*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Đến nay, đại dịch COVID-19 đã tấn công 209 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng số ca mắc bệnh đã lên đến 1.599.580 người.
18h chiều ngày 9/4, Bộ Y tế đã công bố thêm 2 ca bệnh Covid-19 mới, nâng tổng số người mắc tại Việt Nam lên 257 trường hợp.
- Ca bệnh 256 (BN256): Bệnh nhân nam, 52 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ ở Đình Dù, Văn Lâm, Hưng Yên. Ngày 27/3, bệnh nhân từ Nga về sân bay Nội Bài trên chuyến bay số hiệu SU290. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển cách ly tập trung tại Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc.
Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
- Ca bệnh 257 (BN257): Bệnh nhân nữ, 15 tuổi, quốc tịch Việt Nam, trú tại xóm Hội, Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội. Bệnh nhân là học sinh, đang nghỉ học ở nhà, không đi đâu.
Ngày 20/3, BN243 (là bạn của bố bệnh nhân) đến nhà chơi và nói chuyện với bố bệnh nhân. Ngày 8/4, bệnh nhân có biểu hiện sốt, chảy nước mũi. Ngày 9/4, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm. Ngày 10/4, xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Bố bệnh nhân cũng đã được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả âm tính.
Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo New York Times, hiện tại, các trường tiểu học và trường mẫu giáo ở Iceland vẫn hoạt động, nhà hàng mở cửa nhưng hạn chế số lượng khách hàng. Khách du lịch vẫn được tới đây và tự do đi lại mà không cần cách ly.
Chính quyền Iceland ban đầu hạn chế các cuộc tụ tập trên 100 người, sau đó đổi thành người dân chỉ được tập trung tối đa 20 người trong khi các quốc gia khác đã áp dụng những biện pháp cách ly xã hội chặt chẽ trên quy mô lớn.
Với dân số chỉ có 360.000 người, Iceland đang đặt ra mục tiêu xét nghiệm toàn bộ người dân. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng Iceland không có đủ nhân viên y tế, trang thiết bị để xét nghiệm hàng trăm nghìn người trong vài tuần hoặc kể cả vài tháng.
Kjartan Hreinn Njalsson, trợ lý Bộ trưởng Y tế Iceland, nói trong ngày 8/4: "Ngày càng có nhiều người hồi phục hơn những người bị nhiễm bệnh. Chúng tôi chưa hoàn toàn dập được dịch, nhưng cũng đã rất gần tới mục tiêu rồi".
Theo ông Njalsson, dịch COVID-19 đã đạt đỉnh và đang trong giai đoạn cuối. Ngoài ra, ông khẳng định Iceland có đủ trang bị xét nghiệm và các thiết bị y tế cần thiết khác. "Chúng tôi hiểu rằng chúng tôi cần nhiều thứ hơn là những bộ xét nghiệm".
Tới nay, Iceland vẫn liên tục xét nghiệm những người có triệu chứng và không có triệu chứng của bệnh COVID-19. Quốc gia này có tỉ lệ người được xét nghiệm cao nhất thế giới và Iceland đang thực hiện tốt việc xác định nguồn gốc các ca lây nhiễm, truy dấu tiếp xúc và thậm chí nghiên cứu các biến đổi khác nhau của virus.
Tới ngày 8/4, ít nhất 30.000 người Iceland đã được xét nghiệm và phát hiện ít nhất 1.600 ca dương tính với COVID-19. Iceland cũng xác nhận trường hợp mắc bệnh đầu tiên vào ngày 28/2 và đã có 6 người tử vong vì căn bệnh này.
Để được xét nghiệm ở bệnh viện hoặc phòng khám, công dân phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định, ví dụ như có triệu chứng sốt hoặc thuộc nhóm người có nguy cơ nhiễm cao. Nhân viên y tế, những người từng tới các vùng có nguy cơ cao, và những người làm việc tại khu cách ly cũng có thể được xét nghiệm tại bệnh viện và phòng khám.
Trong khi đó, tất cả mọi người đều có thể đăng kí xét nghiệm tại công ty deCODE, công ty con của công ty dược phẩm sinh học Amgen. Tiến sĩ Kari Stefansson, giám đốc điều hành của deCODE, cho biết nếu xét nghiệm virus trên diện rộng, một quốc gia có thể "làm trì hoãn sự lây lan của virus và giúp xã hội có khả năng đối phó với dịch bệnh". Công ty này cũng kêu gọi xét nghiệm những người không có triệu chứng để xác định những ca nhiễm virus nhưng không được phát hiện.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: AFP
Theo phát ngôn viên văn phòng Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson đã có thể đi bộ từng đoạn ngắn, kết hợp với nghỉ ngơi. sau khi được chuyển ra khỏi phòng chăm sóc tích cực (ICU).
"Ông ấy đã trò chuyện cùng đội ngũ y bác sĩ của mình, và gửi lời cảm ơn tới toàn bộ đội ngũ vì đã tích cực điều trị cho ông trong những ngày qua", người phát ngôn của Thủ tướng Johnson cho biết.
Các phân tử chứa virus SARS-CoV-2 có thể lơ lửng trong không khí vài phút và xâm nhập qua đường hô hấp vào những người đang ở khu vực gần đó.
Các nhà khoa học ở Phần Lan đã công bố một mô hình 3D cho thấy SARS-CoV-2 đã lan rộng như thế nào qua các giọt bắn vô cùng nhỏ khi một người ho, hắt hơi hoặc trò chuyện.
Mô hình 3D tiết lộ thực tế đáng sợ cách SARS-COV-2 lây lan trong siêu thị
Ảnh: Reuters
Theo The New York Times (Mỹ), ít nhất 1.324 tù nhân trong các nhà tù trên khắp nước Mỹ được chẩn đoán mắc Covid-19, trong đó có 32 người đã tử vong.
Hãng tin Reuters (Anh) cũng cho hay, khoảng 450 tù nhân và nhân viên tại nhà tù lớn nhất Chicago - Cook County Jail (Hạt Cook) đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, trở thành một những ổ dịch lớn nhất xứ cờ hoa cho đến thời điểm hiện nay.
"Sự gia tăng các ca nhiễm tại nhà tù Cook County Jail đánh dấu sự bùng phát mới nhất của dịch bệnh Covid-19 tại các nhà tù ở các thành phố lớn trên khắp nước Mỹ. Tại đây, các tù nhân thường sống trong các phòng giam sát nhau", Reuters nhận định, điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm giữa các tù nhân.
Thậm chí, ngay chính các tù nhân cũng tỏ ra lo sợ trước sự lây lan của dịch bệnh và đã viết lời kêu cứu trên các cửa sổ kính ở phòng giam.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tuyên bố trên vừa được ông Kianush Jahanpoor, phát ngôn viên Bộ Y tế Iran đưa ra ngày hôm nay (10/4) trên kênh truyền hình địa phương.
Cụ thể, theo ông này, tính đến ngày hôm nay, đã có tổng cộng 35.465 bệnh nhân trên tổng số 68.192 trường hợp nhiễm COVID-19 tại nước này đã hồi phục.
Trong vòng 24 qua, Iran đã ghi nhận thêm 122 ca tử vong mới do COVID-19, nâng tổng số trường hợp tử vong do dịch bệnh tại nước này lên 4.232 người.
Chính quyền địa phương ở hai thị trấn thuộc bang Madhya Pradesh - Ấn Độ nhốt người dân theo đúng nghĩa đen bằng cách khóa trái cửa để ngăn họ vi phạm lệnh phong tỏa.
Ấn Độ đề ra lệnh phong tỏa cả nước từ ngày 25-3. Tuy nhiên, tại hai thị trấn Khajuraho và Rajnagar thuộc bang Madhya Pradesh, nhà chức trách phát hiện 47 người vi phạm quy tắc kiểm dịch sau khi ra viện.
Ban đầu, họ ở trong nhà suốt thời gian phong tỏa đến ngày 10-4 nhưng sau đó phớt lờ quy định cũng như không tuân thủ lệnh giới nghiêm.
Để ngăn chặn người dân trốn cách ly, chính quyền địa phương hai thị trấn nói trên đã dùng ổ khóa để khóa cửa ngoài những ngôi nhà trong khu vực. Bên cạnh đó, người dân được cung cấp số điện thoại để được giao tận nhà các mặt hàng thiết yếu cùng số điện thoại khẩn cấp phòng tình huống bất trắc.
Nhà chức trách còn kiểm tra những trường hợp bị cách ly 2 lần/ngày nhằm đảm bảo họ không gặp vấn đề gì. Chưa rõ biện pháp mới sẽ kéo dài đến bao giờ trong khi lệnh phong tỏa cả nước ở Ấn Độ dự kiến chấm dứt vào ngày 14-4.
18h chiều ngày 9/4, Bộ Y tế đã công bố thêm 2 ca bệnh Covid-19 mới, nâng tổng số người mắc tại Việt Nam lên 257 trường hợp.
- Ca bệnh 256 (BN256): Bệnh nhân nam, 52 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ ở Đình Dù, Văn Lâm, Hưng Yên. Ngày 27/3, bệnh nhân từ Nga về sân bay Nội Bài trên chuyến bay số hiệu SU290. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển cách ly tập trung tại Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc.
Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
- Ca bệnh 257 (BN257): Bệnh nhân nữ, 15 tuổi, quốc tịch Việt Nam, trú tại xóm Hội, Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội. Bệnh nhân là học sinh, đang nghỉ học ở nhà, không đi đâu.
Ngày 20/3, BN243 (là bạn của bố bệnh nhân) đến nhà chơi và nói chuyện với bố bệnh nhân. Ngày 8/4, bệnh nhân có biểu hiện sốt, chảy nước mũi. Ngày 9/4, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm. Ngày 10/4, xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Bố bệnh nhân cũng đã được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả âm tính.
Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ảnh: AP
Thủ đô Tokyo của Nhật Bản ngày hôm nay (10/4) đã tiếp tục xác nhận con số ca nhiễm mới trong 24h kỷ lục là 189 trường hợp, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 tại nước này lên 1.708 người.
"Tình hình đang vô cùng căng thẳng. Như tôi đã phát biểu gần đây, chúng ta vẫn đang đứng trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất mạnh. Và tình hình đang trở nên ngày càng căng thẳng hơn", theo Thị trưởng Tokyo Yuriko Koike.
Nhằm ngăn chặn dịch bệnh, chính quyền Tokyo sẽ yêu cầu các doanh nghiệp bắt đầu đóng cửa từ cuối tuần này. Các cơ sở giải trí như quán bar, tiệm internet cafe, các cơ sở giáo dục, thể thao, rạp chiếu phim, nhà hát, triển lãm và các cơ sở thương mại như trung tâm thương mại cũng sẽ bắt đầu tạm đóng cửa từ ngày 11/4.
Các nhà hàng vẫn sẽ được hoạt động từ 5h đến 20h hàng ngày (theo giờ địa phương), và không được phục vụ đồ uống có cồn sau 19h.
Chính quyền Tokyo cho biết các doanh nghiệp của thành phố này sẽ nhận được hỗ trợ tài chính từ 4.600 USD đến 9.200 USD - tùy vào quy mô của doanh nghiệp; tuy nhiên họ vẫn chưa công bố thời gian khoản hỗ trợ này sẽ được áp dụng và phân bổ.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 20h30 tối ngày hôm nay (10/4 - theo giờ Việt Nam), Mỹ đã xác nhận tổng cộng 468.895 ca nhiễm, gấp 3 lần so với quốc gia đứng ở vị trí thứ 2 thế giới về số người nhiễm bệnh. Về số ca tử vong do COVID-19, Mỹ đứng thứ 2 thế giới với 16.697 trường hợp, chỉ sau Italy.
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, chỉ riêng số ca nhiễm tại bang New York đã nhiều hơn các quốc gia khác, với 161.807 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Tối ngày 9/4, Bộ Y tế thông tin, trong tổng số 113 bệnh nhân đang điều trị có 4 bệnh nhân diễn biến nặng, trong đó 3 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, tính đến 18h00ngày 10/4/2020 ghi nhận 257 trường hợp mắc tại 27 tỉnh, thành phố (Việt Nam đứng thứ 106 trong số 211 quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch Covid-19).
Trong đó 144 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh; 113 bệnh nhân đang được điều trị trong 15 cơ sở y tế (trong đó 20 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính 1 lần, 8 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 2 lần trở lên)
Hiện đang có 4 bệnh nhân diễn biến nặng; 3 bệnh nhân nguy kịch (trong đó 2 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, 1 bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM).
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Vào khoảng 10h tối ngày hôm qua (9/4 - theo giờ Việt Nam ), ông Tom Cotton, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà bang Arkansas, đồng thời là đồng minh thân thiết của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng tải lên trang Twitter cá nhân lời cảm ơn Việt Nam vì đã hỗ trợ và phối hợp chuyển giao 450.000 bộ đồ bảo hộ y tế cho Mỹ:
"Rất biết ơn người dân Việt Nam và sự hào phóng của họ trong khoảng thời gian này. Xin cảm ơn các bạn".
Trước đó vài giờ, Tổng thống Trump đã đích thân đăng tải dòng tweet thông báo về lô hàng 450.000 bộ đồ bảo hộ đã được chuyển tới Dallas, bang Texas "nhờ vào sự hợp tác của hai công ty tuyệt vời của chúng ta - DuPont và FedEx - cùng những người bạn của chúng ta ở Việt Nam. Xin cảm ơn các bạn!"
Ngày hôm nay (10/4 - theo giờ Việt Nam), Tổng thống Trump đã chia sẻ lại dòng tweet của Thượng nghị sĩ Cotton trên trang cá nhân của mình.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hưởng ứng tinh thần kêu gọi "tương thân, tương ái" của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/3/2020 trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, các Hội đoàn người Việt và kiều bào Việt Nam tại Pháp đã có các hoạt động thiết thực, mở nhiều đợt vận động rộng rãi nhằm kêu gọi toàn thể kiều bào tại Pháp tham gia đóng góp, ủng hộ những người nghèo, khó khăn bị ảnh hưởng vì dịch bệnh trong nước.
Theo Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF), từ ngày 05/4/2020, Hội đã phát động lời kêu gọi người Việt sinh sống tại Pháp và bạn bè ủng hộ đồng bào trong nước 5.000 euro. Cùng với đó, ngày 03/4/2020, Hội quốc tế Phát triển giáo dục ở Việt Nam (AIDEV) tại Pháp cũng đã tiến hành quyên góp ủng hộ được 100 triệu Việt Nam đồng. Trong thư gửi Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch (AIDEV) Nguyễn Huy Hiệt khẳng định "những người Việt và gốc Việt sinh sống tại Pháp rất đồng cảm và chia sẻ với đồng bào trong nước, đặc biệt với các bà con nghèo, đời sống sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều do cơn đại dịch này".
Với việc hưởng ứng và ủng hộ thiết thực lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về việc chia sẻ với đồng bào trong nước trong những lúc khó khăn, kiều bào Việt Nam ở Pháp nói riêng cũng như ở nước ngoài đã tô điểm thêm truyền thống gắn bó với quê hương, đất nước của những người Việt sống xa tổ quốc, thể hiện kiều bào ở nước ngoài luôn là một phần không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.
Được biết, Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF) có tiền thân là tổ chức "Nhóm người An Nam yêu nước" được chính Hồ Chủ tịch tham gia thành lập và làm Thư ký của. Hội từ tháng 6/1919, là hội đoàn người Việt có truyền thống lâu đời nhất tại Pháp, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước trong suốt một thế kỷ qua.
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông) đưa tin, mới đây một nhóm các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra một nơi virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19) "sinh sôi" rất nhanh trong cơ thể người, khiến chúng có thể lây lan dễ dàng hơn virus SARS (gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng).
Theo đó, các mẫu gạc họng được lấy trong tuần đầu tiên bệnh nhân COVID-19 xuất hiện triệu chứng đều cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, gạc họng lấy từ các bệnh nhân nhiễm SARS trong cùng thời điểm chỉ cho ra kết quả 40% dương tính với loại virus này.
"Mật độ virus được tìm thấy [trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nhiễm SARS và COVID-19] cũng có khác biệt đáng kể", theo nhóm nghiên cứu này. Cụ thể: "Đối với các bệnh nhân COVID-19 tham gia nghiên cứu, mật độ virus đạt mức cực đại trước ngày thứ 5, cao gấp 1.000 lần so với con số đo được trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân SARS."
"Ngoài ra, việc phân lập thành công virus SARS-CoV-2 từ gạc họng cũng là một khác biệt rất lớn so với virus SARS - tỉ lệ thành công khi phân lập virus SARS từ gạc họng của bệnh nhân là rất thấp", nhóm chuyên gia Đức cho biết.
Trong 24 giờ qua, số ca tử vong do COVID-19 tại Bỉ tăng thêm 496 lên 3.019. Trong khi đó, số người nhiễm virus SARS-CoV-2 mới tại nước này cũng tăng thêm 1.684 lên mức 26.667.
Cùng ngày, Tây Ban Nha cũng ghi nhận thêm 605 trường hợp tử vong do mắc COVID-19, đưa tổng số người tử vong tại nước này lên 15.843, giảm so với mức 15.238 của ngày 9/4. Đây là số ca tử vong theo ngày thấp nhất của nước này trong vòng 17 ngày. Tây Ban Nha cũng ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày tăng thêm 4.576 lên 157.022.
Trước đó, Chính phủ Tây Ban Nha tuyên bố đang dần kiểm soát được dịch bệnh. Thủ tướng Pedro Sanchez cho biết những số liệu mới nhất "rất đáng khích lệ" và tình hình dịch bệnh tại nước này chuẩn bị bước vào giai đoạn thuyên giảm.
Nội dung được trích dẫn từ bài viết https://baotintuc.vn/the-gioi/...
Ảnh: AFP
Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Pháp ngày hôm nay (10/4), đã có 50/66 thủy thủ được xét nghiệm trên tàu sân bay Charles de Gaulle đã nhận kết quả dương tính với virus corona chủng mới.
Hiện tại, sức khỏe của các thủy thủ vẫn ổn định và tàu sân bay Charles de Gaulle vẫn đang ở giữa Đại Tây Dương. Dự kiến, con tàu này sẽ trở về cảng Toulon của Pháp vào ngày 23/4 tới.
Một đội nhân viên y tế đã được điều lên tàu Charles de Gaulle vào ngày 8/4 vừa qua để theo dõi sức khỏe của thủy thủ đoàn.
Tại Nga trong vòng một ngày đêm đã ghi nhận 1.786 ca mắc Covid-19, nâng tổng số mắc bệnh lên 11.917 người ở 82 chủ thể của liên bang.
Theo Ban điều hành về ngăn ngừa và chống lây lan dịch Covid-19 của Nga, lần đầu tiên nhiễm virus SARS-CoV-2 được ghi nhận ở nước cộng hòa Tuva-thuộc LB Nga. Trước đó, 81 vùng khác đã có các trường hợp mắc bệnh. Trong tổng số 11.917 người nhiễm, đã có 795 người bình phục, 94 người tử vong.
Song song với việc nghiên cứu, ứng dụng nhiều loại thuốc, Nga cũng đã bắt đầu điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 bằng huyết tương của người khỏi bệnh.
Riêng tại thủ đô Mosow, trong vòng một ngày đêm đã ghi nhận 1.124 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2, nâng tổng số mắc bệnh ở thủ đô lên hơn 7.800 người.
Thị trưởng thành phố Mosow Sergei Sobyanin cảnh báo, Mosow chưa qua đỉnh dịch, thậm chí mới ở chân đỉnh, chưa phải ở giữa. Thủ đô đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng và cần chuẩn bị cho vấn đề này.
Theo ông Sobyanin, việc cần làm là tiến hành tối đa các xét nghiệm, chuẩn bị hệ thống y tế, giám sát tối đa việc tuân thủ chế độ tự cách ly và cách ly, cũng như sự di chuyển tối thiểu trong thành phố, càng nhiều càng tốt, để duy trì sự cân bằng giữa hoạt động kinh tế và các biện pháp vệ sinh.
Thế giới sẽ thay đổi ra sao sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc? Trong khi các chính phủ và người dân đều trông đợi vào các nghiên cứu về vaccine, phương pháp điều trị, mong mỏi dịch bệnh sớm được kiểm soát để có thể trở lại với cuộc sống "bình thường", thì một chuyên gia tâm lý học lại cho rằng điều "bình thường" ấy rất có thể sẽ không quay trở lại với chúng ta.
Sau đây là nội dung bài bình luận được đăng tải trên báo The Guardian (Anh) của Giáo sư Steven Taylor, nhà tâm lý học lâm sàng thuộc khoa tâm thần học, Đại học British Columbia, tác giả của cuốn sách The Psychology of Pandemics (Tạm dịch: Tâm lý học về bệnh dịch) về vấn đề nêu trên.
"Theo kết quả nghiên cứu từ các đại dịch trước đây, như đại dịch SARS năm 2003 hay dịch cúm năm 2009, cho thấy tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài tới tâm lý của người dân.
Điều này đã trở nên quá rõ ràng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện nay: ngày càng nhiều người sẽ mất việc và phải đối mặt với tình trạng tài chính khó khăn; nhiều người khác lại phải chịu đựng cú sốc tinh thần sau khi mất đi những người thân yêu nhất của họ; hôn nhân và các mối quan hệ đứng trước nguy cơ đổ vỡ do áp lực của các lệnh phong tỏa.
Trong một dự án nghiên cứu của tôi và đồng nghiệp Gordon Asmundson, chúng tôi đã tiến hành khảo sát gần 7.000 người trưởng thành ở Canada và Mỹ về tâm lý sợ hãi và lo âu của họ trước bối cảnh dịch bệnh bùng phát. Kết quả thu được là trong khi 75% người tham gia khảo sát cho biết họ vẫn ổn, thì số còn lại đã bắt đầu có những dấu hiệu của loại bệnh được chúng tôi đặt tên là hội chứng căng thẳng do COVID.
Cụ thể, 25% số người tham gia khảo sát này cho biết họ cảm thấy vô cùng sợ hãi trước nguy cơ bị nhiễm bệnh, họ lo lắng về những tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đối với xã hội và kinh tế, họ thường xuyên gặp ác mộng về virus corona và phải liên tục cập nhật thông tin về COVID-19 trên báo đài, khiến nỗi lo âu của họ càng thêm trầm trọng.
Những người này cũng có xu hướng bài ngoại lớn hơn 75% còn lại - họ trở nên cảnh giác hơn trước những người nước ngoài - những người mà họ cho rằng có thể mang mầm bệnh"...
Ảnh: Tân Hoa Xã
Trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên tại Yemen vừa được xác nhận trong ngày hôm nay, vài tuần sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo về những hậu quả "thảm khốc" của đại dịch tại quốc gia này.
Chủ nhật tuần trước, liên minh quân sự do Ả Rập Saudi dẫn đầu chống lại lực lượng phiến quân Houthi tại Yemen do Iran hậu thuẫn đã tuyên bố ngừng bắn 2 tuần, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới và hưởng ứng lời kêu gọi trước đó của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres về việc ngừng bắn ngay lập tức, nhằm tập trung cho những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh.
Hậu quả "thảm khốc": Hồi tháng 3 vừa qua, một đại diện của WHO đã cảnh báo rằng đại dịch COVID-19 sẽ có những tác động rất lớn đối với Yemen, nơi hệ thống y tế chỉ hoạt động dưới 50% do các cuộc xung đột liên miên.
"COVID-19 sẽ là một thảm họa tại Yemen. Các cửa khẩu, các cộng đồng người dễ tổn thương, người di cư, người tị nạn... đây là điều khiến chúng tôi đánh giá Yemen là một quốc gia có rủi ro cao", Đại diện của Yemen tại WHO, ông Altaf Musani nói với CNN.
Ảnh: AP
Trong nhiều thập kỷ qua, Đảo Hart đã là nơi chôn cất những thi thể không người thân thích hoặc không người nhận, và giờ đây các quan chức New York cho biết họ đang dự định chôn cất tập thể các nạn nhân COVID-19 không người nhận tại địa điểm này, theo tiết lộ của phát ngôn viên Thị trưởng New York.
Theo đó, những thi thể của nạn nhân COVID-19 không có người nhận sau 14 ngày sẽ được chuyển tới Đảo Hart.
Kế hoạch trên đã được đưa ra khi New York đang phải đau đầu chống chọi với sự bùng phát mạnh của dịch COVID-19, khiến hơn 161.000 ca nhiễm và 7.067 ca tử vong đã được ghi nhận tại bang này, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins.
Theo một chuyên gia Nga trong bài "Các nhà khoa học cảnh báo: Sau COVID-19, trên thế giới sẽ xuất hiện các coronavirus chủng mới", đăng trên trang svpressa.ru ngày 7/4/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, sau COVID-19, nhân loại chuẩn bị sẵn sàng vì thế kỷ 21 trở thành "lịch sử của thảm họa". Đại dịch COVID-19 tấn công toàn bộ hành tinh sẽ không phải là nạn dịch cuối cùng và nhân loại cần chuẩn bị đối phó với dịch bệnh mới, có nghĩa là sự sụp đổ hiện tại của hệ thống kinh tế thế giới và hàng chục ngàn người chết chỉ là chỉ dấu đầu tiên của một loạt các thảm họa.
Virus được khoa học phát hiện vào cuối thế kỷ 19 chính là các thủ phạm gây ra các bệnh như cúm và bệnh dại. Về sau, các nhà khoa học đã học cách nhận biết các loại virus khác nhau, phân loại chúng và thậm chí tạo ra các chủng mới trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu sâu mức độ phức tạp cấu trúc của các ký sinh trùng này. Qua hàng thập kỷ làm việc nghiêm túc, các chuyên gia đã có thể phân lập và mô tả hơn 6 nghìn loại virus khác nhau.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, trên thế giới có thể tồn tại vài triệu loài virus khác nhau. Không có cách nào để mô tả tất cả, nhưng các chuyên gia đã học cách sử dụng các thuật toán và chương trình máy tính để nhận ra các gien virus cụ thể và từ đó, dự đoán sự xuất hiện của một số bệnh này hoặc bệnh khác. Một trong những loại virus được coi nguy hiểm nhất truyền từ động vật sang người là virus corona - được đặt tên do các các gai của nó tua tủa, gợi nhớ chiếc vương miện.
Đại dịch COVID-19 là đại dịch thứ ba của virus corona trong thế kỷ qua. Vào năm 2002-2003, nhân loại đã trải qua hội chứng hô hấp cấp tính hoặc SARS do virus corona (SARS-CoV) gây ra, ảnh hưởng đến 29 quốc gia, tổng cộng 8.098 trường hợp được ghi nhận, trong đó 774 trường hợp tử vong. Bất hạnh tiếp theo là sự bùng phát của hội chứng hô hấp Trung Đông vào những năm 2013-2015, nguyên nhân là do virus corona MERS-CoV truyền qua dơi. Trên thế giới có hơn 2.500 người bị bệnh, trong đó ít nhất 900 người chết.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Số trường hợp tử vong do COVID-19 ở Đức đã tăng 266 trong vòng 1 ngày, theo trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Đức. Con số này đánh dấu mức tăng nhiều nhất trong 24 giờ qua về số ca tử vong kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Đức.
Tính đến hiện tại, 2.373 người đã tử vong do nhiễm SARS-CoV-2 ở Đức. Tổng số ca nhiễm được ghi nhận ở nước này là 113.525, tăng 5.323 trường hợp trong 24 giờ qua.
Trong bối cảnh này, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng hối thúc người dân tiếp tục tuân thủ các quy định giãn cách xã hội trong dịp lễ phục sinh và cho biết thêm rằng, số người nhiễm bệnh đang giảm nhẹ.
Ảnh: Reuters
"Những số liệu mới nhất liên quan tới sự lây lan của virus cho ta lý do để hy vọng một cách cẩn trọng", bà Merkel nói.
So với nhiều nước châu Âu khác như Italy và Tây Ban Nha, tính đến hiện tại, Đức có thể coi là tránh được tình trạng số ca tử vong lớn và đã tiến hành chương trình xét nghiệm quy mô rộng để xác định các ca nhiễm bệnh.
Trung Quốc đang tiến hành thiết lập 1 bệnh viện dã chiến mới ở thành phố 70.000 dân Tuy Phân Hà, nằm sát biên giới với Nga. Thành phố này đã bước vào giai đoạn phong tỏa từ sáng 9/4 sau khi ghi nhận nhiều ca COVID-19 trong thời gian gần đây. Những ca bệnh này phần lớn là nhập khẩu từ nước ngoài.
China Daily cho hay, bệnh viện dã chiến sẽ được chuyển đổi từ 1 tòa nhà văn phòng và dự kiến sẽ hoàn thành trong ngày mai, 11/4. Bệnh viện mới sẽ cung cấp hơn 600 giường bệnh và có sự hỗ trợ của 400 nhân viên y tế.
Hiện nay Tuy Phân Hà đang áp dụng hình thức phong tỏa tương tự Vũ Hán thời gian vừa qua. Tất cả các cư dân đều phải ở trong nhà. Mỗi hộ một người được phép ra ngoài mua nhu yếu phẩm 3 ngày/lần.
Tính đến ngày 9/4, Tuy Phân Hà ghi nhận 123 ca bệnh nhập khẩu và 137 ca bệnh không có triệu chứng.
Theo báo cáo của huyện Mê Linh, đến sáng 10/4, huyện ghi nhận thêm 1 ca nghi ngờ dương tính với SARS-CoV-2 (hiện đang chờ xét nghiệm khẳng định), nâng tổng số ca ghi nhận dương tính tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh lên 5 trường hợp.
Ban Chỉ đạo phòng dịch Covid -19 huyện đã kịp thời khoanh vùng, tiến hành rà soát các trường hợp tiếp xúc theo đúng quy định.
Để đảm bảo nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm phục vụ người dân trong khu cách ly, huyện đã khẩn trương huy động được 207 triệu đồng tiền mặt, 1.520 kg gạo, 287 thùng mỳ tôm… và nhiều hiện vật khác, kịp thời chuyển đến nhân dân thôn Hạ Lôi và lực lượng tham gia phòng, chống dịch.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Thủ tướng Italy sẽ gia hạn phong tỏa tới 3/5
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte dự kiến sẽ thông báo gia hạn các biện pháp phong tỏa khi phát biểu trước dân chúng vào hôm nay, 10/4, CNN đưa tin.
Ông Conte đã có cuộc điện đàm với các đại diện liên đoàn của Italy và giải thích rằng đất nước vẫn chưa sẵn sàng nới lỏng các hạn chế, Chủ tịch liên đoàn lao động CGIL Christian Ferrari nói với CNN.
Theo ông Ferrari, Thủ tướng Italy đã nói, lệnh phong tỏa sẽ kéo dài cho tới 3/5 và chỉ có 1 số ít doanh nghiệm là ngoại lệ, được mở cửa trở lại sớm hơn một chút. Ông Conte khẳng định đây là cách duy nhất để bảo đảm sức khỏe người dân Italy.
Malaysia kéo dài lệnh hạn chế di chuyển tới 28/4
Malaysia sẽ kéo dài lệnh hạn chế di chuyển toàn quốc thêm 2 tuần tới ngày 28/4, Thủ tướng Malaysia Tan Sri Muhyiddin Yassin thông báo ngày hôm nay, hãng thông tấn Bernama đưa tin.
Bernama cho biết, tình trạng lây lan của COVID-19 khó có thể kiểm chứng nhưng quyết định kéo dài lệnh hạn chế di chuyển sẽ tạo điều kiện cho các nhân viên y tế chống dịch và ngăn ngừa các ca bệnh gia tăng trở lại.
Theo quy định hiện thời, tất cả công dân Malaysia không được phép ra nước ngoài. Toàn bộ các hoạt động tụ tập xã hội, tín ngưỡng, giáo dục đều bị cấm. Malaysia hiện có 4.229 ca nhiễm bệnh và 67 trường hợp tử vong.
Thành phố Daegu, nơi được coi là tâm dịch COVID-19 của Hàn Quốc, không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong ngày hôm nay, 10/04. Đây là ngày đầu tiên Daegu không có ca bệnh mới trong vòng vài tuần trở lại đây.
Tin tích cực này xuất hiện trong bối cảnh số ca nhiễm mới trên khắp Hàn Quốc tiếp tục có xu hướng giảm.
"Lần đầu tiên trong vòng 50 ngày, số ca nhiễm mới đã giảm xuống khoảng 20 trường hợp (trên cả nước)", Thứ trưởng Y tế Hàn Quốc Kim Ganglip cho biết.
"Tại Daegu, lần đầu tiên kể từ khi phát hiện ra bệnh nhân số 31, không có ca nhiễm mới nào được ghi nhận. Đây là thành quả chung mà tất cả chúng ta đã đạt được trong suốt 3 tuần giãn cách xã hội tăng cường vừa qua".
Hàn Quốc tăng cường giãn cách xã hội. Ảnh: Reuters
Ca COVID-19 đầu tiên được phát hiện ở Daegu, còn được biết tới là bệnh nhân số 31, được chính phủ Hàn Quốc ghi nhận vào ngày 18/2. Trong tổng số 10.450 ca nhiễm COVID-19 ở Hàn Quốc, Daegu có 6.807 ca và tỉnh Bắc Gyeongsang gần đó có 1.327 ca.
Theo tờ Washington Post, bệnh viện khắp nước Mỹ đã hoãn hoặc hoặc hủy các ca phẫu thuật không khẩn cấp để dành giường bệnh và thiết bị cho bệnh nhân COVID-19. Tuy nhiên, sự thay đổi đó đã khiến bệnh viện mất đi nguồn thu nhập chính, gây ra thiệt hại lớn về tài chính và buộc một số bệnh viện phải sa thải nhân viên y tế giữa lúc chật vật điều trị các bệnh nhân COVID-19.
Nhiều nhân viên y tế bị sa thải giữa đại dịch. Ảnh: Getty Images
Ban lãnh đạo các bệnh viện và nhà phân tích nhấn mạnh rằng không phải mọi nhân viên bị sa thải hoặc buộc phải nghỉ phép đều trực tiếp điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Có người nói rằng nghỉ phép giúp giảm số người trong bệnh viện, nhờ đó làm giảm tốc độ virus lây lan.
Tuy nhiên, khi thiếu những nhân viên nói trên, các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế khác đang phải gồng mình để đối phó với làn sóng bệnh nhân tăng vọt, khiến một số hệ thống chăm sóc y tế sắp đạt ngưỡng chịu đựng. Những nhân viên y tế tuyến đầu còn lại tại bệnh viện phải làm việc nhiều giờ hơn và một số còn bị giảm lương và phúc lợi.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sáng 10/4, diễn ra hội nghị Chính phủ với địa phương để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ người dân, bảo đảm an sinh xã hội; bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong tình hình hiện nay, khi sự lây nhiễm trong cộng đồng đang diễn ra ở một số nơi.
"Việc chống dịch là nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong giai đoạn hiện nay", Thủ tướng nêu rõ và cho rằng, chưa bao giờ trong những thập kỷ gần đây có đại dịch như vậy.
Theo người đứng đầu Chính phủ, tác động tới kinh tế - xã hội, dịch Covid-19 đã và đang gây hệ lụy lớn. Trong quý I, GDP của Việt Nam chỉ tăng 3,82%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, thấp nhất kể từ năm 2011, tuy nhiên, đây là mức tăng cao nhất khu vực.
"Không có biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt thì nền kinh tế dễ bị đổ gãy, dễ bị âm trong phát triển", Thủ tướng lưu ý và cho rằng, húng ta cần hành động nhanh, hành động ngay, làm càng sớm càng tốt khi dịch đã được ngăn chặn thì mới có thể giảm thiểu tác động của dịch bệnh đến đời sống kinh tế - xã hội.
Đọc tin đầy đủ trong link dưới
Các xét nghiệm SARS-CoV-2 và xét nghiệm miễn dịch sau khi bình phục hiện thời đều có khiếm khuyến, một nhóm cố vấn khoa học hàng đầu nhận định với Nhà Trắng hồi tuần này.
Một ủy ban của Học viện Khoa học Quốc gia Mỹ đã gửi thư tới Nhà Trắng và giải thích rằng xét nghiệm virus corona chủng mới đôi khi bỏ lỡ các ca dương tính. Theo ủy ban này, các xét nghiệm dựa trên công nghệ CRISPR mới có thể chính xác hơn nhưng hiện nay các bệnh nhân không tiếp cận được.
Chuyên viên tại một phòng thí nghiệm ở Mỹ. Ảnh: Getty
Ngoài ra, hiện cũng không chắc chắn liệu con người có phát triển miễn dịch sau khi khỏi COVID-19 hay không.
Trong một lá thư khác, các nhà khoa học ho hay, kể cả trong trường hợp bệnh nhân phát triển kháng thể chống lại virus corona chủng mới thì cũng không rõ họ sẽ miễn nhiễm được bao lâu, thậm chí có miễn nhiễm hay không.
Và các xét nghiệm kháng thể - vốn là công cụ giúp xác định xem một người đã bình phục và có thể quay trở lại làm việc được hay chưa - thường có chất lượng thấp.
Theo thông tin đăng tải trên Twitter của Ủy ban Khẩn cấp Quốc gia Tối cao Yemen, nước này đã có ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên.
Trường hợp này được ghi nhận ở tình Hadhramaut, phía Đông Nam đất nước. Bệnh nhân hiện đang ở trong trạng thái ổn định và được chăm sóc sức khỏe.
Ngừng bắn vì đại dịch: Mới đây, liên minh chống phiến quân Houthi ở Yemen do Ả Rập Saudi dẫn đầu đã tuyên bố đơn phương ngừng bắn trong vòng 2 tuần, có hiệu lực từ ngày 9/4 nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh ở Yemen.
WHO cảnh báo rằng thuốc giả liên quan tới COVID-19 đang ngày càng gia tăng tại các quốc gia đang phát triển.
Đài BBC (Anh) đưa tin đã phát hiện thuốc giả bán tại châu Phi do những kẻ lợi dụng khoảng trống trong thị trường. WHO cảnh báo rằng việc sử dụng những loại thuốc này có thể "gây hiệu ứng phụ nguy hiểm" tới sức khỏe con người.
Trên khắp thế giới, nhiều người đã tích trữ các loại thuốc cơ bản. Tuy nhiên, hai nước sản xuất thuốc lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ đã và đang trải qua thời kỳ phong tỏa và đình trệ sản xuất, do vậy cầu vượt cung khiến những kẻ lừa đảo lợi dụng tình hình làm ăn bất chính.
Trong tuần WHO công bố COVID-19 là đại dịch, đơn vị chống tội phạm liên quan đến y dược của Interpol - Operation Pangea - đã bắt giữ 121 trường hợp ở 90 quốc gia, thu giữ số thuốc nguy hiểm trị giá 14 triệu USD.
Từ Malaysia tới Mozambique, cảnh sát tịch thu hàng chục nghìn khẩu trang và thuốc giả. Tổng thư ký Interpol Jurgen Stock cho biết: "Buôn lậu thuốc giả trong thời kỳ khủng hoảng y tế cho thấy sự coi thường mạng sống của con người".
WHO cho biết thị trường thuốc giả, bao gồm dược liệu sai hoặc không có tác dụng, hết hạn sử dụng, tại các quốc gia thu nhập và trung bình có thể trị giá hơn 30 tỷ USD.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Đệ nhất phu nhân Mỹ kêu gọi người dân đeo khẩu trang
Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump tối 9/4 (giờ miền Đông) đăng tải thông điệp trên Twitter.
Bà cho biết trong khi tiếp tục nghiên cứu về sự lây lan của COVID-19, Trung tâm kiểm soát phòng chống dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo người dân sử dụng dụng cụ che mặt (như khẩu trang) trong các điều kiện công cộng, khi mà giãn cách xã hội khó được bảo đảm.
Bà cũng lưu ý rằng việc đeo khẩu trang không thể thay thế tầm quan trọng của giãn cách xã hội.
Tổng thống Trump, dù trước đó tuyên bố bản thân ông sẽ không đeo khẩu trang, đã chia sẻ dòng tweet của vợ mình.
Việt Nam chưa từng chùn bước trước khó khăn, luôn mạnh mẽ và đứng cao hơn thách thức nhờ vào khí chất dân tộc, sự quyết tâm, đồng thuận, trên dưới một lòng. Điều này đã và cần được phát huy không chỉ trong nỗ lực phòng, chống với COVID-19 và ngay trong thời gian tới, không để nền kinh tế đổ gãy.
Thủ tướng nhấn mạnh điều này khi phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh phòng chống dịch COVID-19.
Hội nghị được tổ chức với 30 điểm cầu truyền hình tại Trung ương và 63 điểm cầu tại địa phương, tuân thủ nghiêm ngặt quy định về chống dịch như không bố trí hơn 20 người trong một phòng, bảo đảm khoảng cách ghế ngồi…
Mở đầu bài phát biểu, Thủ tướng nhắc ngay việc không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong tình hình hiện nay khi sự lây nhiễm trong cộng đồng đang diễn ra ở một số nơi. Cần tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị 16 về cách ly xã hội.
"Việc chống dịch là nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong giai đoạn hiện nay", Thủ tướng nêu rõ.
Đến nay, có 209 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 1,5 triệu người nhiễm, hơn 8 vạn người tử vong. Hiện có gần 5 tỷ người, khoảng nửa dân số thế giới đang phải thực hiện biện pháp cách ly ở nhà, các thành phố lớn trên thế giới đều im ắng, vắng vẻ và hàng triệu người thất nghiệp.
"Chưa bao giờ trong những thập kỷ gần đây có đại dịch như vậy", Thủ tướng lưu ý. Tại Hội nghị, Thủ tướng bày tỏ biết ơn tất cả người dân đã đồng hành, chia sẻ và thông cảm với Chính phủ về những bất tiện do giãn cách xã hội tạo ra để ngăn ngừa dịch bệnh.
Về tác động tới kinh tế-xã hội, dịch COVID-19 đã và đang gây hệ lụy lớn đối với kinh tế toàn cầu. Hầu hết các nước, các đối tác lớn của chúng ta đều bị ảnh hưởng rất trầm trọng. Nhiều nước được dự báo gặp suy thoái kinh tế, kể cả Mỹ, Nhật Bản và EU nếu dịch không sớm kết thúc. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, Tổng Giám đốc IMF, WB, các hãng xếp hạng tín nhiệm cảnh báo thế giới khó tránh khỏi một cuộc suy thoái toàn cầu. Kinh tế thế giới có thể mất tới hơn 5.000 tỷ USD.
Tổ chức Fitch gần đây dự báo trong năm 2020, tăng trưởng GDP toàn cầu âm 1,9%, Mỹ âm 3,3%, EU âm 4,2%, Hàn Quốc 0,2%, Trung Quốc chỉ tăng trưởng trên 1,5%... So với cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 thì lần này thế giới khó khăn hơn nhiều. Một cú sốc toàn cầu, một cuộc suy thoái đang diễn ra nghiêm trọng nếu như dịch tiếp tục lan ra.
Trong bối cảnh đó, tất cả các nước trên thế giới gần như đều đưa ra gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử. Chưa bao giờ các quốc gia trên toàn thế giới đồng loạt thực hiện các biện pháp mạnh để kích thích kinh tế, nỗ lực vượt qua suy thoái như hiện nay.
Đối với nước ta, có độ mở nền kinh tế cao, dịch COVID-19 tác động mạnh và sâu rộng đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong quý I, GDP của Việt Nam chỉ tăng 3,82%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, thấp nhất kể từ năm 2011. Tuy nhiên, đây là mức tăng cao nhất khu vực. Trước hết, các lĩnh vực du lịch, hàng không, vận tải, khách sạn, ăn uống, giải trí bị ảnh hưởng rất nặng nề, tiếp theo là các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và tiêu dùng.
Xin mời độc giả theo dõi toàn bộ bài viết gốc tại đây
Tình hình dịch cúm corona tại Đức và Pháp dường như không có nhiều dấu hiệu cải thiện khi mà trong ngày gần nhất, Đức công bố đến 258 ca tử vong và 4.939 ca mắc mới cúm corona, con số cao hơn rất nhiều so với các ngày trước đó.
Ở giai đoạn cách đây khoảng 2 tuần, lúc đó mỗi ngày Đức cũng chỉ có vài ca tử vong.
Diễn biến dịch cúm corona tại Pháp cũng không có nhiều dấu hiệu sáng sủa hơn khi mà Pháp công bố đến 1.341 ca tử vong và 4.799 ca nhiễm mới cúm corona trong ngày gần nhất. Đã nhiều ngày liên tiếp số lượng các ca tử vong do cúm corona tại Pháp trên 1.000 ca.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Nhà chức trách Singapore sẽ chuyển người lao động nhập cư vào các doanh trại quân sự và khách sạn nổi, trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 tại đảo quốc này tăng cao.
Bộ Y tế Singapore ngày 9/4 báo cáo hơn 200 ca nhiễm có liên quan đến người lao động nhập cư.
Vào hôm thứ Hai, 6/4, Singapore thông báo sẽ cách ly 19.800 lao động nhập cư trong các ký túc xá. Nước này đang xúc tiến cách ly lao động không bị lây nhiễm, kể cả người làm trong các ngành thiết yếu.
Địa điểm cách ly công nhân nhập cư ngoài doanh trại quân sự còn có các trung tâm triển lãm, khách sạn nổi, và các khu căn hộ còn trống của chính phủ - ông Lawrence Wong, đồng lãnh đạo Tổ công tác liên bộ chống COVID-19 của Singapore, cho biết.
Chính phủ Singapore cũng thông báo sẽ cung cấp các dạng trợ cấp khác cho lao động nước ngoài, bao gồm gói chăm sóc có khẩu trang và nhiệt kế, cũng như ba bữa ăn một ngày.
Chỉ riêng thành phố New York, Mỹ đã có số ca mắc Covid-19 vượt tổng số ca trên toàn Trung Quốc.
CNN dẫn thống kê từ trang web của thành phố New York cho biết, thành phố này đã ghi nhận thêm 7.521 ca mắc Covid-19 mới và 518 trường hợp tử vong.
Như vậy, tổng số ca mắc bệnh của thành phố này đã lên đến 87.725 ca, trong khi tổng số ca tử vong là 4.778 người. Điều đó tức là chỉ riêng thành phố New York đã có số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều hơn toàn bộ số ca ở Trung Quốc, hiện là 81.907 trường hợp.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Cảnh sát bang New South Wales, Australia, đã phạt Bộ trưởng Nghệ thuật của bang 1.000 AUD do đã vi phạm quy định về giãn cách xã hội khi ông rời thành phố Sydney để đến nhà nghỉ của gia đình ở vùng Central Coast.
Bà Gladys Berejiklian, Thủ hiến bang New South Wales khẳng định, "vấn đề không chỉ là thực thi các quy định mà cần phải đảm bảo rằng ngay cả trong suy nghĩ, tất cả mọi người đều phải tuân thủ các quy định, bao gồm cả các thành viên của Quốc hội".
Australia bắt đầu bước vào kỳ nghỉ nhân dịp lễ Tạ ơn. Vì lo ngại các gia đình nhân dịp này sẽ đi du lịch nên chính quyền liên bang và cả chính quyền các bang đều nhiều lần nhắc nhở mọi người về việc thực thi giãn cách xã hội, trong đó có việc không được đến các khu vực nông thôn, các khu nghỉ dưỡng để tránh làm lây lan Covid-19.
Trong dịp này, cảnh sát các bang tại Australia cũng ban hành các hình phạt nặng hơn. Tại bang New South Wales, người dân có thể bị phạt tới 11.000 AUD hoặc phạt 6 tháng tù nếu đi ra khỏi nhà mà không nằm trong các lý do mà chính quyền cho phép.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Theo đó, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19 , không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1,8 triệu đồng/người/tháng.
Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 1/4/2020 và không quá 3 tháng.
Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2020 thì vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.
Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 1/4/2020 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6/2020.
Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗ trợ thêm 500 nghìn đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả 1 lần.
Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500 nghìn đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả 1 lần.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31/12/2019 được hỗ trợ 250 nghìn đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả 1 lần.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trong khi tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã không đưa ra khuyến cáo đúng mức đối với cộng đồng quốc tế về COVID-19, và đe dọa tạm ngưng tài trợ kinh phí cho tổ chức của LHQ này, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng bênh vực WHO.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 9/4 tuyên bố, Trung Quốc sẽ luôn "kiên định ủng hộ công tác của WHO và vai trò lãnh đạo của WHO trong hợp tác toàn cầu chống lại dịch bệnh".
Ông Triệu cũng ca ngợi tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đóng vait rò quan trọng trong thúc đẩy hợp tac quốc tế nhằm đẩy lùi dịch bệnh.
Kể từ khi dịch COVID-19 phát sinh, WHO dưới sự lãnh đọa của tổng giám đốc Tedros đã tích cực thực thi trách nhiệm của tổ chức, giữ vững lập trường khách quan, khoa học, công bằng, phát huy vai trò quan trọng trong hỗ trợ các nước chống dịch, thúc đẩy hợp tác quốc tế, có được sự ghi nhận và tán thành cao của xã hội quốc tế.
Văn phòng kiểm tra y tế hạt Cook, bang Chicago, vừ thông báo mở thêm một kho đông lạnh để tiếp nhận thi thể người chết vì COVID-19 nhằm giảm tải cho các bệnh viện.
Khu nhà kho đông lạnh rộng hơn 6.100m2 để có thể chứa hơn 2.000 thi thể.
"Chúng tôi đang làm việc chăm chỉ để bảo đảm các nạn nhân của dịch bệnh này được đối xử bằng sự tôn trọng dưới sự quan tâm của chúng tôi", ông Preckwinkle hứa.
Hạt này cũng mua 14 xe tải đông lạnh và đang mua thêm 6 xe nữa để hỗ trợ trung tâm tiếp nhận thi thể. Những xe tải sẽ thường trực bên ngoài các bệnh viện để nhà xác không bị quá tải.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thái tử Charles và vợ trong bức ảnh mới nhân kỷ niệm 15 năm kết hôn.
Daily Mail ngày 9/4 đưa tin, Thái tử Charles của Vương quốc Anh và vợ, Nữ công tước xứ Cornwall đã kỷ niệm 15 năm ngày cưới bằng cách phát hành một bức hình mới đầy tình cảm của họ ở Birkhall.
Được biết, Thái tử Charles đã đoàn tụ với vợ vào hôm 6/4 vừa qua sau khi bà Camilla tự cách ly 14 ngày ở Aberdeenshire trong lúc đó Thái tử Charles cũng ở một nơi khác vì dương tính với Covid-19.
Cặp đôi này đã kịp ở bên nhau để kỷ niệm dấu mốc quan trọng trong cuộc hôn nhân của họ. Bức hình mới cho thấy, cặp đôi tươi cười và ngồi cạnh bên nhau đầy hạnh phúc. Cả hai đều ôm những con chó cưng của gia đình.
Dù vướng nhiều tin đồn chia tay trong suốt thời gian qua nhưng Thái tử Charles và vợ vẫn âm thầm phủ nhận tất cả bằng những hoạt động song hành bên nhau.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
chiều 9/4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp trực tuyến và lần đầu tiên thảo luận về đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 theo đề nghị của Việt Nam và 8 nước thành viên không thường trực khác của HĐBA.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres nhấn mạnh đại dịch COVID-19 là thử thách lớn nhất đối với thế giới từ năm 1945 tới nay, đe dọa các nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, gây ra cú sốc lớn về kinh tế cũng như đối với cuộc sống thường ngày của hàng tỷ người. Ông cho rằng tình hình sẽ còn khó khăn hơn nữa, nhất là ở các nước phát triển và các nước đang có xung đột.
Tổng thư ký LHQ nhấn mạnh đại dịch sẽ kéo theo nhiều thách thức khác, nhất là tác động tới đời sống kinh tế, chính trị tại nhiều nước, làm tình hình xung đột nhiều nơi xấu đi, gây ra tình trạng phân biệt đối xử, tác động tiêu cực tới phụ nữ, trẻ em, và người di cư.
Ông Guterres khẳng định ưu tiên hiện nay của LHQ là cùng các nước thúc đẩy ngừng bắn tại các điểm xung đột trên thế giới, huy động nguồn lực quốc tế cho việc hỗ trợ các nước, ưu tiên hỗ trợ nhân đạo cho các khu vực có nhu cầu cấp thiết nhất đồng thời các phái bộ LHQ sẽ tập trung hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng. Ông cũng kêu gọi HĐBA thống nhất và phát huy vai trò trong việc huy động, phối hợp quốc tế nhằm ứng phó đại dịch.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Văn phòng thủ tướng Anh ở Số 10 phố Downing, London, thông báo ông Boris Johnson đã được rời phòng chăm sóc tích cực tại bệnh viện St Thomas vào ngày 9/4 (giờ địa phương), sau ba ngày nhập viện để điều trị COVID-19.
"Thủ tướng đã được chuyển khỏi phòng chăm sóc tích cực vào tối nay và trở lại phòng bệnh bình thường," thông cáo có đoạn. "Ông sẽ tiếp tục được theo dõi chặt chẽ trong giai đoạn phục hồi."
Thông cáo cũng cho biết ông Johnson có tình thần rất tốt.
Thủ tướng Anh Boris Johnson, 55 tuổi, được nhập viện từ tối ngày 5/4 vì các triệu chứng không thuyên giảm, 10 ngày sau khi ông thông báo xét nghiệm dương tính với virus SARS-Cov-2 hôm 27/3.
Một ngày sau khi nhập viện, ông Johnson được chuyển vào đơn vị chăm sóc tích cực do bệnh tình diễn biến xấu.
Sau phiên đàm phán kéo dài đến 16 tiếng trong đêm 8/4 mà không đạt kết quả, các Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên EU đã nối lại các cuộc đàm phán trong tối ngày 9/4 và thống nhất sẽ huy động gói cứu trợ kinh tế khổng lồ 500 tỷ euro nhằm trợ giúp các nền kinh tế thành viên bị đại dịch Covid-19 tàn phá.
Theo thông tin do Chủ tịch nhóm Eurogroup quy tụ các Bộ trưởng Tài chính, ông Mario Centeno đưa ra, thoả thuận này bao gồm 3 gói, thứ nhất là một khoản vay có thể lên tới 240 tỷ euro được lấy ra từ Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) dành để cứu trợ khẩn cấp cho các nước, hai là khoản vay bảo đảm 200 tỷ euro cho các doanh nghiệp và cuối cùng là 100 tỷ euro hỗ trợ các lao động thất nghiệp.
Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire thông tin thêm rằng ngoài 500 tỷ euro có thể sử dụng ngay lập tức, các nước EU cũng thống nhất sẽ huy động thêm 500 tỷ euro nữa từ các nguồn khác nhau để dành cho giai đoạn phục hồi kinh tế. Bộ trưởng Kinh tế Pháp đánh giá đây là các gói cứu trợ quan trọng nhất trong lịch sử châu Âu.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) ngày 9/4 đã thông báo gói hỗ trợ 2.300 tỷ USD hỗ trợ chính quyền bang và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng phó với ảnh hưởng của Covid-19.
FED thông báo sẽ thông qua các ngân hàng nhằm đưa ra các khoản vay trong vòng 4 năm cho các doanh nghiệp có tới 10.000 nhân viên cũng như các khoản vay cho chính quyền các bang, các hạt và thành phố đông người nhằm hỗ trợ nỗ lực ứng phó với Covid-19. Chương trình cho vay của FED có thể bơm 500 tỷ USD cho các chính quyền địa phương, những nơi vừa ở tuyến đầu đối phó với Covid-19 trong khi nguồn thu từ thuế bị ảnh ưởng.
Đây được coi là động thái lớn nhất của FED trong cuộc chiến chống lại ảnh hưởng kinh tế của cuộc khủng hoảng y tế hiện nay khiến 16,8 triệu người ở Mỹ phải đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp và rất nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa do các quy định về giãn cách xã hội trong vòng 3 tuần qua.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Mỹ đã không chi ngân sách đủ để chống lại bệnh dịch, Giám đốc CDC Robert Redfield trả lời CNN.
CDC hiện có 500 nhân sự ở 50 bang, ông Redfield cho biết. Một số chuyên gia cho rằng, nước Mỹ cần ít nhất 300.000 người trên cả nước.
Trung Quốc đã ghi nhận 42 mắc Covid-19 mới và 1 ca tử vong vào cuối ngày thứ Năm, theo Ủy ban y tế quốc gia.
Đến nay, Trung Quốc đã ghi nhận tổng cộng 81.907 ca mắc Covid-19 và 3.336 người tử vong. Đồng thời, 77.455 người cũng đã được điều trị khỏi và ra viện.
Trong số 42 ca mắc mới, 38 người từ nước ngoài trở về.
Trung Quốc đã ghi nhận 42 mắc Covid-19 mới và 1 ca tử vong vào cuối ngày thứ Năm, theo Ủy ban y tế quốc gia.
Đến nay, Trung Quốc đã ghi nhận tổng cộng 81.907 ca mắc Covid-19 và 3.336 người tử vong. Đồng thời, 77.455 người cũng đã được điều trị khỏi và ra viện.
Trong số 42 ca mắc mới, 38 người từ nước ngoài trở về.
6h ngày 10/4, Bộ Y tế đã thông báo không có thêm ca mắc Covid-19 mới tính từ 18h hôm qua, 14 sẽ người được công bố khỏi bệnh trong hôm nay.
Số ca mắc mới tính đến 6h00 ngày 10/4: 0 ca. Tổng số người mắc Covid-19 tạm dừng ở con số 255.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 74.941, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 720; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 24.329; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 49.892.
Về tình hình điều trị theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 17 ca.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 18 ca.
- Dự kiến trong ngày 10/4, 14 bệnh nhân sẽ được công bố điều trị khỏi Covid-19, cụ thể như sau: 10 bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2; 01 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh; 01 bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng; 02 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, đã có hơn 2 triệu xét nghiệm virus SARS-Cov-2 được tiến hành ở Mỹ.
Tuy nhiên, trong buổi họp báo, Tổng thống Mỹ cũng thừa nhận sẽ không có xét nghiệm virus SARS-Cov-2 hàng loạt cho tất cả người Mỹ, cho rằng điều này không cần thiết.
"Chúng ta đang nói về 325 triệu người và điều đó sẽ không xảy ra. Các quốc gia khác tiến hành xét nghiệm hàng loạt nhưng trong một hình thức hạn chế", ông Trump nói. Nhưng Tổng thống Mỹ cũng đề nghị sẽ có "xét nghiệm hàng loạt" ở "một số khu vực nhất định" của đất nước.
Tổng thống Trump đã phê chuẩn đề xuất ban bố tình trạng thảm họa cho Alaska và Idaho vì Covid-19.
Đây tuyên bố tình trạng thảm họa cho liên bang thứ 53 và 54 được Tổng thống phê duyệt nhằm đối phó với đại dịch Covid-19.
Cho đến nay, Wyoming là tiểu bang duy nhất chưa tuyên bố tình trạng thảm họa liên bang. Tuy nhiên, Thống đốc Mark Gordon đã yêu cầu chính phủ liên bang chấp thuận yêu cầu ban bố tình trạng thảm họa của ông.
Tuyên bố này sẽ cung cấp "cơ hội hỗ trợ từ của Quân đội Mỹ để xây dựng các cơ sở y tế dã chiến nếu cần thiết", Gordon nói.
"Đồng thời cho phép chúng tôi để nhận thêm các nguồn lực và dịch vụ liên bang", Thống đốc Wyoming nói thêm.
Mỹ chưa bao giờ trải qua tình trạng tất cả 50 tiểu bang cùng ban bố tình trạng thảm họa.
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, tính đến 6 giờ sáng 10/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 1.599.580 trường hợp, trong đó số ca tử vong là 95.527 người. Trong vòng 24h vừa qua, đã có thêm 7.067 người nữa thiệt mạng và 81.454 người nữa nhiễm virus SARS-CoV-2.
Trong đó, Mỹ tiếp tục là "ổ dịch" lớn nhất khi trong 24h qua cả số ca tử vong và mắc bệnh mới đều cao nhất thế giới. Cụ thể, ngày 9/4 nước này đã có thêm 1.716 ca tử vong và 28.504 người mắc bệnh mới. Mỹ vẫn là quốc gia có số ca bệnh nhiều nhất với 463.431 trường hợp, trong khi tổng số ca tử vong đã lên tới 16.504.
Đến nay, đại dịch COVID-19 đã tấn công 209 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 355.848 bệnh nhân COVID được điều trị khỏi bệnh, trong khi vẫn còn tới 48.953 người đang trong tình trạng nguy kịch.