*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Số lượng tổ hợp Pantsir-S bị máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ phá hủy đã giảm từ 25 xuống... 9 tổ hợp.
Một đoàn xe quân sự cực lớn của Quân đội Syria (SAA) và Quân đội Nga đã tiến vào thị trấn Ain Issa ở phía Bắc tỉnh Al-Raqqa nhằm tăng cường lực lượng dọc theo chiến tuyến tại tỉnh này.
Thị trấn Ain Issa được đánh giá là một khu vực đặc biệt quan trọng nằm ở phía Bắc thủ phủ của tỉnh và nó đóng vai trờ là điểm điều phối hậu cần giữa thành phố Raqqa và khu vực biên giới Tal Abyad.
Thêm nữa, sự hiện diện của lực lượng phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ tại Bắc Ain Issa khiến thị trấn này trở thành một chiến tuyến quan trọng đối với SAA và Lực lượng dân chủ Syria (SDF) tại tỉnh Al-Raqqa.
Hôm nay, phóng viên chiến trường của kênh RT (Nga) đã ghi lại được hình ảnh của những vũ khí trang bị mới được Quân đội Syria triển khai tới đây, trong đó có nhiều xe tăng chiến đấu chủ lực.
Quân đội Nga và Syria rầm rập kéo về Bắc Raqqa
Một đoàn xe quân sự cực lớn của Quân đội Syria (SAA) và Quân đội Nga đã tiến vào thị trấn Ain Issa ở phía Bắc tỉnh Al-Raqqa nhằm tăng cường lực lượng dọc theo chiến tuyến tại tỉnh này.
Thị trấn Ain Issa được đánh giá là một khu vực đặc biệt quan trọng nằm ở phía Bắc thủ phủ của tỉnh và nó đóng vai trờ là điểm điều phối hậu cần giữa thành phố Raqqa và khu vực biên giới Tal Abyad.
Thêm nữa, sự hiện diện của lực lượng phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ tại Bắc Ain Issa khiến thị trấn này trở thành một chiến tuyến quan trọng đối với SAA và Lực lượng dân chủ Syria (SDF) tại tỉnh Al-Raqqa.
Hôm nay, phóng viên chiến trường của kênh RT (Nga) đã ghi lại được hình ảnh của những vũ khí trang bị mới được Quân đội Syria triển khai tới đây, trong đó có nhiều xe tăng chiến đấu chủ lực.
Quân đội Nga và Syria rầm rập kéo về Bắc Raqqa
Hôm nay, 02/07/2020, được Không quân Nga hỗ trợ, Quân đội Syria vừa đẩy lùi đợt tấn công lớn của IS nhằm vào các vị trí của họ trên vùng nông thôn phía Đông tỉnh Homs.
Theo SOHR, các tay súng khủng bố đã đọ súng với Quân đội Syria trong vài giờ. Các chiến đấu cơ Không quân Nga (VKS) đã yểm trợ hỏa lực gần, hỗ trợ cho SAA phản công, bẻ gãy đợt tấn công của IS.
Máy bay cường kích Su-25 của Không quân Nga tham chiến ở Syria.
Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR), Nga đã triển khai các trạm radar tại một sân bay cũ của liên quân do Mỹ dẫn đầu ở Đông Bắc Syria trên khu vực Đông Bắc Aleppo.
Theo tổ chức này, một đoàn quân xa của Nga gồm 10 xe thiết giáp, hệ thống thông tin liên lạc và 2 đài radar tiến vào sân bay Sarrin. Các đài radar và hệ thống thông tin sẽ được lắp đặt tại sân bay này.
Quân đội Mỹ và liên quân đã rút khỏi căn cứ sân bay Sarrin và nhiều địa điểm khác tại 2 tỉnh Aleppo và Raqqa hồi năm ngoái để tạo điều kiện cho Thổ Nhĩ Kỳ tấn công chính đồng mình của mình (Mỹ) là lực lượng Dân chủ Syria (SDF) ở Đông Bắc Syria.
Ngay sau khi các lực lượng Mỹ rút lui, các binh sĩ Nga đã đổ bộ xuống căn cứ này. Quân đội Nga tuyên bố thiết lập 1 trạm kiểm soát và một trung tâm hòa giải cùng hỗ trợ tại khu vực này.
Căn cứ sân bay cũ của Mỹ nơi Nga vừa thiết lập một trạm radar.
Thông tấn nhà nước SANA ngày 2/7 đưa tin các lực lượng của Mỹ đã điều thêm quân từ quốc gia láng giềng Iraq vào nhiều khu vực ở Đông Bắc Syria.
Nguồn tin cho biết các lực lượng Mỹ đã đưa quân tăng viện thông qua một "điểm giao cắt trái phép" giữa Iraq và Syria, nhấn mạnh rằng 30 xe quân sự đã tiến vào các vùng lãnh thổ của Syria.
Các lực lượng Mỹ đã đưa 30 xe chở dầu tới Iraq và những xe này được các phương tiện quân sự Mỹ hộ tống.
Trước đó một ngày, SANA đưa tin các lực lượng Mỹ đã thành lập một căn cứ không quân mới ở khu vực Yarobiyeh thuộc vùng nông thôn Hasakah và Mỹ sẽ đưa quân tiếp viện tới căn cứ này.
Chính phủ Syria lâu nay vẫn yêu cầu các lực lượng Mỹ rút khỏi nước này và cho rằng sự có mặt của họ trong lãnh thổ Syria là trái phép.
Pháp bất ngờ rút khỏi các hoạt động của NATO trên biển Địa Trung Hải sau khi có những xung đột với Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo đó, Pháp đã chính thức đình chỉ các hoạt động phối hợp với NATO trong những nhiệm vụ trên biển Địa Trung Hải sau khi có những xung đột với chiến hạm Thổ Nhĩ Kỳ.
Hãng tin AP cho biết Bộ Quốc phòng Pháp đã gửi thông điệp tới NATO rằng họ sẽ tạm đình chỉ các hoạt động trong khuôn khổ sứ mệnh của khố này trên biển Địa Trung Hải.
Pháp bất ngờ tuyên bố rút khỏi các hoạt động của NATO trên biển Địa Trung Hải.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã tuyên bố rằng Ankara muốn Phải phải xin lỗi về phát biểu liên quan tới việc hải quân 2 nước có xung đột trên biển Đại Trung Hải hồi giữa tháng 6 vừa qua.
Khi đó, Paris cáo buộc chiến hạm Thổ Nhĩ Kỳ có hành vi đe dọa tàu hải quân Pháp hoạt động trên biển Địa Trung Hải một cách "rất hung hăng" và đề nghi NATO phải chính thức đứng ra phân xử giúp 2 quốc gia nội khối NATO.
Người đứng đầu cơ quan không gian Iran, ông Mortada Barari vừa tuyên bố đất nước của ông hiện đang chế tạo những vệ tinh "nhạy cảm" với sau số chỉ 1m, để phóng lên quỹ đạo ở độ cao 500-600km so với trái đất.
Iran phóng tên lửa thử nghiệm.
Hãng thông tấn IRNA dẫn lời người phát ngôn của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran Behrouz Kamalvandi ngày 2/7 cho biết một vụ tai nạn đã làm hư hỏng một tòa nhà đang trong quá trình thi công gần khu vực đặt nhà máy hạt nhân Natanz, song hiện chưa có thiệt hại nào đối với các máy ly tâm của nhà máy này.
Người phát ngôn trên cho hay cơ quan chức năng đang điều tra vụ việc.
Ông Kamalvandi miêu tả tòa nhà bị ảnh hưởng trên là một "nhà kho công nghiệp."
Chưa từng có bất cứ công trình xây dựng nào được công bố trước đó ở Natanz - một trung tâm làm giàu urani, cách thủ đô Tehran khoảng 250km về phía Nam.
Natanz có các cơ sở dưới lòng đất được lớp bêtông dày khoảng 7,6m bao bọc để chống các vụ không kích.
Natanz là một trong những khu vực hiện được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) giám sát theo thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với các cường quốc thế giới.
Hiện IAEA chưa đưa ra phản hồi gì khi được đề nghị bình luận về vụ việc.
Theo tài khoản Twitter của nhà báo Yushaf Yuseef, quân đội Syria đã đưa lực lượng tiếp viện quy mô lớn tới thị trấn Ain Issa, vùng nông thôn Raqqa. Lực lượng này được hộ tống bởi quân cảnh Nga.
QĐ Syria đưa lực lượng tiếp viện tới Ain Issa. Nguồn: Twitter
Mỹ đã xây dựng một căn cứ mới, trong đó có sân bay dành cho máy bay quân sự, dành cho lực lượng của họ ở đông bắc tỉnh Hasakah, Syria.
Hãng thông tấn SANA dẫn lời các nguồn tin địa phương cho biết căn cứ mới và sân bay tại đây sẽ được xây dựng tại vùng Jazira nằm giữa làng Um Kahif và silo Tal Alu.
Nguồn tin cho biết thêm rằng, quân đội Mỹ, cùng với lực lượng dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn đã đưa thiết bị, cùng cơ sở hậu cần tới đây. Ngoài ra, họ còn xây dựng một còn đường nhựa dẫn đến các silo. Hiện tại các silo này đang được SDF canh gác nghiêm ngặt.
Một thành viên của SDF. Nguồn: Press TV
Theo ISWNews, sau các cuộc đụng độ giữa Houthi (còn có tên khác là Ansar Allah) và lực lượng Liên minh do Arab Saudi dẫn đầu ở phía nam tỉnh Marib, Houthi đã giải phóng các khu vực Makhlaq, al-Shawhat và al-Hamrani ở quận al-Abdiyah.
Máy bay của liên minh Saudi cũng đã ném bom các mặt trận này nhiều lần nhằm ngăn chặn đà tiến của lực lượng Houthi.
Bản đồ chiến sự tại Marib, Yemen (Nguồn: ISW News).
Theo Avia.Pro, hai căn cứ quân sự mà Nga đang sử dụng tại Belarus có thể sẽ rơi vào tay Trung Quốc.
Truyền thông Trung Quốc trước đó đã đề cập tới mối quan tâm của Bắc Kinh đối với các cơ sở quân sự của Belarus. Điều này, kết hợp với tiềm lực tài chính của Trung Quốc, khiến Avia.Pro đi đến dự đoán rằng giới chức Bắc Kinh có thể sẽ tiếp cận được các cơ sở quân sự mà quân đội Nga đang thuê của Belarus trong năm tới.
Hiện tại, các cuộc đàm phán giữa Moskva và Minsk liên quan đến việc gia hạn hiệp ước triển khai cơ sở quân sự của Nga trên lãnh thổ quốc gia láng giềng đang được tiến hành nhưng kết quả chưa được công bố.
Ảnh minh họa. Nguồn: tellerreport
"Bộ Quốc phòng Belarus đang xem xét các điều kiện nhằm đánh giá xem có nên tiếp tục cho Nga thuê hai cơ sở quân sự trên lãnh thổ của mình nữa hay không" - Truyền thông Belarus cho hay.
Theo Avia.Pro, xét tới việc Trung Quốc đang có tham vọng muốn kiểm soát phương Tây, giới chức Bắc Kinh có thể sẽ tiếp cận những căn cứ này để hiện đại hóa chúng và sử dụng chúng phục vụ cho mục đích của họ.
"Chúng ta đang nói tới trạm radar ở tây nam Belarus và trạm thông tin liên lạc ở tây bắc nước này" - Avia.Pro viết.
Các nhà báo Trung Quốc cho rằng, với tầm hoạt động của mình, radar Volga có thể cho phép Trung Quốc giám sát các vụ phóng tên lửa từ châu Âu và có thêm thời gian để chuẩn bị ứng phó nếu có bất cứ cuộc tấn công nào từ NATO.
Bên cạnh đó, xét tới tham vọng của Trung Quốc đối với Bắc Cực, trạm thông tin liên lạc tại Belarus có thể được hiện đại hóa thêm, cho phép Bắc Kinh duy trì liên lạc với hạm đội của mình từ khoảng cách xa.
Năm 1996, Belarus và Nga đã ký một thỏa thuận về việc triển khai trung tâm liên lạc số 43 của hải quân Nga (khu vực Minsk) và trạm radar cảnh báo tấn công tên lửa tại trung tâm kỹ thuật vô tuyến Baranovichi (vùng Brest).
Thỏa thuận có giá trị trong 25 năm và hết hạn vào năm 2021. Trong trường hợp một bên không muốn gia hạn hiệp định thì cần thông báo cho phía bên kia bằng văn bản 12 tháng trước khi kết thúc, tức là không muộn hơn ngày 6/6/2020.
Syria đang để mắt tới mẫu xe thiết giáp của Belarus và muốn mua với số lượng lớn.
Theo Avia.Pro, Syria đã bắt đầu chú ý tới các mẫu vũ khí của Belarus và tin rằng tổ hợp công nghiệp-quân sự của Belarus có triển vọng rất lớn. Một số nguồn tin cho biết, Syria hiện đang đặc biệt quan tâm tới mẫu pháo phản lực phóng loạt Flute và xe bọc thép BRDM 2T-Stalker do Belarus sản xuất.
Xe bọc thép BRDM-2T Stalker của Belarus
Truyền thông Syria trước đó đã đưa tin về hệ thống pháp Flute, họ tin rằng các loại rocket không dẫn đường với giá thành tương đối rẻ và có khả năng phóng 80 đạn rocket trong thời gian ngắn thì có thể dễ dàng tấn công bất kỳ đối thủ nào ở khoảng cách gần.
Tuy nhiên, xe bọc thép BRDM 2T-Stalker mới được Syria quan tâm đặc biệt. Nó được cho là sẽ giúp Quân đội Syria bù đắp tổn thất phương tiện tác chiến sau nhiều năm chiến tranh. Nguồn tin từ Syria gọi đây là "vũ khí độc đáo, có khả năng chế áp quân địch hiệu quả, có thể bắn hạ máy bay không người lái, trực thăng và thậm chí tiêu diệt xe tăng".
Các cuộc tấn công được cho là do Israel tiến hành đã gây bất ổn, vi phạm chủ quyền của Syria và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực - Iran, Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ, ba quốc gia ủng hộ các phe phái khác nhau trong cuộc chiến kéo dài 9 năm qua đồng tình lên tiếng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Syria Bashar al-Assad tới thăm trụ sở của lực lượng Nga tại thủ đô Damascus hôm 71/2020. Ảnh: Sputnik
Tổng thống Iran, Nga và Thổ mới đây đã đưa ra một tuyên bố chung khẳng định cam kết mạnh mẽ của họ đối với chủ quyền, sự độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Cộng hòa Ả Rập Syria", đồng thời lên án "các cuộc tấn công quân sự của Israel nhằm vào Syria".
Bên cạnh đó, ba nước cũng lên án "các sáng kiến tự trị bất hợp pháp" và các chương trình nghị sự ly khai đã làm suy yếu chủ quyền, cũng như toàn vẹn lãnh thổ Syria, và đe dọa an ninh các quốc gia láng giềng.
Ngày 1/7, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) đã ghi nhận một vụ nổ tại thành phố Idlib do những kẻ tấn công lạ mặt ném lựu đạn vào gần Nhà thời Hồi giáo al-Rawda, khiến một số người bị thương.
Đây là một phần trong tình trạng hỗn loạn an ninh đang diễn ra tại khu vực do HTS kiểm soát ở tỉnh Idlib.
Ảnh minh họa. SOHR
Trước đó, ngày 25/6, SOHR ghi nhận một nhân viên trao đổi tiền tệ ở thị trấn Taftanaz đã bị những kẻ đeo mặt nạ cướp mất túi xách trước khi chúng tẩu thoát.
Vào ngày 21/6, những tay súng lạ mặt đã bắt cóc 2 thương nhân khi những người này đang di chuyển tới thành phố Sarmad ở bắc Idlib. Nguồn tin của SOHR cho biết, hai thương nhân bị bắt cóc sở hữu rất nhiều đo la Mỹ. Hiện chưa rõ số phận của họ ra sao.
Sau chiếc máy bay vận tải quân sự Il-76 (số hiệu YK-ATA/SYR5897) của Không quân Syria, vừa có thêm một chiếc máy bay vận tải Tupolev Tu-134AK số hiệu RA-65992/RFF8061 của Không quân Nga cũng đang hướng tới Libya. Sân bay đến hiện vẫn chưa được tiết lộ.
Trong vài tuần gần đây, cả Nga lẫn Thổ Nhĩ Kỳ đều tăng cường rất nhiều chuyến bay tới Libya mang theo hàng hóa được cho là vũ khí trang bị.
Được biết Moscow ủng hộ Lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Haftar chỉ huy đối đầu với Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) do Ankara hậu thuẫn.
Phát biểu tại một hội nghị trực tuyến với Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, ông Rouhani cho biết: "Iran tin rằng giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng tại Syria là giải pháp chính trị, không phải là giải pháp quân sự".
Tổng thống Iran cũng tái khẳng định sự ủng hộ cuộc đối thoại nội bộ Syria và nhấn mạnh quyết tâm chống tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng và mạng lưới khủng bố Al-Qaeda cũng như các nhóm khác liên quan.
Ông nhấn mạnh: "Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố sẽ tiếp tục cho đến khi loại bỏ hoàn toàn (khủng bố) tại Syria và khu vực nói chung".
Trong phát biểu của mình, ông Rouhani cũng tái khẳng định ủng hộ chính phủ hợp pháp ở Syria, đồng thời cho rằng Mỹ cần phải chấm dứt ngay lập tức "sự hiện diện quân sự bất hợp pháp" ở đây.
Về phần mình, Tổng thống Nga nhấn mạnh cần một cuộc đối thoại hòa bình giữa các phe phái tại Syria, trong khuôn khổ của ủy ban lập hiến tại Geneva.
Ông cho biết sẽ giúp các bên tham gia gặp nhau và tiến hành một cuộc đối thoại trực tiếp. Theo ông Putin, hiện vẫn còn nhiều điểm nóng khủng bố ở Idlib và nhiều vùng khác tại Syria.
Cũng tại hội nghị, ông Putin cáo buộc Mỹ đang áp đặt các trừng phạt mới chống chính quyền Syria trong khi xảy ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Ông phát biểu: "Bất chấp lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên hợp quốc về việc nới lỏng sức ép trừng phạt trong thời dịch bệnh, Washington cũng như Brussels đã quyết định gia hạn các biện pháp chống Syria, và bổ sung các biện pháp mới, được cho là nhằm vào kinh tế và bóp nghẹt Syria".
Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh ưu tiên một giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột ở Syria để "có được sự bình yên trên thực địa và bảo vệ sự thống nhất chính trị và toàn vẹn lãnh thổ cho Syria".
Lầu Năm Góc ngày 1/7 cho biết chi nhánh khu vực của tổ chức khủng bố al-Qaeda tại Afghanistan vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với lực lượng Taliban và có "lợi ích lâu dài" trong việc tấn công các lực lượng quân đội Mỹ và nước ngoài đồn trú tại quốc gia Trung Nam Á.
Theo thỏa thuận mới kí kết giữa Taliban và Mỹ hồi tháng 2 vừa qua, nhóm phiến quân này đã nhất trí ngăn chặn al-Qaeda sử dụng Afghanistan làm hang ổ để thực hiện các âm mưu tấn công.
Tuy nhiên, trong một báo cáo, Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, từ đó đến nay, Taliban vẫn tiếp tục phối hợp hành động với chi nhánh Al-Qaeda tại khu vực tiểu lục địa Ấn Độ (AQIS).
Cũng theo báo cáo của Lầu Năm Góc, AQIS thường xuyên hỗ trợ và cấu kết ở mức độ thấp với các thành viên lực lượng Taliban trong nỗ lực gây phương hại đến chính quyền Afghanistan, và duy trì lợi ích lâu dài trong việc tấn công các lực lượng Mỹ và các mục tiêu phương Tây tại khu vực.
Thủ tướng Netanyahu đã đưa ra thời hạn ngày 1/7 để khởi động kế hoạch sáp nhập Bờ Tây, song kế hoạch gây tranh cãi này dường như đã bị trì hoãn do Nhà Trắng chưa "bật đèn xanh."
Theo thông báo ngày 1/7 từ văn phòng Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu, sẽ tiếp tục thảo luận về kế hoạch sáp nhập khu Bờ Tây với phía Mỹ "trong vài ngày tới."
Thủ tướng Netanyahu đã đưa ra thời hạn ngày 1/7 để khởi động kế hoạch sáp nhập Bờ Tây, song kế hoạch gây tranh cãi này dường như đã bị trì hoãn do Nhà Trắng chưa "bật đèn xanh."
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ông Netanyahu và đối tác liên minh chính, lãnh đạo đảng Xanh Trắng Benny Gantz, đã bất đồng về thời điểm bắt đầu triển khai kế hoạch sáp nhập.
Thủ tướng Israel muốn khởi động kế hoạch này từ ngày 1/7, trong khi ông Gantz muốn lùi lại đến thời điểm sau dịch COVID-19 .
Sau cuộc gặp với Đại phái viên Mỹ Avi Berkowitz hôm 30/6, ông Netanyahu có vẻ đã nhượng bộ về thời điểm và cho hay chính phủ của ông vẫn đang "xem xét" kế hoạch.
Một cuộc tấn công bí ẩn đã được tiến hành nhằm vào căn cứ không quân Al-Watiyah ở tây Libya trong đêm qua, gây ra nhiều vụ nổ ở tây nam thủ đô Tripoli.
Hãng thông tấn Sputnik dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết: "Các cư dân ở thành phố Al-Rajban và khu vực lân cận đã nghe thấy tiếng nổ và tiếng máy bay gần căn cứ quân sự Al-Watiyah".
Căn cứ không quân Al-Watiyah trên bản đồ. Ảnh: Post of Asia
Nguồn tin cho biết thêm rằng "các máy bay lạ đã nã bom những khu vực gần căn cứ Al-Watiyah".
Chưa phía nào lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Hiện căn cứ không quân Al-Watiyah đang nằm dưới quyền kiểm soát của Chính phủ Đoàn kết các dân tộc Libya (GNA) do Thổ hậu thuẫn.
Liên minh do Saudi dẫn đầu đã phát động chiến dịch đường không quy mô lớn vào chiều 1/7 nhằm vào các vị trí của Houthi trên khắp Yemen.
Trong thông cáo báo cchis, liên minh này nêu rõ, chiến dịch trên được khởi xướng để vô hiệu hóa và tiêu diệt khả năng tấn công của Houthi. Đây là động thái nhằm đáp trả mối đe dọa do Houthi gây ra.
Vài giờ sau khi chiến dịch bắt đầu, các máy bay thuộc liên minh Saudi đã tiến hành ít nhất 44 cuộc không kích nhằm vào các tỉnh Saada, Ma’rib, al-Jawf, Hajjah, al-Bayda’, cũng như thủ đô Sanaa của Yemen. Bên cạnh đó, Saudi còn tiến hành nhiều cuộc không kích nhằm vfo khu vực thành thị.
Hình ảnh từ chiến dịch tấn công mà liên minh do Saudi dẫn đầu phát động nhằm vào Houthi.
Bất chấp việc Nga có tiềm lực hạt nhân lớn nhất thế giới, Trung Quốc lại nghi ngờ khả năng hoạt động của các tên lửa hạt nhân Nga và cho rằng chúng đã lỗi thời, chỉ là phế thải vô dụng.
Nguồn ảnh: Avia.Pro
Các nhà báo Trung Quốc đặc biệt chú ý đến tên lửa đạn đạo liên lục địa R-36 Voevoda của Nga, nhận định rằng tên lửa nhiên liệu lỏng này gần như không phù hợp để hoạt động nhưng nó vẫn chiếm tới 50% trong tổng số vũ khí hạt nhân của Nga.
Ngoài ra, phía Trung Quốc cho rằng, ngay cả khi những tên lửa này vẫn phù hợp để tấn công đối thủ của Nga thì chúng cũng khó lòng xuyên phá được các khu vực bố trí hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa hiện đại.
Khi đề cập tới việc Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Haftar dẫn đầu có thể sẽ củng cố sức mạnh bằng cách tăng cường thêm các trang thiết bị phòng không, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đã vô tình "nói hớ" rằng, kể từ đầu năm cho tới nay, LNA đã thiệt hại 9 tổ hợp Pantsir-S.
Trong khi đó, cách đây khoảng 1 tháng, phía Thổ tuyên bố LNA đã thiệt hại ít nhất 25 tổ hợp Pantsir do Nga sản xuất.
"9 tổ hợp [Pantsir] đã bị máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ phá hủy trong vài tháng gần đây" -Mena Defense dẫn nguồn từ truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho hay.
Thổ công bố hình ảnh tổ hợp Pantsir bốc cháy khi bị tấn công. Ảnh cắt từ video
Bên cạnh đó, dựa trên những thông tin mới xuất hiện thì những video từng được Thổ đăng tải về việc phá hủy các tổ hợp Pantsir hóa ra là "hàng giả". Và theo Avia.Pro, LNA trước đó có không quá 12 tổ hợp Pantsir trong trang bị.
"Cứ cho Erdogan cơ hội, ông ta sẽ tuyên bố máy bay không người lái của Thổ tiêu diệt được cả một phi đoàn máy bay chiến đấu.
Đúng là LNA có thiệt hại nhưng những bằng chứng do Thổ tung ra hầu hết là giả mạo" - Chuyên gia của Avia.Pro cho hay.
Trước đó, LNA công bố một đoạn video cho thấy tổ hợp Pantsir-S đã phát hiện thành công máy bay không người lái của Thổ từ khoảng cách xa, sau đó tấn công bằng tên lửa phòng không dân đường khi nó tới gần.