Cập nhật lúc 10:35 15/12/2021

Thủ tướng: "Vaccine vẫn đang về. Nhiều nước sẵn sàng viện trợ cho Việt Nam chục triệu liều vaccine"

Tình hình thế giới ngày 15/12 có những diễn biến gì đáng chú ý?

Thủ tướng: "Vaccine vẫn đang về. Nhiều nước sẵn sàng viện trợ cho Việt Nam chục triệu liều vaccine"
21
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 3 năm trước

    Sự 'bất thường' trong ca thứ 2 nhiễm biến chủng Omicron ở Trung Quốc

    Thủ tướng: Vaccine vẫn đang về. Nhiều nước sẵn sàng viện trợ cho Việt Nam chục triệu liều vaccine - Ảnh 1.

    Người dân Trung Quốc xếp hàng làm xét nghiệm bên ngoài một bệnh viện ở Bắc Kinh. (Ảnh: Reuters)

    Ca thứ hai nhiễm biến chủng Omicron ở Trung Quốc có thời gian ủ bệnh lâu 'bất thường'.

    Ca thứ hai nhiễm biến chủng Omicron được công bố tại Trung Quốc vào ngày 14/12 là một người đàn ông đi từ nước ngoài. Người này đã hoàn thành 2 tuần cách ly tập trung và sau đó 3 ngày mới phát hiện nhiễm biến chủng Omicron.

    Ca bệnh hiện được xem là thách thức đối với chiến lược "không ca mắc Covid-19" mà chính phủ Trung Quốc thi hành kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện vào đầu năm 2020.

    Trước đó, vào ngày 13/12, tờ Tianjin Daily đưa tin Trung Quốc có ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên là một du khách đến từ nước ngoài ở thành phố cảng Thiên Tân. Theo đó, du khách này có mặt ở thành phố Thiên Tân vào ngày 9/12 và đang được điều trị cách ly trong bệnh viện.

    Sau khi tới Quảng Châu, người đàn ông tiếp tục cách ly tại nhà. Ông này được lấy mẫu xét nghiệm lại vào ngày 12/12, nghĩa là 15 ngày kể từ ngày khi có mặt tại Trung Quốc. Tuy nhiên, kết quả công bố vào sáng ngày 13/12 cho thấy bệnh nhân có kết quả dương tính.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm quản lý chất thải với Việt Nam

    Theo Dân trí, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản với Việt Nam về vấn đề quản lý rác thải.

    Thủ tướng: Vaccine vẫn đang về. Nhiều nước sẵn sàng viện trợ cho Việt Nam chục triệu liều vaccine - Ảnh 1.

    Vận hành dây chuyền máy nghiền rác thải của Dự án JST-JICA SATREPS về quản lý và tái chế rác thải xây dựng ở Hà Nội, tháng 9/2020. Đây là dự án hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản (Ảnh: JICA).

    Trong khuôn khổ Tuần lễ Môi trường Việt Nam - Nhật Bản do Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Môi trường Nhật Bản đồng tổ chức từ ngày 15-17/12/2021, JICA phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức Hội thảo Quản lý chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn, nhằm chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản về chính sách kinh tế tuần hoàn với trọng tâm là tái chế và quản lý chất thải.

    Hơn 200 đại biểu đến từ các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và các viện nghiên cứu của Việt Nam đã tham dự hội thảo.

    Phát biểu tại Hội thảo, Bà Hata Yumiko, Trưởng Bộ phận Kinh tế tuần hoàn tài nguyên, Vụ Môi trường và Công nghệ công nghiệp, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, giải thích lịch sử hình thành và phát triển các chính sách kinh tế tuần hoàn ở Nhật Bản, từ "Tầm nhìn về nền kinh tế tuần hoàn" năm 1999 đến tầm nhìn mới được xây dựng vào năm 2020.

    Cùng với đó, ông Takashi Togi, Chuyên gia cao cấp về môi trường, Văn phòng Xúc tiến xã hội tuần hoàn vật chất, Bộ Môi trường Nhật Bản trình bày tổng quan về "Đạo luật cơ bản để thiết lập xã hội tuần hoàn vật chất an toàn" được xây dựng trên tinh thần "mottainai" - trong tiếng Nhật đó là cụm từ thể hiện sự tiếc nuối trước những lãng phí và gần đây được sử dụng nhiều để khuyến khích "giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế" rác thải.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    Ngoại trưởng Mỹ cắt ngắn chuyến thăm Đông Nam Á

    Theo VnExpress, Ngoại trưởng Antony Blinken không gặp lãnh đạo Thái Lan mà trở về Washington, sau khi một nhà báo trong phái đoàn tháp tùng nhiễm nCoV.

    Bộ Ngoại giao Mỹ hôm nay cho biết ca dương tính được phát hiện khi phái đoàn của Ngoại trưởng Blinken đang ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Theo đó, ông Blinken sẽ không tiếp tục thăm Bangkok, điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du ba nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan.

    Máy bay chở Ngoại trưởng Mỹ vẫn sẽ bay tới Bangkok cho các công tác hậu cần, trước khi đến Guam tiếp nhiên liệu và trở về Hawaii. Quyết định thay đổi lịch trình đột ngột một phần do lo ngại những người khác trong phái đoàn có thể nhiễm nCoV, nguy cơ phải cách ly ở Thái Lan trong kỳ lễ Giáng sinh. Nhà báo nhiễm nCoV sẽ cách ly tại Kuala Lumpur bắt buộc 10 ngày.

    "Ngoại trưởng bày tỏ sự tiếc nuối sâu sắc với Ngoại trưởng Thái Lan khi không thể thăm Bangkok tuần này", Ned Price, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, cho hay.

    Thủ tướng: Vaccine vẫn đang về. Nhiều nước sẵn sàng viện trợ cho Việt Nam chục triệu liều vaccine - Ảnh 1.

    Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến sân bay Subang ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia hôm 14/12. Ảnh: Reuters.

    Kết quả xét nghiệm hiện tại cho thấy không ai trong số những người còn lại của phái đoàn dương tính với virus.

    Ngoại trưởng Blinken đã bắt đầu chuyến thăm Đông Nam Á từ thành phố Liverpool, Anh, nơi ông tham gia cuộc họp của các ngoại trưởng nhóm G7 cuối tuần qua.

    Chuyến công du của Blinken nhằm mục đích đối trọng một Trung Quốc ngày càng quyết đoán và gia tăng ảnh hưởng, cũng như tái lập ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á sau thời kỳ hỗn loạn và khó đoán dưới thời cựu tổng thống Donald Trump .

    Mỹ tính tăng hiện diện quân sự ở châu Á Mỹ - Trung đảo chiều trên mặt trận ngoại giao 7 thập kỷ thăng trầm trong quan hệ Campuchia - Mỹ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    Trung Quốc ghi nhận 2 ca mắc biến thể Omicron, chiến lược "Zero COVID" có bị thay đổi?

    Sự xuất hiện của Omicron đang là phép thử chiến lược "Zero COVID" mà Trung Quốc đang theo đuổi. Liệu Omicron có khiến Trung Quốc thay đổi chiến lược này?

    Trong khi ngày càng nhiều nước trên thế giới dần dần từ bỏ mục tiêu " Zero COVID " (Không COVID-19) để tái mở cửa, thích ứng an toàn - linh hoạt và đưa cuộc sống của người dân bình thường trở lại. Song song với kiểm soát dịch, Trung Quốc là quốc gia duy nhất vẫn kiên trì với chiến lược "Zero COVID", ngay cả khi các biến thể mới không ngừng xuất hiện và lây lan trên thế giới. Vậy Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược "Zero COVID" như thế nào trong bối cảnh hiện nay.

    Nhanh chóng và nghiêm khắc

    Đó là những gì mà giới chuyên gia y tế nói về cách thực hiện chiến dịch "Zero COVID" Trung Quốc. Điều đó thể hiện qua việc ngay khi một địa phương nào đó phát hiện dù chỉ một hoặc vài ca mắc COVID-19 đầu tiên, nhà chức trách lập tức áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt bao gồm phong tỏa và xét nghiệm diện rộng truy vết F0 cho đến khi không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng.

    Thủ tướng: Vaccine vẫn đang về. Nhiều nước sẵn sàng viện trợ cho Việt Nam chục triệu liều vaccine - Ảnh 1.

    Mới đây, khu giải trí Disneyland ở thành phố Thượng Hải đột ngột thông báo đóng cửa, "nội bất xuất, ngoại bất nhập", sau khi giới chức phát hiện 1 ca COVID-19. Trong nhiều giờ liền, gần 34.000 người bị mắc kẹt bên trong khu giải trí để làm xét nghiệm và chờ có kết quả âm tính mới được trở về nhà.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    Putin ca ngợi quan hệ Nga - Trung 'kiểu mẫu'

    Theo VnExpress, Tổng thống Putin khen ngợi mối quan hệ "kiểu mẫu" giữa Nga và Trung Quốc, trong bối cảnh hai nước đều gia tăng căng thẳng với phương Tây.

    "Mô hình hợp tác mới đã được hình thành giữa hai nước chúng ta, bao gồm quyết tâm biến biên giới chung thành vành đai của hòa bình mãi mãi và láng giềng tốt đẹp. Tôi coi mối quan hệ này là hình mẫu hợp tác giữa các nước trong thế kỷ 21", Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay.

    Tổng thống Putin cũng xác nhận sẽ tham dự Olympic Bắc Kinh vào tháng hai năm sau, nhấn mạnh đây là cơ hội gặp gỡ trực tiếp Chủ tịch Tập, người mà ông gọi là "người bạn thân thiết".

    Thủ tướng: Vaccine vẫn đang về. Nhiều nước sẵn sàng viện trợ cho Việt Nam chục triệu liều vaccine - Ảnh 1.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay. Ảnh: AFP.

    Putin nói thêm cả hai lãnh đạo Nga và Trung Quốc đều phản đối "bất kỳ nỗ lực nào nhằm chính trị hóa thể thao và Olympic", đề cập tới quyết định tẩy chay ngoại giao Olympic Bắc Kinh của một số nước phương Tây.

    Sau bê bối sử dụng doping tại kỳ Olympic Sochi 2014, các vận động viên Nga bị cấm thi đấu quốc tế. Tuy nhiên, những vận động viên này vẫn được phép thi đấu trung lập, không đi kèm quốc kỳ hoặc quốc ca Nga, nếu chứng minh không liên quan doping.

    Giới chức Nga, trong đó có Tổng thống Putin, cũng bị cấm dự các sự kiện thể thao quốc tế, trừ khi được nguyên thủ nước chủ nhà mời. Chủ tịch Tập Cận Bình đã mời Tổng thống Putin tham dự Olympic Bắc Kinh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    Việt Nam là nước tiêm chủng nhanh hàng đầu thế giới

    Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết nỗ lực ngoại giao đã giúp Việt Nam từ nước tiếp cận vaccine Covid-19 chậm trở thành quốc gia tiêm chủng nhanh hàng đầu thế giới.

    Ngoại giao vaccine là một trong những thành tựu của Việt Nam trong thời gian qua được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập khi phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao 31 hôm nay.

    "Tổ công tác về ngoại giao vaccine do Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng đã đóng góp tích cực, hiệu quả vào công tác phòng chống dịch Covid-19", Thủ tướng nói. "Thông qua đường ngoại giao, Việt Nam từ một nước tiếp cận vaccine Covid-19 chậm trở thành một nước tiêm chủng nhanh hàng đầu thế giới".

    Thủ tướng: Vaccine vẫn đang về. Nhiều nước sẵn sàng viện trợ cho Việt Nam chục triệu liều vaccine - Ảnh 1.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao 31 hôm nay. Ảnh: Báo Quốc tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    WB: Tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục được cải thiện

    Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam tháng 12/2021. WB nhận định, tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục được cải thiện.

    Chỉ số sản xuất công nghiệp và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam đều ghi nhận tăng trưởng tháng thứ ba liên tiếp.

    Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt mức cao kỷ lục 31,9 tỷ USD, giúp thặng dư cán cân thương mại được duy trì tháng thứ hai liên tiếp, trong khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký phục hồi sau khi giảm trong tháng 10.

    Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 45% trong tháng 11 so với tháng 10 và đây cũng là tháng tăng thứ hai kể từ tháng 5 năm nay. Số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn so với số lượng doanh nghiệp gia nhập. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cao hơn số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn.

    Thủ tướng: Vaccine vẫn đang về. Nhiều nước sẵn sàng viện trợ cho Việt Nam chục triệu liều vaccine - Ảnh 1.

    Cùng với đó, lạm phát tăng nhẹ do giá nhiên liệu tăng. Nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng ngoài lương thực, thực phẩm trong nước đang phục hồi và chi phí logistics tăng, trong khi tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức ổn định, cung cấp thanh khoản dồi dào để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

    Sau 2 tháng giảm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,3% trong tháng 11 so với tháng 10. Xu hướng này một phần phản ánh chi phí nhóm giao thông tăng cao hơn 3,1% so với tháng 10 do giá nhiên liệu tăng cao, nhu cầu trong nước về các sản phẩm ngoài lương thực, thực phẩm đang phục hồi và chi phí logistic gia tăng.

    Giá lương thực, thực phẩm vẫn theo xu hướng giảm 0,2% so với tháng trước nhờ chuỗi cung ứng được duy trì ổn định. So cùng kỳ năm 2020, CPI đã tăng 2,1%,   vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4% của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều nước sẵn sàng viện trợ cho Việt Nam chục triệu liều vaccine COVID-19

    Theo Tuổi trẻ, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần 31 diễn ra tại Hà Nội sáng ngày hôm nay (15/12), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đánh gia cao vai trò ngoại giao vaccine và thiết bị y tế trong công cuộc phòng chống COVID-19 của Việt Nam.

    Thủ tướng: Vaccine vẫn đang về. Nhiều nước sẵn sàng viện trợ cho Việt Nam chục triệu liều vaccine - Ảnh 1.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

    Cụ thể, Thủ tướng cho biết ngành ngoại giao đã có công lớn trong việc vận động nhiều nguồn vaccine: "Hiện nay vaccine vẫn đang về. Có những nước sẵn sàng viện trợ cho ta gần chục triệu liều vaccine trong tháng 12/2021 và tháng 1/2022. 

    Với tinh thần nhượng vaccine, viện trợ vaccine và vay vaccine, hay nói tóm lại là tất cả những gì làm được về mặt ngoại giao thì các đồng chí đều làm. Chúng tôi đánh giá rất cao về ngoại giao vắc xin và trang thiết bị y tế của ta" - báo Tuổi trẻ trích dẫn.

    Thủ tướng cho biết nhờ đóng góp của ngành ngoại giao, hiện đất nước đã làm chủ được vaccine và tự tin thay đổi trạng thái từ Zero-COVID sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát có hiệu quả để tiếp tục khôi phục kinh tế - xã hội.

    .

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    Ngoại trưởng Mỹ hứa can dự sâu hơn vào châu Á vì lo Trung Quốc ‘gây hấn’

    Ông lớn vaccine Ấn Độ gây choáng: Cắt giảm 50% sản lượng - Nguy cơ Omicron và Delta hợp thể? - Ảnh 1.

    Trong bài phát biểu tại Jakarta (Indonesia), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm nay nhấn mạnh chiến lược của Mỹ nhằm làm sâu sắc các quan hệ đồng minh có hiệp ước ở châu Á, tăng cường phối hợp về quốc phòng và tình báo với các đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương khi họ ngày càng lo ngại về "các hành động gây hấn" của Trung Quốc.

    Trong chuyến thăm Indonesia, ông Blinken mô tả Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là khu vực năng động nhất thế giới, và nói rằng mọi người đều phải có nghĩa vụ bảo đảm nguyên trạng, không bị ép buộc và đe dọa.

    Ông nói rằng Mỹ, các đồng minh và một số nước liên quan ở Biển Đông sẽ đẩy lùi bất kỳ hành động trái pháp luật nào.

    "Chúng tôi sẽ làm việc với các đồng minh và đối tác để bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ mà chúng ta đã xây dựng nên trong những thập kỷ qua nhằm bảo đảm khu vực này cởi mở và có thể tiếp cận", ông Blinken nói trong bài phát biểu tại một trường đại học của Indonesia.

    "Tôi muốn nói rõ: mục tiêu của bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ không phải để kiềm chế ai, mà để bảo vệ quyền của tất cả các quốc gia trong việc lựa chọn con đường của họ, để họ không bị bắt nạt và đe doạ", Ngoại trưởng Mỹ nói.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    Nhà khoa học cảnh báo xuất hiện siêu biến thể mới từ sự kết hợp Omicron và Delta

    Nga cảnh báo rợn người về 1 hiện tượng nóng - Nguy cơ Omicron và Delta hợp thể? - Ảnh 1.

    Tiến sĩ Paul Burton, Giám đốc y tế của Moderna, cảnh báo về một siêu biến thể mới. Ảnh: Daily Mail

    Theo trang Daily Mail (Anh), sự lây lan COVID-19 thường chỉ liên quan đến một chủng virus đột biến, nhưng trong một số trường hợp vô cùng hiếm gặp, hai chủng virus có thể tấn công con người cùng một lúc. Nếu 2 chủng virus cùng lây nhiễm vào một tế bào, chúng có thể hoán đổi DNA và kết hợp với nhau để tạo ra một phiên bản virus SARS-CoV-2 mới.

    Tiến sĩ Paul Burton, Giám đốc Y tế của nhà sản xuất vaccine Moderna, cảnh báo số ca nhiễm biến chủng Omicron và Delta đang lưu hành ở Anh khiến kịch bàn này có khả năng xảy ra cao hơn. Ông nói với các nghị sĩ trong Ủy ban Khoa học và Công nghệ rằng "chắc chắn" virus có thể hoán đổi gien và kích hoạt một biến thể thậm chí còn nguy hiểm hơn.

    Quy trình này được các nhà khoa học gọi là "sự kiện tái tổ hợp", có thể xảy ra nhưng cần có điều kiện cụ thể và sự trùng hợp của hầu hết các tình huống không thể kiểm soát được.

    Chỉ có 3 biến thể COVID-19 được tạo ra bởi virus hoán đổi gien từng được ghi nhận. Thay vào đó, virus chủ yếu dựa vào các đột biến ngẫu nhiên để tạo ra nhiều biến thể hơn. Khi chủng Delta cạnh tranh với Alpha thông qua quy trình này, một biến thể mới đã không được kích hoạt.

    Omicron đã trở thành biến thể chiếm ưu thế ở London chỉ hai tuần sau khi được phát hiện tại quốc gia này. Các chuyên gia dự đoán nó sẽ trở thành chủng chính vào năm tới.

    "Trước đó, đã có một số bài báo xuất bản từ Nam Phi về những người bị suy giảm miễn dịch có thể chứa cả hai loại virus. Điều này cũng có thể xảy ra ở Anh, đặc biệt là với số lượng ca nhiễm mà chúng tôi đang chứng kiến", ông Burton nói và cho biết điều này "chắc chắn có thể" dẫn đến một biến thể nguy hiểm hơn.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    Hoả hoạn khiến hàng trăm người mắc kẹt trên tầng thượng của Trung tâm Thương mại Thế giới ở Hong Kong

    Trưa 15/12, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại Trung tâm Thương mại Thế giới ở Hong Kong (Trung Quốc) khiến hàng trăm người mắc kẹt trên tầng thượng của toà nhà cao tầng này.

    Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin hơn 300 người đang bị mắc kẹt trong vụ cháy lớn tại trung tâm thương mại nổi tiếng ở Hong Kong.

    Vụ cháy xảy ra ở Trung tâm Thương mại Quốc tế tại đường Gloucester, Vịnh Đồng La (Causeway), nơi được xem là trung tâm bán lẻ sôi động của Hong Kong. Lực lượng cứu hoả cho biết đã xác nhận một số trường hợp bị thương.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    Lý do nhà sản xuất vaccine COVID-19 lớn nhất Ấn Độ cắt giảm 50% sản lượng

    Hãng sản xuất vaccine lớn nhất Ấn Độ tuyên bố cắt giảm 50% sản lượng vaccine Covishield ngừa COVID-19. Động thái này xuất hiện trong bối cảnh giới chức Ấn Độ mở các cuộc thảo luận về tiêm mũi bổ sung và tiêm cho trẻ em.

    Nga cảnh báo rợn người về một hiện tượng nóng - WHO báo động về Omicron; Pfizer báo tin đại thắng - Ảnh 1.

    Nhà sản xuất vaccine lớn nhất tại Ấn Độ đã giảm sản lượng vaccine ngừa COVID-19 khi quốc gia đông dân thứ hai thế giới đã trữ được lượng vaccine vượt ngưỡng tiêm phủ đủ liều cho toàn bộ dân số. Tính đến ngày 13/12, khoảng 816 triệu người trưởng thành ở Ấn Độ đã tiêm ít nhất một mũi vaccine và khoảng 512 triệu người đã tiêm đủ liều.

    "Chúng tôi có hơn 1,8 tỉ liều vaccine cần thiết để hoàn tất tiêm chủng cho 950 triệu người trưởng thành", ông N K Arora – người đứng đầu Hội đồng cố vấn kỹ thuật miễn dịch quốc gia (NTAGI) của Chính phủ Ấn Độ chia sẻ. NTAGI là cơ quan chuyên cung cấp cho chính quyền hướng dẫn, định hướng về tiêm chủng sau khi hoàn tất rà soát khoa học về hiệu quả của các chương trình, chính sách miễn dịch.

    Cùng thời điểm Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) – hãng chế tạo vaccine lớn nhất tại Ấn Độ, cho biết sẽ giảm ít nhất 50% sản lượng vaccine Covishield – loại vaccine phổ biến tại Ấn Độ, một phiên bản của AstraZeneca do Ấn Độ sản xuất. Covishield chiếm 90% trong tổng số 1,33 tỉ liều vaccine đã được đưa vào tiêm chủng ở Ấn Độ.

    Trả lời phỏng vấn trên truyền hình hồi tuần trước, Giám đốc điều hành SII, ông Adar Poonawalla, cho biết đã xuất hiện dấu hiệu cung vượt cầu đối với vaccine Covishield và đó là lý do khiến hãng phải cắt giảm sản lượng. Ông cam kết sẽ hoàn tất các đơn đặt hàng đã ký với chính phủ Ấn Độ vào cuối tuần này.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    Nga cảnh báo nguy cơ virus cổ đại ‘thức giấc’ do băng tan ở Bắc Cực

    WHO cảnh báo nóng; Biến thể Omicron xâm nhập láng giềng sát vách Việt Nam - Pfizer báo tin đại thắng - Ảnh 1.

    Theo hãng tin RT ( Nga ), phát biểu với kênh truyền hình Zvezda, nhà ngoại giao cấp cao Nikolay Korchunov tiết lộ rằng Nga đã đề xuất một dự án về an toàn sinh học lên Hội đồng Bắc Cực, một diễn đàn liên chính phủ gồm 8 quốc gia có chủ quyền đối với đất liền trong Vòng Bắc Cực. Ông Korchunov từng là đại sứ tại Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban các quan chức cấp cao tại Hội đồng Bắc Cực.

    Korchunov nói: "Nguy cơ khiến các loại virus và vi khuẩn cổ đại hồi sinh là rất lớn. Với lý do này, Nga đã khởi xướng một dự án an toàn sinh học trong Hội đồng Bắc Cực," ông nói và lưu ý rằng tổ chức này sẽ có nhiệm vụ tìm ra toàn bộ phạm vi "rủi ro và nguy hiểm" liên quan đến "sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu khả năng lây nhiễm dịch bệnh trong tương lai".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    Báo Đức: Thật sai lầm khi đổ lỗi cho Nga về cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu

    Theo nhà báo Klaus Stratman của Handelsblatt (Đức), việc đổ lỗi cho Nga về tình trạng thiếu khí đốt ở Đức và các nước châu Âu giờ đây trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

    WHO cảnh báo nóng; Biến thể Omicron xâm nhập láng giềng sát vách Việt Nam - Pfizer báo tin đại thắng - Ảnh 1.

    Tuy nhiên, nhà báo tin rằng, khối lượng cung cấp không chỉ phụ thuộc vào lý do chính trị. Cuộc khủng hoảng năng lượng cũng được giải thích là do chính người dân châu Âu, những người đã không thể tăng lượng dự trữ khí đốt vào mùa hè. Ngoài ra, theo ông, tình hình lấp đầy các kho chứa khí đốt không quá "suôn sẻ" ở chính Nga .

    "Vào cuối tháng 10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị cho tập đoàn Gazprom tăng cường cung cấp khí đốt cho châu Âu vào tháng 11", nhà báo Stratman viết.

    Tuy nhiên, ông Stratman lưu ý, tháng 11 đã trôi qua và vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu sẽ tăng lên đáng kể. Mức độ lấp đầy của các cơ sở lưu trữ khí đốt vẫn còn thấp, đặc biệt là tại các cơ sở lưu trữ khí đốt ở Đức thuộc sở hữu của Gazprom hoặc trong đó Gazprom có ​​một phần đáng kể.

    "Dường như phía Nga sẽ hạn chế nguồn cung cấp khí đốt để đạt được việc vận hành đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2)", ông Stratman nhận định.

    "Nhưng việc này có đơn giản như vậy không? Tất nhiên, ông Putin là một chính trị gia cứng rắn, hành động từ thế mạnh và sử dụng mọi công cụ để thúc đẩy lợi ích của đất nước. Sự trầm trọng của căng thẳng Nga-Ukraine kéo dài đã minh chứng rõ ràng điều này. Giảm leo thang là một công cụ không đóng vai trò gì trong kho vũ khí của ông Putin", Handelsblatt viết.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    WHO: Omicron lây nhanh chưa từng thấy, thế giới không nên chủ quan

    WHO cảnh báo nóng; Biến thể Omicron xâm nhập láng giềng sát vách Việt Nam - Pfizer báo tin đại thắng - Ảnh 1.

    Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus - Ảnh: Reuters.

    Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 14/12 cảnh báo: "Biến thể Omicron đang lây với tốc độ mà chúng tôi chưa từng thấy với bất kỳ biến chủng nào trước đây. 77 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện đã báo cáo có ca nhiễm Omicron. Và sự thật là Omicron có lẽ đã có mặt ở hầu hết các quốc gia, cho dù chưa được phát hiện".

    Theo đó, ông Tedros cho biết WHO lo ngại các quốc gia trên thế giới chủ quan khi cho rằng Omicron chỉ là biến chủng nhẹ, tuy nhiên hiện các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận chính xác về ảnh hưởng của biến chủng này so với các biến chủng được phát hiện trước đây.

    "Đến hiện tại, chúng tôi nhận thấy rằng chúng ta đã đánh giá thấp về virus này", ông Tedros nói. "Cho dù Omicron có gây bệnh nhẹ hơn, thì số ca nhiễm lớn vẫn có thể khiến hệ thống y tế rơi vào tình trạng quá tải một lần nữa vì thiếu sự chuẩn bị sẵn sàng".

    Tổng giám đốc WHO cảnh báo rằng chỉ riêng vaccine là chưa đủ, mà các quốc gia cần tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng chống dịch khác như khẩu trang, giãn cách, khử khuẩn một cách thường xuyên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    Phát hiện ca nhiễm Omicron đầu tiên tại Campuchia

    Theo VTV, đêm qua, Bộ Y tế Campuchia ra thông báo phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 tại nước này.

    Trường hợp nhiễm biến thể Omicron nêu trên là một công dân Campuchia đang mang thai, trở về Campuchia hôm 12/12 từ Ghana quá cảnh Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Thái Lan.

    Bộ Y tế Campuchia kêu gọi người dân tiêm phòng COVID-19 đầy đủ và nghiêm túc thực hiện quy định phòng chống dịch "ba bảo vệ - ba không" do Chính phủ nước này đề ra.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    Sân bay ở thủ đô Moskva (Nga) thắt chặn an ninh sau khi nhận tin máy bay bị đặt bom

    Bệnh lạ tấn công châu Phi: Hàng chục ca tử vong; WHO hành động khẩn - Pfizer báo tin đại thắng - Ảnh 1.

    Cảng hàng không quốc tế Sheremetyevo ở thủ đô Moskva (Nga) mới đây đã thắt chặt an ninh sau khi nhận được thư điện tử nặc danh thông báo có 21 máy bay đã bị đặt bom.

    Cảnh sát và chó nghiệp vụ đang rà soát hiện trường, trong khi sân bay tiếp tục hoạt động bình thường và không tiến hành sơ tán.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    "Bệnh lạ" tấn công châu Phi: Hàng chục ca nhiễm đã tử vong

    Thông tin về ít nhất 89 người thiệt mạng do một căn bệnh lạ ở Fangak thuộc bang Jonglei, Nam Sudan vừa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận gần đây. theo trang The Independent (Anh).

    Bệnh lạ tấn công châu Phi: Hàng chục ca tử vong; WHO hành động khẩn - Pfizer báo tin đại thắng - Ảnh 1.

    Những cái chết bí ẩn được ghi nhận tại một khu vực bị lũ lụt gần đây. Giới chức địa phương đã loại trừ nguyên nhân do bệnh tả vì xét nghiệm cho kết quả âm tính với căn bệnh này. 

    Được biết, hệ thống y tế của Nam Sudan rất yếu kém và nước này thường xuyên chứng kiến tình trạng bất ổn do bạo lực. WHO đã tức tốc cử một nhóm chuyên gia đặc biệt đến Jonglei để tìm hiểu nguyên nhân về căn bệnh lạ và đánh giá rủi ro.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    Thuốc Covid-19 của Pfizer "trị được biến thể Omicron"

    Reuters dẫn tuyên bố của Pfizer ngày 14-12 cho biết thuốc viên kháng virus SARS-CoV-2 của họ vẫn đạt hiệu quả gần 90% trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong ở những bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ cao. Đồng thời, dữ liệu phòng thí nghiệm gần đây chỉ ra rằng thuốc vẫn giữ được hiệu quả chống lại biến thể Omicron lây lan nhanh.

    Hồi tháng trước, hãng dược Mỹ tuyên bố thuốc viên Covid-19 của họ có hiệu quả khoảng 89% trong việc ngăn ngừa nhập viện hoặc tử vong khi so sánh với giả dược dựa trên kết quả nghiên cứu tạm thời trên 1.200 người. Dữ liệu được công bố ngày 14-12 bao gồm thêm 1.000 người khác.

    Không ai trong thử nghiệm điều trị bằng thuốc viên của Pfizer tử vong so với 12 trường hợp tử vong ở những người nhận giả dược.

    Bệnh lạ tấn công châu Phi: Hàng chục ca tử vong; WHO hành động khẩn - Pfizer báo tin đại thắng - Ảnh 1.

    Mỹ chưa cấp phép loại thuốc điều trị Covid-19 đường uống nào. Ảnh: Reuters

    Thuốc của Pfizer được dùng cùng với ritonavir kháng virus cũ hơn, cứ 12 giờ dùng một lần trong 5 ngày, bắt đầu ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng Covid-19. Nếu được phép, thuốc sẽ được bán với tên Paxlovid.

    Pfizer cũng công bố dữ liệu ban đầu từ thử nghiệm lâm sàng thứ hai cho thấy thuốc làm giảm tỉ lệ nhập viện 70% ở 600 người trưởng thành có nguy cơ trung bình.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    Thái Lan lên kế hoạch đánh thuế muối

    Thái Lan dự kiến áp đặt thuế muối tại nước này từ năm 2022. Chủ tịch Hiệp hội Thận học Thái Lan Surasak Kantachuvesiri đã tiết lộ thông tin này với tờ Straits Times (Singapore).

    Bệnh lạ tấn công châu Phi: Hàng chục ca tử vong; WHO hành động khẩn - Pfizer báo tin đại thắng - Ảnh 1.

    Thực khách tại một quầy bán thức ăn đường phố ở Bangkok (Thái Lan). Ảnh: AP

    Một người Thái Lan tiêu thụ trung bình 3.6366 mg sodium mỗi ngày, tương đương 1,5 thìa muối. Con số này gấp đôi mức đề xuất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 2.000 mg. Bác sĩ Surasak Kantachuvesiri cho biết: "Văn hóa của chúng ta là tiêu thụ nhiều thực phẩm mặn, thịt lên men và nước mắm".

    Khoảng 10% dân số Thái Lan, tương đương 7 triệu người, mắc suy thận mãn tính, điều này có thể bắt nguồn từ việc tiêu thụ lượng muối lớn. Nhiều căn bệnh khác liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều muối là huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim. Đây cũng là những bệnh khá phổ biến tại Thái Lan.

    Mục tiêu của chính phủ Thái Lan là trong 10 năm tới giảm 20% lượng sodium người dân tiêu thụ mỗi ngày. Điều này cũng cùng xu hướng với thuế đường được Thái Lan áp dụng năm 2017 dẫn đến việc giảm hàm lượng đường trong các loại nước ngọt.

    Tuy nhiên, thuế muối được coi sẽ đem lại nhiều thách thức tại Thái Lan, nơi chỉ một gói mì ăn liền, thức ăn phổ biến của đất nước Đông Nam Á này, đã chứa tới 80% lượng muối tiêu thụ/ngày mà WHO đề xuất.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 3 năm trước

    Nổ bom tại sân bay ở Colombia, 3 người thiệt mạng

    Theo TTXVN, ngày 14/12, giới chức Colombia cho biết 2 vụ nổ bom đã xảy ra tại một sân bay ở Cucuta, Đông Bắc Colombia, khiến 3 người thiệt mạng, trong đó có đối tượng tình nghi là thủ phạm.

    Cảnh sát trưởng thành phố Cututa Giovanni Madarriaga cho biết một vụ nổ ban đầu xảy ra tại sân bay quốc tế Camilo Daza của thành phố này. Một đối tượng tình nghi đã vượt qua hàng rào thép gai để vào đường băng. Theo ông Madarriaga, đối tượng này mang bom theo người và sau đó thực hiện hành vi đánh bom liều chết. Sau đó, lực lượng cảnh sát đã phát hiện một vali trong khu vực sân bay. Vali này chứa bom và phát nổ, khiến 2 cảnh sát thiệt mạng.

    Bộ trưởng Quốc phòng Colombia Diego Molano đã mô tả vụ tấn công là hành động khủng bố và cho rằng vụ việc có liên quan đến các lực lượng ở nước ngoài. Hiện các chuyến bay đến và đi từ sân bay này đã bị tạm ngừng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại