*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Việc Iran sở hữu công nghệ tiệm cận Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đồng nghĩa với việc họ đã "nắm trong tay" năng lực răn đe của các cường quốc khu vực.
- Lực lượng an ninh Syria thu giữ được một số lượng lớn vũ khí của quân nổi dậy ở vùng nông thôn Daraa và Suweida, trong đó có nhiều tên lửa chống tăng TOW do Mỹ sản xuất.
- Nổ ra giao tranh giữa Lực lượng thân chính phủ và người Kurd tại thành phố al-Qamishli.
- Quân đội Syria pháo kích các vị trí của phiến quân Hayat Tahrir al-Sham phía tây Afis.
- Maghaweir al-Thowra - một nhóm quân nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn tuyên bố sẽ sẵn sàng đứng ra bảo vệ đoàn xe viện trợ nhân đạo cho trại tị nạn Rukban. Trong khi đó có nhiều thông tin cho thấy nhóm này đứng sau một nạn cướp bóc hàng viện trợ nhân đạo trong khu vực.
- 3 thành viên thuộc Quân đội Syria thiệt mạng trong một cuộc không kichsh của Israel vào tỉnh Homs trong hôm 21/4.
- Một cuộc giao tranh đã nổ ra giữa các nhóm phiến quân Jabhat al-Shamiyah và Sultan Murad do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở thành phố Afrin.
- Lực lượng an ninh Syria thu giữ được một số lượng lớn vũ khí của quân nổi dậy ở vùng nông thôn Daraa và Suweida, trong đó có nhiều tên lửa chống tăng TOW do Mỹ sản xuất.
- Nổ ra giao tranh giữa Lực lượng thân chính phủ và người Kurd tại thành phố al-Qamishli.
- Quân đội Syria pháo kích các vị trí của phiến quân Hayat Tahrir al-Sham phía tây Afis.
- Maghaweir al-Thowra - một nhóm quân nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn tuyên bố sẽ sẵn sàng đứng ra bảo vệ đoàn xe viện trợ nhân đạo cho trại tị nạn Rukban. Trong khi đó có nhiều thông tin cho thấy nhóm này đứng sau một nạn cướp bóc hàng viện trợ nhân đạo trong khu vực.
- 3 thành viên thuộc Quân đội Syria thiệt mạng trong một cuộc không kichsh của Israel vào tỉnh Homs trong hôm 21/4.
- Một cuộc giao tranh đã nổ ra giữa các nhóm phiến quân Jabhat al-Shamiyah và Sultan Murad do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở thành phố Afrin.
Chính phủ Đức ngày 22/4 đã thông qua quyết định cho phép quân đội nước này triển khai 300 binh sĩ tới vùng biển ngoài khơi Libya để ngăn chặn tình trạng buôn lậu vũ khí vào quốc gia Bắc Phi này
Được biết, đây là một phần trong kế hoạch mới được Liên minh châu Âu (EU) thông qua nhằm giám sát lệnh cấm vận vũ khí đối với Libya.
Hiện tại, Quân đội Đức đang lên kế hoạch triển khai trước một máy bay tuần tra P3C-Orion đến ngoài khơi Libya, cùng với đó là một tàu hải quân.
Theo trang tin al-Badia24 thuộc phe đối lập Syria, trong các cuộc không kích vào Đông Homs vừa qua Israel đã tấn công vào ba căn cứ lớn của lực lượng thân Iran trong khu vực.
Các căn cứ trên bao gồm: Một trung tâm chỉ huy của phong trào Hồi giáo Hezbollah gần thị trấn al-Sukhnah, một trại huấn luyện của Lữ đoàn FHRiyoun Afghanistan trong khu bảo tồn al-Tulilah gần thành phố Palmyra và một căn cứ Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) trong căn cứ không quân Palmyra.
Cũng theo al-Badia24, đã có ba tay súng thân chính phủ Syria thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong các cuộc không kích trên. Tuy nhiên, thông tin này của al-Badia24 vẫn chưa được xác minh.
Trong thời gian gần đây, Israel đã đẩy mạnh các cuộc tấn công vào Homs, ở miền trung Syria. Nhiều vị trí quân sự và căn cứ không quân, nơi các lực lượng thân Iran đang đồn trú đều trở thành mục tiêu bị tấn công.
Theo điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa có cuộc điện đàm thảo luận về tình tình ở Syria, Ukraine và Libya. Được biết, Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi về sự bất ổn của thị trường dẩu mỏ thế giới trong những ngày qua.
Tổng thống Putin (trái) và Thủ tướng Merkel trong một cuộc gặp gần đây.
Trong đoạn tweet mới nhất trên mạng xã hội Twitter hôm nay 22/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đã bật đèn xanh cho phép Hải quân Mỹ tiêu diệt và phá hủy bất cứ tàu chiến Iran có hành động gây hấn nhằm vào các tàu quân sự của Mỹ.
"Tôi đã ra lệnh cho Hải quân Mỹ tiêu diệt và phá hủy bất kỳ tàu chiến Iran nào nếu họ dám quấy rối tàu của chúng tôi trên biển", Tổng thống Trump tuyên bố trên Twitter...
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Dựa trên đoạn video ghi lại cuộc tấn công đoàn xe quân sự Mỹ ở Iraq hôm 9/4, các chuyên gia quân sự của Avia.pro nhận định đoàn xe trên bị phục kích bởi tên lửa chống tăng dẫn đường. Đây là thông tin quan trọng giúp chỉ ra rõ thế lực lượng nào đứng sau cuộc tấn công...
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trong một tuyên bố mới đây, lực lượng dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo đã cáo buộc Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Syria (NDF) thực hiện các cuộc tấn nhằm vào một số trạm kiểm soát của SDF ở thành phố al-Qamishli ở Đông Bắc Syria.
Cũng theo SDF, lực lượng thân chính phủ Syria đang cố gắng mở rộng vùng kiểm soát ở al-Qamishli cũng như phía bắc tỉnh al-Hasakah.
Trong vòng tròn đỏ là thành phố al-Qamishli khu vực vừa xảy ra giao tranh giữa SDF và lực lượng thân chính phủ Syria.
Đại diện của SDF còn khả năng định rằng, các cuộc tấn công của NDF ở al-Qamishli trong thời gian gần đây đang phản ánh sự yếu kém của chính phủ Syria.
Trước đó, trong ngày 21/4, đã xảy ra một cuộc giao tranh lớn giữa SDF và NDF ở al-Qamishli, khi lực lượng thân chính phủ cố gắng kiểm soát một số vị trí bên trong thành phố. Tình hình chỉ được kiểm soát khi Quân cảnh Nga xuất hiện.
Mối quan hệ giữa SDF và chính quyền Damascus chỉ mới được cải thiện vào năm ngoái khi Quân đội Syria (SAA) ngăn cản Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đánh vào Đông Bắc Syria, cũng trong sự kiện trên SAA cũng tái kiểm soát một số khu vực chiến lược từ tay SDF.
Trung tâm điều phối các hoạt động của Nga tại Syria trong một tuyên bố mới đây đã cáo buộc Mỹ đang phát động một chiến dịch tuyên truyền - bôi nhọ chính phủ Damascus rằng họ không có khả năng chống lại sự lây lan của dịch Covid-19.
Theo tuyên bố, Mỹ đã gây ảnh hưởng đến kế hoạch gửi các nhân viên y tế và viện trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc tới trại tị nạn Rukban nằm gần căn cứ al-Tanf (hiện do lực lượng đặc biệt Mỹ kiểm soát) trong lãnh thổ Syria.
Phía Nga đánh giá đây là nỗ lực hướng viện trợ nhân đạo của LHQ tới Rukban nhằm đạt được mục tiêu duy trì cụm cứ điểm này của Mỹ.
Vào tuần trước, nhóm phiến quân Maghawir al-Thawra trong căn cứ al-Tanf đã mang theo vũ khí trang bị và xe cơ giới đầu hàng Quân đội Arab Syria (SAA) do lo ngại sự lây lan virus SARS-CoV-2.
Vũ khí trang bị của Maghawir al-Thawra được giao nộp cho SAA.
Căn cứ al-Tanf và trại tị nạn Rukban nằm ở ngã ba biên giới Syria, Jordan và Iraq.
Chiều 22/4, tổ chức MERCA (Trung tâm tin tức và phân tích Trung Đông) có trụ sở tại Mỹ đã công bố bức ảnh đầu tiên được cho là tên lửa đa tầng Ghased của Iran (theo The New York Times là hai tầng) trong vụ phóng vệ tinh Noor.
Dựa vào hình dáng của tên lửa trong bức ảnh, có thể thấy nó mang thiết kế khí động học tương tự tên lửa đẩy Delta II của Mỹ mặc dù chỉ có 2 tầng nếu so với thiết kế 3 tầng thường thấy của "đối thủ".
Một số tên lửa Delta II chỉ có 2 tầng, và thường được sử dụng cho các phi vụ bay vào quỹ đạo Trái Đất.
Cụ thể, tầng 1 của tên lửa đẩy mang theo nhiên liệu rắn dùng để tăng sức đẩy trong 2 phút đầu tiên của chuyến bay.
Tầng thứ hai bao gồm các bình chứa nhiên liệu và chất oxy hóa để bơm vào động cơ có thể tái khởi động nhiều lần giúp tàu vũ trụ hoặc vệ tinh bay vào quỹ đạo thấp của Trái Đất.
Tầng này cũng chứa "bộ não" của tên lửa, một tổ hợp của hệ thống định vị quán tính và hệ thống hướng dẫn điều khiển chuyến bay.
Đồ họa miêu tả chi tiết trên tên lửa đẩy đa tầng Delta II của Mỹ.
Cảnh quanh vụ phóng vệ tinh của Iran (Nguồn Press TV).
Mới đây, hãng tin AP dẫn nguồn tin từ lực lượng vũ trang Iran cho biết lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã phóng thành công vệ tinh quân sự đầu tiên lên quỹ đạo.
Cụ thể hơn, tờ The New York Times đưa tin vệ tinh có tên Noor (Ánh sáng) đã được tên lửa đẩy hai giai đoạn Ghased (Người đưa tin) của IRGC đưa lên quỹ đạo cao 265 dặm (khoảng 430 km) so với mặt đất.
Nếu thông tin này được phía Iran xác thực, đây là sẽ là "bước nhảy vọt" trong ngành công nghiệp vũ trụ lẫn quân sự của Tehran. Cũng theo tờ báo Mỹ, Tổng thống Donald Trump rất quan tâm tới năng lực tên lửa của Iran.
Với việc sở hữu vệ tinh quân sự, các vũ khí tấn công tầm xa của Iran như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, tên lửa phòng không và máy bay không người lái tấn công (UCAV) có thể được tăng cường độ chính xác.
Các quan chức Mỹ, cũng như các quốc gia Châu Âu không che giấu lo ngại những vụ phóng vệ tinh này có thể giúp Iran phát triển Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mang theo đầu đạn hạt nhân.
Các tên lửa đẩy có khả năng đưa đầu đạn lên độ cao từ 500 đến 1.000 dặm được phân loại là Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Chiều 22/4, liên minh các nhóm khủng bố Ghurfat Eamaliat wa-Harid al-Mu'minin (GEHM) ở Idlib ra tuyên bố về một cuộc tập kích bằng súng cối vào vị trí của lực lượng chính phủ tại mặt trận Sarmaniyeh ở Sahl al-Ghab tây bắc Hama.
GEHM là một liên minh gồm đa phần là các tay súng cực đoan nước ngoài ở tây bắc Syria nằm dưới sự bảo trợ của nhóm lớn hơn là Hayyat Tahrir al-Sham (HTS) và có liên hệ mật thiết với al-Qaeda.
Các tay súng GEHM được đánh giá là lực lượng bộ binh nguy hiểm nhất trên chiến trường tây bắc Syria do chúng chủ yếu là cựu binh và phiến quân ly khai đến từ vùng Kavkaz và Trung Á.
Hiện cả GEHM lẫn HTS đều tuyên bố không thực thi Thỏa thuận Moscow được ký giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là việc rút khỏi khu vực phía nam cao tốc chiến lược M4.
Tuyên bố về cuộc tập kích bằng súng cối của GEHM.
Trưa 22/4, một cảnh quay từ phía những "người biểu tình" được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy đoàn xe tuần tra của quân cảnh Nga - Thổ trên cao tốc chiến lược M4 đã bị chặn đứng bởi một "chiến lũy" bằng đất và các chướng ngại vật bằng kim loại gần Nayrab.
Các cuộc biểu tình bạo lực và chướng ngại vật trên cao tốc M4 là lý do chính khiến việc thực thi tuần tra theo sau Thỏa thuận Moscow của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga trở nên bế tắc kể từ thời điểm ngày 15/3/2020.
Mặc dù Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) đã tỏ ra khá "mạnh tay" trong việc trấn áp các phần tử cực đoan trong khu vực (đấu súng với nhóm khủng bố HTS và đưa UAV tuần tra) nhưng các nỗ lực này được cho là chưa đủ để khuất phục chúng trong "ngày một ngày hai".
Cuộc đối đầu giữa đoàn xe tuần tra Nga-Thổ và những "người biểu tình" gần thị trấn Nayrab, Idlib hôm 21/4.
Theo hãng tin Sputnik, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ thảo luận về những diễn biến mới nhất ở Syria trong cuộc họp trực tuyến với những người đồng cấp Mevlut Cavusoglu của Thổ Nhĩ Kỳ và Mohammad Javad Zarif của Iran trong ngày 22/4.
Trước đó vào ngày 20/4, ngoại trưởng Iran Zarif đã gặp Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại Damascus và thông báo rằng các cuộc đàm phán 3 bên nói trên sẽ tập trung vào Ủy ban Hiến pháp của Syria và tình hình chiến sự ở tây bắc nước này.
Cùng ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cáo buộc Damascus đứng đằng sau việc căng thẳng ở Idlib một lần nữa gia tăng và cảnh báo về một phản ứng quân sự đáp trả của Ankara.
Ủy ban Hiến pháp Syria được cho là kết quả nỗ lực của các trung gian quốc tế nhằm hòa giải chính phủ và phe đối lập Syria.
Ủy ban gồm 150 thành viên với các đại diện của các bên tham chiến sẽ tiến hành một vòng đám phán thứ ba vào ngày 30/10/2020 nhằm thông qua một hiến pháp mới cho Syria.
Tuy nhiên trong 2 phiên họp gần đây, do các khác biệt cơ bản giữa các phe phái trong ủy ban, họ đã không thể đồng thuận để đưa ra một giải pháp cuối cùng cho cuộc chiến.
Các Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif, Sergei Lavrov và Mevlut Cavusoglu trong một cuộc họp báo tại Moscow vào ngày 20/12/2016.
Theo bài viết trên tờ Asharq al-Awsat vào ngày 21/4, Tư lệnh Hải quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Đô đốc Alireza Tangsiri cho biết Tehran đang sở hữu tên lửa chống hạm cơ động và trong các căn cứ ngầm có thể tiêu diệt mục tiêu cách xa 700 km.
Tuyên bố của Tangsiri được đưa ra sau cuộc đối đầu gần đây giữa các tàu cao tốc của IRGC và các tàu chiến Mỹ ở Vịnh Ba Tư.
Phía Mỹ cho biết rằng 11 tàu cao tốc của hải quân IRGC đã "tiếp cận nguy hiểm và khiêu khích" với các tàu Hải quân và Tuần duyên Mỹ. Ngược lại, Hải quân IRGC tuyên bố thông tin mà Mỹ đưa ra là một "kịch bản phim Hollywood".
"Các lực lượng Mỹ đã vi phạm các quy định hàng hải quốc tế và cố tình chặn đường của các tàu của Iran nhưng họ đã phải đối mặt với phản ứng cứng rắn của chúng tôi", ông Tangiri bình luận.
Tangsiri cảnh báo rằng nếu có "bất cứ điều gì xảy ra" với các tàu chiến hạt nhân của Mỹ, nó sẽ để lại hậu quả nặng nề cho khu vực Biển Arab - sẽ không có bất kỳ sinh vật nào tồn tại trong khu vực trong ít nhất từ 10 đến 12 năm.
Tuyên bố nói trên được đánh giá là động thái đe dọa tấn công tàu sân bay hạt nhân của Mỹ hoạt động trong khu vực.
Tư lệnh Hải quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Đô đốc Alireza Tangsiri.
Rạng sáng ngày 22/4, một loạt nguồn tin Trung Đông dẫn lời của ông al-Mismari phát ngôn viên của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) cho biết lực lượng này đã bắn rơi một máy bay không người lái tấn công (UCAV) đang yểm trợ cho GNA tại Tarhuna.
Trang tin Rojava Network (kênh truyền thông của người Kurd Syria) miêu tả chi tiết hơn rằng UCAV do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất bị hạ gục khi cố gắng bắn tên lửa vào các xe tải chở nhiên liệu ở phía nam khu vực Bani Walid.
Cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng nào xác thực tuyên bố nói trên.
Tuy nhiên nếu thông tin này là chính xác, vụ việc này đã đẩy tổng số UCAV do Thổ sản xuất bị phá hủy trên chiến trường Libya lên con số 31 kể từ đầu tháng 11/2019 (nếu không tính chiếc bị bắn rơi ngày 19/4 vẫn còn đang tranh cãi là Anka-S hay Wing Loong II).
Theo bài viết trên tờ Asharq al-Awsat vào ngày 21/4, ông al-Mismari đã cáo buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang lên kế hoạch cho một cuộc tập kích đường không ồ ạt nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Libya.
"Thổ Nhĩ Kỳ đã tận dụng lệnh ngừng bắn ngày 12/1 để vận chuyển vũ khí (cho GNA) và cố gắng tấn công căn cứ không quân al-Watyah, nhưng họ đã bị đánh bại. Do đó, họ đã chuyển sang giai đoạn hai của kế hoạch tấn công Tarhuna".
"Ông ấy (TT Erdogan) có một kế hoạch bí mật nhằm đe dọa hòa bình trên toàn khu vực cũng như người dân Thổ Nhĩ Kỳ", ông Mismari cảnh báo và cho biết thêm rằng các chuyến không vận lính đánh thuê Syria đến Tripoli và Misrata đang diễn ra hàng ngày.
Ông al-Mismari, phát ngôn viên của Quân đội Quốc gia Libya (LNA)
Sáng 22/4, nguồn tin thân chính phủ đưa tin Thổ Nhĩ Kỳ đang "tăng tốc" tái định cư cho các lực lượng đồng minh ở miền bắc Syria. Thông tin nói trên được chia sẻ cùng một cảnh quay cho thấy hàng đoàn xe bán tải chở người di tản tiếp cận thị trận Tal Abyad.
Đô thị nói trên chỉ mới được QĐ Thổ và đồng minh giành được trong Chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" cuối năm 2019.
Khoảng 500 người, hầu hết là gia quyến của các tay súng đã được di tản bằng "xe bus xanh" từ Đông Ghouta và Idlib đã tới Tal Abyad thông qua Jarablus.
Cảnh quay đoàn xe người tái định cư gần Tel Abyad.
Nguồn tin địa phương tại khu vực Afrin cho biết các tay súng phiến quân Quân đội Giải phóng Syria (SNA) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn vẫn tiếp tục tiến hành các hoạt động cướp bóc tại các quận ở tây bắc thành phố.
Trước, trong và sau Chiến dịch "Cành Olive" vào năm 2018, chiến sự ác liệt và lo sợ bị trả thù đã khiến đa phần cư dân thành phố Afrin (đa phần là người Kurd) phải bỏ lại nhà cửa và tài sản để di tản sang vùng chính phủ kiểm soát.
Từ đó tới nay, cùng với việc chiếm dụng nhà cửa, hành động cướp bóc tài sản từ những ngôi nhà bỏ hoang đã trở thành công việc thường nhật của các tay súng phiến quân.
Hình minh họa.
Mới đây, nguồn tin địa phương chưa được xác thực tại tỉnh Deir Ezzor cho biết các lực lượng chính phủ đã tiến hành bắt giữ một số thành viên của lực lượng dân quân "Hezbollah Syria" ở thị trấn Hattala. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân của vụ việc.
Tuy nhiên theo tổ chức SOHR có trụ sở tại Anh, dân quân thân Iran đã triển khai một lượng lớn vũ khí hạng nặng trong khu vực Al-Mazare, bao gồm pháo và rocket. Theo đó, khu vực Al-Mazare "hiện có sự tập trung lớn của lực lượng Iran và dân quân trung thành".
Việc các nhóm dân quân rút khỏi "đầu não" al-Mayadin và phân tán vào vùng ngoại ô cách thành phố khoảng 8 km thời gian gần đây được cho là tạo điều kiện để an ninh Syria bóc tách các nhóm "địch ngầm" trà trộn trong hàng ngũ.
Hình minh họa.
Rạng sáng ngày 22/4, trang tin ISW News dẫn nguồn tin tại mặt trận tây Marib, Yemen cho biết sau khoảng 20 giờ giao tranh kể từ khi nổ súng tấn công căn cứ quân sự Al Jufrah, lực lượng Houthi đã chiếm được mục tiêu.
Tàn quân của Liên minh do Arab Saudi dẫn đầu đã co cụm tại căn cứ Maas gần đó, biến nơi đây trở thành "hòn đá tảng" ngăn Houthi phát triển về hướng đông.
Nếu Maas tiếp tục thất thủ, toàn bộ lực lượng của liên minh sẽ "không chốn dung thân" và sẽ phải tháo lui vào các khu dân cư ở phía Tây Marib.
Bản đồ chiến sự tại mặt trận Nihm - Hazm - Marib của Yemen rạng sáng ngày 22/4.
Quân đội Arab Syria (SAA) hiện đang khai hỏa các hệ thống pháo binh vào khu dân cư Al-Fateera và khu vực ngoại vi của khu dân cư Kan Safrah ở đông nam Idlib.
Hiện khu vực nằm ở phía nam cao tốc M4 này là nơi tập trung của các nhóm vũ trang chống chính phủ và quyết không tuân theo Thỏa thuận Moscow được ký giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đạn pháo phản lực phóng loạt tự chế (IRAM) được cải tiến từ rocket 122mm trên một xe vận tải hạng nặng của SAA di chuyển tới mặt trận đông nam Idlib.
Vào khoảng 3 giờ sáng (giờ Việt Nam) một chỉ huy của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo đã tuyên bố rằng Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công toàn diện ở đông bắc Syria.
Nếu thông tin của vị chỉ huy nói trên là chính xác, đây sẽ là hoạt động quân sự nối tiếp Chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" đã tạm thời ngưng bắn vào cuối năm 2019.
Hình minh họa.
Đụng độ đã nổ ra giữa các tay súng "cảnh sát" Asayish của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo và dân quân Lực lượng Phòng vệ Quốc gia (NDF) thân chính phủ tại thành phố Qamishli, đông bắc Syria.
Theo thông tin ban đầu, NDF đã tấn công vào các vị trí của Asayish trong thành phố nhưng bất thành. Cả hai phía được cho là không có thương vong và giao tranh đã giảm khi quân cảnh Nga được triển khai tới khu vực.
Trước đó vào ngày 16/4, 2 quả lựu đạn được cho là do các thành viên của NDF ném đã tấn công một trạm kiểm soát của Asayish trong thành phố.
Theo nguồn tin địa phương, căng thẳng hiện tại là hậu quả của sự bất đồng giữa các chỉ huy NDF và Asayish. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Qamishly nổi tiếng với các cuộc đụng độ giữa 2 thế lực và người Kurd đang cố gắng thiết lập kiểm soát lên toàn thành phố.
Giao tranh giữa NDF và Asayish tại Qamishli rạng sáng ngày 22/4 (giờ Việt Nam).
Sáng 22/4, lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) thông qua mạng xã hội đã tung ra một cảnh quay về cuộc hỏi cung tù binh được cho là lính đánh thuê Syria tham chiến về phía đối thủ Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA).
Trong đoạn phim nói trên, tay súng có tên Mustafa Al-Rasheed đã khai rằng mình được không vận từ Thổ Nhĩ Kỳ tới thành phố Misrata bằng máy bay của hãng hàng không Libya (do GNA kiểm soát).
Theo các nguồn tin thân Thổ Nhĩ Kỳ và GNA, Ankara đã triển khai khoảng 3.000 lính đánh thuê Syria ở Libya, đa phần các tay súng này là cựu thành viên của các nhóm phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn tại Syria.
Cảnh quay cuộc hỏi cung tù nhân của LNA.
Các radar, được đặt tên là Khalij-e Fars (Vịnh Ba Tư) và Moraqeb (Cảnh giác) đã được trình diễn cho Tư lệnh Quân đội Tướng Abdolrahim Mousavi và Tư lệnh Phòng không Tướng Alireza Sabahifard.
Khalij-e Fars được mô tả là radar mảng pha điện tử 3D cố định với tầm hoạt động trên 800 km và có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, bao gồm cả máy bay và tên lửa đạn đạo.
Moraqeb là một hệ thống radar mảng pha 3D di động với tầm hoạt động 400 km, có khả năng phát hiện chính xác mục tiêu và nhận dạng các vật thể bay có tiết diện phản xạ radar nhỏ, bao gồm cả máy bay không người lái (UAV) di chuyển ở độ cao thấp.
Mặc dù ít phải đối mặt với các mối nguy hiểm từ trên không hơn so với các đối thủ như Mỹ, Arab Saudi hay Israel, các hệ thống phòng không do Iran phát triển đã nhiều lần chứng minh năng lực vượt trội trước các hệ thống tương tự của nước ngoài.
Vào tháng 3/2020, Iran đã phát hiện và một máy bay chiến đấu không xác định (được cho là F/A-18EF Super Hornet của Mỹ) khi nó tiếp cận không phận Iran gần thành phố cảng Bandar Abbas.
Truyền thông Iran suy đoán rằng máy bay phản lực đã bị phát hiện bằng radar Fat'h 14.
Trước đó vào tháng 6/2019, hệ thống phòng không Khordad-3 của Iran đã bắn hạ một UAV RQ-4 Global Hawk trị giá 220 triệu USD khi nó đang bay trên eo biển Hormuz.
Radar Khalij-e Fars.
Radar Moraqeb của Iran.
Trong một bài viết được đăng trên tờ RIAC, cựu đại sứ Nga ở Syria, ông Aleksandr Aksenenok cảnh báo rằng nếu chính phủ Syria tiếp tục "thiếu sự linh hoạt" và ham muốn đạt được chiến thắng hoàn toàn về quân sự, họ sẽ gây ra "những vấn đề còn lớn hơn".
Cùng với việc đối mặt với các lệnh trừng phạt của Phương Tây và thiệt hại về kinh tế, cơ sở hạ tầng sau 9 năm chiến tranh, Syria cũng đang phải "vật lộn" tìm kiếm các đối tác đầu tư cho kế hoạch tái thiết.
Nhà ngoại giao đánh giá tình hình ở miền nam Syria đang xấu đi nhanh chóng, với các vụ ám sát và phục kích của các nhóm "địch ngầm" thuộc phiến quân Quân đội Syria Tự do (FSA), nhóm khủng bố Hayyat Tahrir Al-Sham (HTS) và IS.
Ông Aksenenok bổ sung thêm rằng Quân đội Arab Syria (SAA) đang tiếp tục "tự hủy diệt" năng lực quân sự của mình trong các chiến dịch quy mô lớn, đặc biệt là ở tây bắc Syria trước thái độ "cứng rắn" của Thổ Nhĩ Kỳ.
Một phần lý do của cuộc nổi dậy năm 2011 là do điều kiện kinh tế, nếu "cỗ máy chiến tranh" Syria tiếp tục vận hành mà bỏ qua các "cảnh báo đỏ", bất kể kết quả ra sao, họ sẽ nhanh chóng phải đối mặt với một cuộc nổi dậy khác và có thể sẽ khốc liệt hơn nhiều.
Hình minh họa.