

    Tất cả những điều này cho thấy, những nước có khả năng chi trả để mua sớm vẫn có khả năng tích trữ lượng lớn thuốc điều trị Covid-19, tương tự như những gì họ đã làm với các loại vaccine ngừa Covid-19.

    Bài viết được tham khảo từ https://vov.vn

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Israel phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể phụ của chủng Delta

    Bộ Y tế Israel ngày 19/10 xác nhận nước này đã ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể phụ của chủng Delta "AY4.2".

    Nước sản xuất vaccine hàng đầu thế giới hoãn cung cấp vaccine để trả đũa WHO?; Việt Nam được một nước châu Âu nhượng lại số lượng lớn vaccine phi thương mại - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế Israel tiêm mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer-BioNtech cho người dân tại Jerusalem, ngày 20/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

    Ca nhiễm là một bé trai 11 tuổi, được phát hiện khi tiến hành xét nghiệm COVID-19 tạ sân bay quốc tế Ben Gurion, ngoại ô Tel Aviv. Cậu bé vừa về nước từ Moldova.

    Hiện Bộ Y tế Israel đang tiến hành điều tra dịch tễ học và theo dõi tất cả các biến thể của SARS-CoV-2 đã xuất hiện tại nước này cũng như cẩn trọng khống chế sự lay lan của các biến thể.

    Cũng trong ngày 19/10, Israel ghi nhận 1.487 ca mắc mới, nâng tổng số mắc COVID-19 tại nước này lên 1.319.001 ca. Tổng số bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi tại nước này là 8.021 ca.

    Biến thể phụ AY.4.2 của chủng Delta trước đó đã xuất hiện tại một số nước châu Âu. Chính phủ Anh ngày 19/10 cho biết đang theo dõi sự gia tăng của biến thể phụ trong số ca nhiễm mới COVID-19.

    Giáo sư Francois Balloux thuộc Đại học London cho biết biến thể AY.4.2 có 2 đột biến được phát hiện trong các biến thể khác của virus SARS-CoV-2 và đã được giải mã lần đầu tiên hồi tháng 4/2020. Theo ông, biến thể phụ AY.4.2 rất hiếm gặp bên ngoài nước Anh và mới chỉ có 3 ca được phát hiện tại Mỹ đến thời điểm này. Ông nêu rõ vì AY.4.2 vẫn lây lan ở mức độ thấp, song vẫn cần phải để mắt tới biến thể này.

    Cho tới nay, các chuyên gia đã xác định được hơn 60 đột biến có thể có cấu tạo di truyền của chủng Delta. 22 trong số này được biết là nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của các biến thể phụ mới.

    Bài viết được tham khảo từ 

    https://baotintuc.vn

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh theo dõi biến thể phụ của chủng Delta

    Chính phủ Anh ngày 19/10 cho biết đang theo dõi một biến thể phụ của chủng Delta đang có dấu hiệu gia tăng trong số ca nhiễm mới COVID-19, theo Báo Tin tức.

    Biến thể mới Delta Plus bất ngờ hoành hành; Nước sản xuất vaccine hàng đầu thế giới hoãn cung cấp vaccine để trả đũa WHO? - Ảnh 1.

    Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ vị thành niên tại một trung tâm y tế ở Barrhead, phía Nam Glasgow, Anh ngày 9/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN.

    Người phát ngôn của Thủ tướng Boris Johnson cho biết Chính phủ Anh đang "theo dõi sát" biến thể có tên gọi AY.4.2 và "sẵn sàng hành động nếu cần thiết" nhưng nói thêm rằng chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này lây lan dễ hơn.

    Giáo sư Francois Balloux thuộc Đại học London cho biết biến thể AY.4.2 có 2 đột biến được phát hiện trong các biến thể khác của virus SARS-CoV-2 và đã được giải mã lần đầu tiên hồi tháng 4/2020. Theo ông, biến thể phụ AY.4.2 rất hiếm gặp bên ngoài nước Anh và mới chỉ có 3 ca được phát hiện tại Mỹ đến thời điểm này. Ông nêu rõ vì AY.4.2 vẫn lây lan ở mức độ thấp, song vẫn cần phải để mắt tới biến thể này.

    Tình hình lây lan dịch COVID-19 tại Anh vẫn diễn biến rất phức tạp, bất chấp tỷ lệ tiêm vaccine cao. Ngày 19/10, Anh ghi nhận 43.738 ca nhiễm mới. Số ca tử vong được công bố cùng ngày lên đến 223 trường hợp, mức cao nhất kể từ tháng 3 đến nay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    COVID-19 tại ASEAN hết 19/10: Singapore 'đi ngược' xu thế; Campuchia đủ cơ sở mở cửa lại hoàn toàn

    Theo Báo Tin tức, trong ngày 19/10, các nước ASEAN ghi nhận trên 27.000 ca nhiễm mới, 524 ca tử vong. Đường cong dịch tại Singapore tiếp tục lên dốc thẳng khi số ca nhiễm mới tăng vọt, trong khi Campuchia khống chế dịch ổn định, sẵn sàng mở cửa lại hoàn toàn.

    Nước sản xuất vaccine hàng đầu thế giới hoãn cung cấp vaccine để trả đũa WHO?; Việt Nam được một nước châu Âu nhượng lại số lượng lớn vaccine phi thương mại - Ảnh 1.

    Các nhà sư đăng ký tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN

    Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 19/10, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 28.676 ca mắc mới COVID-19 và 523 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 12.854.467 trường hợp và 272.033 ca tử vong. Toàn khối có 12.128.489 bệnh nhân đã bình phục.

    Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục xu thế hạ nhiệt, tổng số ca mắc mới đã lùi về dưới ngưỡng 30.000 ca/ngày trong những ngày gần đây; ca tử vong mới cũng giảm mạnh ở những quốc gia từng là điểm nóng như Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam.

    Là quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao, nhưng Singapore đang chứng kiến diễn biến "đi ngược" xu thế chung khi ca mắc và tử vong tăng khá mạnh, với gần 4.000 ca nhiễm trong ngày 19/10. Mặc dù vậy, đây là diễn biến mà Singapore đã tính toán và chấp nhận khi thực hiện "sống chung với COVID-19".

    Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 10 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Philippines báo cáo 211 ca; Việt Nam ghi nhận 75 ca; Malaysia 72 ca; Thái Lan thêm 63 ca; Indonesia ghi nhận 50 ca tử vong mới; Myanmar thêm 29 ca; Campuchia 12 ca, Singapore 6 ca và Lào thêm 2 ca tử vong, Brunei 3 ca.

    Nước sản xuất vaccine hàng đầu thế giới hoãn cung cấp vaccine để trả đũa WHO?; Việt Nam được một nước châu Âu nhượng lại số lượng lớn vaccine phi thương mại - Ảnh 2.

    Là quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao, Singapore đang thực hiện "sống chung với COVID-19", và chứng kiến số ca nhiễm và tử vong tăng khá mạnh.

    Với 10.111 ca nhiễm trong ngày 19/10, Thái Lan đứng đầu khu vực về ca mắc mới. Tổng ca bệnh ở nước này đã lên tới 1.793.812 ca, bao gồm 18.388 ca tử vong.

    Malaysia đứng thứ hai với 5.745 ca nhiễm, nâng tổng ca bệnh lên 2.401.866 trường hợp, bao gồm 27.993 ca tử vong. Philippines cùng ngày ghi nhận 4.496 ca nhiễm mới, nâng tổng trường hợp mắc COVID-19 lên 2.731.735.

    Indonesia chỉ ghi nhận 903 ca nhiễm trong ngày, nhưng nước này vẫn dẫn đầu khu vực về ca bệnh với 4.236.287 trường hợp và 143.049 ca tử vong. Trong khi số ca nhiễm mới ở Campuchia ổn định theo xu hướng giảm dần, xuống dưới 200 ca.

    Nước sản xuất vaccine hàng đầu thế giới hoãn cung cấp vaccine để trả đũa WHO?; Việt Nam được một nước châu Âu nhượng lại số lượng lớn vaccine phi thương mại - Ảnh 3.

    Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Thành phố Mandaluyong, ngoại ô Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN

    Singapore: Ca bệnh tăng gây áp lực lên các bệnh viện

    Theo Straits Times, Bộ Y tế Singapore ngày 19/10 cho biết, số lượng bệnh nhân COVID-19 trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) tiếp tục tăng, khiến các bệnh viện chịu áp lực và căng thẳng đáng kể.

    Bộ Y tế Singapore cho biết trong tuần qua, họ đã quan sát thấy sự gia tăng mức độ hoạt động, bao gồm số lượng khách tiếp cập cao hơn ở tất cả các trung tâm mua sắm, lượng khách lớn hơn ở khu vực Orchard Road và lượng người sử dụng phương tiện giao thông công cộng tăng nhẹ.

    Cơ quan này cho biết: "Đáng tiếc, số lượng người trên 60 tuổi không được tiêm phòng và người nhiễm bệnh đã tăng trong vài ngày qua, lên đến hơn 100 người một ngày. Họ có nguy cơ bị ốm rất nặng. Số lượng người cần chăm sóc ICU tiếp tục tăng, và điều này đã khiến các bệnh viện của chúng tôi chịu áp lực và căng thẳng đáng kể."

    Bộ Y tế Singapore kêu gọi mọi người, đặc biệt là người cao tuổi và người có bệnh nền, rủi ro cao, cần hạn chế các hoạt động xã hội và chỉ ra ngoài vì các hoạt động thiết yếu.

    Cùng ngày 19/10, 7 người Singapore, từ 57 đến 90 tuổi, đã tử vong vì các biến chứng liên quan đến COVID-19, nâng số người chết lên 246.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ hoãn kế hoạch cung cấp vaccine COVID-19 cho COVAX

    Theo Báo Tin tức, ngày 19/10, hãng tin Reuters dẫn 2 nguồn tin cho biết Ấn Độ đã hoãn cam kết cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX, một ngày sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sẽ không "cắt ngắn giai đoạn" để cấp phép sử dụng vaccine Covaxin do Ấn Độ tự bào chế.

    Nước sản xuất vaccine hàng đầu thế giới hoãn cung cấp vaccine để trả đũa WHO?; Việt Nam được một nước châu Âu nhượng lại số lượng lớn vaccine phi thương mại - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 Covaxin của Ấn Độ cho người dân tại Mumbai. Ảnh: AFP/TTXVN.

    WHO là một trong các tổ chức khởi xướng cơ chế COVAX, cùng với Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) và Liên hợp quốc (LHQ). Nguồn cung vaccine cho COVAX bị đình trệ có thể gây xáo trộn các nỗ lực tiêm phòng ở nhiều nước châu Phi, vốn dựa vào cơ chế này.

    Trước đó, Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, đã ký các hợp đồng cung cấp hàng trăm triệu liều vaccine của hãng AstraZeneca cho COVAX và những nước như Bangladesh. Sản lượng vaccine của SII đã tăng hơn gấp 3 lần từ tháng 4, đến nay đạt 220 triệu liều/tháng.

    Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới này đã nối lại hoạt động xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 từ tháng 10, sau 6 tháng tạm dừng do sự bùng phát của làn sóng dịch ở trong nước. Ấn Độ đã gửi 4 triệu liều cho các nước như Bangladesh và Iran, nhưng chưa gửi cho COVAX.

    Một nguồn tin cho biết Ấn Độ vẫn chưa xác nhận bất cứ đợt cung cấp nào cho cơ chế COVAX dù Bộ Y tế nước này hồi tháng 9 đã hứa thực hiện cam kết với COVAX và nhiều nước khác trong quý IV. Bộ Y tế Ấn Độ, SII và LHQ chưa đưa ra bình luận gì về thông tin trên.

    Các quan chức chính phủ Ấn Độ từng tin tưởng rằng WHO sẽ sớm phê chuẩn sử dụng khẩn cấp Covaxin. 11% trong số 990 triệu liều đã được tiêm ở Ấn Độ là loại vaccine này. Đa số phần còn lại là vaccine của hãng AstraZeneca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Còn hai quốc gia trên thế giới chưa tiêm vắc xin ngừa COVID-19

    Việt Nam được một nước châu Âu nhượng lại số lượng lớn vaccine phi thương mại; Nga và EU có thể đạt thỏa thuận chưa từng có - Ảnh 1.

    Burundi vừa bắt đầu tiêm vắc xin sau khi nhận được lô Sinopharm đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: AP

    Theo thông tin từ báo Tiền phong, Burundi (ở Đông Phi) bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin ngừa COVID-19 vào ngày 18/10 ở thành phố Bujumbura. Như vậy, trên thế giới hiện chỉ còn Triều Tiên (ở Đông Á) và Eritrea (ở Đông Phi) là hai quốc gia chưa tiêm bất cứ liều vắc xin nào.

    Theo hãng tin AP, mới chỉ có khoảng hơn 10 người được tiêm vắc xin trong buổi tiêm đầu tiên ở Bujumbura. Nhóm này bao gồm các quan chức y tế và an ninh.

    Chiến dịch tiêm chủng bắt đầu sau khi Burundi – quốc gia gần 12 triệu dân ở Đông Phi - nhận được nửa triệu liều vắc xin Sinopharm của Trung Quốc.

    Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Y tế Thaddee Ndikumana cho biết các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin là nhân viên y tế, người cao tuổi và người mắc bệnh nền.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới hiện chỉ còn Triều Tiên và Eritrea là hai quốc gia chưa tiêm bất cứ liều vắc xin ngừa COVID-19 nào.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chậm trễ trong triển khai tiêm chủng khiến số trẻ em mắc Covid-19 tại Anh gia tăng

    Một cuộc khảo sát cho thấy, tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 ở Anh đang lên đến mức cao nhất kể từ tháng 1/2021, với 8% số học sinh trung học bị ảnh hưởng.

    Sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 ở trẻ em tại vùng England thuộc Vương quốc Anh đang làm gia tăng số ca mắc trên toàn quốc thời gian gần đây, khiến nhiều nhà khoa học quan ngại về tiến độ chậm chạp trong triển khai tiêm vaccine tại các trường học ở nước này.

    Việt Nam được một nước châu Âu nhượng lại số lượng lớn vaccine phi thương mại; Nga và EU có thể đạt thỏa thuận chưa từng có - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Reuters.

    Nguy cơ xảy ra "cơn bão Covid-19" trong mùa Đông

    Số ca mắc tại Anh nhìn chung đang cao hơn nhiều so với các quốc gia châu Âu khác và ngày một gia tăng. Một cuộc khảo sát ngày 15/10 cho thấy, tỷ lệ lây nhiễm ở quốc gia này đã lên đến mức cao nhất kể từ tháng 1/2021, với 8% số học sinh trung học bị ảnh hưởng.

    Tốc độ tiêm chủng cho trẻ em ở vùng England đang tụt hậu so với nhiều quốc gia châu Âu khác, thậm chí với cả vùng Scotland. Một số nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân là do có nhiều thông điệp trái chiều liên quan đến việc tiêm phòng cho trẻ em, việc khởi đầu khá chậm chạp và chưa linh hoạt trong quá trình triển khai.

    Phát biểu với Reuters, ông Lawrence Young - nhà virus học tại Đại học Warwick đánh giá: "Điều đáng lo ngại lúc này là chương trình tiêm chủng cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi diễn ra không được thuận lợi". Chuyên gia này cảnh báo, sự phát triển mạnh mẽ của virus có thể dẫn tới một "cơn bão Covid-19" vào mùa Đông và gây quá tải cho hệ thống y tế nếu nó lây lan cho những người lớn tuổi hơn hay những người dễ bị tổn thương.

    "Tất cả điều đó không chỉ ảnh hưởng đến các trường học mà còn gây áp lực đối với Dịch vụ Y tế Quốc gia. Tình hình dịch bệnh trong mùa Đông sẽ rất tồi tệ", ông Lawrence Young cảnh báo.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Rumani nhượng lại cho Việt Nam lượng lớn vaccine

    Ngày 19/10/2021, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ Rumani Cristina Romila. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cảm ơn sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của Rumani trong việc thúc đẩy ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đồng thời đánh giá cao việc Rumani là một trong 3 nước EU đầu tiên phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA), Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để triển khai hiệu quả hai Hiệp định này vì lợi ích thiết thực của cả hai nước.

    Việt Nam được một nước châu Âu nhượng lại số lượng lớn vaccine phi thương mại; Nga và EU có thể đạt thỏa thuận chưa từng có - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn (phải) và Đại sứ Rumani.

    Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chân thành cảm ơn Chính phủ và nhân dân Rumani đã viện trợ 300.000 liều vắc xin Covid-19 Astra Zeneca và sẵn sàng nhượng lại một số lượng lớn vắc xin theo nguyên tắc phi thương mại cho Việt Nam, thể hiện những tình cảm tốt đẹp, chân thành, gắn bó giữa hai dân tộc.

    Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao hoạt động tích cực và hiệu quả của Đại sứ Cristina Romila trong việc tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam-Rumani trên nhiều lĩnh vực và đề nghị Đại sứ phối hợp thúc đẩy các chuyến thăm và tiếp xúc các cấp, duy trì các cơ chế Tham vấn chính trị, Ủy Ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam – Rumani, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực truyền thống như giáo dục - đào tạo, văn hóa, du lịch cũng như đẩy mạnh những lĩnh vực tiềm năng mới như lao động, nông nghiệp….

    Đại sứ Rumani Cristina Romila khẳng định, trên cương vị công tác của mình, Đại sứ và Đại sứ quán Rumani tại Hà Nội sẽ là cầu nối góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất như mong muốn của Lãnh đạo cấp cao hai nước./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga và EU thảo luận công nhận chứng chỉ tiêm vaccine ngừa COVID-19 của nhau

    Theo tin từ VOV, Nga và Liên minh châu Âu đang đàm phán về việc công nhận các chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 của nhau và thảo luận các vấn đề liên quan đến mã QR.

    Theo Đại diện thường trực của Nga tại Liên minh châu Âu Vladimir Chizhov, cả Nga và EU đều có mã QR riêng và chúng không khớp nhau. Đây là vấn đề chính mà cả Nga và EU đang cố gắng giải quyết. Hiện cả Nga và EU đang vướng vào tranh cãi khi không công nhận chứng nhận tiêm chủng của nhau. Điều này gây khó khăn cho việc đi lại của công dân.

     - Ảnh 1.

    Vaccine Sputnik V của Nga (Ảnh minh họa: KT)

    Trước đó, cơ quan quản lý dược phẩm của EU đã bị chỉ trích vì chậm trễ trong đánh giá vaccine Sputnik V của Nga. Theo dữ liệu được công bố trên một số tạp chí khoa học hàng đầu, vaccine Sputnik V đã được chứng nhận đảm bảo an toàn và là một trong những loại vaccine có tỷ lệ hiệu quả cao nhất với virus SARS-CoV-2 hiện nay./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga: Đề xuất đóng cửa công sở 1 tuần để khống chế dịch lan rộng

    Ngày 19/10, Phó Thủ tướng Nga Tatyana Golikova đã đề nghị 1 tuần không làm việc, từ ngày 30/10 - 7/11, để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm COVID-19, Báo Tin tức đưa tin. 

    Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, bà Golikova đã đưa ra đề xuất trên tại cuộc họp của Hội đồng điều phối chính phủ phòng chống COVID-19. Bà cho hay đã đề xuất áp dụng biện pháp trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga và cũng thừa nhận đây là biện pháp khó khăn, song hy vọng chính phủ và người dân ủng hộ để nhanh chóng dập dịch. Dự kiến, bà Golikova sẽ đệ trình đề xuất này lên Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc họp diễn ra ngày 20/10.

    Cùng ngày, chính quyền thành phố Moskva cũng ban hành loạt biện pháp cứng rắn để kiểm soát dịch. Theo đó, từ ngày 25/10, những người từ 60 tuổi trở lên chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 sẽ phải làm việc tại nhà; các doanh nghiệp, công sở buộc phải duy trì 30% số nhân viên làm việc từ xa. Trong thông báo, Thị trưởng Moskva, ông Sergei Sobyanin, nêu rõ bổ sung thêm công chức trong nhóm đối tượng buộc phải tiêm vaccine phòng COVID-19.

    Dự kiến, các biện pháp cứng rắn trên sẽ kéo dài đến ngày 25/2/2022. Những biện pháp trên được đưa ra trong bối cảnh nước Nga liên tiếp ghi nhận mức cao mới về số ca mắc và ca tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới đã ghi nhận trên 242,9 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2

    Báo Tin tức đưa tin, theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 19/10, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 242.909.637 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4.924.181 ca tử vong. Số người bình phục tính đến nay là 219.373.108 ca.

    Việt Nam được một nước châu Âu nhượng lại số lượng lớn vaccine phi thương mại; Nga và EU có thể đạt thỏa thuận chưa từng có - Ảnh 1.

    Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN.

    Mỹ ghi nhận nhiều ca nhiễm và tử vong nhất, hiện lần lượt là 45.909.637 ca và 746.529 ca. Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong (603.521 ca) và Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm (34.105.890 ca).

    Châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, với trên 78 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với trên 61,8 triệu ca. Con số này ở Bắc Mỹ là trên 55,1 triệu ca và Nam Mỹ là trên 21,6 triệu ca. Tuy nhiên, xét theo số ca tử vong, châu Âu ghi nhận nhiều nhất (1.266.046 ca), tiếp đến là Nam Mỹ (1.164.621 ca), châu Á (1.151.440 ca) và Bắc Mỹ (1.122.370 ca). Châu Phi ít bị ảnh hưởng hơn. Số ca nhiễm tại đây hiện là 8,5 triệu ca và 216.245 ca tử vong. Các con số ở châu Đại Dương lần lượt là 280.194 ca và 3.444 ca.

    Dịch đang tiếp tục diễn biến phức tạp tại châu Âu khi nhiều nước ghi nhận tình trạng tăng vọt số ca mắc và tử vong. Trong 24 giờ qua, trên toàn nước Nga ghi nhận 1.015 ca tử vong vì COVID-19, tăng so với mức 998 ca được ghi nhận 1 ngày trước đó và nâng tổng số ca tử vong lên 225.325 ca. Cũng trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận thêm 33.740 ca mới, nâng tổng số lên hơn 8 triệu ca. Trong khi đó, số bệnh nhân được xuất viện tăng thêm 23.426 người lên hơn 7 triệu người, chiếm 87,3% số ca mắc.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại