*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình ở Ladakh có dấu hiệu nóng trở lại sau cuộc đụng bộ đẫm máu giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc vào tối 15/6 làm hàng chục binh sĩ hai bên thiệt mạng.
Tình hình ở Ladakh có dấu hiệu nóng trở lại sau cuộc đụng bộ đẫm máu giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc vào tối 15/6 làm hàng chục binh sĩ hai bên thiệt mạng.
Trước đó, ngày 16/6, Quân đội Ấn Độ cho biết đã có 20 binh sĩ của nước này thiệt mạng trong một cuộc đụng độ với binh sĩ Trung Quốc ở Ladakh, khu vực biên giới mà hai bên đang tranh chấp. Đây là những thương vong đầu tiên được ghi nhận trong 53 năm qua sau đối đầu giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ.
Còn theo truyền thông Ấn Độ có ít nhất 43 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng trong cuộc đụng độ trên.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tăng cường các hoạt động quân sự xung quanh Đường kiểm soát thực tế (LAC) sau cuộc đụng bộ hôm 15/6.
Dù Bắc Kinh và New Delhi đều tuyên bố không muốn leo thang căng thẳng ở Ladakh, thế nhưng hôm nay 18/6 lại xuất hiện một đoạn video cho thấy Quân đội Trung Quốc đang đưa nhiều hệ thống pháo tự hành đến gần khu vực biên giới với Ấn Độ. Về phần mình, Ấn Độ cũng có những động thái tương tự.
Trung Quốc và Ấn Độ có đường biên giới chung dài 3.862km. Cả hai bên đều cáo buộc nhau từng xâm phạm lãnh thổ.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc thời gian qua xuất phát từ việc hai bên mở thêm đường và cầu tại khu vực tranh chấp Ladakh. Được biết, Ấn Độ đã hoàn thành 74 con đường chiến lược dọc biên giới phía Đông và lên kế hoạch hoàn thiện thêm 20 con đường khác vào năm 2021.
Trung Quốc đưa vũ khí hạng nặng tới gần biên giới giữa căng thẳng với Ấn Độ.
- Quân đội Syria (SAA) và Thổ Nhĩ Kỳ đều có những động thái tăng cường quân đến thị trấn Ayn Issa, vùng nông thôn Bắc Raqqa.
- Quân cảnh Nga buộc phải rút khỏi một tiền đồn ở tại thị trấn Deir Ghusun, vùng nông thôn tỉnh al-Hasakah trước sự phản đối của cư dân địa phương.
- Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt mới theo Đạo luật Caesar đối với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và các đồng minh.
- Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) bắt giữ hai thành viên IS ở phía nam Shaddadi.
- Lực lượng phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn pháo kích các vị trí của SDF phía tây thị trấn Tal Abyadh.
- Phiến quân pháo kích các vị trí của Quân đội Syria (SAA) ở phía tây Aleppo.
- Quân đội Syria đã gửi quân tiếp viện đến miền Nam Idlib trong bối cảnh Không quân Nga và Syria tăng cường các cuộc không kích trong khu vực.
- Các cuộc biểu tình chống chính quyền Damascus tiếp tục diễn ra tại thị trấn Tafas, tỉnh Daraa.
Theo Al-Masdar news, ngay từ sáng 18/6, Không quân Nga đã mở nhiều cuộc không kích nhằm vào hai nhóm phiến quân Đảng Hồi giáo Turkestan (TIP) và Hurras Al-Deen được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Tây Bắc Syria.
Một nguồn tin chiến trường tại tỉnh Hama cho biết, Không quân Nga bắt đầu ném bom phòng tuyến của TIP ở vùng nông thôn phía Đông Bắc Latakia ngay từ sáng 18/6.
Không quân Nga chủ yếu tập trung tấn công các mục tiêu của TIP xung quanh thị trấn Kabani, nơi ẩn náu của nhiều nhóm thánh chiến nước ngoài ở Syria. Các cuộc tấn công của Nga còn mở rộng ra sang vùng nông thôn phía Nam Idlib.
Các nguồn tin địa phương cho hay, các cuộc không kích của Nga hôm nay khiến phiến quân thiệt hại nặng, nhất là vùng Jabal Al-Zawiya.
Sputnik dẫn một nguồn tin ngoại giao giấu tên cho biết, các máy bay vận tải quân sự của Mỹ thường xuyên có các chuyến bay tới hai thành phố Tripoli và Misrata, Libya trong thời gian gần đây. Đây cũng là hai căn cứ địa quan trọng của lực lượng Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) ở Tây Bắc Libya.
Cũng theo nguồn tin trên nhiều khả năng các máy bay Mỹ chở hàng viện trợ cho GNA, cũng như việc Washington đang xem xét khả năng đưa quân đến Libya.
Như vậy, sau một thời gian đứng ngoài cuộc chiến ở Libya, có vẻ như Washington đã biết nên đứng về phía nào. Nếu Mỹ hậu thuận cho GNA thì nhiều khả năng Nga cũng sẽ can thiệp sâu vào cuộc xung đột khi tăng cường hỗ trợ cho Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của tướng Khalifa Haftar.
Tuy nhiên, nguồn tin của Sputnik cũng cho rằng vẫn còn quá sớm để khẳng định Mỹ sẽ hậu thuẫn cho phe phái nào ở Libya, bởi Washington vẫn đang có mối quan hệ khá tốt với tướng Haftar.
Theo Al-Masdar news, Quân cảnh Nga vừa có một cuộc đối đầu mới liên quân Mỹ ở Syria vào hôm nay 18/6.
Cụ thể, đoàn xe của Quân cảnh Nga đã lao xuống một lối mòn để vượt qua một trạm kiểm soát của Mỹ ở vùng nông thôn Đông Bắc Al-Hasakah. Trước đó, phía Mỹ đã cho xe bọc thép chặn ngang con đường ngăn không cho đoàn xe Nga đi qua.
Được biết, đây là lần thứ ba liên tiếp trong 10 ngày qua liên quân Mỹ tìm cách chặn các đoàn xe của Quân cảnh Nga ở Al-Hasakah. Ngoài ra, người Mỹ còn tác động lên lực lượng dân chủ Syria (SDF) ngăn cản Nga mở một số tiền đồn ở vùng nông thôn Al-Hasakah.
Quân cảnh Nga vượt qua trạm kiểm soát của liên quân Mỹ ở Đông Bắc Syria.
Reuters đưa tin ngày 18/6, Iran thông báo hải quân nước này đã phóng thành công một tên lửa hành trình mới do nước này tự sản xuất trong các cuộc diễn tập ở phía Bắc Ấn Độ Dương và gần lối vào Vùng Vịnh.
Hãng thông tấn Tasnim đưa tin: "Trong các cuộc diễn tập, các tên lửa hạm đối hạm, đất đối hạm tầm ngắn và tầm xa đã được phóng thành công từ bờ biển và từ boong tàu, đánh trúng các mục tiêu với độ chuẩn xác vô cùng cao."
Ảnh: Tasnim
Tên lửa hành trình chống hạm mới của Iran có tầm bắn 280km đã được thử nghiệm trong các cuộc diễn tập do Hải quân Iran tiến hành ở Vịnh Oman, nơi nằm gần Eo biển Hormuz tại cửa ngõ Vùng Vịnh và phía Bắc Ấn Độ Dương.
Cuộc phóng thử tên lửa này diễn ra trong bối cảnh Washington đang tìm cách gia hạn một lệnh cấm vận vũ khí do Liên hợp quốc áp đặt với Tehran, dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 10 theo thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.
Các nhà phân tích quân sự phương Tây nhận định Iran thường phóng đại những khả năng vũ khí của họ, song vẫn quan ngại về chương trình tên lửa đạn đạo tầm xa của Tehran.
Ảnh: Tasnim
Ảnh: Tasnim
Ảnh: Tasnim
Theo Al-Masdar news, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã hợp tác với nhau trong một chiến dịch quân sự chung ở miền Bắc Iraq nhằm tiêu diệt các thành viên của Đảng Công nhân người Kurd (PKK).
Trong ngày 17/6, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỹ còn công bố một đoạn video cho thấy chiến đấu cơ của nước này không kích một số mục tiêu của PKK ở biên giới Iraq - Thổ Nhĩ Kỳ, một phần của chiến dịch mang tên "Tiger Claw".
Đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cũng đã đến giám sát các hoạt động thuộc chiến dịch Tiger Claw tại một trung tâm chỉ huy ở Ankara.
Đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đã đến giám sát các hoạt động thuộc chiến dịch Tiger Claw tại một trung tâm chỉ huy ở Ankara.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp vừa cho biết một khinh hạm tên lửa của nước này đang thực hiện nhiệm vụ của NATO trên biển Địa Trung Hải thì bị các tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ truy đuổi...
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hãng thông tấn nhà nước của Syria dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này cho biết các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad, từ ngày 17/6, đã vi phạm luật pháp quốc tế.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Syria, nước này sẽ chống lại các biện pháp trừng phạt trong khuôn khổ Đạo luật Caesar bảo vệ công dân Syria của Mỹ do việc tăng cường các biện pháp trừng phạt Damascus.
Trong khi đó, Syria đang phải vật lộn với khủng hoảng kinh tế, đang làm gia tăng quy mô và tạo ra khuôn mẫu mới của chủ nghĩa khủng bố ở nước này. Người dân và quân đội Syria sẽ không cho phép điều này xảy ra tại Syria.
Ngày 17/6, Mỹ chính thức áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 39 cá nhân và các thực thể của Syria, trong đó có cả Tổng thống Bashar al-Assad nhằm siết chặt nguồn thu buộc Damascus trở lại các cuộc đàm phán do Liên hợp quốc đứng đầu.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ đây chỉ là sự khởi đầu của những biện pháp gia tăng sức ép cả về chính trị và kinh tế nhằm vào Syria.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết một lữ đoàn khoảng 7.000 binh sĩ đã tham gia cuộc tập trận ở Tây Tạng mô phỏng loại bỏ các vị trí vững chắc của kẻ địch.
Theo tờ South China Morning Post (SCMP), Quân đội Trung Quốc đã huy động lực lượng đặc nhiệm, xe tăng và máy bay không người lái cho cuộc tập trận bắn đạn thật này. Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 16/6 cho biết cuộc tập trận được tổ chức trong những ngày gần đây, nhưng không nêu chi tiết về thời điểm.
Ô vuông màu đen là địa điểm binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh ở Kashmir. Ảnh: Washington Post.
Cuộc tập trận diễn ra tại dãy núi Nyenchen Tanglha ở phía Đông Tây Tạng, cách nơi xảy ra tranh chấp khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và nhiều binh sĩ Trung Quốc tử vong, khoảng 1.000 km.
Tờ SCMP còn cho biết quân đội Trung Quốc đã điều động thêm nhiều binh sĩ đến khu vực biên giới kể từ khi căng thẳng với Ấn Độ gia tăng từ đầu tháng 5.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đổ trách nhiệm cho nhau trong cuộc xung đột ngày 15/6 khiến 20 binh sĩ Ấn Độ tử vong. Đây là những thương vong đầu tiên được ghi nhận trong 53 năm qua sau đối đầu giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ. Phía Trung Quốc chưa công bố thương vong trong lực lượng quân đội nước này.
Theo Đài quan sát Nhân quyền Syria (SOHR), đã có hơn 400 lính đánh thuê Syria thiệt mạng khi chiến đấu trong hàng ngũ Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA), kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức can thiệp quân sự vào quốc gia Bắc Phi này.
Đại diện của SOHR, ông Rami Abdulrahman cho biết, có ít nhất 27 trong số các tay súng Syria bị giết ở Libya là trẻ vị thành niên, dưới 18 tuổi.
Theo thống kê của SOHR, hiện có hơn 14.000 tay súng Syria đang chiến đấu ở Libya. Đây là lực lượng nòng cốt cho các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya.
Với sự hỗ trợ của lực lượng lính đánh thuê Syria, GNA đã liên tiếp giành được nhiều chiến thắng trước Quân đội Quốc gia Libya (LNA), điển hình như trận al-Watiya, kế hoạch giải vây cho Tripoli. Tuy nhiên, Ankara đã phải bỏ ra không ít tiền để nuôi đội quân đánh thuê ở Libya.
Cũng theo SOHR, nhiều khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa thêm lính đánh thuê sang Libya khi lệnh ngừng bắn do cộng đồng quốc tế đứng ra làm trung gian hết hiệu lực, bởi chỉ chiến thắng mới giúp Ankara thu hồi được số tiền họ đã đổ vào cuộc chiến này.
Trong cuộc họp báo với truyền thông vào hôm qua 17/6, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng ảnh hưởng của Mỹ đối với các bên xung đột ở Libya có thể giúp khởi động tiến trình hòa bình.
Theo Ngoại trưởng Lavrov, Moscow sẽ hoan nghênh các nỗ lực của Mỹ sử dụng ảnh hưởng của họ để giúp đạt được một lệnh ngừng bắn tại Libya.
Sau lệnh ngừng bắn do Nga, Mỹ và một số nước làm trung gian, giao tranh giữa Quân đội Quốc gia Libya và phe Chính phủ đoàn kết dân tốc Libya có dấu hiệu xuống thang.
Trước đó, ngày 15/6, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusolgu khẳng định không có bất đồng nào giữa nước này và Nga về các vấn đề liên quan cuộc xung đột ở Libya và hai bên sẽ tiếp tục cùng theo đuổi một lệnh ngừng bắn lâu dài tại quốc gia Bắc Phi này.
Trước đó 4 ngày, giới chức Mỹ lên tiếng kêu gọi một lệnh ngừng bắn do Liên hợp quốc bảo trợ tại Libya, không tán thành đề xuất của đồng minh Ai Cập, đồng thời lên tiếng cảnh báo về số thường dân tử vong khi xung đột bùng phát trở lại.
Xung đột ở Libya bắt đầu gia tăng kể từ tháng 4/2019 khi Quân đội Quốc gia Libya (LNA) trung thành với Tướng Khalifa Haftar bắt đầu chiến dịch quân sự nhằm giành quyền kiểm soát thủ đô Tripoli từ Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) được cộng đồng quốc tế công nhận.
Ngày 17/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố không có bằng chứng thuyết phục nào về việc Iran liên quan đến vụ tấn công các cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia.
"Điều đặc biệt lo ngại là một phần của cái gọi là cơ sở bằng chứng chống Iran được xây dựng trên kết quả Hải quân Mỹ và Australia chặn bắt một số tàu trong vùng biển quốc tế. Và đương nhiên, báo cáo (của Liên hợp quốc - LHQ) không đề cập gì đến thực tế những hoạt động như vậy", Bà Zakharova cho biết.
Bà Zakharova cho rằng hành động này vượt xa "các tiêu chuẩn được công nhận về hợp tác giữa các nước và luật pháp quốc tế".
Trước đó, hãng tin Reuters trích dẫn báo cáo của Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, trong đó cho rằng các tên lửa hành trình sử dụng để tấn công các cơ sở sân bay và công ty dầu khí quốc doanh Saudi Arabia năm 2019 có "nguồn gốc Iran".
Vào cuối tháng 9/2019, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào các cơ sở của Tập đoàn Aramco của Saudi Arabia đã buộc công ty dầu khí quốc gia Saudi Arabia này phải đóng cửa các mỏ dầu Abqaiq và Khurais, qua đó cắt giảm hơn một nửa sản lượng khai thác dầu.
Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, người phát ngôn Liên hợp quốc (LHQ) Farhan Haq nhấn mạnh LHQ rất quan ngại sau khi nghe báo cáo về các cuộc đụng độ và thương vong đã xảy ra ở khu vực biên giới Trung Quốc-Ấn Độ và Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đang liên lạc với các bên liên quan để đề nghị tất cả kiềm chế.
Trước đó, hãng tin AFP đưa tin Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar ngày 17/6 đã có cuộc điện đàm về tình hình căng thẳng tại khu vực Ladakh giữa biên giới hai nước ở Himalaya, đồng thời nhất trí "hạ nhiệt" căng thẳng càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, truyền thông Ấn Độ ngày 17/6 đưa tin cuộc đàm phán giữa các chỉ huy quân sự của Ấn Độ và Trung Quốc nhằm tìm cách giảm căng thẳng ở biên giới hai nước chưa có bước đột phá.
Hãng tin NDTV của Ấn Độ dẫn nguồn tin quân đội nước này cho biết: "Cuộc đàm phán chưa mang lại kết quả cuối cùng do vẫn chưa có bất kỳ sự thay đổi hay rút quân lập tức tại thực địa". Nguồn tin cho hay các cuộc đàm phán dự kiến sẽ được tiếp tục trong những ngày tới.
Tình hình ở Ladakh có dấu hiệu nóng trở lại sau cuộc đụng bộ đẫm máu giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc vào tối 15/6 làm hàng chục binh sĩ hai bên thiệt mạng.
Trước đó, ngày 16/6, Quân đội Ấn Độ cho biết đã có 20 binh sĩ của nước này thiệt mạng trong một cuộc đụng độ với binh sĩ Trung Quốc ở Ladakh, khu vực biên giới mà hai bên đang tranh chấp. Đây là những thương vong đầu tiên được ghi nhận trong 53 năm qua sau đối đầu giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ.
Còn theo truyền thông Ấn Độ có ít nhất 43 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng trong cuộc đụng độ trên.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tăng cường các hoạt động quân sự xung quanh Đường kiểm soát thực tế (LAC) sau cuộc đụng bộ hôm 15/6.
Dù Bắc Kinh và New Delhi đều tuyên bố không muốn leo thang căng thẳng ở Ladakh, thế nhưng hôm nay 18/6 lại xuất hiện một đoạn video cho thấy Quân đội Trung Quốc đang đưa nhiều hệ thống pháo tự hành đến gần khu vực biên giới với Ấn Độ. Về phần mình, Ấn Độ cũng có những động thái tương tự.
Trung Quốc và Ấn Độ có đường biên giới chung dài 3.862km. Cả hai bên đều cáo buộc nhau từng xâm phạm lãnh thổ.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc thời gian qua xuất phát từ việc hai bên mở thêm đường và cầu tại khu vực tranh chấp Ladakh. Được biết, Ấn Độ đã hoàn thành 74 con đường chiến lược dọc biên giới phía Đông và lên kế hoạch hoàn thiện thêm 20 con đường khác vào năm 2021.
Trung Quốc đưa vũ khí hạng nặng tới gần biên giới giữa căng thẳng với Ấn Độ.
Theo libya.liveuamap, Không quân Ai Cập vừa có màn phô diễn lực lượng tại căn cứ không quân Sidi Barrani vào cuối tuần vừa rồi. Từ hình ảnh chụp vệ tinh cho thấy Ai Cập đã triển khai các dòng chiến đấu cơ tốt nhất của họ đến Sidi Barrani, trong đó có thể kể đến như Mirage 2000 và F-16.
Được biết, căn cứ không quân Sidi Barrani chỉ nằm cách biên giới Libya chỉ 80km. Cairo hiện là một trong số quốc gia đứng sau hỗ trợ cho Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của tướng Khalifa Haftar trong cuộc chiến với Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA).
Việc LNA liên tiếp bị GNA đánh bại và phải tháo chạy khỏi Tripoli đã buộc Ai Cập phải tăng cường thêm quân đến biên giới trong vài tuần trở lại gần đây.
Ảnh vệ tinh chụp dàn chiến đấu cơ và trực thăng vũ trang của Không quân Ai Cập tại căn cứ Sidi Barrani nằm cách biên giới Libya chỉ 80km. Ảnh: @obretix.
Ảnh: @obretix.
- Chiến đấu cơ Nga không kích các vị trí của quân khủng bố gần thị trấn Al Barah, Nam Idlib vào rạng sáng nay.
- Máy bay do thám không người lái của Không quân Nga và Syria tăng cường các hoạt động trinh sát ở vùng Jabal Zawiyah.
- Pháo binh Syria bắn phá phòng tuyến của phiến quân trên đồi Kabinah, vùng nông thôn Lattakia.
Ảnh: syria.liveuamap.
Theo South Front, Quân đội Syria (SAA) và Thổ Nhĩ Kỳ đều có những động thái tăng cường quân đến vùng nông thôn Bắc Raqqa, sau khi Quân đội Quốc gia Syria (SNA) được Ankara hậu thuẫn liên tiếp thực hiện các cuộc tấn công vào phòng tuyến của lực lượng dân chủ Syria (SDF) ở thị trấn Ain Issa.
Các nguồn tin địa phương cho biết, trong ngày 16/6, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đều triển khai thêm vũ khí hạng nặng đến ngoại ô phía Bắc Ain Issa. Ankara cũng đưa một lượng lớn quân đến thị trấn Tell Tam, ở phía Bắc al-Hasakah.
Thị trấn Ain Issa đang trở thành tâm điểm trong cuộc đối đầu giữa Quân đội Syria và Thổ Nhĩ Kỳ ở Bắc Raqqa. Ảnh: South Front.
Đài quan sát nhân quyền Syria (SOHR) dẫn các nguồn tin đối lập cho biết, Quân đội Syria cũng triển khai thêm pháo hạng nặng và quân đến Ain Issa ngay trong ngày 16/6.
Như vậy Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng cường thêm quân đến các vị trí chiến lược xung quanh "vùng an toàn" chạy dọc biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ tại hai tỉnh Raqqa và al-Hasakah. Rất có thể Ankara sẽ hậu thuẫn SNA phát động một cuộc tấn công mới trên toàn tuyến nhằm đánh bật SDF ra khỏi hai thị trấn Ain Issa và Tell Tam.
Theo Al-Masdar news, một số rocket đã được bắn về phía đại sứ quán Mỹ ở Baghdad vào sáng nay 18/6 (theo giờ giờ Hà Nội), dẫn đến hai vụ nổ bên trong vùng Xanh.
Các nguồn tin từ an ninh Iraq cho biết, có ít nhất hai quả rocket đã rơi xuống vùng Xanh nhưng không gây ra bất cứ thiệt hại nào.
Một góc đại sứ quán Mỹ ở Vùng Xanh, Baghdad. Ảnh: Middle East Eye.
Hiện chưa có tổ chức hay nhóm dân quân nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công trên.
Được biết, đây là cuộc tấn công bằng rocket thứ ba vào vùng Xanh chỉ trong 10 ngày qua. Dù thiệt hại từ các cuộc tấn công này là không đáng kể nhưng chúng cũng khiến Vùng Xanh trở nên không an toàn, trong khi đây lại là nơi nhiều nước đặt cơ quan ngoại giao ở Iraq.
Theo South Front, ngày 17/6, Quân cảnh Nga đã tạm thời rút khỏi một tiền đồn ở thị trấn Deir Ghusun, vùng nông thôn tỉnh al-Hasakah, Đông Bắc Syria trước sự phản đối từ cư dân địa phương.
Các nguồn tin địa phương cho biết, tiền đồn của Nga ở Deir Ghusun được sử dụng như một điểm hỗ trợ nhân đạo cho cư dân trong khu vực cũng như giúp họ bảo vệ mùa màng gần khu vực biên giới trước sự uy hiếp của các tay súng thánh chiến được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
Quân cảnh Nga rút quân khỏi tiền đồn ở thị trấn Deir Ghusun, vùng nông thôn tỉnh al-Hasakah. Ảnh: alkhabour2011
Ảnh: alkhabour2011
Tuy nhiên, các hoạt động nhân đạo của Quân cảnh Nga ở Deir Ghusun lại bị Lực lượng dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn cản trở, thậm chí SDF còn kích động người dân chống lại sự hiện diện của Quân đội Nga trong khu vực.
Theo các nguồn tin ủng hộ SDF, các sĩ quan Nga đã cố gắng thuyết phục người dân địa phương rằng Quân đội Nga đang cố gắng bảo vệ họ. Tuy nhiên, cộng đồng dân cư ở Deir Ghusun vẫn yêu cầu người Nga rút quân.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Quân cảnh Nga bị cư dân địa phương phản đối khi triển khai quân tới các vùng nông thôn ở al-Hasakah. Một sự việc tương tự từng diễn ra ở thị trấn Qasr Deep, ở Đông Bắc al-Hasaka.
Theo giới quan sát, SDF mà cụ thể là người Mỹ đứng sau các vụ phản đối Quân đội Nga triển khai quân tới al-Hasakah, nơi vốn được xem là vùng ảnh hưởng của liên quân Mỹ ở Syria.
Theo South Front, chiến đấu cơ của liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu ở Syria vừa tiến hành một cuộc tập trận xung quanh khu vực đồn trú 55 km ở vùng al-Tanaf nằm ở Đông Nam tỉnh Homs, giáp với biên giới Jordan.
Trong một tuyên bố chính thức, liên quân cho biết đã điều động các máy bay tiêm kích F-15E Strike Eagle tham gia cuộc tập trận trên vào hôm 13/6 vừa qua.
Tiêm kích F-15E của Không quân Mỹ mang theo bom và tên lửa trong cuộc diễn tập tại al-Tanaf. Ảnh: Special Ops Joint Task Force-OIR.
Cũng theo liên quân Mỹ, cuộc tập trận trên nhằm ứng phó với việc tàn quân IS nổi dậy tại một số vùng ở Đông Nam Syria trong thời gian gần đây.
Hình ảnh về cuộc tập trận cho thấy, một số chiếc F-15E của Không quân Mỹ mang theo tên lửa không đối không và bom dẫn đường bay qua al-Tanaf.
Được biết, trong thời gian gần đây liên quân do Mỹ đứng đầu ở al-Tanaf liên tiếp tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thật. Mới đây nhất là vào ngày 29/4, với các hệ thống pháo phản lực M142 (HIMARS).
Dù liên quân Mỹ tuyên bố các hoạt động quân sự ở al-Tanaf là để đối phó phiến quân IS, thế nhưng giới quan sát cho rằng căn cứ của Mỹ ở dọc biên giới Syria - Jordan được dựng lên để ngăn chính quyền Damascus và đồng minh kiểm soát khu vực.
Hiện tại vùng al-Tanaf đang được Quân đội Mỹ sử dụng như một căn cứ huấn luyện cho các nhóm vũ trang đối lập chống lại chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Ảnh: Special Ops Joint Task Force-OIR.
Ảnh: Special Ops Joint Task Force-OIR.
Ảnh: Special Ops Joint Task Force-OIR.
Ngày 17/6, Mỹ chính thức áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 39 cá nhân và các thực thể của Syria, trong đó có cả vợ chồng Tổng thống Bashar al-Assad theo đạo luật Caesar nhằm siết chặt nguồn thu buộc Damascus trở lại các cuộc đàm phán do Liên hợp quốc làm trung gian.
Trong một phát biểu mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết sẽ có thêm nhiều biện pháp trừng phạt nhằm vào chính quyền của Tổng thống al-Assad được đưa ra trong vài tuần hoặc vài tháng tới.
Vợ chồng Tổng thống Syria Bashar al-Assad tham dự một sự kiện gần đây. Ảnh: AP.
"Hôm nay chúng tôi bắt đầu chiến dịch nhất quán áp đặt các biện pháp trừng phạt chống chế độ al-Assad theo luật Caesar, cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm khắc để buộc chế độ al-Assad và những người ủng hộ phải chịu trách nhiệm về hành động tàn bạo của họ đối với người dân Syria", - Ngoại trưởng Pompeo viết trên mạng xã hội Twitter.
Đạo luật Caesar, được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký vào tháng 12/2019, áp đặt lệnh cấm vận nặng nề nhất từ trước đến nay đối với chính quyền Damascus.
Đạo luật trên cho phép Washington trừng phạt bất cứ công ty nước ngoài nào tham gia vào các lĩnh vực năng lượng, xây dựng hoặc kỹ thuật của Syria cũng như bất cứ tổ chức, cá nhân hỗ trợ tài chính cho chính quyền Damascus.
Nền kinh tế của Syria đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn khi tỉ giá quy đổi đồng bảng Syria sang đồng USD đang rơi ở mức thấp kỷ lục, với 1 USD đổi được 1.800 bảng Syria. Trước khi cuộc xung đột tại Syria diễn ra vào tháng 3/2020, 1 USD chỉ đổi được 47 bảng Syria.