*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, Đà Nẵng đã cách ly xã hội với 6 quận huyện, lập rào chắn phong toả 3 bệnh viện lớn.
Sau khi đường hàng không tạm cho ngừng hoạt động 14 ngày, TP.HCM yêu cầu thống nhất phương án tổ chức giám sát đường bộ đối với xe du lịch, xe hợp đồng các tuyến từ Đà Nẵng và địa phương có dịch Covid-19 .
TP.HCM từng tổ chức 62 chốt kiểm dịch ở các vị trí cửa ngõ để phòng dịch Covid.19. ẢNH: SỸ ĐÔNG
Chiều 28/7, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm ký công văn khẩn chỉ đạo các sở, ngành và quận, huyện thực hiện nhiều giải pháp trong bối cảnh nhiều ca nhiễm Covid-19 lây lan trong cộng đồng ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và TP.Đà Nẵng.
UBND TP.HCM yêu cầu tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác; tiếp tục quán triệt thực hiện kiên trì nguyên tắc chống dịch: Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly- Khoanh vùng - Dập dịch, đặc biệt chú trọng khâu phát hiện. Qua đó, phát huy tinh thần "mỗi người dân là một chiến sĩ tham gia chống dịch", phải tự giác bảo vệ chính bản thân và gia đình trước nguy cơ dịch bệnh.
Sau khi đường hàng không tạm cho ngừng hoạt động 14 ngày, TP.HCM yêu cầu thống nhất phương án tổ chức giám sát đường bộ đối với xe du lịch, xe hợp đồng các tuyến từ Đà Nẵng và địa phương có dịch Covid-19 .
TP.HCM từng tổ chức 62 chốt kiểm dịch ở các vị trí cửa ngõ để phòng dịch Covid.19. ẢNH: SỸ ĐÔNG
Chiều 28/7, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm ký công văn khẩn chỉ đạo các sở, ngành và quận, huyện thực hiện nhiều giải pháp trong bối cảnh nhiều ca nhiễm Covid-19 lây lan trong cộng đồng ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và TP.Đà Nẵng.
UBND TP.HCM yêu cầu tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác; tiếp tục quán triệt thực hiện kiên trì nguyên tắc chống dịch: Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly- Khoanh vùng - Dập dịch, đặc biệt chú trọng khâu phát hiện. Qua đó, phát huy tinh thần "mỗi người dân là một chiến sĩ tham gia chống dịch", phải tự giác bảo vệ chính bản thân và gia đình trước nguy cơ dịch bệnh.
Bài viết được lược dẫn từ nguồn
Tối 28/7, cơ quan chức năng y tế huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã lập tức có mặt tại xã An Hòa để thực hiện rà soát những người tiếp xúc gần với nữ bệnh nhân số 435 nhiễm Covid-19 đang được điều trị tại Đà Nẵng.
Theo đó, bệnh nhân số 435 là nữ 29 tuổi đang tạm trú phường An Hải Đông (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) có quê ở xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu. Bệnh nhân này là nhân viên Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đà Nẵng.
Ngày 15 đến 18/7, nữ bệnh nhân này đi làm tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đà Nẵng. Từ ngày 19 đến 20/7, bệnh nhân về quê thăm người thân tại xã An Hòa (Quỳnh Lưu).
Ngày 21/7, bệnh nhân này trở lại làm việc tại Đà Nẵng. Ngày 23/7, bệnh nhân có đến địa chỉ K19/18 Hoàng Hoa Thám - phường Vĩnh Trung - Quận Thanh Khê - Đà Nẵng.
Cơ quan chức năng ở Nghệ An lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.
Đến 20h ngày 26/7, trong lúc làm việc tại Khoa Y học cổ truyền, bệnh nhân có biểu hiện sốt và được khám sàng lọc tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đà Nẵng. Bệnh nhân này sau đó được chuyển đến khu cách ly tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đà Nẵng.
Đọc bài viết đầy đủ dưới đây:
Tối 28.7, Bộ Y tế ra Thông báo khẩn số 17 đề nghị những người đến 20 địa điểm tại TP.Đà Nẵng và Quảng Nam liên hệ ngay cơ sở y tế gần nhất.
20 địa điểm tại Đà Nẵng và Quảng Nam có liên quan tới các bệnh nhân Covid-19 được phát hiện tại 2 tỉnh, thành này trong những ngày qua ẢNH GIA HÂN
Trong số 20 địa điểm kể trên, có 17 địa điểm tại Đà Nẵng , gồm:
1. Intercontinential Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà, ngày 17-18.7.2020.
2. Nhà hàng Bảy Ban - Bãi Rạn, đường Hoàng Sa , Thọ Quang, Sơn Trà, từ 17 giờ 30 - 20 giờ, ngày 17.7.2020.
3. Nhà hàng Hải sản Cua Biển, số 112 Võ Nguyên Giáp, Phước Mỹ, Sơn Trà, vào trưa ngày 18.7.2020.
4. Chùa Pháp Hội, 69 Nguyễn Văn Thoại, An Hải Đông, Sơn Trà, ngày 18.7.2020 và 25.7.2020.
5. Sân cầu lông Thanh Khê Đông, đường Đỗ Ngọc Du, P.Thanh Khê Đông, Q.Thanh Khê, từ 14 - 16 giờ, ngày 19.7.2020.
6. Q. Bún trên vỉa hè ở đối diện địa chỉ 152 Lê Duẩn, P. Thạch Thang, Q.Hải Châu (chợ đêm Lê Duẩn), vào buổi sáng vào các ngày 20 - 25.7.2020.
7. Limousine Cafe, số 419 Nguyễn Tất Thành, P.Thanh Bình, Q.Hải Châu, vào buổi sáng vào các ngày 20 - 23.7.2020.
8. Chợ An Hải Đông, K.54 Lê Hữu Trác, P.An Hải Đông, Q.Sơn Trà, từ ngày 20 - 24.7.2020.
9. Chợ tự phát (quán cóc) dọc đường Hải Phòng, gần đường Điện Biên Phủ, P.Thanh Khê, từ ngày 20 - 25.7.2020.
10. Cà phê Lối Cũ, 07 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu (gần Bệnh viện Đà Nẵng) vào 7 giờ - 7 giờ 15 sáng ngày 22.7.2020.
11. Demen Coffee House, số 89 Nguyễn Trác, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu vào chiều ngày 23.7.2020.
12. Q. Lẩu & Nướng Phúc Tửu Q., số 366 Đống Đa, P.Thanh Bình, Q.Hải Châu vào 16 - 17 giờ, ngày 24.7.2020.
13. Coffee Highland ở địa chỉ 203 Ông Ích Khiêm, P.Tân Chính, Q.Thanh Khê vào 19 giờ - 20 giờ 30, ngày 24.7.2020.
14. Q. trên vỉa hè ở đối diện địa chỉ 40 Đinh Tiên Hoàng, P.Thanh Bình, Q.Hải Châu sáng ngày 25.7.2020.
15. Nhà hàng của Khách sạn Công đoàn, số 2 Ông Ích Khiêm, P. Thanh Bình, Q. Hải Châu vào trưa ngày 25.7.2020.
16. Bệnh viện 199 - Bộ Công An, số 216 Nguyễn Công Trứ, P.An Hải Bắc, Sơn Trà vào chiều ngày 26.7.2020.
17. Trung tâm Y tế Q. Sơn Trà, số 118 Ngô Quyền, P. An Hải Bắc, Sơn Trà vào chiều ngày 26.7.2020.
3 địa điểm tại Quảng Nam, gồm:
1. Chợ ngã 4 Ái Nghĩa, thị trấn Ái Nghĩa, H.Đại Lộc vào ngày 22.7.2020.
2. Chùa Giác Nguyên, khu 2, thị trấn Ái Nghĩa, H.Đại Lộc vào tối ngày 24.7.2020 và sáng ngày 25.7.2020.
3. Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, Khối 8A, H.Điện Bàn ngày 25.7.2020.
Bộ Y tế đề nghị những người từng đến những địa điểm nêu trên liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi điện đến các đường dây nóng 1900.9095 (Bộ Y tế), hoặc 0905.108.844 (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Đà Nẵng), hoặc 0914.085.388 (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Nam) cung cấp số điện thoại những người đã tiếp xúc gần với mình;
Bộ Y tế cũng yêu cầu những người từng đến các địa điểm trên thực hiện cách ly tại nhà; đồng thời, thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn, hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) vừa có phản hồi chính thức về trường hợp bà L.T.T.H (sinh năm 1974, trú tại phường 12, quận Gò Vấp) lan truyền trên mạng xã hội là dương tính với virus SARS-CoV-2.
Trước đó, sáng 28/7, mạng xã hội đã chia sẻ thông tin, tại TP HCM phát hiện nữ bệnh nhân tên là L.T.T.H (sinh năm 1974, trú tại phường 12, quận Gò Vấp) mắc Covid-19 sau khi từ Đà Nẵng trở về.
Ngay trong chiều 28/7, HCDC đã chính thức khẳng định, thông tin trên là sai sự thật. Kết quả xét nghiệm vào ngày 27/7 của nữ bệnh nhân này âm tính với virus SARS-CoV-2.
HCDC cũng đề nghị các cơ quan báo đài khi đăng tải các thông tin về tình hình dịch bệnh cần thận trọng; dẫn từ các nguồn tin chính thống để cung cấp cho bạn đọc, tránh gây hoang mang dư luận./.
Ngày 28/7, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam đã thông tin về kết quả điều tra, xác minh dịch tễ của 2 bệnh nhân nhiễm Covid-19 trong cộng đồng vừa được Bộ Y tế xác định là ca bệnh thứ 432 và 433.
Theo đó, ca bệnh 432 là bệnh nhân Đ.T.T.H (SN 1957, trú thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam). Bệnh nhân H là cán bộ hưu trí về hưu đang sống cùng con trai và có nhận giữ 1 bé gái 18 tháng tuổi. Bệnh nhân cho biết hàng ngày đều có tiếp xúc với hàng xóm xung quanh.
Sáng 28/7, tại cuộc họp trực tuyến với các bệnh viện về công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, TS. BS Lê Đức Nhân cho biết hiện có 3 bệnh nhân nặng.
Đây là lần thứ 3 trong 5 ngày các chuyên gia tiến hành hội chẩn trực tuyến trong cả nước với các chuyên gia từ các bệnh viện. Trong đó, công tác điều trị, xét nghiệm, cách ly, các biện pháp chống dịch trong các cơ sở y tế tại Đà Nẵng.... được báo cáo chi tiết tại các cuộc hội chẩn trực tuyến quốc gia...
Trong cuộc họp, TS. BS Lê Đức Nhân- Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng đã báo cáo tình hình điều trị các bệnh nhân nhiễm COVID-19 . Sơ bộ có 3 ca nặng: bệnh nhân (BN) BN 416 chạy ECMO sau 3 ngày các chỉ số đã cải thiện, khả năng bệnh nhân nay sẽ được cai ECMO trong những ngày tới.
BN 418 tiền sử mắc nhiều bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, gặp biến chứng suy hô hấp, suy tim, tổn thương thận cấp, trường hợp này tiếp tục được theo dõi, chưa có chỉ định ECMO.
Ngày 28/7, tin từ Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên cho hay đã bàn giao 6 người nhập cảnh trái phép để chính quyền địa phương đưa đi cách ly, xét nghiệm virus gây bệnh COVID-19 theo quy định.
Trước đó, trong lúc tuần tra tại khu vực gần cột mốc biên giới 313, lực lượng biên phòng thuộc Trạm 314, Đồn cửa khẩu quốc tế Hà Tiên đã phát hiện 6 người, trong đó có 3 trẻ em, từ hướng Campuchia đang chuẩn bị vượt biên trái phép vào Việt Nam.
Qua làm việc, những người này cung cấp thông tin đang thường trú tại tại ấp Pét Tôn, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng).
Nhóm 6 người được đưa vào khu cách ly tập trung tại TP Hà Tiên - Ảnh: P.VŨ.
Từ Sóc Trăng, họ đã đi qua tỉnh Kan Đal, Campuchia để thăm người thân, sau đó dự định trở về Việt Nam theo đường cửa khẩu Tịnh Biên (tỉnh An Giang) nhưng lo sợ bị cách ly.
Theo lời kể, một lái xe taxi người Campuchia đã giới thiệu có người dẫn qua biên giới về Việt Nam theo đường tiểu ngạch tại Hà Tiên không bị cách ly với giá 1 triệu đồng.
Khi cả nhóm người nói trên chuẩn bị vượt biên thì bị lực lượng chức năng phát hiện. Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
Ngày 28/7, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đã xác định được 76 trường hợp là F2, F3 của hai bệnh nhân nhiễm COVID-19 số 416 và 418.
Có 6 trường hợp đang được cách ly tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.
Theo đó, liên quan đến bệnh nhân số 416, tại tỉnh Thừa Thiên Huế có 43 người là các trường hợp F2, F3. Trong khi đó, liên quan bệnh nhân số 418 ở tỉnh này có 33 người là F2.
Hiện cơ quan chức năng đã tiến hành cách ly các trường hợp nói trên tại nhà, riêng có 6 trường hợp đang được cách ly điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 (thuộc xã Phong An, huyện Phong Điền).
Bài viết được lược dẫn từ nguồn
Ngày 28/7, UBND TP Đà Nẵng có công văn truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng về việc thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Hòa Vang trong vòng 14 ngày, kể từ 13h ngày 28/7. Đây là địa phương cuối cùng trên đất liền của Đà Nẵng thực hiện cách ly xã hội.
Trước đó, UBND TP Đà Nẵng cũng quyết định thực hiện cách ly xã hội đối với 6 quận gồm Liên Chiểu, Thanh Khê, Cẩm Lệ, Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.
Lực lượng Công an phong toả các tuyến đường trong đêm 28/7
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác.
Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng. Riêng huyện Hòa Vang, thực hiện giãn cách xã hội.
Đà Nẵng chính thức cách ly xã hội toàn thành phố từ 28/7
Sáng 28/7, lãnh đạo Sở Y tế Quảng Ngãi cùng Công an tỉnh Quảng Ngãi, cho biết đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng đang áp dụng mọi biện pháp nghiệp vụ truy tìm những người đi cùng chuyến xe với bệnh nhân 419 mắc Covid-19.
"Đến giờ vẫn chưa xác định hết số lượng người đi cùng. Hiện chỉ có một số ít trường hợp đã tự động khai báo với cơ quan chức năng có đi cùng xe với bệnh nhân 419 này", một nguồn tin cho biết.
Lực lượng chức năng làm việc với nhà xe Thanh Hường. Ảnh: V.D
Đại tá Võ Văn Dương, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi, cho biết sau khi xác định bệnh nhân 419 mắc Covid-19, Công an tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng Sở Y tế đã làm việc với chủ nhà xe Thanh Hường nhưng nhà xe này cho rằng xe mình là xe "lụi" nên không lưu danh sách khách theo quy định.
Việc này gây rất nhiều khó khăn cho công tác xác minh những hành khách đi cùng chuyến xe với bệnh nhân 419. "Hiện 6 người của nhà xe có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân đã được đưa đi cách ly tập trung. Sau khi cách ly xong, chúng tôi sẽ xử lý mạnh tay nhà xe này", ông Dương cho biết.
Bài viết được lược dẫn từ nguồn
Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản gửi các đơn vị vận tải, bến xe liên tỉnh và sở ngành liên quan triển khai các biện pháp phòng dịch COVID-19 trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
TP.HCM sẽ ngưng toàn bộ hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định đến TP Đà Nẵng từ chiều 28-7 - Ảnh: LÊ PHAN
TP.HCM sẽ dừng toàn bộ hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh đến Đà Nẵng trừ các trường hợp đặc biệt như chuyên chở bệnh nhân, chở nhu yếu phẩm.
Các xe có hành trình qua Đà Nẵng không được dừng đón trả khách tại đây.
Thời gian áp dụng các quy định trên bắt đầu từ 15h ngày 28-7.
Bài viết được lược dẫn từ nguồn
Ngày 28/7, ông Nguyễn Văn Quốc, Chủ tịch UBND phường Bình Thuận (quận Hải Châu, Đà Nẵng), cho biết UBND phường và Công an quận Hải Châu vừa phát hiện vụ việc 1 nhóm người Trung Quốc trốn trong 1 quán trà sữa nằm trên đường Trưng Nữ Vương.
Ông Quốc cho biết sự việc được phát hiện vào khoảng 17h30 ngày 26/8.
"Năm người Trung Quốc này được một người đàn ông Việt Nam tên Tấn (chưa rõ danh tính cụ thể) dẫn về quán trà sữa này để lẩn trốn.
Quán trà sữa này đã đóng cửa và họ trốn ở trên tầng 2", ông Quốc nói.
Ông Quốc cho hay quán trà sữa trên do người đàn ông Việt Nam tên Tấn thuê lại. Cơ quan công an đang làm việc để xác định nhóm người này nhập cảnh như thế nào, lưu trú từ bao giờ.
"Nhóm này sau khi bị phát hiện đã đưa lên bệnh viện Phổi để cách ly y tế. Trong khi đó, công an quận Hải Châu đang làm việc, đấu tranh với ông Tấn để làm rõ vụ việc", ông Quốc nói.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19, đến 16h ngày 27/7, Việt Nam ghi nhận thêm 11 ca bệnh dương tính với virus SARS-CoV-2 có liên quan tới Bệnh viện Đà Nẵng. Đáng nói là, một số bệnh nhân trong đó là người có bệnh lý nền phức tạp, được xếp vào nhóm có nguy cơ diễn tiến nặng cao, cần được theo dõi chặt chẽ.
Bệnh nhân đang có diễn biến nặng nhất là bệnh nhân 431 (N.K., nam, 55 tuổi). Người này có tiền sử các bệnh lý nền như suy thận mạn tính giai đoạn cuối, chạy thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim thiếu máu cục bộ. Người đàn ông này đã điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian dài.
Bệnh nhân 428 (B.T., nam, 70 tuổi) cũng có tiền sử suy thận mạn tính, tăng huyết áp, suy tim. Ngày 9/7, bệnh nhân tức ngực, mệt. Sau đó, ông T. nhập viện Bệnh viện Đà Nẵng và được chuyển vào khoa Y học nhiệt đới.
Các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nặng
Bệnh nhân 429 (N.T.L., nữ, 53 tuổi) mắc bệnh suy thận mạn tính giai đoạn 5.
Bệnh nhân 427 (T.T.P., nam, 45 tuổi) phát hiện suy thận cách đây 4 tháng.
Các bệnh nhân 422 (N.D., nam, 63 tuổi), 426 (T.T.P., nữ, 62 tuổi) và 430 (T.T.N.V., nữ, 33 tuổi) nhập viện điều trị nhiều bệnh lý khác nhau và đang có sức khỏe ổn định.
Bệnh nhân 422 là có tiền sử ngoại tâm thu thất, thiếu máu cơ tim. Bệnh nhân này nằm cùng phòng với mẹ của bệnh nhân số 416. BN số 430 cũng xuất hiện khó thở nhiều, trước đó bệnh nhân từng trải qua ca mổ thẩm phân phúc mạc.
Thiếu tá Lý Văn Tý, đồn phó Đồn Biên phòng Chi Ma, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn cho biết cơ quan này đang hoàn tất hồ sơ, khởi tố hình sự với Đinh Thị Từ và Hoàng Thị Thơm về hành vi tổ chức đưa 9 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép.
Chiều 26/7, tại mốc 1219 thuộc thôn Cốc Nhãn, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn, tổ tuần tra kiểm soát của Đồn biên phòng Chi Ma đã phát hiện và bắt giữ Hoàng Thị Thơm (sinh năm 1980) và Đinh Thị Từ (sinh năm 1983), cùng trú tại thôn Cốc Nhãn, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn về hành vi đưa 9 người Trung Quốc xuất nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Trong 9 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, có người tên Tưởng Sảng, trú tại tỉnh Hồ Bắc, được hai phụ nữ dẫn nhập cảnh vào Việt Nam tìm việc làm.
8 người Trung Quốc còn lại gồm: Trương Tiểu Mai, trú tại tỉnh Tứ Xuyên; Uông Kiến Ba, trú tại tỉnh Phúc Kiến; Vi Hiểu Quần, Trương Kỳ, Tôn Thụy Tuyết, trú tại Sơn Đông; Diệp Đại Huy, Hứa Lạc, Lý Xuân Tuệ, cùng trú tại Quảng Tây, được hai phụ nữ đưa xuất cảnh trái phép qua biên giới.
Chân dung 2 phụ nữ vừa đưa 9 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam - Ảnh: Đồn biên phòng Chi Ma cung cấp
Theo thông tin từ Đồn biên phòng Chi Ma, 8 người Trung Quốc này nhập cảnh trái phép qua biên giới nhiều đợt, 3 người nhập cảnh ngày 20/7, 1 người nhập cảnh ngày 22/7 và 4 người nhập cảnh 24/7.
Cả 8 người Trung Quốc này đều khai mục đích nhập cảnh trái phép vào Việt Nam là để đến Hà Nội du lịch. Những người này bị lực lượng biên phòng phát hiện, bắt giữ trên đường ra biên giới để xuất cảnh về Trung Quốc
Bài viết được lược dẫn từ nguồn
Sáng 28/7, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết thành phố vừa phát hiện 8 người Trung Quốc và 1 người Việt Nam nhập cảnh trái phép tại quận 12. Tất cả đã được đưa cách ly tại khu C, huyện Củ Chi.
Bên trong khu cách ly của Bệnh viện dã chiến Củ Chi - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ngoài 9 người trên, từ tháng 5 đến nay đã phát hiện 29 trường hợp nhập cảnh trái phép, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM.
Bài viết được dẫn nguồn từ
Chiều ngày 27/7 tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị Covid-19, các thành viên Tiểu ban Điều trị, Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm đã hội chẩn quốc gia bệnh nhân Covid-19 nặng là bệnh nhân số 416 và 418.
Tại buổi hội chẩn, các chuyên gia đã nghe BV Đà Nẵng báo cáo về 2 trường hợp bệnh nhân 416 và bệnh nhân 418. Theo đó, bệnh nhân 416, 57 tuổi, được chẩn đoán viêm đường hô hấp cấp do nhiễm SARS-CoV 2 (Covid-19) - Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển - Sốc nhiễm khuẩn. Bệnh nhân đã được đặt ECMO (ECMO tĩnh mạch - tĩnh mạch, phổi nhân tạo) ngày thứ 4; tiếp tục được lọc máu và thở máy hỗ trợ.
Hiện các chỉ số và chức năng trong phạm vi kiểm soát, nhưng tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao, khả năng vẫn tiếp tục thở máy, ECMO phổi nhân tạo, lọc máu liên tục.
Bệnh nhân Covid-19 liên quan tới BV Đà Nẵng
Đối với bệnh nhân 418, nam, 61 tuổi, được chẩn đoán viêm đường hô hấp cấp nặng do nhiễm SARS-CoV 2 (Covid-19) – trên bệnh nhân Tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 – Biến chứng: Suy hô hấp, suy tim – Tổn thương thận cấp, tiên lượng rất nặng, tiếp tục thở máy và lọc máu liên tục.
Chiều 27/7, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, đánh giá tình hình dịch Covid-19 ở Đà Nẵng đang diễn biến phức tạp, trong khi đó Thừa Thiên Huế nằm cạnh Đà Nẵng nên có thể bị tác động trực tiếp, nguy cơ lây nhiễm cộng đồng giữa hai địa phương rất cao.
"Những trường hợp từ Đà Nẵng trở về Huế sau ngày 10/7 phải được giám sát dịch tễ và khai báo y tế đầy đủ. Các địa phương tập trung lực lượng đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để kê khai y tế, muộn nhất đến tối 28/7 phải hoàn thành", ông Thọ nói.
Để kiểm soát người từ Đà Nẵng đến Thừa Thiên Huế, chính quyền lập 3 chốt kiểm soát với sự tham gia của cảnh sát giao thông, quân đội, nhân viên y tế. Trong đó một chốt tại chân đèo Hải Vân kiểm soát người đi xe máy từ Đà Nẵng qua con đèo này; một chốt đặt tại thị trấn Phú Bài (thị xã Hương Thủy) kiểm soát xe khách, xe buýt có lịch trình đến Huế; một chốt đặt tại ga Huế kiểm soát người đi tàu từ Đà Nẵng và các địa phương đến Huế.
21h ngày 27/7, nhiều người từ Đà Nẵng ra Thừa Thiên Huế theo các tuyến xe khách đã dừng lại trạm kiểm soát ở thị trấn Phú Bài khai báo y tế; những người thân nhiệt cao sẽ được đưa đi cách ly tập trung ngay.
Sở Y tế TP.HCM vừa chỉ đạo phòng y tế 24 quận, huyện cần đảm bảo việc cung ứng, bình ổn các loại thuốc thiết yếu như kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, thuốc ho... cùng các trang, thiết bị phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Các đơn vị thuộc quận, huyện không được để xảy ra tình trạng đầu cơ, tích trữ, bán hàng giả, hàng kém chất lượng với các mặt hàng thiết yếu mùa dịch, đặc biệt là khẩu trang y tế.
Đặc biệt, các cửa hàng thuốc phải ghi tên, địa chỉ, điện thoại những khách hàng mua thuốc ho, hạ sốt, cảm cúm. Đồng thời, Sở Y tế buộc 100% trường hợp mua các loại thuốc này phải khai báo y tế.
Từ 0h ngày 28/7, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu dừng các hoạt động liên quan đến tắm biển tại các bãi tắm biển công cộng, khu vực nhà tắm nước ngọt, bãi trông giữ xe ven biển trên địa bàn thành phố.
Ông Nguyễn Đức Vũ - Trưởng Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, cho biết ngay từ đêm đã huy động hơn 200 cán bộ, nhân viên tuần tra và chốt chặn tại nhiều khu vực.
Đà Nẵng có 30 km bờ biển thuộc các quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu. "Sáng nay còn lác đác vài trăm người tắm biển, đi dạo và có đeo khẩu trang. Trước đợt giãn cách này, Đà Nẵng đang vào mùa cao điểm, những ngày cuối tuần đón 30.000 đến 40.000 khách tắm biển", ông Vũ nói.
Theo ông Vũ, người dân Đà Nẵng đã quen với việc cấm tắm biển từ lần đầu cách ly xã hội, nên khi tái khởi động Chỉ thị 16 của Chính phủ, đa số mọi người chấp hành tốt, không có phản ứng.
Bài viết được lược dẫn từ nguồn
7h sáng nay 28/7, chuyến bay đón 219 công dân Việt Nam từ Guinea Xích đạo sẽ về nước, trong đó có 129 bệnh nhân mắc Covid-19" đã cất cánh. Đoàn công tác của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương gồm 2 bác sĩ và 2 điều dưỡng sẽ cùng với phi hành đoàn tham gia trên chuyến bay "đặc biệt" này.
Chia sẻ trước giờ lên đường thực hiện nhiệm vụ, BS Thân Mạnh Hùng- Phó Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị gồm nhân lực và phương tiện đều đã sẵn sàng nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn.
BS Thân Mạnh Hùng- Phó Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
"Ngay từ khi nhận được lệnh của Bộ Y tế, Lãnh đạo Bệnh viện, đoàn công tác cũng đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng về vật tư, trang thiết bị, máy móc, thuốc điều trị cấp cứu bệnh nhân, phòng khi tình huống xấu nhất có thể xảy ra trên máy bay"- BS Hùng chia sẻ.
Bài viết được lược dẫn từ nguồn
Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định, người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 6 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày.
Việc nhập cảnh phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật. Mọi trường hợp vi phạm, tùy từng tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ- CP quy định: Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đến 25 triệu đồng.
Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự vềt tội Vi phạm quy định về nhập cảnh trái phép, theo điều 347 Bộ luật Hình sự 2015. Mức phạt từ 5 triệu đến 50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Bài viết được lược dẫn từ nguồn
Bộ Y tế sáng 28/7 không ghi nhận thêm ca dương tính nCoV, 66 người đang điều trị trong đó 61 người dương tính.
Như vậy, bốn ngày qua ghi nhận 15 ca nhiễm nCoV cộng đồng. Riêng Đà Nẵng ghi nhận 14 ca trong đó có 4 nhân viên y tế gồm một bác sĩ, hai điều dưỡng, một hộ lý của Bệnh viện Đà Nẵng. Quảng Ngãi một ca là người từng đến chăm bệnh nhân tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng.
Bài viết được dẫn từ nguồn
TP Đà Nẵng bắt đầu thực hiện lệnh cách ly xã hội tại các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Cẩm Lệ, Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn để phòng dịch Covid -19 từ 0h ngày 28/7.
Hai trạm chốt ngay trước cổng bệnh viện Đà Nẵng
Hai trạm chốt ngay trước cổng bệnh viện Đà Nẵng
Đặc biệt, các tuyến đường xung quanh và 3 bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, bệnh viện C, bệnh viện chấn thương chỉnh hình sẽ bị phong toả hoàn toàn trong 15 ngày đến khi có thông báo mới.
Việc phong toả được lực lượng Công an, Quân đội thực hiện ngay trong đêm 27/7.
Chiều 27/7, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 thành phố Hà Nội đã tổ chức họp dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng nhấn mạnh, đối tất cả những người đến các vùng dịch ở Đà Nẵng gồm bệnh viện C, bệnh viện đa khoa, Viện chấn thương chỉnh hình, quận Liên Chiểu, quận Hải Châu, quận Ngũ Hành Sơn, trung tâm tiệc cưới, đều phải khai báo y tế và đều phải lấy mẫu xét nghiệm.
Ông Nguyễn Đức Chung.
"Cần phát hiện nhanh, xét nghiệm sớm, cách ly kịp thời, giám sát chặt chẽ với tinh thần mọi người phải tự giác chấp hành.
Các cơ quan, tổ dân phố, toà nhà có đi rà soát nhưng không hết được nên các phương tiện truyền thông đưa thông tin rộng rãi. Những ai đến 7 địa điểm nêu trên tự rà soát và tự theo dõi sức khỏe của mình", ông Chung nói.
Theo ông Chung, các trường hợp khác đi du lịch ở Đà Nẵng mà không qua các vùng nói trên cần chủ động khai báo y tế, thường xuyên theo dõi sức khỏe cá nhân như tự đo thân nhiệt, thông báo với cơ sở y tế của phường, làm tốt công tác vệ sinh trong gia đình.
Tối 27/7, Bộ GTVT đã ra thông báo yêu cầu dừng toàn bộ chuyến bay chở khách trên các đường bay nội địa, dừng đường sắt và đường bộ đi, đến Đà Nẵng từ 0 giờ ngày 28/7.
Với lĩnh vực hàng không, dừng toàn bộ chuyến bay chở khách trên các đường bay nội địa đi, đến Đà Nẵng. Ưu tiên tăng chuyến để giải toả hành khách du lịch từ Đà Nẵng đi về các địa phương khác, trước 0 giờ ngày 28/7.
Các chuyến bay nội địa chở khách không đi, đến Đà Nẵng vẫn thực hiện bình thường. Máy bay chở hàng hóa, các loại tàu hàng, xe chở hàng hóa vẫn được hoạt động bình thường.
Bộ GTVT lưu ý Cục Hàng không, Tổng cục Đường bộ, Cục Đường sắt, Hàng hải... phối hợp với các đơn vị liên quan của thành phố Đà Nẵng để xử lý những vấn đề phát sinh. Các cơ quan này cần cân nhắc phương án vận chuyển hành khách du lịch còn bị mắc kẹt tại Đà Nẵng sau 0h ngày 28/7.
Đối với đường bộ, xe khách liên tỉnh, nội tỉnh, xe hợp đồng, xe du lịch, taxi, xe buýt trên địa bàn Đà Nẵng cũng phải dừng hoạt động, trừ các xe công vụ, xe chở bệnh nhân, xe đưa đón công nhân, chở thực phẩm, vật liệu xây dựng, hàng hóa.
Với các loại hình vận tải đi qua thành phố Đà Nẵng, Bộ GTVT yêu cầu không được phép dừng, đỗ tại thành phố này để đón trả khách.
Với đường sắt, Bộ GTVT yêu cầu dừng toàn bộ các chuyến tàu xuất phát và kết thúc tại ga Đà Nẵng. Các chuyến tàu khách Bắc - Nam không được đón trả khách tại ga Đà Nẵng. Các chuyến tàu biển và tàu sông cũng phải dừng chở khách đi/đến Đà Nẵng trừ trường hợp đặc biệt.
Quyết định này có hiệu lực trong 15 ngày cho đến khi có thông báo mới.