*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình thế giới trong ngày hôm nay có gì đặc biệt?
Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn tin của hãng thông tấn TASS cho biết Đại sứ quán Nga tại Kiev (Ukraine), ngày 12/2 thông báo các nhà ngoại giao Nga vẫn đang tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của họ trên lãnh thổ Ukraine.
Đại sứ quán Nga ở Ukraine. Ảnh tư liệu: TASS/TTXVN
Đại sứ quán Nga ở Kiev khẳng định vẫn làm việc như bình thường và không có quyết định sơ tán một phần, mặc dù Bộ Ngoại giao đang xem xét việc này. Một nhân viên của Đại sứ quán Nga tại Kiev khẳng định: "Chúng tôi vẫn đang làm việc của mình".
Đại sứ quán Nga tại Kiev trước đó cho biết đang xem xét việc để những nhân viên không thiết yếu rời khỏi Ukraine.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Phát biểu tại cuộc họp của Tổ công tác liên bộ về việc xây dựng Cửa khẩu Quốc tế Thmor Da ở tỉnh Pursat ngày 11/2, Bộ trưởng Bộ Giao thông và Công chính Campuchia Sun Chanthol cho biết, dự án xây dựng Cửa khẩu Quốc tế Thmor Da giữa Campuchia và Thái Lan nhằm tăng cường hợp tác thương mại và du lịch giữa hai nước.
Trong chuyến thăm đến quốc gia láng giềng Fiji, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ tuyên bố về việc mở một đại sứ quán mới ở đảo quốc Thái Bình Dương sau 29 năm tối giản hiện diện trong khu vực.
Quần đảo Solomon nằm ở Nam Thái Bình Dương. Ảnh: Reuters
Theo kế hoạch, trong chuyến thăm đến thành phố Nadi của Fiji, ông Blinken sẽ tổ chức cuộc họp trực tuyến với các lãnh đạo từ 18 đảo quốc Thái Bình Dương trong một động thái được cho là nhằm củng cố vai trò ngoại giao và an ninh của Mỹ trong khu vực.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bộ Ngoại giao Hà Lan mới đây đã lên tiếng hối thúc tất cả các công dân nước này rời khỏi Ukraine trong bối cảnh tình hình an ninh tại quốc gia Đông Âu trở nên phức tạp.
"Tình hình an ninh vốn đã đáng lo ngại, thậm chí còn trở nên xấu đi trong vài ngày trở lại đây. Sau khi tham vấn với nhiều đồng minh, tôi đề nghị tất cả các công dân Hà Lan rời Ukraine", Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Wopke Hoekstra tuyên bố trong một thông cáo.
Hầu hết các nhân sự trong đại sứ quán Hà Lan ở Kiev sẽ rời khỏi Ukraine, chỉ "hiện diện ở mức tối thiểu".
Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Wopke Hoekstra. Ảnh: Reuters
Theo hãng thông tấn Nga RIA Novosti ngày 12/2, các nhân viên của phái đoàn ngoại giao Nga đang rời Ukraine.
Trong bối cảnh một số nước phương Tây chính thức công bố sơ tán nhân viên ngoại giao, Moskva đã quyết định làm tương tự. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov từng ám chỉ khả năng xảy ra một kịch bản như vậy trong cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Anh Elizabeth Truss.
Mới đây, giới chức y tế Thái Lan đã lên tiếng kêu gọi các cặp tình nhân thực hiện biện pháp an toàn như đeo khẩu trang khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm Covid-19, Vnexpress dẫn nguồn AFP đưa tin.
Các đôi tình nhân chờ đăng ký kết hôn tại văn phòng ở quận Bang Rak, Bangkok ngày 14/2/2020. Ảnh: AFP
Trao đổi với AFP, Giám đốc Cục Sức khỏe Sinh sản Bunyarit Sukrat nói: "Covid-19 không phải bệnh lây qua đường tình dục nhưng có thể lây khi tiếp xúc gần và trao đổi nước bọt".
Khuyến cáo được Thái Lan đưa ra ngay trước thềm Valentine và trong bối cảnh số ca nhiễm mới hàng ngày của nước này tăng từ 8.000 ca lên gấp đôi trong vòng 2 tuần qua.
Ngoại trưởng 4 nước gồm Antony Blinken (Mỹ), Marise Payne (Úc), Subrahmanyam Jaishankar (Ấn Độ) và Yoshimasa Hayashi (Nhật Bản) thuộc nhóm "bộ tứ kim cương" QUAD đã nhóm họp tại Melbourne, Úc và ra tuyên bố chung cam kết hợp tác để đảm bảo khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, báo Tuổi trẻ dẫn nguồn Kyodo News cho hay.
Ngoại trưởng các nước nhóm "bộ tứ kim cương" QUAD, gồm Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản họp báo ở Melbourne, Úc. Ảnh: REUTERS
Theo tuyên bố, QUAD "ủng hộ trật tự tự do, cởi mở và bao trùm, dựa trên luật lệ quốc tế, bắt nguồn từ luật pháp quốc tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước trong khu vực".
Nhóm này khẳng định rằng luật pháp quốc tế, hòa bình và an ninh trong lĩnh vực hàng hải là nền tảng cho sự phát triển và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Theo đánh giá của quân đội và tình báo Mỹ, quân đội Nga có thể thực hiện một cuộc chiến toàn diện với 9 tuyến đường khác nhau để tiến vào Ukraine và các xe tăng Nga có thể tiếp cận thủ đô Kiev trong 48 tiếng đồng hồ.
Trước đó, Nga được cho đã triển khai gần 100 trong số 168 tiểu đoàn chiến thuật, mỗi nhóm có từ 800-900 binh sĩ với số lượng quân được huy động nhiều hơn mỗi ngày.
Nga cũng được cho đã điều động binh lính và thiết bị từ 6 trong số 7 đơn vị đặc nhiệm, được gọi là Spetsnaz. Mỗi đơn vị gồm 250-300 binh sĩ tinh nhuệ.
Hai kịch bản tấn công quy mô nhất bao gồm một cuộc tấn công đồng thời từ nhiều phía - được gọi là chuyển động gọng kìm hoặc bao vây kép.
Theo một cách tiếp cận này, quân đội Nga sẽ tiếp quản phần lớn lãnh thổ Ukraine ở phía đông sông Dnipro, bao gồm khoảng 50% lực lượng quân đội Ukraine với các đơn vị có năng lực nhất.
Hãng thông tấn Sputnik của Nga vừa đưa tin, Nhà trắng đã thông báo sẽ sơ tán khẩn cấp Đại sứ quán Mỹ ở Thủ đô Kiev, Ukraine ngay trong ngày thứ Bảy này.
Hãng tin AP cũng vừa đăng tải thông tin cho biết Mỹ đang chuẩn bị sơ tán đại sứ quán của mình ở Kiev khi các quan chức tình báo phương Tây cảnh báo một cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine đang ngày càng có khả năng sớm xảy ra.
AP dẫn lời các quan chức Mỹ nói rằng Bộ Ngoại giao nước này có kế hoạch thông báo vào đầu giờ sáng ngày thứ Bảy (giờ Mỹ) rằng tất cả nhân viên Mỹ tại Đại sứ quán ở Kiev sẽ được yêu cầu rời khỏi Ukraine trước lo ngại về một cuộc "xâm lược đáng sợ" từ phía Nga.
Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó đã ra lệnh cho gia đình các nhân viên đại sứ quán Hoa Kỳ ở Kiev phải rời đi.
Động thái mới nhất này của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Washington đã không ngừng cảnh báo về khả năng Nga tấn công Ukraine.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Nga cáo buộc truyền thông phương Tây đã lan truyền một "chiến dịch thông tin sai lệch quy mô lớn" về một cuộc tấn công có thể xảy ra của Nga vào Ukraine, Bộ ngoại gia Nga ngày 11/2 nói rằng, đó là hành động có mục đích kiểu "vừa ăn cắp vừa la làng".
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga được đưa ra chỉ vài giờ trước cuộc điện đàm dự kiến giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào 12/2 và Mỹ đưa ra cảnh báo rõ ràng rằng một cuộc tấn công Ukraine sắp xảy ra của Nga.
"Cuối năm 2021 và đầu năm 2022, mạng thông tin toàn cầu phải đối mặt với một chiến dịch truyền thông chưa từng có về quy mô và mức độ tinh vi, mục đích là thuyết phục cộng đồng thế giới rằng Nga đang chuẩn bị tấn công lãnh thổ Ukraine", Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan trước đó cảnh báo rằng một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine có thể sớm bắt đầu với nhiều vũ khí hạng nặng như bom và tên lửa. Ông khuyên tất cả người Mỹ nên rời khỏi Ukraine càng nhanh càng tốt.
Quan chức Mỹ cho biết, không rõ liệu Tổng thống Putin có quyết định tấn công Ukraine hay không nhưng có một "khả năng rất rõ ràng" là Nga sẽ hành động quân sự.
Điện Kremlin từ lâu đã bác bỏ kế hoạch tấn công và cho rằng sự hỗ trợ của NATO dành cho Ukraine - bao gồm cả việc tăng cường cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự - tạo thành mối đe dọa ngày càng tăng ở sườn phía Tây của Nga.
Các đặc vụ Trung Quốc đã tìm cách tài trợ cho ứng viên của Công đảng đối lập trong cuộc bầu cử liên bang sắp tới, nhưng kế hoạch này bị cơ quan an ninh quốc gia Úc phát hiện, báo chí Úc đưa tin ngày 11/2.
Theo báo chí trong nước, kế hoạch này do một doanh nhân (không nêu tên) có quan hệ gần gũi với người Trung Quốc sắp xếp, để tìm cách tài trợ cho các ứng viên ở bang New South Wales nhằm đổi lấy ảnh hưởng trong văn phòng công vụ.
Tuy nhiên, kế hoạch đã bị Tổ chức Tình báo an ninh Úc (ASIO) phát hiện và chặn đứng, các báo đưa tin, nhưng không cho biết chi tiết cách thức hay thời gian ngăn chặn. Hai báo Sydney Morning Herald và The Age dẫn nguồn tin an ninh giấu tên nói rằng một cơ quan tình báo Trung Quốc đứng sau kế hoạch này.
Đài ABC và báo The Australian cũng đưa tin về kế hoạch bị ngăn chặn.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trong khuôn khổ chuyến thăm Hàn Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với đại diện các tổ chức hội đoàn người Việt tại Hàn Quốc gồm Hội Người Việt Nam, Hội sinh viên, Hội phụ nữ, Hội từ thiện và Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hàn Quốc cũng như đại diện Hội người Hàn gốc Việt gồm hai dòng họ Lý của Việt Nam là Lý Hoa Sơn, Lý Tinh Thiện.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn biểu dương những đóng góp của nhiều thế hệ hai dòng họ Lý đã có đóng góp vào sự phát triển của đất nước Hàn Quốc, ngày càng có địa vị xứng đáng trong xã hội, đồng thời luôn có các hoạt động hướng về quê hương như tổ chức các đoàn về thăm Việt Nam vào các dịp lễ tết, giới thiệu thị trường, điều kiện đầu tư ở Việt Nam, vận động các doanh nghiệp Hàn Quốc sang đầu tư tại Việt Nam; giúp đỡ cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc hòa nhập với sở tại.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hoan nghênh hai dòng họ Lý tiếp tục có các hoạt động thiết thực, hỗ trợ quê hương bằng nhiều hình thức đa dạng cũng như củng cố sợi dây kết nối giữa người Việt Nam và người Hàn Quốc, vun đắp tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 11/2 tuyên bố, giai đoạn cấp tính của đại dịch Covid-19 có thể kết thúc trong năm nay nếu 70% dân số thế giới được tiêm chủng.
Theo Người đứng đầu cơ quan y tế Liên Hợp Quốc, đây không phải là vấn đề may rủi, mà là vấn đề của sự lựa chọn. Ông Ghebreyesus ngày 11/2 có chuyến thăm công ty công nghệ sinh học đầu tiên tại châu Phi sản xuất vaccine Covid-19 bằng công nghệ mRNA của Moderna. WHO hi vọng loại vaccine này sẽ trở nên phù hợp hơn, với ít hạn chế hơn về bảo quản và giá thành thấp hơn. Vaccine đầu tiên do châu Phi sản xuất sẽ được thử nghiệm lâm sàng vào tháng 11 tới và dự kiến sẽ được phê duyệt vào năm 2024.
Ước tính, tới nay mới chỉ có 11% người dân châu Phi được tiêm vaccine ngừa Covid-19, tỷ lệ thấp nhất trên thế giới. Tuần trước, văn phòng châu Phi của Tổ chức Y tế thế giới cho biết châu lục này phải tăng tỷ lệ tiêm chủng lên gấp 6 lần để đạt mục tiêu 70%./.
Điện Kremlin xác nhận việc hai lãnh đạo Nga và Pháp phải giữ cự ly xa nhau là vì Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không đồng ý để phía Nga xét nghiệm COVID-19.t
Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, không có yếu tố chính trị trong vấn đề này, việc đó không ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán.
"Một số nhà lãnh đạo tuân theo các quy tắc riêng của họ và không phối hợp với nước chủ nhà về việc xét nghiệm. Đó là một thực tế bình thường trên khắp thế giới. Tuy nhiên, trong trường hợp này, một quy định bổ sung đã được áp dụng nhằm bảo vệ sức khỏe của cả tổng thống và những vị khách của chúng tôi, đồng nghĩa với việc phải duy trì khoảng cách lớn hơn", ông Peskov nói.
Trước đó, Tổng thống Putin và Tổng thống Macron đã gặp nhau hôm 7/2 và hai nhà lãnh đạo đã ngồi đối diện nhau trên chiếc bàn hình bầu dục khổng lồ dài khoảng 4 m tại Điện Kremlin.
Mới đây, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có cuộc gặp với người đồng cấp Anh Lizz Truss tại Moscow về tình hình Ukraine, nhưng kết quả không suôn sẻ. Ông Lavrov nói sau cuộc gặp rằng, cuộc hội đàm giống như "một cuộc đối thoại giữa người câm và người điếc".
Đáng chú ý hơn, hãng tin Anh ITN cáo buộc, nhà ngoại giao Nga Lavrov đã có hành vi bất lịch sự, thô lỗ trong cuộc hội đàm: Ông đột ngột rời bục phát biểu, để bà Truss một mình trên sân khấu.
Thông tin của hãng tin Anh lập tức thu hút sự chú ý của dư luận khiến Đại sứ quán Nga tại Anh phải lên tiếng bác bỏ cáo buộc, khẳng định đó là thông tin giả. Phía Nga cho biết, Ngoại trưởng Lavrov không "trực tiếp rời đi", mà thu dọn đồ đạc và đợi ở cửa, thậm chí còn lịch sử mở cửa cho bà Truss.
Đoạn video "giải oan" cho Ngoại trưởng Nga cho thấy toàn bộ quá trình diễn ra khoảng 10 giây từ khi ông Lavrov rời bục đến khi cả hai cùng rời sân khấu.
Lầu Năm Góc sẽ gửi thêm 3.000 binh sĩ đến Ba Lan hội quân với 1.700 binh sĩ đang đóng quân từ trước, nhằm thể hiện cam kết của Mỹ với các đồng minh NATO trong bối cảnh lo ngại về một cuộc tấn công của Nga, một quan chức quốc phòng cấp cao cho biết, theo AP.
Các binh sĩ bổ sung sẽ rời căn cứ tại Bắc Carolina, trong vài ngày tới và sẽ đến Ba Lan vào đầu tuần tới.
Được biết, nhiệm vụ của họ sẽ là huấn luyện và tăng cường khả năng răn đe, nhưng không tham chiến ở Ukraine.
Thông báo được đưa ra ngay sau khi Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đưa ra cảnh báo yêu cầu tất cả công dân Mỹ nên rời khỏi Ukraine càng sớm càng tốt.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết trong một cuộc họp báo rằng công dân Mỹ nên rời khỏi Ukraine trong vòng 24 đến 48 giờ tới.
Theo nhiều nguồn tin ngoại giao, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói với đồng minh của Mỹ là Tổng thống Nga Putin đã có quyết định khai chiến. Về vấn đề này, ông Sullivan khẳng định Mỹ vẫn chưa đưa ra kết luận về việc Nga có tấn công Ukraine hay không.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đối thoại vào ngày 12/2 (theo giờ địa phương), trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Ukraine, một quan chức Mỹ cho biết.