*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Nhiều nước chuẩn bị mở cửa trở lại, WHO khuyến cáo "nên thận trọng", sẵn sàng đối phó nếu virus lây lan mạnh trở lại.
Bà Thạch Chính Lệ. Ảnh: AFP/SCMP
Nhà virus học Trung Quốc Thạch Chính Lệ - trung tâm của giả thuyết gây tranh cãi về nguồn gốc của virus corona đã bác bỏ tin đồn cho rằng bà và gia đình đã "đào tẩu" Trung Quốc.
Bà Thạch, nhà nghiên cứu nổi tiếng về các chủng virus corona trên dơi, viết trên tài khoản Wechat ngày 1/5 rằng, bà và gia đình vẫn ở Trung Quốc, trong bối cảnh nhiều tin đồn cho rằng đại dịch Covid-19 có nguồn gốc từ Viện Virus học Vũ Hán (WIV), nơi bà làm việc.
Thời báo Hoàn cầu xác nhận, bài đăng trên Wechat do bà Thạch viết.
"Các bạn thân mến, tôi và gia đình vẫn bình an! Dù có bao nhiêu khó khăn, đều sẽ không xuất hiện tình huống như tin đồn "đào tẩu". Chúng tôi không làm gì sai và chúng tôi tiếp tục có niềm tin mãnh liệt vào khoa học. Nhất định sẽ có ngày mây tan, mặt trời ló dạng".
Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, trước đó, có tin đồn cho rằng, bà và gia đình đã mang theo hàng trăm tài liệu mật ra khỏi Trung Quốc và đang xin tị nạn ở Đại sứ quán Mỹ tại Paris.
Bà Thạch Chính Lệ. Ảnh: AFP/SCMP
Nhà virus học Trung Quốc Thạch Chính Lệ - trung tâm của giả thuyết gây tranh cãi về nguồn gốc của virus corona đã bác bỏ tin đồn cho rằng bà và gia đình đã "đào tẩu" Trung Quốc.
Bà Thạch, nhà nghiên cứu nổi tiếng về các chủng virus corona trên dơi, viết trên tài khoản Wechat ngày 1/5 rằng, bà và gia đình vẫn ở Trung Quốc, trong bối cảnh nhiều tin đồn cho rằng đại dịch Covid-19 có nguồn gốc từ Viện Virus học Vũ Hán (WIV), nơi bà làm việc.
Thời báo Hoàn cầu xác nhận, bài đăng trên Wechat do bà Thạch viết.
"Các bạn thân mến, tôi và gia đình vẫn bình an! Dù có bao nhiêu khó khăn, đều sẽ không xuất hiện tình huống như tin đồn "đào tẩu". Chúng tôi không làm gì sai và chúng tôi tiếp tục có niềm tin mãnh liệt vào khoa học. Nhất định sẽ có ngày mây tan, mặt trời ló dạng".
Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, trước đó, có tin đồn cho rằng, bà và gia đình đã mang theo hàng trăm tài liệu mật ra khỏi Trung Quốc và đang xin tị nạn ở Đại sứ quán Mỹ tại Paris.
Sau khi tốt nghiệp Đại học New Hampshire năm 2019, Myles L. Lynch chuyển đến Hà Nội, Việt Nam và đã sống ở đây được 10 tháng.
Anh thuê một căn hộ, mua một chiếc xe máy. Lynch sống ở Hà Nội và làm việc cho Points Avenue, một công ty công nghệ giáo dục tại Việt Nam, là Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển và Đào tạo Giáo viên.
Mặc dù hiện tại sống ở Việt Nam, anh vẫn tập trung cập nhật thông tin xem Hoa Kỳ đã ứng phó với dịch bệnh như thế nào. Anh nghĩ: "Cách ly xã hội đã được khuyến khích từ lâu tại Việt Nam, không thể tin rằng các trường học ở Mỹ vẫn mở".
"Đến bây giờ, tôi cảm thấy vô cùng an toàn khi sống ở Hà Nội. Tôi tin rằng chính phủ Việt Nam đã vượt lên trên tất cả khó khăn để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho tất cả mọi người (cả trong và ngoài nước)"
Anh Myles L. Lynch
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành tại khắp các châu lục, mỗi quốc gia tùy theo điều kiện của mình để đưa các chiến lược phòng-chống dịch, nhưng về cơ bản đều áp dụng các biện pháp mạnh như cách ly bắt buộc, xét nghiệm đại trà để khoanh vùng và cách ly, đóng cửa biên giới hay ban bố lệnh giới nghiêm.
Một nghệ sĩ đường phố trên một con đường của thành phố Mexico ở Mexico, ngày 31 tháng 3 năm 2020. Ảnh: Tân Hoa Xã
Tuy nhiên, ở Mexico, công tác phòng, chống dịch chỉ mới dừng lại ở việc ban bố tình trạng y tế khẩn cấp từ ngày 30/3 và khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp y tế phòng dịch, bất chấp số ca nhiễm bệnh và tử vong tăng mạnh từng ngày.
Nhiều chuyên gia gọi cách chống dịch của Chính phủ Mexico là “một mình một kiểu”, bản thân Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador cũng phải hứng chịu không ít chỉ trích do những phản ứng được cho là “hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh”, dẫn đến việc thiếu các hành động quyết liệt để ngăn chặn sự lây lan.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/phan-tich...
Khi con người phải ngủ đông trong nỗ lực vượt qua đại dịch Covid-19, sự trống vắng của thế giới đang tạm dừng đã lột tả những hình ảnh vừa hùng vĩ vừa bi tráng của một thời điểm lịch sử lạ lùng.
Các nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn AP đã ghi lại hình ảnh những phong cảnh khắp thế giới không có con người với chủ đề duy nhất: Thế giới hùng vĩ của chúng ta. Hình ảnh được thực hiện trong tháng 4-2020.
Gần TP Soria - Tây Ban Nha, đàn cừu di chuyển trên con đường vắng không xe cộ, không con người. Ảnh: Felipe Dana
Bầy chim lội trên bãi biển ở Coronado, bang California - Mỹ
Khu vực Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh - nơi sinh sống của nhiều thế hệ hoàng đế Trung Quốc - chỉ còn bóng chim bay qua. Ảnh: Mark Schiefelbein
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo tờ Japantimes, tổng cộng trên 1.200 người đã tham gia khảo sát trực tuyến từ hôm 9/4 đến 27/4, chủ yếu bao gồm sinh viên của các trường cao đẳng, đại học, sau đại học và một số đối tượng khác.
Kết quả khảo sát cho thấy có đến 4,8% người được hỏi cho biết họ đang cân nhắc kỹ lưỡng việc bỏ học do không có thu nhập từ công việc bán thời gian hoặc tiền lương của cha mẹ. 15,5% người được hỏi cho biết họ đang xem xét đưa ra lựa chọn này, 0,2% số người được hỏi đã quyết định nghỉ học.
Sinh viên đại học Marika Yamagishi, người dẫn đầu chiến dịch tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính cho tất cả sinh viên đại học trong đại dịch COVID-19, phát biểu trước truyền thông ở Tokyo hôm 30/4. Ảnh: Kyodo
Trong đó, những sinh viên không có thu nhập từ công việc bán thời gian chiếm 28,5% và những người bị giảm tiền lương chiếm 39,8%.
Cuộc khảo sát cũng tiết lộ 53,2% số người được hỏi cho biết cuộc khủng hoảng COVID-19 đã tác động trực tiếp đến thu nhập của cha mẹ họ hoặc những người khác hỗ trợ họ.
"Tôi đã mất công việc bán thời gian của mình và bố tôi, một tài xế taxi, cũng không có việc làm", một sinh viên được khảo sát cho biết.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hôm 1/5 vừa qua, một đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) cho biết Trung Quốc đang tiến hành điều tra về nguồn gốc của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp ( COVID-19 ) khởi phát tại Vũ Hán, nhưng đến nay tổ chức này vẫn chưa được phép tham gia cuộc điều tra của Bắc Kinh, hãng tin CBS News (Mỹ) đưa tin.
Cụ thể, trả lời trong cuộc phỏng vấn với đài Sky News (Anh) hôm 1/5, ông Gauden Galea, đại diện của WHO tại Trung Quốc cho biết tổ chức này đã không được Bắc Kinh mời tham gia cuộc điều tra về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2.
"Chúng tôi biết rằng có những cuộc điều tra cấp quốc gia đang được tiến hành trong thời điểm hiện tại, nhưng chúng tôi vẫn chưa nhận được lời mời"
"Nguồn gốc của virus là thông tin rất quan trọng, những đặc điểm chung giữa người và động vật lại càng quan trọng hơn nữa và cần được nghiên cứu càng nhiều càng tốt để ngăn dịch bệnh tái bùng phát", người đại diện của WHO tại Trung Quốc.
Ông này cho biết phía WHO vẫn chờ đợi lời mời từ Trung Quốc nhưng vẫn chưa nhận được lời đề nghị nào, và khẳng định rằng Trung Quốc không có lý do gì để loại WHO ra khỏi các cuộc điều tra tương tự.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Khi mà hầu hết con người đều đang phải ngồi nhà vì lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại do sự lây lan của dịch bệnh, động vật hoang dã lại đang cố tràn vào phố phường nhiều hơn.
Thành phố Mumbai, Ấn Độ đã sáng rực lên với sắc hồng sau khi từng đàn chim hồng hạc tụ tập về đây, lấp kín các hồ nước ở nơi này. Một số người cho rằng việc này xảy ra do hàng loạt công trình xây dựng phải tạm nghỉ, hoạt động câu cá cũng giảm sút, vì thế nên đàn chim mới xuất hiện nhiều, ghé đậu ở đây để tìm kiếm thức ăn.
Trả lời phỏng vấn của tờ Hindustan Times, Sunil Agarwal, một người dân nói rằng khi con người phải ở trong nhà do lệnh phong tỏa thì những con chim hồng hạc đã xuất hiện nhiều hơn, họ đã chụp hình lại đàn chim này.
"Hi vọng nơi này sẽ sớm trở thành khu bảo tồn hồng hạc." - Sunil nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Số ca mắc:
- Tính từ 6h ngày 16/4 đến 18h ngày 2/5: 16 ngày Việt Nam không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng.
- Tính đến 18h ngày 2/5: Việt Nam có tổng cộng 130 ca mắc được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
- Tính từ 6h đến 18h ngày 2/5: 0 ca mắc mới.
🏢 Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 30.517, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 244
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 5.540
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 24.733
💊 Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:
- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 12 ca.
- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 9 ca.
Trong buổi sáng thứ Bảy (2/5) tại Tòa thánh Vatican, Đức Giáo hoàng Francis đã cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo sẽ được đoàn kết vì lợi ích của người dân bất chấp sự khác biệt.
"Hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho những nhà lãnh đạo, những người có trách nhiệm quan tâm tới người dân trong những thời điểm của cuộc khủng hoảng này, các nguyên thủ quốc gia, các tổng thống/chủ tịch nước, các nhà lập pháp, các thị trưởng, các thống đốc".
Hoàng gia Anh đã công bố những bức ảnh mới về Công chúa Charlotte, con gái của Công tước và Nữ công tước xứ Cambridge, phân phát thức ăn cho những người dễ bị tổn thương trong đại dịch Covid-19, nhân sinh nhật thứ Năm của mình.
Những hình ảnh, được chụp bởi Nữ công tước xứ Cambridge, cho thấy Charlotte gửi những gói thực phẩm cho người già trong đại dịch Covid-19 vào hồi tháng Tư.
Theo tài khoản Kensington Royal, những bức ảnh được chụp khi gia đình hoàng gia đóng gói và phân phát thức ăn cho những người già bị cô cách ly và được công bố vào thứ Sáu 1/5, trước sinh nhật thứ Năm của công chúa vào 2/5.
Lần đầu tiên sau nhiều tuần, cư dân ở một số bang trên khắp nước Mỹ có thể trở lại lối sống cuối tuần sau khi các thống đốc bắt đầu nới lỏng các hạn chế vốn nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Điều đó có nghĩa có thể xem phim ở Georgia, tập luyện với huấn luyện viên cá nhân ở Colorado hoặc ghé qua một cửa hàng ở Nevada.
Hơn 30 tiểu bang đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế về giãn cách xã hội - một số bang dỡ bở lệnh cấm ra ngoài trong khi nhiều bang khác nới lỏng các biện pháp cho phép một số doanh nghiệp mở cửa trở lại.
Khu ẩm thực của Trung tâm thương mại Penn Square mới mở cửa trở lại vào ngày 1 tháng 5 tại thành phố Oklahoma. Ảnh: AP
Nhiều biện pháp sẽ được dỡ bỏ bắt đầu từ thứ Hai. Các phòng tập gym và trung tâm thể dục sẽ mở cửa trở lại ở Arkansas vào ngày 4/5, trong khi các tiệm làm tóc sẽ hoạt động vào ngày 6/5.
Tại các quận Yuba và Sutter ở Bắc California, các nhà hàng, tiệm xăm và trung tâm mua sắm sẽ được phép mở vào thứ Hai, đây cũng sẽ là ngày làm việc đầu tiên của các nhân viên văn phòng tại Colorado, tuy nhiên công suất hoạt động chỉ ở mức 50% so với bình thường.
Tại Montana, các quán bar và nhà máy bia cũng sẽ được phép cung cấp một số dịch vụ tại chỗ bắt đầu từ thứ Hai.
Tuy nhiên, một số chuyên gia Mỹ cảnh báo rằng, việc nới lỏng lệnh giãn cách xã hội có thể khiến số ca lây nhiễm gia tăng ở Mỹ.
"Bạn đang phạm một sai lầm lớn. Điều này sẽ phải trả giá bằng mạng sống", Tiến sĩ Irwin Redlener, Bác sĩ nhi khoa và chuyên gia phòng chống thảm họa tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia, chia sẻ với CNN.
Nga đã ghi nhận 9.623 ca nhiễm Covid-19 mới vào thứ Bảy, nâng tổng số ca nhiễm chính thức là 124.054 , với 1.222 người tử vong.
Moscow, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất, cũng đã chứng kiến sự tăng vọt kỷ lục sau vài ngày gia tăng tương đối ổn định, với hơn 5.000 ca trong một ngày.
Cáp Nhĩ Tân, thành phố phía đông bắc Trung Quốc gồm 10 triệu dân đã ra lệnh đóng cửa các dịch vụ ăn uống bắt đầu từ thứ Bảy (2/5) nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19.
Nhân viên y tế tại một điểm đăng ký sân bay ở Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang. Ảnh: Reuters
Hoạt động kinh doanh ăn uống sẽ bị đình chỉ cho đến khi có thông báo mới và phù hợp với những thay đổi trong tình hình dịch bệnh, giới chức địa phương cho biết.
Trong khi Trung Quốc đại lục chỉ ghi nhận một ca nhiễm Covid-19 mới vào thứ Bảy và người dân đã quay trở lại một số địa điểm du lịch nổi tiếng nhân dịp nghỉ lễ Quốc tế Lao động dài 5 ngày thì Hắc Long Giang phải vật lộn để ngăn chặn lây nhiễm virus trong cộng đồng.
Theo Reuters, trong số 140 ca lây nhiễm nội địa gần đây thì hơn một nửa đã được ghi nhận ở Hắc Long Giang, tỉnh tiếp giáp với nước làng giềng Nga.
Giới chức địa phương đã cấm người ngoại tỉnh và phương tiện đăng ký ở nơi khác ra vào các khu chung cư. Người nhập cảnh vào Trung Quốc cũng sẽ phải thực hiện cách ly.
Trong cuộc họp báo ngày 1/5, Phó Bí thư tỉnh ủy Vương Văn Đào đã lên tiếng nhận lỗi về tình hình dịch bệnh tại địa phương.
Chúng tôi không hiểu đủ về phòng chống dịch bệnh. Việc không xét nghiệm kịp thời đã góp phần tạo ra các cụm lây nhiễm.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Ảnh: DPA
Liên minh châu Âu đã kêu gọi Trung Quốc hợp tác điều tra về nguồn gốc của SARS-CoV-2.
Phát biểu được Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đưa ra một ngày sau khi trợ lý chính sách đối ngoại của bà Leyen, ông Josep Borrell, xác nhận Trung Quốc tìm cách gây sức ép với EU trước thềm báo cáo nêu chi tiết chiến dịch thông tin gây tranh cãi của Bắc Kinh về đại dịch Covid-19.
"Tôi nghĩ, điều này [điều tra nguồn gốc Covid-19] quan trọng với tất cả chúng ta. Tôi muốn nói là quan trọng với cả thế giới. Bạn không bao giờ biết khi nào một loại virus nữa làm bùng phát dịch nên tất cả chúng ta muốn lần tới [chúng ta có được bài học], xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm thực sự hiệu quả và cả thế giới cùng đóng góp cho hệ thống đó".
Bà Leyen bác bỏ lo ngại cho rằng một cuộc điều tra như vậy sẽ tác động tiêu cực đến quan hệ giữa EU và Trung Quốc.
"Bởi vì nó mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta. Đại dịch này đã gây quá nhiều thiệt hại, vì vậy tất cả các quốc gia đều hưởng lợi nếu chúng ta chuẩn bị tốt hơn cho lần tới. Nếu không biết khi nào một cuộc khủng hoảng như này có thể bùng phát, chúng ta nên có sự chuẩn bị tốt hơn", người đứng đầu Ủy ban châu Âu nói.
Một chiếc ô tô chạy dọc theo một con đường vắng Quận tài chính Singapore vào ngày 24 tháng 4. Ảnh: Getty
Singapore đã công bố kế hoạch nới lỏng các hạn chế trong những tuần tới, hoạt động kinh doanh sẽ tiếp tục mở rộng hơn từ ngày 1/6.
"Theo dõi các biện pháp giãn cách xã hội, chúng tôi nhận thấy sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng giảm đáng kể trong tháng qua", Bộ Y tế Singapore Gan Kim Yong
"Tuy nhiên, chúng tôi đang trong tình trạng khó khăn. Vẫn còn ca nhiễm mới trong cộng đồng và các cụm nhiềm mới có thể hình thành nếu chúng tôi thiếu cảnh giác. Chúng tôi phải thận trọng trong cách dỡ bỏ hạn chế và đưa ra các biện pháp an toàn hơn".
Trao đổi với phóng viên trưa 2/5, ông Lê Anh Quân - Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) xác nhận thông tin về trường hợp một thanh niên người Nghệ An đang thuê trọ tại làng Kiêu Kỵ bị sốt cao và được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh) tiếp tục theo dõi.
“Hiện chúng tôi chưa lập chốt phong tỏa mà chỉ là cách ly tạm thời trong lúc đang chờ xét nghiệm của thanh niên người Nghệ An là công nhân đang thuê trọ tại làng Kiêu Kỵ. Chúng tôi đang chờ kết quả chính xác từ bệnh viện”, ông Quân cho biết.
Cũng theo ông Quân, khu vực thuê trọ của nam thanh nhiên này đang được cách ly tạm thời
"Chúng tôi đang khoanh vùng khu vực người này thuê trọ, các hộ xung quanh và những người đi ra đi vào được tạm thời cho cách ly và giãn cách. Sau khi có kết quả chính xác thì chúng tôi lên phương án tiếp theo".
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://vov.vn/tin-24h/cach-ly...
Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin cho biết, khoảng 2% cư dân Moscow, tương đương hơn 250.000 người, nhiễm virus corona chủng mới. Thông tin được AFP đăng tải, dẫn nguồn từ blog của ông Sobyanin.
"Theo kết quả xét nghiệm sàng lọc nhiều nhóm dân cư khác nhau, con số nhiễm bệnh thực tế ở vào khoảng 2% số dân Moscow".
- Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin
Tính tới thời điểm hiện tại, Nga ghi nhận hơn 114.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 57.300 ca ở Moscow, nơi được coi là tâm dịch của Nga.
Theo số liệu thống kê chính thức, dân số Moscow ở vào khoảng 12,7 triệu người.
Ông Sobyanin cho biết, Moscow đã tăng cường đáng kể năng lực xét nghiệm trong vài tuần qua và thành phố đã tìm cách khống chế sự lây lan của virus. Tuy nhiên, Thị trưởng Moscow tái khẳng định rằng, thành phố vẫn chưa qua đỉnh dịch.
"Mối đe dọa vẫn còn đang tăng lên", ông Sobyanin nhấn mạnh.
Bác sĩ Maria van Kerkhove, giám sát Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO, đã lên tiếng khen ngợi thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vì không còn ca bệnh nặng nào.
Vũ Hán vốn là tâm dịch COVID-19 của Trung Quốc, là nơi phát hiện ca bệnh đầu tiên. Để khống chế sự lây lan của virus corona chủng mới, Vũ Hán đã được phong tỏa từ tháng 1 và mới vừa được gỡ bỏ trong tháng 4.
"Biết được rằng không còn ca bệnh nặng nào ở Vũ Hán là 1 điều đáng hoan nghênh. Thành phố này đã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở giai đoạn đầu tiên"
"Không gì ngoài sự ngưỡng bộ và lòng biết ơn đối với nỗ lực không biết mệt mỏi của người dân Vũ Hán", bà van Kerkhove nói.
Báo Argumenty i Fakty (Lý lẽ và Sự thật) của Nga hôm 30/4 vừa qua đã đăng tải một bài viết nói về thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 , đồng thời cho rằng Nga có thể áp dụng hình mẫu của Việt Nam trong công tác ứng phó với dịch bệnh.
Cụ thể, ngay từ phần mở đầu, tác giả bài viết đã đặt câu hỏi: "Liệu Nga có thể áp dụng kinh nghiệm chống dịch thành công của Việt Nam hay không? Trước đây, Việt Nam từng học tập nhiều thứ từ chúng ta. Bây giờ đã đến lúc chúng ta cần học tập từ Việt Nam".
Báo Lý lẽ và Sự thật của Nga nhấn mạnh rằng tuy chỉ có diện tích 331.700 km2 và có đến 96 triệu dân - tức mật độ dân số khá dày đặc - nhưng Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh và duy trì số ca nhiễm COVID-19 ở mức thấp (270 người) trong vòng 3 tháng qua. Đặc biệt, tính đến thời điểm hiện tại, số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam vẫn là 0.
Trong khi đó, tại nhiều quốc gia phát triển hơn ở châu Âu, châu Á và Mỹ, con số người nhiễm và tử vong do COVID-19 lớn hơn Việt Nam rất nhiều.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chính phủ Australia đã lên tiếng hối thúc công dân hiện đang ở châu Phi lên máy bay rời khỏi đó càng sớm càng tốt, nếu họ có thể.
"Chúng tôi không có kế hoạch triển khai các chuyến bay hỗ trợ", chính phủ Australia cho biết trên trang Twitter SmartTravellers của Bộ Ngoại giao và Thương mại nước này, "Chính phủ Australia không thể đảm bảo các bạn được chăm sóc y tế nếu tình hình xấu đi".
If you’re anywhere in Africa, and can access a✈️out, we urge you to do so asap. We have no plans to provide evacuation✈️. The 🇦🇺 Government cannot guarantee you access to medical services if the situation gets worse. Consular assistance will also be limited. #staysafe #beprepared
— Smartraveller (@Smartraveller) May 2, 2020
Các quan chức thuộc Tổ chức Y tế Thế giới ở châu Phi cho biết, dịch COVID-19 vẫn đang gia tăng khắp châu lục mặc dù đã có nhiều nỗ lực khống chế được thực thi.
Phần lớn các quốc gia châu Phi hy vọng rằng họ có thể hạn chế được sự lây lan của dịch bệnh nhằm bảo vệ các cơ sở y tế còn hạn chế của mình, vốn không đủ khả năng chữa trị cho lượng lớn người bệnh.
Tính tới sáng 2/5, Campuchia không ghi nhận trường hợp nào mắc Covid-19, đánh dấu 20 ngày liên tiếp nước này không có thêm ca mắc mới.
Theo thông báo của Bộ Y tế Campuchia, ngày 2/5, Campuchia có thêm một bệnh nhân Covid-19 bình phục. Đây là bệnh nhân nam giới người Campuchia, 58 tuổi, sinh sống tại tỉnh Peah Sihanuok, đã được xuất viện sau khi được xét nghiệm 2 lần đều cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bloomberg dẫn lời các chuyên gia bệnh truyền nhiễm cho hay: Thế vận hội Tokyo (hiện đã bị hoãn) nhiều khả năng không thể diễn ra vào năm 2021.
"Nhật Bản có thể đã khống chế được virus tính tới kỳ thế vận hội năm tới" nhưng những khu vực khác như Mỹ, châu Phi hoặc Brazil thì có thể không. Điều này sẽ tạo ra một sân chơi không công bằng cho các vận động viên.
Singapore sẽ bắt đầu nới lỏng các biện pháp "cầu dao" dần dần từ ngày 5/5, bắt đầu với một số hoạt động trong khu vực Đông Y. Những ngành kinh doanh như cắt tóc, tiệm bánh và dịch vụ giặt là sẽ được phép hoạt động 1 tuần sau đó.
Ảnh: MARCELLIN LOPEZ, ST FILE, GAVIN FOO
Bộ trưởng Y tế Singapore cho biết, quốc gia này sẽ nới lỏng một số biện pháp chống dịch sau khi nhận thấy xu hướng giảm trong số ca bệnh. Một số trường học sẽ mở cửa trở lại từ 19/5.
Những hoạt động như đi bộ, tập thể dục - vốn không được phép thực hiện ở khu vực sân của các khu chung cư tư nhân - cũng sẽ được nối lại, ngoại trừ các cơ sở như bể bơi, phòng gym.
"Chúng ta đang có tiến triển tốt nhưng số ca nhiễm trong cộng đồng vẫn chưa giảm xuống con số có 1 chữ số, nên đây chưa phải lúc dỡ bỏ các biện pháp chặt chẽ hơn mà chúng ta đang áp dụng".
"Chúng ta sẽ cần duy trì thêm 1 tuần nữa. Nhưng chúng ta có thể bắt đầu thực hiện một số điều chỉnh".
Số ca nhiễm mới trung bình mỗi ngày trong cộng đồng đã giảm hơn một nửa xuống 12 trong tuần qua, từ con số 25 ghi nhận 1 tuần trước đó, Bộ Y tế Singapore cho hay.
Trong số 923 ca nhiễm mới được ghi nhận ngày 1/5 ở Singapre, có 11 ca nhiễm trong cộng đồng.
Cơ quan báo chí của Bộ Xây dựng Liên bang Nga ngày 1/5 cho biết, Bộ trưởng Vladimir Yakushev và Thứ trưởng Dmitry Volkov đã mắc Covid-19. Kết quả được xác định thông qua chụp cắt lớp vi tính.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nga Vladimir Yakushev. Ảnh: Tass
Cơ quan này dẫn lời Bộ trưởng Vladimir Yakushev cho biết ông sẽ điều trị tại một bệnh viện thành phố dưới sự giám sát của các bác sĩ.
Trong thời gian ông Vladimir Yakushev điều trị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Nikita Stasishin sẽ tạm thời giữ chức Quyền Bộ trưởng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sở Cảnh sát New York (NYPD) sẽ điều động hơn 1.000 sĩ quan cảnh sát để thực thi giãn cách xã hội trong cuối tuần này.
NYPD cho biết các cảnh sát cũng sẽ tuyên truyền cho người dân về các quy trình giãn cách xã hội hợp lý, "để tất cả chúng ta có thể góp phần ngăn chặn sự lây lan của virus corona và giúp tất cả cư dân New York an toàn, mạnh khỏe".
New York là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ COVID-19 của nước Mỹ.
Đọc thêm tin liên quan:
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép công ty Gilead Sciences sử dụng khẩn cấp thuốc kháng virus Remdesivir để điều trị bệnh nhân mắc Covid-19. Thông tin này được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra ngày 1-5.
Trong cuộc gặp tại Phòng Bầu dục với Tổng thống Trump, Giám đốc điều hành của công ty công nghệ sinh học Mỹ Gilead Sciences, ông Daniel O’Day, gọi quyết định này là một bước đi đầu tiên quan trọng.
Theo công ty Gilead Sciences, thuốc kháng virus Remdesivir giúp cải thiện kết quả bình phục cho bệnh nhân Covid-19 và cung cấp dữ liệu cho thấy thuốc có tác dụng tốt hơn khi được dùng trong giai đoạn sớm, khi mới nhiễm bệnh.
Trong các nghiên cứu, thuốc này đã cho thấy hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển virus corona gây bệnh tương tự như Covid-19, bao gồm Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).
Thuốc này được điều chế với mục đích ban đầu để điều trị virus Ebola nhưng không thành công.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Các nước nên gỡ bỏ phong tỏa dần dần, trong khi "đề phòng" COVID-19 và sẵn sàng khôi phục các biện pháp hạn chế nếu tình trạng lây lan tăng mạnh trở lại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mới đây.
Chuyên gia hàng đầu của WHO, bác sĩ Mike Ryan cho rằng, người thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương tại các trung tâm, bao gồm cơ sở chăm sóc sức khỏe dài hạn, trại giam hoặc khu tập thể cho người nhập cư, phải được bảo vệ.
Kể cả khi virus nằm dưới tầm kiểm soát, các cộng đồng phải biết duy trì tuân thủ giãn cách và các biện pháp vệ sinh. Công tác xét nghiệm các ca nghi nhiễm cần phải được tiếp tục.
Quan trọng là khi các nước nới lỏng những biện pháp [hạn chế], họ phải liên tục đề phòng nguy cơ tăng mạnh ca nhiễm và đặc biệt xử lý với tình trạng lây nhiễm ở một số bối cảnh đặc biệt.
6h sáng ngày 2/5, Bộ Y tế thông tin không có thêm ca mắc Covid-19 mới.
Theo Bộ Y tế sau 16 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Tổng số ca nhiễm tại Việt Nam là 270 người.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 30.517, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 244; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 5.540; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 24.733.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19: Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 9 ca; Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 7 ca.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, đánh thuế nhằm vào Trung Quốc "chắc chắn là một lựa chọn" khi ông cân nhắc các cách thức nhằm đáp trả trước tình trạng virus corona chủng mới lan ra ngoài Vũ Hán, Trung Quốc.
"Rất nhiều chuyện đang diễn ra liên quan tới Trung Quốc. Chúng tôi không hài lòng, rõ ràng là với những gì đã xảy ra. Đây là một tình huống tồi tệ - khắp thế giới, 183 nước. Nhưng chúng tôi sẽ có nhiều điều để nói về chuyện này. Đó chắc chắn là một lựa chọn", ông Trump nói với phóng viên.
Mới đây, tờ National Post đã thu thập dữ liệu về nguồn gốc của các ca bệnh COVID-19 liên quan tới việc di chuyển ở các Ontario, Quebec, British Columbia và Alberta, 4 tỉnh có số ca dương tính lớn nhất Canada.
Canada chậm trễ hơn nhiều quốc gia trên thế giới trong việc hạn chế các hoạt động di chuyển quốc tế tới từ Trung Quốc. Việc thực hiện quét thân nhiệt ở sân bay cũng được triển khai muộn và phụ thuộc vào lời kể của hành khách về việc họ có triệu chứng virus hay không.
Biên giới với Mỹ vẫn được hoạt động trong nhiều ngày bởi chính quyền hai nước đã thiết lập kế hoạch để đảm bảo vận chuyển và giao thương các mặt hàng thiết yếu. Bộ trưởng Y tế Canada Andrian Dix cho biết đó là quyết định nghiêm trọng bởi vì Canada vẫn cho phép hành khách đi lại ở biên giới Mỹ.
Khi số ca dương tính ở Washington bắt đầu tăng nhanh, ông yêu cầu hành khách người Mỹ không tới tỉnh British Columbia.
"Chúng tôi rất quan ngại về việc hành khách từ Mỹ vẫn tiếp tục được nhập cảnh Canada. Chúng tôi nhấn mạnh rằng hành khách từ Mỹ không nên tới British Columbia".
Tới ngày 17/4, Ontario đã xác định 1.201 ca nhiễm COVID-19 liên quan tới du khách quốc tế. Trong số đó, chỉ có 5 trường hợp tới từ Trung Quốc. Ngược lại, có tới 404 người tới từ Mỹ.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 1/5, nước Nga ghi nhận ngày có số ca nhiễm mới kỷ lục, chỉ 1 ngày sau khi Thủ tướng Mikhail Mishustin tuyên bố ông dương tính với virus corona chủng mới.
Số ca nhiễm mới trên toàn quốc tăng 7.933 trường hợp, nâng tổng số ca bệnh ở Nga lên 114.431, trung tâm phản ứng với khủng hoảng do COVID-19 của Nga công bố số liệu.
Cơ quan này cho hay, 96 người được chẩn đoán mắc COVID-19 đã tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số trường hợp tử vong lên 1.169 người.
Nhà Trắng đã ngăn bác sĩ Anthony Fauci, thành viên chủ chốt trong Đội phản ứng nhanh chống COVID-19 của chính quyền Mỹ ra điều trần trước quốc hội vào tuần tới.
"Ủy ban Phân bổ Ngân sách muốn bác sĩ Anthony Fauci ra làm chứng trong cuộc điều trần về cách ứng phó COVID-19 vào tuần tới. Chúng tôi đã nhận được thông báo từ quan chức chính quyền rằng Nhà Trắng đã ngăn ông Fauci ra điều trần", phát ngôn viên Evan Hollander cho hay.
Thông tin này đã được Phó Thư ký truyền thông Nhà Trắng Judd Deere xác nhận trong thông cáo.
Trong khi chính quyền Trump tiếp tục ứng phó ở mức toàn-bộ-chính-quyền đối với COVID-19, bao gồm cả việc mở cửa nước Mỹ trở lại một cách an toàn và phát triển vaccine, sẽ là phản tác dụng nếu các cá nhân liên quan tới nỗ lực này xuất hiện tại buổi điều trần của quốc hội.
Anthony Fauci, giám đốc Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Dị ứng Quốc gia Mỹ, là một trong số các chuyên gia y tế hàng đầu hỗ trợ chính quyền Mỹ trong cách ứng phó với đại dịch toàn cầu COVID-19.
Theo Reuters, ông Fauci có mối quan hệ được tôn trọng, nhưng đôi khi khá phức tạp với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Có những thời điểm ông Fauci sửa lại hoặc phát biểu trái ngược với ông Trump trong các cuộc họp báo hoặc phỏng vấn về nhiều vấn đề liên quan tới đại dịch.
Chuyên gia y tế Anthony Fauci và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc họp báo Nhà Trắng. Ảnh: Reuters
Ông Trump đã nhiều lần va chạm với Hạ viện Mỹ (hiện do Đảng Dân chủ kiểm soát) về các động thái nhằm điều tra các hành động của ông cũng như chính quyền của ông.
Gần đây, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và lãnh đạo Đảng Dân chủ ở Thượng viện Chuck Schumer đã hối thúc tiền hành các cuộc điều tra nhằm vào các ông Trump ứng phó với COVID-19, căn bệnh khiến hàng chục nghìn người Mỹ tử vong.
Đảng Dân chủ đã chỉ trích ông Trump và cho rằng ông thất bại trong việc phát triển một kế hoạch sâu rộng, hiệu quả để xét nghiệm cho người Mỹ và tìm kiếm các đầu mối tiếp xúc của những người nhiễm bệnh.