Cập nhật lúc

Thông tin về hiệu quả vaccine Pfizer ở trẻ 5-11 tuổi; Chuyên gia khen cách Việt Nam kiểm soát dịch

Tình hình đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt với sự xuất hiện của biến thể Delta Plus - AY.4.2.

Thông tin về hiệu quả vaccine Pfizer ở trẻ 5-11 tuổi; Chuyên gia khen cách Việt Nam kiểm soát dịch
13
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Đợt dịch mới ở Trung Quốc lan đến thủ đô Bắc Kinh

    Cơ quan y tế Trung Quốc ngày 23/10 cho biết nước này vừa ghi nhận 50 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 38 ca lây lan trong cộng đồng.

    Các ca bệnh mới tập trung ở thủ đô Bắc Kinh (6 ca), tỉnh Vân Nam (1 ca), tỉnh Cam Túc (17 ca), hai khu tự trị Nội Mông (11 ca) và Ninh Hạ (3 ca).

    Đến thời điểm hiện tại, đợt bùng phát mới nhất ở Trung Quốc - liên quan đến một tour du lịch - đã lan ra tới 10 tỉnh thành và khu tự trị. Phần lớn các ca bệnh tập trung ở khu vực Tây Bắc Trung Quốc, bao gồm tỉnh Cam Túc, khu tự trị Ninh Hạ, Nội Mông… Đây được coi là vùng sâu vùng xa, không có nhiều nguồn lực y tế như các thành phố lớn.

    Trong cuộc họp báo ngày 23/10, chính quyền Bắc Kinh cho biết đã quyết định nâng mức cảnh báo COVID-19 của quận Xương Bình lên mức nguy cơ cao vì các ca bệnh mới đều tập trung ở khu vực này. Hơn 400 người tiếp xúc gần với các ca bệnh đã được đưa đến điểm cách ly tập trung, và gần 380.000 cư dân địa phương đã được xét nghiệm sàng lọc.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia dỡ bỏ lệnh cấm các chuyến bay từ 3 nước Đông Nam Á

    Theo Báo Tin tức, ngày 23/10, Campuchia đã dỡ bỏ lệnh cấm tất cả các chuyến bay từ Malaysia, Indonesia và Philippines, sau khi hầu hết người dân ở vương quốc này đã được tiêm vaccine phòng COVID-19.

    Việt Nam nhận ưu đãi khủng nhất lịch sử của Quảng Tây, Trung Quốc - Pfizer đại thắng - Ảnh 1.

    Sân bay Quốc tế Phnom Penh. Ảnh: phnompenhpost.com

    Trong thông cáo báo chí, Bộ trưởng Y tế Campuchia Mam Bunheng cho biết Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã đưa ra quyết định trên và quyết định có hiệu lực ngay lập tức.

    Thông cáo nêu rõ: "Đây là một phần trong kế hoạch hành động của Campuchia mở lại dần các hoạt động kinh tế và xã hội trong mọi lĩnh vực thông qua việc thích ứng với trạng thái bình thường mới và kích hoạt lại các dịch vụ vận tải đường không".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ảnh: Người dân Bắc Kinh xếp hàng chờ tiêm liều vaccine tăng cường

    Việt Nam nhận ưu đãi khủng nhất lịch sử của Quảng Tây, Trung Quốc - Pfizer đại thắng - Ảnh 1.

    Ảnh: EPA

    Hình ảnh trên vừa được chụp ngay trong ngày hôm nay (23/10) ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.

    Một số chính quyền địa phương đã bắt đầu tiêm liều bổ sung cho những người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm 2 mũi, trong bối cảnh một số địa phương phát hiện ca nhiễm mới.

    Tính đến ngày 17/10, Trung Quốc cho biết họ đã tiêm hơn 2,2 tỷ liều vaccine cho người dân.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19 làm giảm 2 năm tuổi thọ trung bình của người Ấn Độ

    Tuổi thọ trung bình của người dân Ấn Độ đã giảm khoảng 2 năm do đại dịch Covid-19. Đây là kết quả của một phân tích thống kê do các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Dân số Quốc tế (IIPS), có trụ sở tại thành phố Mumbai, bang Maharastra tiến hành.

    Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí khoa học Y tế công cộng BMC ngày 22/10. Theo đó, các nhà khoa học cho rằng tuổi thọ trung bình khi sinh của nam giới và phụ nữ Ấn Độ đã giảm từ lần lượt 69,5 và 72 vào năm 2019 xuống còn 67,5 và 69,8 vào năm 2020. Tuổi thọ trung bình khi sinh là số năm trung bình mà một đứa trẻ sơ sinh dự kiến ​​sẽ sống nếu tỷ lệ tử vong tại thời điểm sinh của trẻ không đổi trong tương lai. Nghiên cứu mới cũng xem xét "sự bất bình đẳng về tuổi thọ" (sự thay đổi về độ dài tuổi thọ trong các quần thể) và nhận thấy tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở nam giới trong độ tuổi 35-69 là cao nhất.

    Tác giả của báo cáo cho biết: nhóm tuổi từ 35–69 có số ca tử vong cao đột biến trong năm 2020 so với những năm trước đó. Và chính nhóm tuổi này đã góp phần rất lớn vào sự sụt giảm tuổi thọ trung bình. Mục đích của nghiên cứu này làm nhằm xem xét gánh nặng của đại dịch Covid-19 đối với các mô hình tử vong tại Ấn Độ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO nêu cách ngăn chặn SARS-CoV-2 tiếp tục biến chủng

    Việt Nam nhận ưu đãi khủng nhất lịch sử của Quảng Tây, Trung Quốc - Pfizer đại thắng - Ảnh 1.

    Phát ngôn viên WHO Margaret Harris

    Người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày hôm nay (23/10) cho biết cả thế giới cần phải tiêm vaccine để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 tiếp tục tạo ra biến thể mới.

    Cụ thể, trong một cuộc phỏng vấn với Times Radio, người phát ngôn của WHO Margaret Harris cho biết: "Điều quan trọng là đảm bảo số lượng virus lây nhiễm trên khắp thế giới càng ít càng tốt, tuy nhiên hiện chỉ mới có 1/10 dân số châu Phi được tiêm vaccine."

    Bà Harris lo ngại rằng thế giới sẽ chứng kiến ngày càng nhiều biến thể hơn, và chỉ mỗi vaccine không thể giúp thế giới thoát khỏi đại dịch, mà tất cả mọi người cần nghiêm chỉnh thực hiện những biện pháp phòng ngừa khác như không tụ tập đông người, đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia quốc tế khen ngợi cách Việt Nam kiểm soát dịch bệnh

    "Việt Nam trải qua bốn đợt đại dịch COVID-19 từ đầu năm 2020 tới nay. Việt Nam đã hành động nhanh chóng và dứt khoát khi đợt dịch đầu tiên bùng phát bằng cách áp dụng tập quán toàn cầu tốt nhất về sức khỏe cộng đồng. Đó là đóng cửa biên giới, xét nghiệm, truy vết tiếp xúc, cách ly, đóng cửa trường học, cấm tụ tập đông người, yêu cầu đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách xã hội… Những biện pháp ban đầu này rất hiệu quả. Các đợt dịch tiếp theo đòi hỏi các biện pháp nghiêm ngặt như phong tỏa, hạn chế đi lại", VOV trích dẫn nhận định của GS Carlyle A. Thayer, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc.

    Việt Nam nhận ưu đãi khủng nhất lịch sử của Quảng Tây, Trung Quốc - Pfizer đại thắng - Ảnh 1.

    GS Carlyle A. Thayer, Đại học New South Wales

    Trong khi đó, ông James Borton, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chính sách đối ngoại, Đại học Johns Hopkins (Mỹ), nhận định rõ ràng rằng, các làn sóng coronavirus ở TPHCM đã gây nhiều thách thức cho chính phủ Việt Nam. Hệ quả của chiến lược "Zero COVID" và các biện pháp nghiêm ngặt đã ảnh hưởng tới nền kinh tế, làm tê liệt ngành du lịch. Vì vậy, Việt Nam đã chuyển sang chính sách sống chung an toàn với virus thông qua một loạt đợt tái mở cửa chia theo từng giai đoạn.

    "Rõ ràng khi COVID-19 bùng phát lần đầu, Việt Nam chứng tỏ mình là nhà lãnh đạo khu vực, nếu không muốn nói là nhà lãnh đạo toàn cầu, trong việc kiềm chế sự lây lan của coronavirus. Năm 2020, trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã củng cố vai trò lãnh đạo của mình trong cuộc chiến khu vực chống lại đại dịch", ông Borton nhận định.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan chuẩn bị dỡ bỏ lệnh giới nghiêm ban đêm

    Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thủ tướng Thái Lan đã ra lệnh chấm dứt áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm tại 17 tỉnh, trong đó có thủ đô Bangkok, từ ngày 31/10 để hỗ trợ kế hoạch mở cửa đón du khách quốc tế đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 tới Thái Lan từ đầu tháng 11.

    Việt Nam nhận ưu đãi khủng nhất lịch sử của Quảng Tây, Trung Quốc - Pfizer đại thắng - Ảnh 1.

    Khách du lịch tham quan một ngôi chùa ở Chiang Mai, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

    Sắc lệnh dừng áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha được công bố trên Công báo Hoàng gia, trong đó khẳng định tình hình dịch COVID-19 ở Thái Lan đã được cải thiện với số ca nhiễm mới hằng ngày dần ổn định và số ca bình phục ngày càng nhiều hơn, đồng thời cần triển khai việc khôi phục nền kinh tế quốc gia. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan cũng nâng số người được phép tham gia các cuộc tụ họp đông người ở nơi công cộng lên tối đa 500. Mặc dù các tụ điểm giải trí như hộp đêm, quán karaoke tại các tỉnh mở cửa du lịch vẫn chưa được phép mở lại, giới chức các tỉnh có thể bắt đầu chuẩn bị cho việc mở cửa những cơ sở này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể phụ AY.4.2 dễ lây nhiễm hơn Delta đang lan ra các bang ở Mỹ

    Biến thể phụ AY.4.2 của chủng Delta hiện đang lan ra các khu vực của Mỹ. Theo Outbreak.Info, AY.4.2 hiện được phát hiện tại 4 bang của Mỹ gồm Bắc Carolina, Massachusetts, Washington, California cùng với thủ đô Washington, tính tới 21/10 (giờ Mỹ)

    Hiện nay, biến thể phụ này vẫn hiếm gặp ở Mỹ. Cho tới nay, chỉ có 5 ca nhiễm biến thể AY.4.2 được ghi nhận ở quốc gia này với các bang trên và thủ đô Washington mỗi nơi chỉ ghi nhận 1 ca.

    Cách đó 2 ngày, biến thể AY.4.2 chỉ được phát hiện ở California, Bắc Carolina và Washington DC.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quảng Tây, Trung Quốc dành lô hàng viện trợ đối ngoại lớn nhất cho Việt Nam phòng chống dịch Covid-19

    Ngày 22/10, tại cửa khẩu Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc đã diễn ra Lễ khởi hành chuyến xe chở vaccine và thiết bị y tế do chính quyền Khu tự trị Dân tộc Choang, Quảng Tây tặng các địa phương Việt Nam để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

    Tham dự Lễ khởi hành, về phía Quảng Tây có lãnh đạo Sở Y tế, Sở Ngoại vụ, chính quyền thành phố Đông Hưng.

    Về phía Việt Nam có Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh Đỗ Nam Trung cùng một số cán bộ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam.

    Số vaccine và thiết bị vật tư y tế Quảng Tây tặng các địa phương Việt Nam lần này có tổng giá trị 62,55 triệu Nhân dân tệ (khoảng 9,7 triệu USD), bao gồm 800.000 liều vaccine Verocell của Sinopharm, 1 bộ máy thở ECMO cùng nhiều trang thiết bị, vật tư y tế khác.

    Thông tin về hiệu quả vaccine Pfizer ở trẻ 5-11 tuổi; Chuyên gia khen cách Việt Nam kiểm soát dịch - Ảnh 1.

    Số vaccine và thiết bị vật tư y tế Quảng Tây tặng các địa phương Việt Nam lần này bao gồm 800.000 liều vaccine Verocell, cùng nhiều vật tư y tế khác.

    Đây là lô hàng viện trợ đối ngoại lớn nhất trong lịch sử Quảng Tây, thể hiện tình cảm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Tây đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương Việt Nam.

    Theo Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh Đỗ Nam Trung, ngoài lô vaccine, vật tư, thiết bị nói trên, thời gian vừa qua, Tổng Lãnh sự quán đã vận động các ban ngành, doanh nghiệp tại địa bàn hỗ trợ các địa phương Việt Nam chống dịch với số trang thiết bị y tế có tổng trị giá khoảng 2 tỷ 243 triệu đồng.

    Theo thống kê, 8 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Quảng Tây đạt 133,8 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 20,1 tỷ USD), tăng 25,7%; trong đó Quảng Tây xuất khẩu 97,9 tỷ CNY (khoảng 14,7 tỷ USD), tăng 22%; nhập khẩu 35,9 tỷ CNY (khoảng 5,4 tỷ USD), tăng 37%.

    Theo: Báo Quốc tế

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Indonesia tiêm chủng tốt nhất trong các nước không sản xuất vaccine

    VOV đưa tin, từ chỗ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19 tại Đông Nam Á, đến nay Indonesia tuyên bố đã trở thành nước có tỷ lệ tiêm chủng ngừa Covid-19 tốt nhất trong số các nước không sản xuất vaccine.

    Tuyên bố được bà Siti Nadia Tarmizi, người phát ngôn về chương trình tiêm chủng Covid-19 của Bộ Y tế Indonesia, đưa ra tại cuộc đối thoại trực tuyến với chủ đề “Vaccine cho mọi người”. Theo bà Tarmizi, chương trình tiêm chủng quốc gia Indonesia hiện đã tiêm được liều vaccine ngừa Covid-19 thứ nhất cho khoảng 110 triệu người dân (đạt 53% mục tiêu tiêm chủng). Trong khi đó, khoảng 65 triệu người đã được tiêm đầy đủ 2 liều vaccine (đạt 31% mục tiêu tiêm chủng). Trước đó, Indonesia đặt mục tiêu tiêm chủng cho 208 triệu dân vào đầu năm 2022.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuỗi ngày "đen tối" của Nga vẫn chưa dừng lại

    Hôm 22/10, Nga tiếp tục ghi nhận số ca tử vong mới do COVID-19 trong ngày cao kỷ lục với 1.064 trường hợp tử vong được ghi nhận - đây là ngày "đen" tối thứ 4 liên tiếp tại nước này.

    Số ca nhiễm mới trong ngày cũng ở mức kỷ lục - 37.141 trường hợp. Tình hình chuyển biến xấu đã khiến Tổng thống Putin quyết định cho phép người lao động nghỉ 1 tuần có lương để chống dịch, bắt đầu từ ngày 30/10.

    Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết quyết định nói trên của Tổng thống Putin được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ hội để phá vỡ chuỗi lây nhiễm, nhưng ông cũng thừa nhận rằng tình hình hiện tại "cực kỳ khó khăn".

    Pfizer báo tin cực vui liên quan đến trẻ em - Chuỗi ngày đen tối của Nga vẫn chưa dừng lại - Ảnh 1.

    Ảnh: TASS

    Ông Peskov không loại trừ khả năng chính phủ Nga có thể ban bố những biện pháp chống dịch cứng rắn hơn nữa, đồng thời lên án thái độ tiêu cực của người dân đối với việc tiêm phòng COVID-19.

    "Kế hoạch tiêm chủng của Nga đang tụt hậu nhiều so với nhiều nước châu Âu. Số người tiêm chủng ngày càng ít đi, ngày càng nhiều người nhiễm bệnh trong khi các biến chủng mới, nguy hiểm hơn xuất hiện", ông Peskov nói. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine Pfizer hiệu quả hơn 90% ở trẻ 5-11 tuổi

    Ngày 22/10, hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) cho biết loại vaccine ngừa COVID-19 do hãng này phối hợp sản xuất cùng hãng dược phẩm BioNTech (Đức) có hiệu quả 90,7% chống lại virus SARS-CoV-2 ở trẻ em từ 5-11 tuổi.

    Pfizer báo tin cực vui liên quan đến trẻ em - Chuỗi ngày đen tối của Nga vẫn chưa dừng lại! - Ảnh 1.

    Ảnh: AP

    Trong báo cáo thử nghiệm lâm sàng gửi tới Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), Pfizer cho biết 16 trẻ em được tiêm giả dược đã mắc COVID-19, trong khi chỉ có 3 trẻ tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech bị mắc bệnh. Trong số 2.268 trẻ em tham gia thử nghiệm, số trẻ được tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech nhiều gấp đôi so với số trẻ được tiêm giả dược. Do đó, hiệu quả phòng COVID-19 của vaccine này đối với trẻ em được tính là hơn 90%.

    Theo kế hoạch, các cố vấn của FDA sẽ họp trong ngày 26/10 tới để bỏ phiếu về việc có nên khuyến nghị cơ quan này phê chuẩn sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech cho nhóm trẻ em từ 5-11 tuổi hay không. Trong trường hợp FDA cho phép tiêm vaccine này cho trẻ em từ 5-11 tuổi, nhóm cố vấn sẽ tiếp tục họp trong hai ngày 2 và 3/11 để đưa ra các khuyến nghị về cách thức tiêm phòng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới ghi nhận trên 243,5 triệu ca nhiễm COVID-19

    Pfizer báo tin cực vui liên quan đến trẻ em - Chuỗi ngày đen tối của Nga vẫn chưa dừng lại! - Ảnh 1.

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 23h ngày 22/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 243.521.002 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.948.917 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 220.632.802 người.

    Xét về tổng số ca nhiễm, Mỹ. Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Xét theo tỉ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, tiếp đến là Bosnia-Herzegovina.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại