Cập nhật lúc

Video xe tăng, xe thiết giáp Nga rầm rập rời biên giới Ukraine về căn cứ trong đêm

Tình hình thế giới ngày 16/2 có nhiều diễn biến đáng chú ý.

Video xe tăng, xe thiết giáp Nga rầm rập rời biên giới Ukraine về căn cứ trong đêm
16
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Nhật Bản lần thứ hai xả dầu thô trong kho dự trữ

    Ngày 16/2, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản thông báo vào ngày 9/3 tới, nước này sẽ tổ chức bán đấu giá khoảng 1,64 triệu thùng dầu thô (tương đương 260 triệu lít dầu) từ kho dự trữ quốc gia. Đây là đợt "xả kho" thứ hai của Nhật Bản theo đề nghị phối hợp mà Mỹ đưa ra nhằm hạ nhiệt giá dầu trên thị trường.

    Theo thông báo, số dầu trên sẽ bao gồm 110 triệu lít dầu từ kho chứa ở thành phố Tomakomai, tại miền Bắc Nhật Bản và 150 triệu lít dầu từ kho chứa của nhà máy lọc dầu thuộc tập đoàn Eneos ở thị trấn Kiire, miền Nam Nhật Bản. Số dầu thô tại thị trấn Kiire thuộc sở hữu của nhà nước và được trữ trong các bồn chứa thuê của các công ty tư nhân.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TT Pháp và Chủ tịch Trung Quốc điện đàm

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào chiều ngày nay 16/2.

    Tổng thống Macron cho biết, phía Pháp luôn ủng hộ và sẽ tiếp tục ủng hộ hết mình cho Olympic Bắc Kinh 2022 và Paralympic Bắc Kinh 2022.

    Chủ tập Tập Cận Bình thì cho biết, kể từ khi Pháp nhậm chức chủ tịch luân phiên của EU trong năm nay, nước này đã làm được rất nhiều điều để tăng cường sự thống nhất của EU và củng cố quyền tự chủ chiến lược của châu Âu. 

    Đồng thời, ông Tập khẳng định, phía Trung Quốc sẵn sàng làm việc với phía Pháp để thúc đẩy tổ chức thành công cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc-EU, cùng tổ chức vòng đối thoại cấp cao mới về chiến lược, kinh tế, thương mại.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người Mexico tự khâu miệng để tới được biên giới Mỹ

    Hàng chục người di cư không có giấy tờ tùy thân ở biên giới phía nam Mexico đã tự khâu miệng để thuyết phục cơ quan nhập cư của nước này cho phép họ đi đến biên giới với Mỹ.

    Video xe tăng, xe thiết giáp Nga rầm rập rời biên giới Ukraine về căn cứ trong đêm - Ảnh 1.

    Những người di cư, chủ yếu là người Trung và Nam Mỹ, đã giúp nhau khâu miệng bằng kim và chỉ nhựa, để lại một khoảng trống nhỏ để uống chất lỏng và dùng cồn để lau máu trên vết khâu, theo Reuters.

    Irineo Mujica, một nhà hoạt động tại cuộc biểu tình cho biết: "Những người di cư khâu miệng như một dấu hiệu phản đối. Chúng tôi mong Cơ quan Di cư Quốc gia Mexico có thể thấy họ đang chảy máu, thấy rằng họ cũng là con người".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ Quốc phòng Nga công bố video xe bọc thép đi qua cầu Crimea

    Bộ Quốc phòng Nga đã công bố video cho thấy các thiết bị quân sự di chuyển qua cầu Kerch từ Crimea về đất liền Nga vào ban đêm.

    Bộ này cho biết, "các đơn vị của Quân khu phía Nam đã hoàn thành việc tham gia các bài tập chiến thuật tại các bãi tập của Bán đảo Crimea, đang hành quân đến các điểm triển khai thường trực (căn cứ) bằng đường sắt". 

    Nga rút quân về căn cứ

    "Các đơn vị sẽ chuyển thiết bị quân sự và quân nhân đến các điểm triển khai thường trực của các đơn vị quân đội. Khi đến điểm tập kết, các khí tài sẽ được bảo dưỡng và chuẩn bị cho giai đoạn huấn luyện chiến đấu tiếp theo", Bộ này cho biết. 

    Được biết, các phương tiện bọc thép được xếp lên các bệ đường sắt tại các ga xếp hàng ở Crimea. 

    Trước đó, giới chức phương Tây bày tỏ sự hoài nghi Nga về thông báo đã rút quân ở gần biên giới Ukraine. 

    Tổng thống Biden thì cho biết: "Bộ trưởng Quốc phòng Nga hôm nay thông báo một số đơn vị quân đội đang rời khỏi vị trí của họ gần Ukraine nhưng chúng tôi vẫn chưa xác minh điều đó".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Philippines sẽ đề cập tình hình Biển Đông và Myanmar tại Hội nghị ASEAN

    VOV dẫn thông báo cáo chí từ Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin sẽ có các phát biểu, trình bày quan điểm của Philippines về các vấn đề chính như Biển Đông, cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar và quá trình phục hồi kinh tế của khu vực sau đại dịch.

    Hiện Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin đã tới Campuchia để dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các hội nghị liên quan, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/2.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    NÓNG: Trực thăng Mỹ hạ cánh trong đêm, nghi sơ tán công dân bị thương ở Ukraine

    Trực thăng quân sự Mỹ được cho là đã hạ cánh trong đêm tại biên giới Ba Lan - Ukraine, sơ tán y tế một người Mỹ bị thương ở Ukraine, Vnexpress dẫn nguồn RT cho biết.

    Theo dữ liệu trên trang theo dõi hàng không dân sự FlightRadar24, trực thăng UH-60M Black Hawk của lục quân Mỹ mang số hiệu "EVAC01" rạng sáng nay đã cất cánh từ sân bay Mielec ở Ba Lan và đáp xuống cửa khẩu Korczowa-Krakovets ở biên giới với Ukraine.

    Trực thăng Mỹ nghi sơ tán công dân bị thương ở Ukraine

    Hình ảnh thu từ máy quay an ninh cho thấy nhiều hành khách từ một chiếc ôtô màu đen tại cửa khẩu lên chiếc trực thăng Black Hawk. Trực thăng này sau đó cất cánh bay về phía tây và đáp xuống bệnh viện ở Rzeszow-Jasionka.

    Theo RT, liên lạc vô tuyến của bộ phận kiểm soát không lưu cho thấy trực thăng Mỹ thực hiện nhiệm vụ sơ tán y tế nhưng phía Mỹ không công bố thông tin chi tiết nào.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ukraine ra tối hậu thư cho giới tài phiệt ồ ạt rời đất nước: Điều tồi tệ sẽ tới trong 24h!

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, các quan chức Ukraine bỏ trốn khỏi đất nước trong bối cảnh lo ngại Nga sẽ mở rộng lãnh thổ tới Ukraine sẽ có 24 giờ để quay trở về.

    NÓNG: Trực thăng Mỹ hạ cánh trong đêm, nghi sơ tán công dân bị thương ở Ukraine - Ảnh 1.

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

    Phát biểu trước cuộc họp báo sau cuộc gặp với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, ông Zelensky kêu gọi các nghị sĩ quay trở lại Ukraine.

    Tổng thống đã hướng trực tiếp thông điệp này tới 23 nhà lập pháp được tờ Ukrainskaya Pravda báo cáo rằng hiện đã rời khỏi Ukraine.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đập thủy điện làm rối nhịp thủy văn ở Mekong, 2022 nguy cơ tiếp tục khô hạn đe dọa sản lượng ĐBSCL

    Tới đây, Trung tâm nghiên cứu Stimson (Washington, Mỹ) tổ chức hội thảo "Mùa khô ở Mekong 2022 - Nước ở đâu" trong bối cảnh 2022 có thể trở thành năm thứ tư liên tiếp vùng hạ lưu sông Mekong bị khô hạn vì lượng mưa ít, báo Tuổi trẻ đưa tin.

    Năm 2021 là năm thứ 9 khô hạn ở mức lịch sử mà lưu vực Mekong từng ghi nhận. Điều này có thể làm cho mùa khô 2022 trở nên khô hạn hơn và đe dọa đến sản lượng nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

    Đập thủy điện gây rối nhịp thủy văn ở Mekong, ĐBSCL gặp nguy cơ: Trung Quốc giữ hơn 50% lượng nước - Ảnh 1.

    Các dải cát nổi lên giữa dòng Mekong năm 2019 ở gần tỉnh Nong Khai của Thái Lan đã trở thành biểu tượng cho cuộc tranh luận về vấn đề quản lý nước trong khu vực - Ảnh: Reuter

    Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm nghiên cứu Stimson - ông Brian Eyler - cho biết, dung tích của 5 hồ chứa lớn nhất trên dòng chính sông Mekong và 40 hồ chứa khác trong tuần từ 31/1 đến 6/2 cho thấy phần lớn lượng nước sông Mekong hiện do 5 đập chứa nước lớn nhất kiểm soát.

    Được biết, các đập tại Trung Quốc đang trữ 56% lượng nước, sau đó là Lào với 32,7% lượng nước.

    Trước đó, ngay cả vào năm khô nhất ở lưu vực hạ lưu Mekong - năm 2020 - các đập thủy điện lớn ở Trung Quốc cũng tích nước để phục vụ hoạt động bình thường bất chấp các yếu tố biến động thời tiết.

    Theo nhà khí tượng học Alan Basist, chủ tịch Công ty Eyes on Earth (Mỹ), một lượng lớn nước sông Mekong, có khi lên đến 50% hoặc hơn, bị giữ lại trong các con đập tại thượng nguồn trong mùa mưa.

    Điều này không gây quá nhiều hệ lụy trong 1 năm bình thường nhưng vào năm ít mưa, việc này khiến các nước ở hạ lưu gặp khó khăn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Putin: Nga không muốn chiến tranh!

    Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định nước này không muốn lao vào một cuộc chiến tranh, đồng thời hối thúc phương Tây ngồi vào bàn đàm phán tìm kiếm một thoả thuận an ninh ở châu Âu.

    Bộ Ngoại giao Nga: Phương Tây bị tiêu diệt mà không cần một phát đạn nào’ - Ảnh 1.

    Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Nga Putin tham gia họp báo sau cuộc hội đàm ở Moscow. Ảnh: Getty Images

    "Chúng tôi không muốn chiến tranh. Đó là lý do chúng tôi đề xuất đàm phán, với kết quả đạt được phải là một thoả thuận an ninh công bằng cho tất cả, bao gồm đất nước của chúng tôi", Tổng thống Putin ngày 15/2 nói trong cuộc họp báo sau hội đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ở Moscow, theo TASS.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Tập Cận Bình đặt ra "nhiệm vụ tối quan trọng" cho lãnh đạo Hong Kong

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố với các lãnh đạo Hong Kong rằng, mục tiêu tối quan trọng của họ là ổn định và kiểm soát tình trạng bùng dịch Covid-19 ở đặc khu hành chính này, truyền thông Hong Kong đưa tin trong bối cảnh số ca nhiễm mới gia tăng nhanh chóng ở Hong Kong. 

    Ông Tập Cận Bình đề ra nhiệm vụ tối quan trọng, chỉ đạo Phó Thủ tướng báo ngay cho Hong Kong - Ảnh 1.

    Người dân chờ tới lượt xét nghiệm Covid-19 ở Hong Kong. Ảnh: Reuters

    Ông Tập đã chỉ đạo Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính truyền đạt tới lãnh đạo Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga "sự quan ngại về tình hình dịch bệnh", cũng như sự quan tâm của ông đối với người dân địa phương, bài đăng trang nhất các báo Wen Wei Po và Ta Kung Pao cho hay.

    Chỉ đạo của ông Tập được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi bà Lâm thừa nhận phản ứng của giới lãnh đạo Hong Kong đối với dịch bệnh là chưa đủ, các bệnh viện và nhân viên y tế cũng không thể xử lý được tình hình. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia tung gói cứu trợ 100 triệu USD phục hồi kinh tế

    Mới đây, Chính phủ Campuchia đã quyết định đưa ra gói ngân sách 100 triệu USD nhằm hỗ trợ khôi phục nền kinh tế sau khi chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

    Gói cứu trợ đã được ông Aun Porn Moniroth, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính, đại diện cho Chính phủ Hoàng gia Campuchia công bố, VOV đưa tin. 

    Theo Phó Thủ tướng Campuchia Aun Porn Moniroth, đây là một phần trong các chiến lược và chương trình nhằm hỗ trợ khôi phục và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Campuchia dưới tác động của Covid-19 theo trạng thái bình thường mới 2021-2023 mà Chính phủ Hoàng gia Campuchia mới phê duyệt gần đây.

    Bộ Ngoại giao Nga: Phương Tây bị tiêu diệt mà không cần một phát đạn nào’ - Ảnh 1.

    Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia Aun Porn Moniroth. Ảnh: VOV


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Tập Cận Bình thúc đẩy tầm nhìn mới, "nuôi tham vọng khủng" cho Trung Quốc vào 2049

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy một tầm nhìn mới về chấn hưng nông thôn, xử lý hàng loạt các vấn đề lớn kéo dài của nước này như khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, an ninh lương thực, tình trạng đói nghèo...

    Chấn hưng nông thôn là một nhân tố quan trọng trong kế hoạch công tác 2020-2025 của chính phủ Trung Quốc. Mục tiêu tổng thể của chấn hưng nông thôn là biến Trung Quốc - vẫn là một đất nước chủ yếu nông nghiệp truyền thống, thành một "quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại" vào năm 2049.

    Hiện Trung Quốc đang ở bước ngoặt hướng tới mục tiêu 100 năm thứ 2; giới chức nước này đang nỗ lực đạt được mục tiêu trên bằng việc củng cố các thành quả của công cuộc xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, như đã được thể hiện trong các kế hoạch gần đây và các tuyên bố do chính quyền trung ương Trung Quốc đưa ra.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chinese support for Russia ‘alarming’ – US

    Moscow has previously said that it counts on Beijing in its impasse with the West

    Washington is becoming increasingly concerned by China’s moves to side with Moscow on security issues on the European continent, the Pentagon has warned amid weeks of standoff across the border between Russia and Ukraine.

    Speaking in a briefing on Monday, defense spokesman John Kirby set out his view on the increasingly close collaboration between Beijing and Moscow in the face of mounting Western pressure.

    "We certainly have been watching the – at least public – burgeoning relationship between Russia and China," he remarked, commenting on Russian President Vladimir Putin and his Chinese counterpart Xi Jinping’s declaration calling for a halt to NATO expansion earlier this month.

    "Their February 4 joint statement certainly provided further evidence that China has decided that they’re going to stand alongside Russia with respect to what’s going on in Europe," Kirby said. "We would say that their tacit support, if you will, for Russia is deeply alarming."

    According to Kirby, Beijing’s backing of Moscow on high-stakes issues is "even more destabilizing to the security situation in Europe."

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Mỹ “không tin” Nga rút quân khỏi biên giới Ukraine

    Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 15-2 cảnh báo một cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine vẫn có thể xảy ra và Mỹ chưa xác minh được tuyên bố rút quân khỏi biên giới Ukraine của Moscow.

    Truyền thông Đài Loan lý giải vì sao Việt Nam được chọn, có vị thế đáng gờm trong 2022 dù Covid-19 - Ảnh 1.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu hôm 15-2 tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters

    Phát biểu trên truyền hình quốc gia, ông Biden cho biết Mỹ ước tính khoảng 150.000 quân Nga đang bao vây Ukraine. Ông Biden cho hay dù các báo cáo cho rằng một số lực lượng đã rút lui nhưng điều này vẫn chưa được xác minh và một cuộc tấn công vẫn có khả năng xảy ra.

    Ông Biden cho hay: "Chúng tôi sẵn sàng đáp trả một cách dứt khoát đối với một cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine, vẫn còn rất nhiều khả năng. Đối với người dân Nga, các bạn không phải là kẻ thù của chúng tôi và tôi không tin rằng mọi người muốn có một cuộc chiến tranh hủy diệt đẫm máu nhắm vào Ukraine".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ Ngoại giao Nga: Phương Tây 'bị tiêu diệt mà không cần một phát đạn nào’

    Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng ngày 15/2 là "ngày tuyên truyền của phương Tây thất bại" và phương tây đã "bị tiêu diệt mà không cần một phát súng nào" - TTXVN dẫn nguồn RT đưa tin. 

    Đưa ra tuyên bố mạnh mẽ ngày 15/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh: "Ngày 15 tháng 2 năm 2022 sẽ đi vào lịch sử khi chiến tranh tuyên truyền của phương Tây thất bại". Bà Zakharova khẳng định phương Tây đã "bẽ mặt và bị tiêu diệt mà không cần tới một phát súng nào".

    Bộ Ngoại giao Nga: Phương Tây bị tiêu diệt mà không cần một phát đạn nào’ - Ảnh 1.

    Xe tăng Nga rút khỏi khu vực gần biên giới Ukraine sau khi kết thúc chương trình tập trận tại Belarus. Ảnh: DM

     Theo RT, thông báo rút quân sau khi hoàn thành các cuộc tập trận gần biên giới với Ukraine, Nga đã chứng minh được những dự đoán của phương Tây về khả năng Nga tiến hành xâm lược toàn diện là sai.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Truyền thông Đài Loan lý giải vì sao Việt Nam được "ưu tiên lựa chọn", có vị thế đáng gờm trong 2022

    Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, trang mạng digitimes.com.tw của Đài Loan (Trung Quốc) vừa đăng bài phân tích tình hình kinh tế Việt Nam, trong đó đánh giá dù phải trải qua năm 2021 đầy thách thức nhưng kinh tế Việt Nam đã không bị kìm hãm do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, mà vẫn tiếp tục duy trì triển vọng tích cực, giữ vững vị thế là trung tâm sản xuất toàn cầu trong năm 2022.

    Truyền thông Đài Loan lý giải vì sao Việt Nam được ưu tiên lựa chọn, có vị thế đáng gờm trong 2022 - Ảnh 1.

    Việt Nam nổi lên như một lựa chọn hiệu quả trong khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Reuters

    Theo bài viết, Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn do chi phí sản xuất thấp. Cùng với đó, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cũng đang thúc đẩy xu hướng này. 

    Trên thực tế, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và vị thế của đất nước trong thương mại toàn cầu, chuỗi cung ứng của Việt Nam đang liên tục phát triển và trở thành lựa chọn ưu tiên cho sản xuất trong khu vực.

    Nền kinh tế Việt Nam có quy mô đứng thứ 40 thế giới và thứ 4 trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

    Bài viết cho rằng ngày càng có nhiều công ty tìm cách đầu tư vào khu vực ASEAN hoặc các thị trường khác. Trong số các quốc gia có ưu thế cạnh tranh về đầu tư, Việt Nam nổi lên như một lựa chọn hiệu quả trong khu vực Đông Nam Á.

    Năm 2021, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt khoảng 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Tuy con số này thấp hơn so với mức hơn 38 tỷ USD năm 2019, nhưng đây vẫn có thể coi là kết quả khả quan trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại