Cập nhật lúc

Úc hỗ trợ Việt Nam thêm 2,6 triệu liều vắc-xin; Tập đoàn Nga có động thái đầu tiên "cứu" châu Âu

Tình hình thế giới ngày 9/11 có nhiều diễn biến đáng chú ý.

Úc hỗ trợ Việt Nam thêm 2,6 triệu liều vắc-xin; Tập đoàn Nga có động thái đầu tiên "cứu" châu Âu
21
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Phân tích ảnh vệ tinh hé lộ thời điểm Trung Quốc ra mắt tàu sân bay mới

    Dựa trên hình ảnh vệ tinh, các nhà phân tích dự đoán thời điểm Trung Quốc ra mắt một tàu sân bay mới với công nghệ tiên tiến gần tương đương với hàng không mẫu hạm Mỹ. 

    Kênh CNN cho biết Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) đã công bố ảnh vệ tinh chụp ngày 23/10 về tàu sân bay lớp 003 của Trung Quốc tại xưởng đóng tàu Jiangnan ở Thượng Hải.

    CSIS đánh giá việc lắp đặt các bộ phận chính bên ngoài và bên trong, bao gồm máy điện và hệ thống phóng chiến đấu cơ, dường như đã hoàn thành hoặc sắp hoàn thành. Các nhà phân tích cho biết chỉ có một số hạng mục bổ sung như hệ thống radar và vũ khí có thể được lắp đặt trước khi tàu hạ thủy tại sông Dương Tử.

    "Dựa trên thông tin có sẵn và tiến trình quan sát được tại Jiangnan, các chuyên gia ước tính rằng tàu sân bay lớp 003 sẽ hạ thủy trong khoảng từ 3 đến 6 tháng tới", CSIS cho biết trong một bài bình luận đăng ngày 9/11.

    Sau khi sẵn sàng, con tàu sẽ là tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc và là hàng không mẫu hạm thứ hai được sản xuất trong nước.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Phân tích ảnh vệ tinh hé lộ thời điểm Trung Quốc ra mắt tàu sân bay mớisoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhóm nghị sỹ Cộng hòa gây sức ép buộc Tổng thống Biden trừng phạt Dòng chảy phương Bắc 2

    Một nhóm nghị sỹ đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ đã đề xuất sửa đổi đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) để buộc Tổng thống Joe Biden thực hiện các biện pháp trừng phạt Dự án Dòng chảy phương Bắc 2, theo VOV.

    Nhóm thượng nghị sỹ, do chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Jim Risch dẫn đầu, cho rằng, Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 - tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức dọc theo biển Baltic, sẽ gây tổn hại tới các đồng minh của Mỹ ở châu Âu, trong đó có Ukraine.

    Tổng thống Biden bắt đầu dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đối với dự án này từ đầu năm nay như một phần của thỏa thuận với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Tháng 10 vừa qua, tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga cho biết, dự án đã được hoàn thành và sẵn sàng cung cấp khí đốt cho châu Âu ngay khi dự án được cấp phép.

    Tuy nhiên, Thượng nghị sỹ Jim Risch cho rằng, Nga đã chấm dứt việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine kể từ khi Tổng thống Biden dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, đồng thời tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực biên giới với Ukraine.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gazprom bắt đầu bơm đầy lại các kho chứa khí đốt tại châu Âu

    Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga ngày 9/11 thông báo đã bắt đầu thực hiện kế hoạch bơm đầy lại các cơ sở lưu trữ khí đốt ở châu Âu, theo Báo Tin tức.

    Úc hỗ trợ Việt Nam thêm 2,6 triệu liều vắc-xin; Tập đoàn Nga có động thái đầu tiên cứu châu Âu - Ảnh 1.

    Hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Tập đoàn dầu khí Gazprom thuộc Nga. Ảnh: ITAR-TASS/TTXVN.

    Gazprom cho biết đã chấp thuận và bắt đầu thực hiện kế hoạch bơm khí đốt vào 5 cơ sở lưu trữ ngầm tại châu Âu, theo đó khối lượng và tuyến đường vận chuyển khí đốt đã được xác định. Nga hiện cung cấp hơn 1/3 lượng khí đốt cho châu Âu.

    Các nước châu Âu đang chứng kiến giá năng lượng tăng lên mức cao kỷ lục trong bối cảnh các nền kinh tế đang phục hồi trở lại sau khi chấm dứt các biện pháp phong tỏa chống dịch COVID-19.

    Hồi cuối tháng 10 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị cho Gazprom tăng nguồn cung cho châu Âu sau khi tập đoàn này kết thúc bơm đầy các cơ sở lưu trữ tại Nga vào ngày 8/11.

    Nga cũng cho biết việc khởi động nhanh chóng tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ giúp đối phó với tình trạng giá nhiên liệu leo thang.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Tổng Giám đốc hãng vaccine Pfizer bị FBI bắt" là tin giả

    Tổng Giám đốc điều hành Albert Bourla của hãng Pfizer bấy lâu nay là mục tiêu của các thông tin sai lệnh trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Hồi tháng 8/2021, có thông tin nói rằng ông Bourla chưa tiêm vaccine Covid-19 của hãng này. Thực tế, ông có tiêm chủng bằng vaccine này.

    Theo thông tin sai lệch mới, ông Bourla bị FBI bắt giữ vào ngày 5/11/2021. Thông tin đó được chia sẻ hơn 600 lần trên Facebook và hơn 1.000 lần trên Twitter.

    Nguồn phát ra thông tin giả nói trên là trang blog Conservative Beaver. Một post trên website này vào hôm 5/11 viết như sau: "Tổng Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla đã bị FBI bắt tại nhà riêng ở vùng ngoại ô Scarsdale, New York và bị cáo buộc nhiều tội danh lừa đảo. Bourla đang bị tạm giam".

    Trang blog này còn nói rằng họ đã nói chuyện với một đặc vụ FBI và đặc vụ này khẳng định: "Pfizer nói dối về hiệu quả vaccine và đánh lừa khách hàng về tác dụng phụ nguy hiểm mà vaccine do họ sản xuất có thể gây ra. Pfizer bị tố đã hối lộ cả chính quyền và báo chí chủ lưu để giữ họ yên lặng".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn 

    'Tổng Giám đốc hãng vaccine Pfizer bị FBI bắt' là tin giảsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia hỗ trợ thêm 2,6 triệu liều vắc-xin

    Sáng ngày 9/11/2021, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne nhân dịp sang thăm Việt Nam.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng những thành tựu Chính phủ và nhân dân Australia đã đạt được trong công cuộc phòng chống đại dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế thời gian qua, đồng thời bày tỏ tin tưởng Australia sẽ sớm chiến thắng đại dịch và tiếp tục đóng góp vào công cuộc phòng chống Covid-19 chung trên toàn thế giới. 

    Úc hỗ trợ Việt Nam thêm 2,6 triệu liều vắc-xin, giao ngay trong vài tuần tới; TQ gặp chỉ số lạ - Ảnh 1.

    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne đang có chuyến thăm Việt Nam. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

    Thủ tướng cảm ơn Chính phủ Australia đã cam kết hỗ trợ 5,2 triệu liều vắc-xin cho Việt Nam, kịp thời hỗ trợ các trang thiết bị y tế và mong phía Australia tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh và khôi phục, phát triển kinh tế xã hội, cũng như nâng cao năng lực y tế, ứng phó các dịch bệnh trong tương lai, ứng phó biến đổi khí hậu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...

    Bộ trưởng Marise Payne chúc mừng các biện pháp phòng dịch linh hoạt, hiệu quả và phù hợp vừa qua của Chính phủ Việt Nam, tin tưởng Việt Nam sẽ dần đạt tới mục tiêu thích ứng, sống chung an toàn với Covid-19.

    Thực hiện kết quả làm việc giữa Thủ tướng hai nước nhân dịp Hội nghị COP-26, theo đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính, phía Australia đã nhất trí cung cấp thêm 2,6 triệu liều vắc-xin, nâng tổng số vắc-xin sẽ hỗ trợ Việt Nam lên 7,8 triệu liều. Bà Bộ trưởng cũng cho biết phía Australia sẽ giao ngay 700.000 liều vắc-xin trong vài tuần tới.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía Australia tiếp tục duy trì viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam và xem xét mở cửa thị trường cho một số sản phẩm nông - thủy sản xuất khẩu của Việt Nam cũng như xem xét triển khai Chương trình thị thực nông nghiệp cho lao động Việt Nam; khuyến khích doanh nghiệp hai nước đầu tư kinh doanh. 

    Thủ tướng cảm ơn và đề nghị phía Australia tiếp tục tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt tại Australia được sinh sống, lao động, hòa nhập cộng đồng một cách thuận lợi, gia hạn lưu trú, miễn giảm tiền phạt quá hạn lưu trú cho công dân Việt Nam bị kẹt lại Australia do đại dịch và sớm tiếp nhận lại sinh viên Việt Nam sang học tập, nghiên cứu tại Australia, tiếp tục cấp học bổng và khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam. Thủ tướng đề nghị hai nước tiếp tục ủng hộ lẫn nhau và giữa ASEAN- Australia trong các vấn đề hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới, trong đó có lập trường của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông.

    Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne khẳng định Australia hết sức coi trọng, coi Việt Nam là một trong những trọng tâm ưu tiên trong nhiều vấn đề như phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, ứng phó biến đổi khí hậu…; mong muốn nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam thời gian tới. 

    Bộ trưởng Marise Payne nhất trí và ủng hộ các đề nghị của Thủ tướng, nhất là về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục- đào tạo và các vấn đề chung của khu vực; khẳng định Australia đánh giá cao lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông, hoàn toàn ủng hộ việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghị quyết lịch sử định hình tương lai Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình là nhân vật hạt nhân

    Một nghị quyết lịch sử cho toàn bộ thời kỳ phát triển trong quá khứ của Trung Quốc và hướng tới tương lai, xây dựng sự đồng thuận để xử lý những thách thức mà nước này đối mặt.

    Hội nghị toàn thể lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 19 đang diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 8 đến 11/11 sẽ giới thiệu "Nghị quyết lịch sử thứ ba" trong lịch sử ĐCSTQ với tên gọi "Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ về những thành tựu chính và kinh nghiệm lịch sử trong 100 năm đấu tranh của Đảng".

    ĐCSTQ được thành lập vào năm 1921, và tròn 100 năm đúng vào năm nay. Tại thời điểm này, một nghị quyết lịch sử cho toàn bộ thời kỳ phát triển trong quá khứ được đưa ra với mục đích tổng kết những thành tựu và kinh nghiệm lịch sử của 100 năm đấu tranh, và càng cần thiết hơn để hướng tới tương lai, xây dựng sự đồng thuận hơn nữa về những thách thức bên trong và bên ngoài mà ĐCSTQ phải đối mặt, đoàn kết các lực lượng để xử lý các vấn đề lớn.

    Trung Quốc nguy cấp vì 1 chỉ số chưa từng xuất hiện về Covid; Tin vui từ Mỹ cho HN và TP.HCM - Ảnh 1.

    định hình tương lai chính trị và xã hội trung quốc

    Theo trang Đa Chiều, vào thời điểm này, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đã trải qua hơn 40 năm. Trong khi sức mạnh tổng thể quốc gia tăng mạnh, hàng loạt tệ nạn và rủi ro không dễ phát hiện ra cũng đã tích tụ trong các lĩnh vực kinh tế và chính trị. Bên ngoài, Trung Quốc phải đối mặt với những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ qua, cũng như áp lực chiến lược có mục tiêu từ Mỹ. Đây đều là những tình huống mới và thách thức mới mà ĐCSTQ phải tìm cách giải quyết trong "Nghị quyết lịch sử thứ ba" của mình.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Diễn biến mới của đợt bùng dịch lan rộng nhất ở Trung Quốc sau Vũ Hán

    Theo Zing, Trung Quốc vừa ghi nhận số ca mắc Covid-19 không triệu chứng nhiều hơn số bệnh nhân có triệu chứng, qua đó thể hiện thách thức của nước này trong việc triệt tiêu virus dễ lây lan. Trong 89 người bị phát hiện nhiễm nCoV trong cộng đồng, 46 người không có triệu chứng rõ ràng, Bloomberg đưa tin ngày 9/11.

    Đây là lần đầu tiên số ca mắc không triệu chứng nhiều hơn số bệnh nhân có triệu chứng trong đợt bùng phát dịch sâu rộng nhất tại Trung Quốc kể từ sau Vũ Hán vào cuối năm 2019.

    20 trong 31 tỉnh của Trung Quốc đại lục đã ghi nhận ca mắc do biến chủng Delta gây ra, bao gồm thủ đô Bắc Kinh. 

    Trung Quốc nguy cấp vì 1 chỉ số chưa từng xuất hiện về Covid; Tin vui từ Mỹ cho HN và TP.HCM - Ảnh 1.

    Nhân viên xịt khử khuẩn tại một điểm xét nghiệm ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc vào ngày 8/11. Ảnh: Tân Hoa Xã.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vệ tinh NanoDragon phóng thành công: Khắc tên Việt Nam lên con đường chinh phục vũ trụ

    Theo Báo Quốc tế, tận mắt chứng kiến tên lửa Epsilon mang theo vệ tinh NanoDragon bay vào không gian, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam bày tỏ xúc động và tự hào khi ngành công nghiệp vũ trụ Việt Nam bước đầu khẳng định mình.

    NÓNG: Vệ tinh Made in Vietnam vừa phóng thành công tại Nhật; Tin vui từ Mỹ cho HN và TP.HCM - Ảnh 1.

    Đại sứ Vũ Hồng Nam tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản. (Nguồn: NVCC)

    Sáng ngày 9/11, tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, Nhật Bản, tên lửa Epsilon số 5 mang theo 9 vệ tinh, bao gồm vệ tinh NanoDragon của Việt Nam, đã được phóng thành công lên không gian.

    Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam đã chia sẻ về sự kiện lịch sử mang tính bước ngoặt của ngành công nghiệp vũ trụ Việt Nam.

    Vệ tinh Việt Nam

    Thưa Đại sứ, xin ông chia sẻ cảm xúc của mình khi được tận mắt chứng kiến khoảnh khắc vệ tinh NanoDragon của Việt Nam theo tên lửa Epsilon được phóng lên không gian?

    Tôi vô cùng xúc động khi tận mắt chứng kiến giây phút tên lửa Epsilon rời khỏi bệ phóng tại bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản, bắt đầu khởi động mang theo vệ tinh NanoDragon do các nhà khoa học, chuyên gia Trung tâm vũ trụ Việt Nam (VNSC) phát triển, bay vào không gian vũ trụ.

    Giờ phút thiêng liêng này đã đánh dấu một lần nữa hai tiếng "Việt Nam" của chúng ta được khắc lên bản đồ của các quốc gia trên con đường chinh phục vũ trụ.

    Đó thực sự là cảm giác tự hào trào dâng xen lẫn niềm kiêu hãnh khi chứng kiến thành tựu của ngành công nghiệp vũ trụ Việt Nam. Đây là một thành công, kết quả bước đầu rất đáng tự hào của VNSC thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng của ngành công nghiệp vũ trụ Việt Nam.

    Tôi vẫn còn nhớ chỉ mới cách đây 10 năm, Việt Nam mới thành lập VNSC. Kể từ khi PGS.TS. Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc VNSC, chỉ cho tôi về ngành công nghiệp vũ trụ Việt Nam như một "mảnh đất trống" thì tới nay, những gì chúng ta đã đạt được là cả một bước tiến vĩ đại.

    Chính những nỗ lực không ngừng nghỉ, kết tinh bởi công sức, trí tuệ của tập thể VNSC đã mang tới niềm tự hào lớn cho dân tộc Việt Nam.

    Tôi tin rằng thành công hôm nay sẽ giúp VNSC tiếp tục đạt những bước tiến xa hơn, thành công hơn nữa trên con đường chính phục không gian. Và bước tiếp theo chúng ta cùng chờ đợi là vệ tinh LotuSat-1 dự kiến sẽ được phóng lên không gian vào năm 2023.

    Vệ tinh LotuSat-1 là vệ tinh cỡ lớn tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều giá trị, ý nghĩa to lớn đối với đất nước Việt Nam không chỉ trong phát triển kinh tế, khoa học công mệ mà còn đóng góp cho nền an ninh quốc phòng của đất nước.

    NÓNG: Vệ tinh Made in Vietnam vừa phóng thành công tại Nhật; Tin vui từ Mỹ cho HN và TP.HCM - Ảnh 2.

    Khoảnh khắc tên lửa Epsilon mang theo vệ tinh NanoDragon bay vào không gian. (Nguồn: NVCC)

    Đại sứ có thể cung cấp thêm thông tin về vệ tinh NanoDragon và lý giải vì sao vệ tinh “Made in Vietnam” lại được phóng tại Nhật Bản?

    NanoDragon là vệ tinh thứ ba do các chuyên gia, nhà khoa học của VNSC trực tiếp nghiên cứu và phát triển, có kích thước lớn gấp 3 lần so với vệ tinh PicoDragon đầu tiên của Việt Nam.

    Vệ tinh NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano, nặng khoảng 4kg với kích thước 3U (100 x 100 x 340,5mm). 

    NanoDragon là sản phẩm của Đề tài "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano" thuộc "Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016-2020".

    Tất cả từ ý tưởng, thiết kế, chạy vi mạch, nguyên vật liệu… của vệ tinh NanoDragon đều "Made in Vietnam", do người Việt Nam thực hiện, thể hiện sự trưởng thành, sự chủ động của chúng ta trên con đường từng bước làm chủ công nghệ sản xuất vệ tinh.

    Trước đây vệ tinh VinaSat VNSat của Việt Nam được phóng tại Pháp. Lần phóng vệ tinh NanoDragon này chúng ta đã chọn Nhật Bản là đối tác phối hợp thử nghiệm vệ tinh nhỏ với sự hỗ trợ của chuyên gia nhà khoa học Nhật Bản.

    Tôi cho rằng đây là hợp tác có tính biểu tượng to lớn trong quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản trong khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng, hướng tới mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản vào năm 2023 (1973 – 2023).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ tính đưa dàn UAV tấn công kiểu "bầy đàn" tới gần biên giới Trung Quốc

    Theo Sputnik, quân đội Ấn Độ dự kiến triển khai đội máy bay không người lái (UAV) tấn công kiểu "bầy đàn" tới gần biên giới Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

    Vắc xin Mỹ tặng đổ ào ào về HN và TP.HCM; Ấn Độ định cho Trung Quốc đo ván bằng đòn dưới thắt lưng - Ảnh 1.

    Tác chiến UAV kiểu "bầy đàn" được xem là xu thế mới trong tương lai (Ảnh minh họa: UK Defence Journal).

    Sputnik đưa tin, quân đội Ấn Độ đã vạch ra kế hoạch triển khai UAV tấn công kiểu "bầy đàn" ở khu vực biên giới Trung Quốc trong một nỗ lực nhằm "phát hiện các hoạt động trên bộ của đối phương và nhắm mục tiêu vào các lực lượng mặt đất của đối thủ, bao gồm quân đội, phương tiện, các liên kết chỉ huy và kiểm soát". 

    Các UAV này sẽ được đưa tới khu vực giáp ranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở khu vực Himalaya.

    Máy bay không người lái bầy đàn là một nhóm UAV tác chiến cùng với lực lượng mặt đất, nhằm mang lại khả năng cơ động trên không trong các nhiệm vụ tấn công và phòng thủ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Biden hoàn thành lời hứa gì với ông Putin?

    Mỹ tặng lô vắc xin khủng, TP.HCM nhận trong 2 ngày liên tiếp; Việt Nam lọt top 20 thế giới - Ảnh 1.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: Reuters)

    Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, ông đã thực hiện lời hứa với người đồng cấp Nga Vladimir Putin là truy bắt tội phạm mạng trên khắp thế giới. 

    "Khi tôi gặp Tổng thống Putin vào tháng 6, tôi đã nói rõ rằng Mỹ sẽ hành động để đưa tội phạm mạng ra trước công lý. Chúng tôi đã làm điều đó", RIA dẫn lời chánh văn phòng Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố.

    Theo đó, tài liệu được công bố sau khi có thông tin rằng Mỹ đã đưa ra cáo buộc gian lận mạng chống lại công dân Nga Yevgeny Polyansky và Yaroslav Vasinsky người Ukraine.

    "Chúng tôi đang sử dụng toàn bộ quyền lực của chính phủ liên bang để ngăn chặn hoạt động tội phạm mạng, tăng cường phòng thủ ở đất nước, chống lại việc lạm dụng tiền ảo để đòi tiền chuộc cũng như sử dụng hợp tác quốc tế để phá vỡ hệ sinh thái tiền tệ", ông Biden nói. Ông Biden nói thêm, vẫn còn nhiều việc phải làm theo hướng này, nhưng Mỹ đã thực hiện các bước quan trọng để củng cố cơ sở hạ tầng. 

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ và Trung Quốc tranh đấu quyết liệt với nhau trong chống biến đổi khí hậu

    Vaccine Mỹ đổ ào ào về HN, TPHCM; Việt Nam đạt thành tích cực khủng, thuộc top 2 ĐNÁ: Top 1 là ai? - Ảnh 1.

    Những ngày gần đây, Tổng thống Mỹ Biden đã khiển trách Trung Quốc. Ông Biden nói rằng quyết định của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bỏ qua hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26, đang diễn ra vào đầu tháng 11/2021) là một "sai lầm lớn" bởi vì điều đó sẽ làm suy yếu tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh. Trung Quốc sau đó đã phản công lại sự chỉ trích này của Mỹ.

    Các tranh cãi trên cho thấy ngay cả trong các vấn đề đòi hỏi hợp tác quốc tế như biến đổi khí hậu, mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn sôi sùng sục.

    Các nhà lãnh đạo và các nhà đàm phán hàng đầu thế giới hiện đang tụ họp ở Glasgow, Scotland, nơi họ đưa ra các tuyên bố về khí hậu và thảo luận về các quy tắc thực hiện thỏa thuận toàn cầu Paris về khí hậu.

    Tổng thống Biden dự hội nghị trong 2 ngày và gửi tới cả một phái đoàn đông đảo các bộ trưởng trong nội các của mình. Trong khi đó, Trung Quốc cũng có một phái đoàn nhưng ông Tập Cận Bình quyết định không dự.

    Tổng thống Biden mới đây nói đầy ám chỉ: "Sao Trung Quốc, trong khi muốn xác lập vai trò lãnh đạo thế giới, lại không xuất hiện? Điều quan trọng duy nhất thu hút sự chú ý của thế giới là khí hậu. Đó là vấn đề lớn và họ đã bỏ đi".

    Trung Quốc liền phản kích. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Uông Văn Bân, tuyên bố: "Hành động có sức nặng hơn lời nói".

    "Cái chúng ta cần để xử lý vấn đề biến đổi khí hậu là hành động cụ thể thay vì những lời nói suông. Hành động của Trung Quốc trước biến đối khí hậu là có thật".

    Tuy nhiên, với việc có mặt trực tiếp tại hội nghị trên, Tổng thống Biden có lẽ đã để lại được một ấn tượng tích cực về cam kết của Mỹ đối với tình trạng biến đổi khí hậu, trong khi Chủ tịch Tập đã bỏ lỡ một cơ hội để tương tác trực tiếp với các nhà lãnh đạo thế giới khác.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam tiếp nhận thêm 2.873.520 liều vắc xin Pfizer từ COVAX do Hoa Kỳ trao tặng

    Thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam ngày 8/11 cho biết: Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam tự hào hợp tác cùng Việt Nam nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19. 

    Thông qua hợp tác với COVAX, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Việt Nam thêm 2.873.520 liều vắc xin Pfizer-BioNTech. Trong số này, 1.316.250 liều đã tới Hà Nội vào ngày 6 tháng 11 và 1.557.270 liều đã tới Thành phố Hồ Chí Minh vào các ngày 7 và 8 tháng 11. 

    Đây là lần thứ bảy Hoa Kỳ trao tặng vắc xin cho Việt Nam, nâng tổng số vắc xin COVID-19 Hoa Kỳ tặng Việt Nam tới nay lên hơn 15 triệu liều.

    Hoa Kỳ đã cam kết hỗ trợ Việt Nam hơn 30,2 triệu đô la nhằm ứng phó với COVID-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu. Sự hỗ trợ này bao gồm các khóa đào tạo trực tuyến dành cho hàng nghìn nhân viên y tế, công nghệ giải trình tự gen giúp Việt Nam phát hiện các biến thể của vi rút, cung cấp thiết bị xét nghiệm và thiết bị bảo quản vắc-xin cũng như các thiết bị thiết yếu cho bệnh nhân như máy thở, máy làm giàu oxy và bình oxy lỏng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ trưởng Y tế: Việt Nam là một trong 20 nước trên thế giới có số liều vaccine tiêm nhiều nhất

    Giải trình vào cuối phiên thảo luận chiều 8/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu Quốc hội đặt ra về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

    Đề cập đến một số vấn đề Đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá, thời gian qua, chiến lược vaccine đã được triển khai rất hiệu quả, trên tất cả lĩnh vực từ mua, nhập khẩu, nghiên cứu sản xuất trong nước, tổ chức chiến dịch tiêm chủng...

    Việt Nam lọt top 20 thế giới; Mỹ tặng lô vắc xin khủng, TP.HCM nhận trong 2 ngày liên tiếp - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long

    "Việt Nam đã có những thỏa thuận, đơn hàng, hợp đồng lên tới 200 triệu liều; đã tiếp nhận khoảng 125 triệu liều" – ông Long thông tin.

    Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Y tế, việc đưa vaccine về nước đang được đẩy nhanh trong cuối năm nay để phục vụ người dân miễn phí. Cùng với đó, chiến dịch tiêm chủng vắc xin cũng đang được triển khai rất thành công.

    "Tính đến hết ngày 7/11, cả nước đã tiêm được hơn 90 triệu liều với hơn 83,8% số người từ 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều và hơn 40% số người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ 2 liều vắc xin. Số lượng vắc xin hiện tại đã đảm bảo bao phủ đủ liều vào cuối năm nay, đồng thời triển khai kế hoạch tiêm mũi thứ 3 vào cuối năm nay và đầu năm sau" – Bộ trưởng Long nêu.

    Ông cho biết thêm, Việt Nam là một trong 20 nước trên thế giới có số liều vắc xin tiêm chủng nhiều nhất, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia) và đứng thứ 7 trong châu Á và là một trong nhóm 3 nước có tốc độ tiêm nhanh nhất thế giới tính theo số liều tiêm theo ngày và theo tuần.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sinovac, Sinopharm "thắng lớn" ở châu Âu

    Biến căng Ba Lan-Belarus - Vaccine TQ thắng lớn ở châu Âu; Việt Nam nhận tin vui từ láng giềng - Ảnh 1.

    Theu Reuters, mới đây Vương quốc Anh cho biết nước này sẽ công nhận những loại vaccine ngừa COVID-19 có trong danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO, theo đó bổ sung thêm các vaccine Sinovac, Sinopharm của Trung Quốc và Covaxin của Ấn Độ vào danh sách được phê duyệt cho khách du lịch tới đây.

    Thay đổi này sẽ có hiệu lực từ ngày 22/11 tới, mang lại lợi ích cho những người được tiêm chủng đầy đủ từ các quốc gia bao gồm Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Malaysia và Ấn Độ.

    Theo Bộ Giao thông Vận tải Anh, các quy tắc đi lại đang được đơn giản hóa hơn nữa vì tất cả những nười dưới 18 tuổi sẽ được coi như đã tiêm chủng đầy đủ tại biên giới và có thể nhập cảnh vào Anh mà không phải tự cách ly.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thất bại cay đắng của đảng Dân chủ ở New Jersey

    Việt Nam nhận tin cực vui từ Singapore - TQ cảnh báo gắt Đài Loan: Đòi độc lập là con đường chết - Ảnh 1.

    Thượng nghị sĩ lâu năm đảng Dân chủ Steve Sweeney. Ảnh: AP

    Theo kết quả được công bố vào ngày 4/11 (theo giờ Mỹ) vừa qua, gương mặt mới của đảng Cộng hoà, tài xế xe tải công ty nội thất Edward Durr, đã đánh bại Thượng nghị sĩ lâu năm của đảng Dân chủ Steve Sweeney tại Khu vực lập pháp thứ 3 (bang New Jersey, Mỹ) trong cuộc đua vào thượng viện. Trong đó, Khu vực lập pháp thứ 3 này bao gồm các hạt Cumberland, Gloucester và Salem.

    Chia sẻ về kết quả bầu cử trên, Lãnh đạo Đa số Thượng viện bang New Jersey Loretta Weinberg cho biết trong một cuộc phỏng vấn: "Điều đó đã gây sốc và tôi không thể hình dung được".

    Được biết, ông Sweeney vốn là chủ tịch Thượng viện bang New Jersey từ năm 2010 và chịu trách nhiệm điều hành chương trình nghị sự tiến bộ của Thống đốc đảng Dân chủ Phil Murphy, bao gồm việc trả mức lương tối thiểu 15USD/giờ theo từng giai đoạn, nghỉ ốm được nhận lương và hợp pháp hóa cần sa sử dụng cho mục đích giải trí.

    Nhưng năm nay, một tài xế "vô danh" của đảng Cộng hoà đã đánh bại ông với chiến dịch tranh cử chỉ tốn vỏn vẹn 153,1 USD.

    Được biết, ông Edward Durr tự mô tả mình là người ủng hộ quyền của Tu chính án thứ 2 và bảo thủ về mặt tài chính, muốn cắt giảm thuế. Trong một cuộc phỏng vấn với NJ.com, ông nói rằng ông không biết phải nhận xét về chiến thắng của mình là như thế nào. Trước đây, ông từng tranh cử không thành công vào Quốc hội bang vào năm 2017 và 2019. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử năm 2021, ông đã giành chiến thắng đầu tiên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Biến căng" ở biên giới Ba Lan - Belarus

    Một lượng lớn người nhập cư đã tới khu vực biên giới giữa Ba Lan và Belarus - hiện tượng mà cơ quan đặc vụ của Ba Lan mô tả là nỗ lực lớn nhất từng thấy nhằm nhập cảnh vào đất nước bằng vũ lực.

    Số người nhập cư tập trung tại biên giới chủ yếu là thanh niên trai tráng, phát ngôn viên Stanislaw Zaryn cho Bộ trưởng chuyên trách điều phối lực lượng Đặc vụ của Ba Lan tiết lộ trên Twitter.

    "Nhóm người nhập cư tập trung đông đảo bên phía Belarus chủ yếu là nam thanh niên. Nỗ lực lớn nhất từng thấy nhằm nhập cảnh vào Ba Lan bằng vũ lực đã bắt đầu", ông Zaryn đăng tải.

    Quan chức này còn nhắc lại lời cáo buộc nhằm vào Minsk, cho rằng Minsk kiểm soát, điều hướng dòng người tị nạn về phía Ba Lan và đám đông mới nằm dưới "sự kiểm soát chặt chẽ của những người Belarus có vũ trang".

    "Họ quyết định hướng đi của nhóm người. Đây là một hành động thù địch khác của phía Belarus nhằm vào Ba Lan", ông Zaryn tuyên bố trong một tweet khác đăng tải trước đó khi chia sẻ đoạn video được cho là quay ở khu vực biên giới bên Belarus.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore nới lỏng kiểm soát với 14 quốc gia, trong đó có Việt Nam

    Singapore sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp nới lỏng hạn chế trong thời gian tới khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Thông tin từ giới chức nước này đưa ra ngày 8/11 sau khi tỷ lệ lây nhiễm tại Singapore đã giảm xuống còn 0,81.

    Từ ngày 10/11, những người trong cùng hộ gia đình đã tiêm chủng đầy đủ có thể tụ tập tối đa 5 người. Tuy nhiên với các gia đình khác nhau, giới hạn này vẫn là 2 người. Các hoạt động trong trường học cũng dần được nối lại. Công suất tại các rạp chiếu phim, các buổi biểu diễn trực tiếp và các sự kiện hội nghị, triển lãm cũng sẽ được tăng lên.

    Singapore cũng nới lỏng một số biện pháp kiểm soát biên giới với 14 quốc gia khác, trong đó có Việt Nam kể từ 12/11 tới. Du khách từ các nước này sẽ chỉ phải xét nghiệm trước khi nhập cảnh, cách ly tại nơi cư trú và xét nghiệm PCR vào ngày cuối cách ly.

    Ngoài ra, Singapore cũng nới lỏng kiểm soát biên giới, thiết lập thêm làn đi lại dành cho người đã tiêm vaccine từ ba quốc gia gồm Malaysia, Phần Lan và Thụy Điển từ 29/11 tới.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc cảnh báo gắt Đài Loan: Đòi độc lập là con đường chết

    Theo CGTN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 8/11 vừa nhắc lại lời cảnh báo chính quyền đảo Đài Loan rằng hành động "đòi độc lập" sẽ chỉ dẫn đến đường chết.

    Ông Biden và đảng Dân chủ nhận tin dữ - TQ cảnh báo gắt Đài Loan: Đòi độc lập là con đường chết - Ảnh 1.

     "Chỉ có một Trung Quốc trên thế giới và đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc", ông Uông nhấn mạnh.

    Trước đó, ứng cử viên tổng thống Honduras từ phe cánh tả Xiomara Castro cho biết bà sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11. Phía đảo Đài Loan đã cảnh báo Honduras đừng tin những lời hứa "có vẻ hào nhoáng" của đại lục, đồng thời nói thêm rằng đây là một thủ đoạn thông thường nhằm phá hoại mối quan hệ giữa đảo này và các "đồng minh".

    "Chúng tôi xin nhắc lại rằng hành động đòi 'Đài Loan độc lập' sẽ chỉ dẫn đến đường chết, và chiêu bài 'ngoại giao đồng đô la' của họ sẽ chẳng đi đến đâu", ông Uông nhấn mạnh.

    Ông cũng nói thêm, bất kỳ nỗ lực nào của Đài Loan nhằm đi ngược dòng lịch sử bằng cách kêu gọi sự hỗ trợ từ nước ngoài đều sẽ thất bại.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quốc gia châu Á chấn động trước cái chết của 1 chú chó

    Theo VOV, vụ việc một chú chó bị bỏ mặc đến chết trong thùng vận chuyển bắp cải đã gây chấn động Indonesia và làm dấy lên nhiều tranh cãi về loại hình du lịch "halal" khi nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này đang tìm cách thu hút nhiều du khách Hồi giáo.

    Quốc gia châu Á chấn động trước cái chết của 1 chú chó - Đài Loan trả giá vì theo đuổi Zero Covid - Ảnh 1.

    Chú chó Canon được cho là đã bị bỏ mặc đến chết. Ảnh: Instagram

    Tháng 10 vừa qua, một bài viết đăng tải trên mạng xã hội cho biết, một chú chó đen có tên Canon đã bị giới chức địa phương bắt giữ tại khu nghỉ dưỡng Kimo ở ngoài khơi đảo Sumatra. Khu nghỉ dưỡng này hướng ra Ấn Độ Dương, nằm trên một hòn đảo thuộc tỉnh Aceh – khu vực có đa số theo đạo Hồi và áp dụng nghiêm ngặt luật Hồi giáo Sharia. Việc bắt giữ chú chó này là một phần của chiến dịch truy quét, nhằm đảo bảo các cơ sở du lịch tuân thủ luật Sharia – trong trường hợp này có nghĩa là loại bỏ những con vật được coi là "haram" hay bị cấm.

    Trong số 34 tỉnh thành của Indonesia thì có 10 tỉnh được xác định là các điểm du lịch "halal" (Du lịch Hồi giáo), có nghĩa là tuân thủ chặt chẽ luật Sharia và tránh xa những hoạt động bị cấm theo đạo Hồi như cờ bạc hay uống rượu.

    Tuy vậy, cái chết của chú chó Canon dường như đã nêu bật sự nhầm lẫn xung quanh khái niệm "du lịch halal" là gì và ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc thực thi các quy định halal tại các khu du lịch. Cảnh sát trưởng huyện Singkil của tỉnh Aceh, ông Maryudi Helman xác nhận rằng, lực lượng này đang điều tra đơn khiếu nại của một nhóm nhân quyền về hành vi ngược đãi động vật.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đài Loan trả giá vì theo đuổi "Zero Covid"

    Theo VOV, gần 2 năm sau khi phát hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên, Đài Loan vẫn đang siết chặt các biện pháp kiểm soát vốn đã tạo nên thành công ban đầu như đóng cửa chặt, kiểm dịch nghiêm ngặt, truy vết các ca mắc và bắt buộc đeo khẩu trang.

    Vùng lãnh thổ Đài Loan cùng với Trung Quốc đại lục và đặc khu Hong Kong vẫn theo đuổi chiến lược loại bỏ Covid-19 và chưa muốn trở lại một thế giới hậu Covid-19.

    Các biện pháp hạn chế đã tác động đáng kể tới du lịch quốc tế, cản trở thương mại và làm trầm trọng thêm các vấn đề về chuỗi cung ứng. Dịch vụ hàng không đến và đi từ một số quốc gia bị đình chỉ. Nhiều gia đình bị chia cắt, sinh kế bị ảnh hưởng.

    Quốc gia châu Á chấn động trước cái chết của 1 chú chó - Đài Loan trả giá vì theo đuổi Zero Covid - Ảnh 1.

    Đài Loan vẫn theo đuổi chiến lược Zero Covid. Ảnh: Shutterstock

    Năm 2019, có hơn 29 triệu lượt khách quốc tế đến Đài Loan. Năm 2020, trong thời kỳ cao điểm của đại dịch và trước khi có vaccine, con số này là 3,9 triệu. Từ đầu năm tới nay, con số này chỉ còn 335.000.

    "Bạn có thể duy trì [chiến lược Zero Covid-19] trong bao lâu? Mọi thứ đều có cái giá của nó. Đài Loan đã phải hy sinh sự hợp tác quốc tế trong thương mại và trao đổi", Giáo sư Chunhuei Chi, Giám đốc trung tâm sức khỏe toàn cầu của Đại học bang Oregon, cho biết.

    Hồi tháng 7/2021, Economist Intelligence Unit cho biết chiến lược Zero Covid-19  được sử dụng ở các nước châu Á "mang lại cả lợi ích về sức khỏe và kinh tế, được nhiều người ủng hộ ở những nơi chính sách này được thực hiện".

    "Nếu phần còn lại của thế giới đã áp dụng cách tiếp cận tương tự, thì Zero Covid-19 có thể là một chiến lược bền vững" bản báo cáo của Economist Intelligence Unit đánh giá. Nhưng nhiều nước trên thế giới đã không làm như vậy và chính sách này "sẽ không khả thi khi nền kinh tế toàn cầu mở cửa trở lại".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Biden chạm "đáy" mới

    Quốc gia châu Á chấn động trước cái chết của 1 chú chó - Đài Loan trả giá vì theo đuổi Zero Covid - Ảnh 1.

    Tổng thống Biden

    Cuộc thăm dò mới đây do USA Today và Đại học Suffolk thực hiện từ ngày 3/11 đến ngày 5/11 cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Mỹ Joe Biden đã giảm xuống mức thấp nhất trong số 40 cuộc thăm dò gần đây.

    Cụ thể, kết quả thăm dò cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Biden giảm xuống còn 38% sau nhiều tuần dao động ở ngưỡng 40%. Đây là kết quả khảo sát trước khi đảng Dân chủ thông qua dự luật "khủng" về nâng cấp cơ sở hạ tầng và nâng cao gói chi tiêu xã hội.

    46% trong số những người được khảo sát tin rằng ông Biden đang thực hiện công việc của mình tệ hơn mong đợi. Trong đó, có tới 16% những người đã bỏ phiếu bầu ông làm tổng thống vào năm ngoái. 44% người được hỏi nhận xét ông chủ Nhà Trắng đang thể hiện kém hơn, không tốt hơn họ mong đợi.

    Theo cuộc thăm dò, 64% số người được hỏi cho biết họ không muốn tổng thống tái tranh cử, trong đó có tới 28% người là đảng viên đảng Dân chủ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại