Cập nhật lúc

Một tỉnh hủy gói thầu kit test hơn 43 tỷ với liên danh Việt Á. Bộ CA triệu tập ông Nguyễn Văn Định

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua 15.752 ca/ngày.

Một tỉnh hủy gói thầu kit test hơn 43 tỷ với liên danh Việt Á. Bộ CA triệu tập ông Nguyễn Văn Định
26
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Hải Phòng vượt 5000 ca nhiễm

    Tính đến 18h hôm nay, TP Hải Phòng ghi nhận thêm 292 ca dương tính SARS-CoV-2. Tổng số ca mắc trên địa bàn hiện là 5.044 ca. Trong ngày thêm 2 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 lên 9 trường hợp. Số ca đang điều trị hiện nay là 3.455 ca, có 1.580 trường hợp hồi phục xuất viện.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    20 địa phương có ca mắc trong nước cao nhất hôm nay

    Một tỉnh hủy gói thầu kit test hơn 43 tỷ với liên danh Việt Á. Bộ CA triệu tập ông Nguyễn Văn Định - Ảnh 1.

    (nguồn đồ họa: TTXVN/Vietnam+)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nam hủy gói thầu hơn 43 tỷ với liên danh Thái Sơn - Việt Á - Đức Minh

    Ông Trương Mạnh Sức (Giám đốc CDC Hà Nam) hôm nay thông tin trên Dân trí, CDC Hà Nam đã hủy gói thầu "Mua hóa chất, sinh phẩm, trang thiết bị y tế phục vụ hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid-19" hơn 43 tỷ đồng với liên danh Thái Sơn - Việt Á - Đức Minh cách đây vài ngày. Lý do là bên đối tác không đáp ứng được điều kiện. 

    Ông nói, CDC Hà Nam không sử dụng kit test của Công ty Việt Á, mà chỉ đứng trung gian trả tiền mua kit test này cho các đơn vị về hỗ trợ Hà Nam dùng; đồng thời khẳng định, không có chuyện CDC Hà Nam nhận tiền bồi dưỡng hoặc hoa hồng từ Việt Á.

    "Khi Hà Nam bùng phát dịch, tỉnh Hà Nam được một số tỉnh thành, đơn vị về hỗ trợ chống dịch, có một số đơn vị yêu cầu sử dụng kit test từ Công ty Việt Á do đang dùng quen nên CDC Hà Nam chỉ là trung gian, chứ CDC Hà Nam không hề dùng kit test từ Công ty Việt Á, tiền chi trả là từ nguồn xã hội hóa và ngân sách của tỉnh Hà Nam. 

    Giá thời điểm đó khoảng hơn 300 nghìn đồng/bộ và tổng chi phí chi trả khoảng 5-6 tỷ đồng", nguồn trên dẫn lời ông Sức.

    Trước đó, theo báo Dân Việt, quyết định phê duyệt trúng thầu cho liên danh Thái Sơn - Việt Á - Đức Minh được CDC Hà Nam ký chỉ hơn một tuần trước khi Giám đốc Công ty Việt Á bị bắt.

    Giám đốc CDC Hà Nam nói với nguồn trên: "Trong quyết định trên không phải chỉ có Công ty Việt Á mà thêm một số công ty khác nữa. Tuy nhiên việc này chúng tôi đã hủy, không làm được. Hủy được mấy hôm rồi. Lý do hủy là do bên đối tác không đáp ứng được điều kiện. Kit test trong quyết định này khoảng 300.000 đồng/kit, kinh phí từ nguồn ngân sách của tỉnh".

    Một tỉnh hủy gói thầu kit test hơn 43 tỷ với liên danh Việt Á. Bộ CA triệu tập ông Nguyễn Văn Định - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: TTXVN

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giám đốc CDC Nghệ An, kế toán, thủ quỹ được C03 - Bộ Công an mời lên làm việc

    Tờ Người lao động vừa cho biết, Tiến sĩ Nguyễn Văn Định, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An, đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) yêu cầu ra Hà Nội làm việc để làm rõ những thông tin liên quan đến sai phạm của Công ty CP Công nghệ Việt Á.

    Lãnh đạo Sở Y tế Nghệ An xác nhận với Vietnamnet, C03 Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Nghệ An đã mời ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc CDC Nghệ An và một số người khác lên làm việc.

    Theo vị này, ngoài Giám đốc CDC, kế toán, thủ quỹ CDC cũng được mời làm việc.

    Trong thời gian ông Nguyễn Văn Định vắng mặt, Sở đã chỉ đạo ông Chu Trọng Trang, Phó giám CDC Nghệ An phụ trách công việc.

    Một tỉnh mới hủy gói thầu kit test hơn 43 tỷ của liên danh Việt Á. Giám đốc và kế toán CDC Nghệ An  - Ảnh 1.

    Trụ sở CDC Nghệ An. Ảnh: Người lao động

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra, mở rộng vụ án kit test Việt Á

    Theo Vietnamnet, Văn phòng Chính phủ hôm nay có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh kit xét nghiệm Covid-19 xảy ra tại Công ty CP Công nghệ Việt Á.

    Văn bản gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan, các địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ điều tra, xác minh, mở rộng vụ án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt và thất thoát, sớm đưa các đối tượng ra xét xử nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật.

    Thủ tướng giao Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan khẩn trương, chủ động rà soát, kịp thời có biện pháp chấn chỉnh công tác đấu thầu, mua sắm và sử dụng thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng quy định pháp luật và tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát, tham nhũng tiêu cực và "lợi ích nhóm".


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội phát hiện thêm 1.646 ca nhiễm

    Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, TP phát hiện thêm 1.646 ca mắc Covid-19. Trong đó, 483 ca tại cộng đồng, 1074 ca tại khu cách ly và 89 ca tại khu phong tỏa.

    Đây là lần thứ 2 trong 3 ngày qua, Hà Nội ghi nhận hơn 1.600 ca mắc.

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 32.044 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 11.639 ca, số mắc là người đã được cách ly 20.405 ca.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ghi nhận 210 ca tử vong

    Từ 17h30 ngày 21/12 đến 17h30 ngày 22/12 ghi nhận 210 ca tử vong.

    Tại TP.HCM (46) trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: An Giang (1), Tiền Giang (1), Trà Vinh (1), Bình Dương (1), Bình Phước (1), Bình Định (1), Trà Vinh (1).

    Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (27), Bình Dương (17), Tiền Giang (15), Tây Ninh (13), Đồng Tháp (12), Sóc Trăng (11), Cần Thơ (11), Kiên Giang (10), Vĩnh Long (8 ), Bình Thuận (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (6), Hà Nội (5), Bạc Liêu (5), Cà Mau (5), Long An (4), Trà Vinh (3), Bình Định (2), Bến Tre (2), Đắk Lắk (1), Hậu Giang (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 234 ca.

    Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 30.251 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 22/12: Việt Nam thêm 16.555 ca Covid-19

    Tính từ 16h ngày 21/12 đến 16h ngày 22/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 16.555 ca nhiễm mới. Trong đó 33 ca nhập cảnh và 16.522 ca ghi nhận trong nước (tăng 206 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 10.938 ca trong cộng đồng).

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.646), Cà Mau (1.193), TP.HCM (979), Tây Ninh (923), Vĩnh Long (846), Khánh Hòa (798), Đồng Tháp (784), Cần Thơ (757), Bạc Liêu (678), Trà Vinh (515), Bến Tre (466), Hải Phòng (449), Sóc Trăng (383), Bình Định (359), Thừa Thiên Huế (351), Hậu Giang (343), Bà Rịa - Vũng Tàu (297), Đắk Lắk (297), Lâm Đồng (295), An Giang (291), Kiên Giang (275), Đồng Nai (265), Hưng Yên (261), Bình Thuận (259), Bắc Ninh (246), Tiền Giang (199), Thanh Hóa (196), Quảng Ngãi (194), Gia Lai (180), Đà Nẵng (171), Bình Dương (149), Quảng Ninh (134), Phú Yên (129), Nghệ An (121), Hà Giang (100), Lạng Sơn (90), Quảng Nam (85), Thái Bình (72), Long An (71), Đắk Nông (71), Hải Dương (67), Vĩnh Phúc (62), Bình Phước (61), Ninh Thuận (55), Nam Định (54), Quảng Trị (53), Phú Thọ (39), Quảng Bình (34), Hòa Bình (32), Bắc Giang (30), Thái Nguyên (28), Hà Nam (24), Tuyên Quang (21), Lào Cai (10), Kon Tum (10), Cao Bằng (8 ), Yên Bái (7), Sơn La (5), Bắc Kạn (3), Lai Châu (1).

    Thêm 16.555 ca. Nếu các ông ở Việt Á khai dù chỉ mua 1 ly cà phê cho tôi, tôi đi tù cũng xứng đáng - Ảnh 1.

    Ảnh: VOV

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua 15.752 ca/ngày.

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.588.335 ca. 

    Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.582.783 ca, trong đó có 1.170.667 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. 

    Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

    Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (497.162), Bình Dương (289.613), Đồng Nai (95.761), Tây Ninh (66.823), Long An (39.831).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người đã nhiễm biến chủng Delta vẫn có nguy cơ cao nhiễm Omicron

    Kết luận hội nghị trực tuyến phòng, chống dịch sáng nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu, đại dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục có diễn biến rất khó lường trước biến chủng Omicron. Hiện đã có cơ sở khá rõ để đánh giá biến chủng Omicron lây lan nhanh hơn (theo một số nghiên cứu gấp từ 3 đến 7 lần so với chủng Delta).

    Các nghiên cứu chỉ ra rằng, với biến chủng Delta khi người mắc đã tiêm vắc xin đủ 2 mũi thì nguy cơ tử vong giảm khoảng 12 lần, trong khi chưa có dấu hiệu rõ ràng để xác định biến chủng Omicron có độc lực thấp hơn so với biến chủng Delta. 

    Nguy cơ bị nhiễm bệnh do biến chủng Omicron đối với người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn cao hơn 3 lần so với biến chủng Delta, thậm chí những người đã nhiễm biến chủng Delta vẫn có nguy cơ nhiễm lại biến chủng Omicron cao hơn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao tỉ lệ tiêm vắc xin đã khá cao, sao số mắc vẫn không giảm, số tử vong cũng vậy?

    Tại cuộc giao lưu trực tuyến do báo Tuổi Trẻ và Bộ Y tế tổ chức, độc giả Tuấn Anh đặt câu hỏi: "Vì sao đợt dịch 4 kéo dài cho tới nay? Tỉ lệ tiêm vắc xin đã khá cao, sao số mắc vẫn không giảm, số tử vong cũng vậy? Liệu có phải điều chỉnh chiến lược chống dịch?"

    PGS.TS Trần Đắc Phu trả lời:

    Chủng mới Delta lây lan rất nhanh nên chúng ta chấp nhận có ca nhiễm trong cộng đồng. Đồng thời chúng ta nới lỏng để làm ăn kinh tế nên không thể thực hiện Zero Covid, vì vậy đợt dịch thứ 4 không thể chấm dứt như 3 đợt trước được.

    Vắc xin phòng Covid-19 hiệu quả bảo vệ phòng lây nhiễm đạt kết quả không thật như mong muốn. Một số người tiêm rồi vẫn có thể nhiễm SARS-CoV-2 và vẫn có thể lây lan cho người khác. Tuy vậy, người đã tiêm thường có triệu chứng nhẹ, không nặng, không tử vong.

    Hiện nay một số nơi vẫn còn có ca tử vong là do bệnh nhân mắc bệnh nền, chưa tiêm vắc xin hoặc có địa phương không khống chế được dịch để số mắc quá cao.

    Chúng ta đã chuyển sang "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả" vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Thông điệp chống dịch là 5K và vắc xin.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    10 thai phụ, sản phụ F0 đang thở máy, chạy ECMO

    BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin, cơ sở 2 của viện có 460 F0 đang điều trị thì 50 ca thở máy, 5 bệnh nhân chạy ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể). Thông tin được đưa trên Sức khỏe&Đời sống.

    Còn BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực cho biết: "Khoa đang có 30 bệnh nhân thở máy và 5 ca thở máy, đặt ECMO; trong đó có 10 bệnh nhân là thai phụ/phụ nữ sau sinh. Tất cả thai phụ, sản phụ này đều chưa tiêm vắc xin Covid-19. Các bệnh nhân này chỉ 1-2 ngày đã diễn biến nặng, tiên lượng tử vong nếu không kịp thời điều trị tích cực".

    Nếu các ông ở Việt Á khai dù chỉ mua 1 ly cà phê cho tôi, tôi đi tù cũng xứng đáng - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: báo Chính phủ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    ''Nếu các ông ở Việt Á khai dù chỉ mua 1 ly cà phê cho tôi, tôi đi tù cũng xứng đáng''

    Ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thừa Thiên – Huế đã quả quyết như vậy, khi trả lời tờ Người lao động, liên quan đến việc mua bán kit test Covid-19 với Công ty Việt Á.

    "Riêng tôi thì còn phải tốn tiền hơn nữa ấy vì nhiều khi nhân viên họ hay xin thuốc tôi hút (cười). Đời tôi biết những thứ đó nhạy cảm, xác định ngay từ khi dịch bệnh xảy ra rồi nên mình chẳng bao giờ nghĩ đến "hoa hồng". 

    Cơ quan công an làm việc mà các ông ở Việt Á khai dù chỉ mua một ly cà phê cho tôi thì tôi đi tù cũng xứng đáng. Đối với tôi cứ theo quy trình thủ tục, nếu đúng quy định thì làm không thôi. Tôi cũng nói nhân viên của mình không được quan tâm những thứ đó, đặc biệt nghiêm cấm, nếu phát hiện ra tôi sẽ xử lý nghiêm", Giám đốc CDC Thừa Thiên - Huế quả quyết.

    Thêm 16.555 ca. Nếu các ông ở Việt Á khai dù chỉ mua 1 ly cà phê cho tôi, tôi đi tù cũng xứng đáng - Ảnh 1.

    Dòng người xếp hàng dài chờ đợi hàng tiếng để được xét nghiệm Covid-19 vào tháng 7/2021 ở Hà Nội. Ảnh: Người lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vợ cấm tiêm vắc xin, người chồng lén đi tiêm và "thoát nạn"

    Anh T.V.N. (ngụ tại  Đồng Nai) chia sẻ trên Dân trí, mẹ anh là bà N.T.A.T. (58 tuổi) đang mắc Covid-19 và rất nặng, nằm ở khu vực hồi sức tại một bệnh viện ở TP.HCM.

    Người phụ nữ này có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và chưa tiêm mũi vắc xin Covid-19 nào. 

    Khi hay tin mẹ là F0, anh N. mới được cha kể việc mẹ kiên quyết không tiêm chủng dù được phường nhiều lần kêu gọi. 

    "Mẹ không tiêm và cấm luôn cha tôi tiêm nên ông ấy phải lén đi. Sau đó, cả nhà chỉ có một mình mẹ mắc bệnh (...) Nếu tôi ở gần nhà và biết bà không chịu tiêm thì sẽ thuyết phục, thậm chí ép phải tiêm vì mẹ có bệnh nền. Bây giờ thì bà đã mắc bệnh nặng rồi…", nguồn trên dẫn lời anh N.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bắc Giang không mua kit test của Việt Á

    Ông Từ Quốc Hiệu, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cho biết, qua rà soát 2 năm qua thì tỉnh không mua kit xét nghiệm của Công ty Việt Á. Thời điểm tháng 5 và tháng 6/2021, khi tỉnh là tâm dịch, đã được cả nước hỗ trợ trang thiết bị chống dịch.

     

    Mời xem chi tiết tại đây https://soha.vn/mot-dia-phuong...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nếu mua được bộ xét nghiệm giá rẻ, nhiều công nhân được kiểm tra

    Ông Võ Văn Phục (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam, Sóc Trăng) chia sẻ trên Tuổi trẻ, công ty ông có mua của Công ty Việt Á 5.280 bộ xét nghiệm với số tiền gần 2,2 tỉ đồng. Trong đó, đã tặng CDC tỉnh Sóc Trăng 2.112 bộ. Khi mua, ông có đề nghị giảm giá nhưng phía Việt Á nói 470.000 đồng là giá do Bộ Y tế quy định.

    "Sau khi biết Việt Á "thổi giá" cao hơn giá thị trường, tôi đã làm đơn đề nghị Bộ Công an yêu cầu Việt Á phải trả lại phần chênh lệch cho công ty. Tôi vẫn biết việc đòi lại được số tiền này sẽ gian nan, nhưng không bỏ cuộc. Tôi muốn đánh động đến trách nhiệm của Bộ Y tế trong vụ việc này.

    Thay vì bán đúng giá, lời vừa phải, họ đã "thổi giá" trên trời. Chính việc "thổi giá" này không chỉ bóp chết doanh nghiệp mà còn cản trở, ảnh hưởng đến thành quả phòng chống dịch. Nếu mua được bộ xét nghiệm giá rẻ, tần suất tầm soát sẽ dày hơn, nhiều công nhân được kiểm tra, sớm phát hiện và ngăn chặn dịch bệnh tốt hơn", Tuổi trẻ dẫn lời ông Phục.

    Tổng Giám đốc làm đơn đề nghị Bộ Công an yêu cầu Việt Á trả lại tiền chênh lệch cho công ty - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Sài Gòn giải phóng

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một công ty chào thầu kit test của Việt Á ở Lạng Sơn

    Theo Tiền phong, báo cáo của Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn cho biết, tỉnh này đã quyết định dừng gói thầu mua hoá chất và vật tư trị giá gần 2 tỷ đồng để phục vụ công tác phòng, chống dịch sau khi Phan Quốc Việt - Tổng Giám đốc Công ty Việt Á bị bắt vì nâng khống giá bộ xét nghiệm.

    Trước đó, Sở Y tế đứng ra tổ chức đấu thầu gói mua sắm hóa chất, vật tư phục vụ cho xét nghiệm. Có một công ty đến chào gói thầu hóa chất LightPower iVASARS-CoV-2 1stRT-rPCR Kit hoặc tương đương, có thông số kỹ thuật phát hiện SARS-CoV-2 bằng phương pháp Taqman Real-time OneStep RT-PCR với số lượng 5.390 test. Tổng giá trị gói thầu này là 1,98 tỷ đồng với giá bán lẻ là 367.500 đồng/bộ kit test Covid-19

    Đáng nói, đây không phải là Công ty Việt Á trực tiếp chào thầu mà một công ty đã chào bán hàng hóa của Công ty Việt Á.

    Sở Y tế Lạng Sơn đang chuẩn bị phê duyệt gói thầu này và thực hiện các bước tiếp theo thì xảy ra vụ việc lãnh đạo Công ty Việt Á bị khởi tố nên hợp đồng chưa được ký kết.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Bối cảnh dịch bệnh, cán bộ các CDC nhận lót tay hàng chục tỉ để thổi giá là không thể chấp nhận"

    Liên quan vụ Công ty Việt Á thổi giá kit xét ngiệm, TS Trần Việt Hùng - nguyên vụ trưởng Vụ Quản lý đấu thầu (nay là Cục Quản lý đấu thầu) nhìn nhận trên Tuổi trẻ, tình huống dịch bệnh cấp bách, nguy hiểm nếu không cho chỉ định thầu rút gọn để mua bộ xét nghiệm phục vụ chống dịch thì ảnh hưởng tới tính mạng người dân. 

    Cấp bách từng ngày, từng giờ nên phải cho địa phương chỉ định thầu rút gọn, mua sắm vật tư, chống dịch chậm một ngày có thể chết nhiều người.

    CDC địa phương đã áp dụng bối cảnh cấp bách dịch bệnh để mua bộ xét nghiệm Covid-19 nhưng không có nghĩa họ được mua sắm tùy tiện.

     

    "Bối cảnh dịch bệnh, cán bộ các CDC nhận tiền lót tay hàng chục tỉ đồng để thông thầu, "thổi giá" là không thể chấp nhận vì đến khi hậu kiểm thì sự việc đã diễn ra rồi"

    TS Trần Việt Hùng

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kit test của Việt Á được cấp phép ra sao?

    Ngày 23/1/2020, nước ta xác định có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên. Ngay chiều mùng 6 Tết (30/1), Bộ KH-CN đã tổ chức buổi họp khẩn. Các chuyên gia, các nhà khoa học đã thống nhất kiến nghị Bộ KH&CN tập trung vào các hướng nghiên cứu về dịch tễ học, virus học, phác đồ điều trị, đặc biệt là chế tạo bộ sinh phẩm (bộ kít) phát hiện virus corona.

    Đầu tháng 2/2020 Bộ trưởng KH-CN khi đó đã ký Quyết định phê duyệt đặt 4 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đột xuất góp phần phòng chống dịch bệnh.

    Trong đó có đề tài "Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và realtime RT-PCR phát hiện virus corona chủng mới (nCoV)" do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty CP Công nghệ Việt Á thực hiện.

    Ngày 2/3/2020, Bộ trưởng Bộ KH-CN khi đó ban hành Quyết định số 489/QĐ-BKHCN thông qua kết quả đề tài này.

    Ngày 3/3/2020, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả giai đoạn 1 đề tài này đã họp và đề nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho 2 bộ sinh phẩm realtime PCR chẩn đoán SARS-CoV-2 (LightPoweriVA SARS-CoV-2 1st RT-PCR kit, LightPoweriVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR kit).

    Ngày 4/3/2020, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng tạm thời cho 2 bộ sinh phẩm nói trên trong thời hạn 6 tháng để sử dụng trong xét nghiệm sàng lọc.

    Giai đoạn dịch bùng phát, không mua kit test Covid-19 của Việt Á mới là chuyện lạ - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: VOV

    Mời xem thêm chi tiết tại đây https://soha.vn/kit-test-covid...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    'Mua kit test của Việt Á là đương nhiên, đúng quy trình đấu thầu'

    Ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế Bình Định chia sẻ với Dân trí, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định có mua kit test của Việt Á. Tất cả các thủ tục đều đúng quy trình đấu thầu, được UBND tỉnh phê duyệt chọn lựa nhà thầu.

     

    "Bất cứ một thông báo nào của Bộ Y tế về giá cả, Sở Y tế Bình Định đều đưa lên trang tin điện tử của Sở. Sau khi Bộ Y tế công bố các hãng khác và hóa chất khác, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định đã trình mua loại rẻ hơn rất nhiều so với các kit test của Công ty Việt Á"

    Giám đốc Sở Y tế Bình Định

     Cũng theo ông Hùng, giai đoạn đó dịch bùng phát thì việc mua kit test của Việt Á là chuyện đương nhiên, còn không mua mới là chuyện lạ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    7.740 F0 nặng

    Hiện số F0 nặng đang điều trị là 7.740 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.460 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.250 ca; Thở máy không xâm lấn: 137 ca; Thở máy xâm lấn: 874 ca; ECMO: 19 ca.

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.571.780 ca nhiễm. 

    Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.566.261 ca, trong đó có 1.157.273 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (496.183), Bình Dương (289.464), Đồng Nai (95.496), Tây Ninh (65.900), Long An (39.760).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Công an vào cuộc liên quan thông tin 'CDC Nghệ An nhận tiền của Việt Á'

    Theo VTV, Phan Tôn Noel Thảo (trợ lý tài chính Công ty Việt Á) khai có tham gia cùng công ty chi tiền cho các đơn vị, trong đó có CDC Hải Dương, CDC Nghệ An và các bệnh viện.

    Ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc CDC Nghệ An trả lời trên Pháp luật TP.HCM: "Giám đốc CDC khẳng định chưa bao giờ nhận khoản hỗ trợ nào từ Công ty Việt Á cả. 

    Liên quan đến thông tin như thế hiện Công an tỉnh Nghệ An đang vào cuộc để nắm tình hình. Bản thân CDC Nghệ An cũng đang rà soát, khi có thông tin sẽ trao đổi sau".

    Bối cảnh dịch bệnh, cán bộ các CDC nhận lót tay hàng chục tỉ để thổi giá là không thể chấp nhận - Ảnh 1.

    Trụ sở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An. Ảnh: Đức Ngọc/Người lao động

    Tối qua, Giám đốc CDC Nghệ An thông tin trên Người lao động, Công an tỉnh Nghệ An đã tới đơn vị thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến 4 gói thầu giữa CDC Nghệ An và Công ty Việt Á.

    Theo CDC Nghệ An, địa phương trước đó có mua vật tư, sinh phẩm của Công ty Việt Á qua 4 gói thầu. Trong đó, ngoài 2 gói được đấu thầu rộng rãi, có 2 gói chỉ định thầu trị giá hơn 18,5 tỉ đồng. Tổng số tiền mua các vật tư, sinh phẩm của Công ty CP Công nghệ Việt Á khoảng 28 tỉ đồng. Thời điểm đầu vào ngày 15/7, CDC Nghệ An mua của công ty này với giá 470.000 đồng/bộ test PCR, thời điểm sau vào 31/10 mua với giá chỉ 367.000 đồng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    “Việt Á trúng thầu. Chúng tôi đang làm hợp đồng để chờ họ ký kết thì xảy ra sự việc này"

    Ông Lê Ngọc Thanh - Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh xác nhận, đơn vị vừa qua đã tổ chức đấu thầu rộng rãi qua mạng để mua 10.000 bộ test Covid-19 và hóa chất sinh phẩm kèm theo. Đơn vị trúng thầu là Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (gọi tắt là Công ty Việt Á).

    Gói thầu trị giá gần 5 tỷ đồng có 8 danh mục, trong đó riêng kit xét nghiệm SAR-CoV-2 PCR 10.000 test với giá 3 tỷ 675 triệu đồng, tương ứng 367.500 đồng mỗi test.

    Tuy nhiên, khi 2 bên chưa ký kết hợp đồng mua bán thì lãnh đạo Công ty Việt Á bị bắt.

    “Việt Á trúng thầu. Chúng tôi đang làm hợp đồng để chờ họ ký kết thì xảy ra sự việc này - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Người lao động

    "Việt Á trúng thầu. Chúng tôi đang làm hợp đồng để chờ họ ký kết thì xảy ra sự việc này. Chúng tôi khẳng định chưa ký hợp đồng với công ty Việt Á. 

    Trước đây bệnh viện chủ yếu sử dụng nguồn viện trợ, từ bộ kit test nhanh đến test PCR. Chỉ có đợt này, bệnh viện mua bằng hình thức đấu thầu qua mạng. Việc đấu thầu được thực hiện công khai rộng rãi trên mạng", lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh khẳng định trên tờ Nông nghiệp Việt Nam.

    > Mời xem thêm tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phú Yên mua kit test của Việt Á với 2 loại giá khác nhau

    Lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên thông tin trên Tuổi trẻ, Công an tỉnh đang thu thập tài liệu xem việc mua bộ xét nghiệm SARS-CoV-2 của các đơn vị trong tỉnh có gì bất thường hay không.

    Còn BS Huỳnh Lê Xuân Bích, Phó giám đốc Sở Y tế Phú Yên, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Phú Yên cho hay, đơn vị này có mua 25.200 bộ xét nghiệm của Công ty Việt Á, trong đó có 200 bộ giá 470.000 đồng/bộ, và số còn lại có giá 367.500 đồng/bộ .

    Sở dĩ có 2 mức giá khác nhau, là do khi mới bùng phát dịch, vào đầu tháng 7/2021, CDC Phú Yên mua 200 bộ xét nghiệm trên với giá 470.000 đồng, "là mức thấp trong dải mức giá bộ xét nghiệm mà Bộ Y tế đưa ra lúc đó, còn cao là trên 500.000 đồng/bộ".

    Về sau, CDC Phú Yên tiếp tục đàm phán và mua 25.000 bộ xét nghiệm với giá 367.500 đồng/bộ, cũng là mức thấp trong dải mức giá mà Bộ Y tế đưa ra giai đoạn đó.

    Trưởng đại diện WHO ở VN nói về kit Việt Á. CDC Tiền Giang: Chúng tôi không nhận đồng lại quả nào - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Lao động

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giám đốc CDC Tiền Giang: Chúng tôi hoàn toàn không nhận đồng "lại quả" nào từ Công ty Việt Á

    Bác sĩ Nguyễn Ngọc Chơn, Giám đốc Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tiền Giang (CDC Tiền Giang) thông tin trên Thanh niên, đơn vị có mua sinh phẩm làm xét nghiệm PCR của Công ty Việt Á với giá 365.500 đồng/1 bộ kit.

    Ông cho hay, máy RT-PCT của CDC Tiền Giang sử dụng do một doanh nghiệp tặng và Công ty Việt Á trực tiếp bàn giao, tặng kèm với sinh phẩm của Việt Á. Sau khi CDC Tiền Giang dùng hết sinh phẩm được Việt Á tặng, sử dụng sinh phẩm của nguồn khác thì máy RT-PCR vận hành bị lỗi liên tục. Đây cũng là lý do quan trọng để CDC Tiền Giang mua sinh phẩm của Công ty Việt Á.

    CDC Tiền Giang cũng cho biết, chọn mua sinh phẩm của Việt Á vì tính cấp bách trong phòng chống dịch. 

     

    “Chúng tôi hoàn toàn không nhận đồng "lại quả" nào từ Công ty Việt Á”

    BS Nguyễn Ngọc Chơn, Giám đốc CDC Tiền Giang

     

    Trưởng đại diện WHO ở VN nói về kit Việt Á. CDC Tiền Giang: Chúng tôi không nhận đồng lại quả nào - Ảnh 3.

    Ảnh minh họa: CDC Đồng Nai

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nói gì về kit test của Việt Á?

    Liên quan về kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty CP Công nghệ Việt Á, trả lời trên Người lao động, Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam nói: "Một sản phẩm kit xét nghiệm PCR do công ty Việt Á sản xuất đã được đăng ký đánh giá theo Quy trình Danh sách Sử dụng khẩn cấp (EUL) của WHO đối với quy trình chẩn đoán Covid-19 trong ống nghiệm (IVD - gọi tắt là kit xét nghiệm Covid-19 - PV).

    Đó là sản phẩm LightPower iVASARS-CoV-2 1stRT-rPCR Kit. Số đơn đăng ký EUL của sản phẩm này là "EUL 0524-210-00".

    Theo kết luận, bộ kit này đã được đánh giá và không cung cấp được bằng chứng bằng văn bản về an toàn, hiệu suất và/hoặc QMS (Hệ thống quản lý chất lượng thiết bị y tế) như yêu cầu

    Tôi cũng xin lưu ý rằng, Danh sách EUL của WHO không phải là danh sách đầy đủ các sản phẩm kit xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán Covid-19".

    Trưởng đại diện WHO ở VN nói về kit Việt Á. CDC Tiền Giang: Chúng tôi không nhận đồng lại quả nào - Ảnh 1.

    Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam Ảnh: TTXVN

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dịch ở Hải Phòng đang bùng phát, lan rộng

    Hải Phòng hôm qua ghi nhận thêm 295 ca dương tính SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc lên 4.752 ca. 3.241 F0 đang được điều trị, có 7 ca tử vong.

    Theo tờ Sức khỏe&Đời sống, lãnh đạo thành phố Hải Phòng nhận định, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn hiện có diễn biến rất phức tạp và đang bùng phát lan rộng. Trung bình mỗi ngày có trên 200 người nhiễm mới, đặc biệt tỷ lệ điều trị ở các tầng đang có sự thay đổi, trong đó tầng 2, tầng 3 tăng, tầng 1 giảm.

    Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố chỉ đạo chính quyền các quận, huyện, tăng cường điều trị F0 tại nhà theo quy định, tuyệt đối không chuyển tầng điều trị khi không có chỉ định.

    Người dân tuyệt đối không chủ quan trong thời điểm này, nên chủ động trang bị test nhanh, máy đo nồng độ oxy SP02 (độ bão hòa oxy trong máu) để xét nghiệm và chủ động tự theo dõi sức khỏe tại nhà, thông báo cho Trạm Y tế lưu động khi cần thiết.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại