*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tính đến sáng ngày 22/3 (giờ Việt Nam), đã có hơn 335.000 ca nhiễm COVID-19 và trên 14.600 người tử vong trên toàn thế giới, theo thống kê của Đại học John Hopkins (Hoa Kỳ).
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng báo cáo về kết quả giám sát trường hợp bệnh nhân đang được cách ly tập trung tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng - Quân Khu V có kết quả xét nghiệm (+) với vi rút SARS-CoV-2.
Bệnh nhân nữ, 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam, quê quán ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Bệnh nhân là nhân viên quán rượu tại Bangkok – Thái Lan, có tiếp xúc với nhiều người không đeo khẩu trang. Ngày 17/3/2020, bệnh nhân có đến quán bar ở Bangkok thăm bạn (quê quán Nghi Lộc – Nghệ An; hiện người này đang được cách ly tại Hương Sơn - Hà Tĩnh.
Ngày 20/3/2020, bệnh nhân đi xe taxi đến Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi - Thái Lan, 11 giờ trưa bệnh nhân lên chuyến bay số hiệu TG947 (ghế 20D) về đến Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng lúc 12 giờ 20 phút cùng ngày.
Lúc 14 giờ cùng ngày, bệnh nhân được xe cách ly chở đến Trung tâm Giáo dục quốc phòng (ở phòng số 17). Ngày 21 và 22/3/2020, bệnh nhân sinh hoạt bình thường trong khu vực cách ly.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã công bố 8 trường hợp nhiễm Covid-19 tại Việt Nam. Trong đó, có một bệnh nhân là nam bác sĩ làm việc tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (bệnh nhân số 116).
Giữa cuộc khẩu chiến không khoan nhượng giữa hai nước Mỹ-Trung Quốc liên quan tới những thuyết âm mưu về nguồn gốc của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19), Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ hôm 22/3 vừa qua đã tái khẳng định lập trường của ông là phản đối động thái này, theo Bloomberg.
Cụ thể, trước đó, trong cuộc phỏng vấn trên chương trình Face the Nation, khi phóng viên đề nghị bình luận về những thuyết âm mưu liên quan tới virus SARS-CoV-2, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cho biết: "Có những người còn nói rằng virus này xuất phát từ một số phòng thí nghiệm quân sự, không phải tại Trung Quốc, mà có thể là ở Mỹ. Làm sao chúng ta tin được một điều điên rồ như vậy?".
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày 12/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lý Kiến lại dùng chính thuyết âm mưu mà Đại sứ Thôi cho là "điên rồ" để phản pháo những cáo buộc của Mỹ:
"Mỹ có bệnh nhân số 0 từ khi nào? Bao nhiêu người đã nhiễm bệnh? Tên của các bệnh viện [chữa trị cho người nhiễm COVID-19] là gì? Có thể quân đội Mỹ mới là những người mang dịch bệnh vào Vũ Hán. Hãy minh bạch! Hãy công bố số liệu của các vị. Nước Mỹ nợ chúng tôi một lời giải thích".
Tuy nhiên, hôm 22/3 vừa qua, Đại sứ Thôi đã tham gia cuộc phỏng vấn trong chương trình Axios on HBO. Khi phóng viên của Axios đề cập đến phát ngôn nói trên, ông Thôi khẳng định mình vẫn "giữ vững lập trường".
"Việc gieo rắc ngờ vực chẳng giúp được cho ai cả. Hành động đó ngược lại còn rất nguy hiểm.
Rồi chúng ta sẽ có câu trả lời đích xác về nguồn gốc của virus [SARS-CoV-2]. Nhưng đó là việc của các nhà khoa học, không phải của các nhà ngoại giao", ông Thôi nói với phóng viên của Axios hôm 22/3.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo thống kê của CNN Health, tính đến 23h45 ngày 23/3 (theo giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm COVID-19 được xác nhận tại Mỹ đã tăng lên 40.069 người; số ca tử vong do dịch bệnh là 472 người - bao gồm các trường hợp trên tất cả 50 tiểu bang, Washington D.C. và các vùng lãnh thổ khác của Mỹ, cũng như các trường hợp người Mỹ hồi hương.
Không quân Mỹ gần đây đã âm thầm chuyển 500.000 bộ kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 từ Ý về nước trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên toàn nước Mỹ.
Trong khi đó, một quan chức Văn phòng đại diện kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Mỹ vào tuần rồi cho biết Đài Loan có kế hoạch tặng cho Washington 100.000 khẩu trang/tuần.
Số lượng ca nhiễm tại Mỹ đã vượt qua con số 31.000 và một số bang đã ra lệnh người dân ở lại trong nhà, trong đó có California, Illinois, New York...
Nhà chức trách và cảnh sát TP New York hôm 22-3 thông báo sẽ giải tán những đám đông tụ tập bên trong các công viên của địa phương trong nỗ lực ngăn dịch bệnh lây lan.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Phó Thủ tướng Tây Ban Nha Carmen Calvo
Phó Thủ tướng Tây Ban Nha Carmen Calvo đã phải nhập viện ngày 22/3 vì bị nhiễm trùng đường hô hấp và đang chờ kết quả xét nghiệm virus SARS-CoV-2 gây viêm đường hô hấp cấp COVID-19, Reuters đưa tin.
Chính phủ Tây Ban Nha ngày 23/3 cho biết, bà Carmen Calvo đã phải nhập viện khẩn cấp vào chiều qua. Sau khi tiến hành các xét nghiệm, bác sĩ cho biết bà đang được điều trị vì nhiễm trùng đường hô hấp.
Nữ chính trị gia sinh năm 1957 này hiện đang là Phó Thủ tướng Tây Ban Nha. Bà đã được xét nghiệm virus SARS-CoV-2 và kết quả sẽ được công bố sớm nhất có thể, chính phủ nước này thông tin.
Tây Ban Nha đang là ổ dịch COVID-19 lớn thứ 2 tại châu Âu, sau Italia, với 33.089 trường hợp nhiễm COVID-19. Trong vòng 24 giờ qua, Italia đã ghi nhận thêm 410 ca tử vong mới, nâng tổng số bệnh nhân tử vong vì COVID-19 tại quốc gia này lên 2.182 người.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chiều ngày 22/3, Bộ trưởng Y tế Syria Nizar Yaziji xác nhận Syria có ca mắc Covid-19 đầu tiên trong lãnh thổ quốc gia.
"Tất cả các biện pháp y tế cần thiết đã được triển khai để xử lý ca đầu tiên mắc Covid-19 ở trong lãnh thổ quốc gia", Sputnik dẫn lời Bộ trưởng Yaziji.
Cũng theo ông Yaziji, nam bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp mới 20 tuổi.
Hãng thông tấn nhà nước Syria (SANA) cũng cho biết, vào sáng sớm ngày 22/3, Cơ quan An ninh Nội địa Syria đã cho đóng cửa khu chợ Hamidiyeh, khu chợ lớn nhất tại quốc gia này, nhằm ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan.
Chính phủ Syria cũng đã thông báo đình chỉ hoạt động vận tải quy mô lớn từ chiều hôm nay (23/3).
Reuters đưa tin, trong những tuần gần đây, nhiều nguồn tin chưa được kiểm chứng cho hay virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện tại Syria, nơi mà hệ thống y tế và cơ sở hạ tầng bệnh viện bị tàn phá nghiêm trọng sau 9 năm nội chiến. Tuy nhiên, chính phủ Syria nhiều lần lên tiếng khẳng định chưa có bất cứ ca mắc Covid-19 nào được xác nhận tại quốc gia này và không có chuyện che giấu thông tin.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Liên minh Châu Âu sẽ cung cấp cho Iran - một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do COVID-19 trên thế giới - khoản viện trợ nhân đạo trị giá hơn 20 triệu USD.
Khoản viện trợ này đã được lên kế hoạch và dự kiến sẽ được chuyển tới Iran trong tuần tới, ông Joseph Borrell, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu nói với CNN. "Chúng tôi chấp thuận yêu cầu hỗ trợ này bởi các quốc gia [trong đó có Iran] đang trong tình trạng rất khó khăn, chủ yếu do các lệnh trừng phạt của Mỹ khiến họ không thể kiếm tiền từ dầu mỏ".
"Chúng tôi tin rằng trong những tình huống như thế này, cần tái khẳng định rằng các chuyến hàng nhân đạo như thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp, vật tư y tế, dược phẩm không nằm trong phạm vi trừng phạt của Mỹ".
Bác sĩ Giampiero Giron, giáo sư danh dự tại Đại học Padua, Italy, là người đã chịu trách nhiệm gây mê cho bệnh nhân Ilario Lazzari - người đầu tiên được cấy ghép tim tại nước này vào ngày 14/11/1985.
Vào tháng 12 năm nay, ông Giron sẽ bước sang tuổi 86 và đã nghỉ hưu nhiều năm. Tuy nhiên khi đất nước "lâm nguy" vì đại dịch COVID-19, vị bác sĩ già này vẫn sẵn sàng trở lại phòng phẫu thuật để tiếp tục "chiến đấu".
Khi được hỏi về quyết định của mình, ông Giron cho biết: "Sở Y tế Veneto đã hỏi tôi rằng liệu tôi có sẵn sàng quay trở lại phòng phẫu thuật để hỗ trợ trong giai đoạn khẩn cấp này. Và tôi đã đồng ý".
Tin tưởng vào năng lực và kinh nghiệm của vị bác sĩ nổi tiếng này, một quan chức thành phố Padua cũng đã liên lạc với ông và hỏi rằng liệu chính quyền có thể nhờ cậy đến kinh nghiệm của ông về sức khỏe cộng đồng hay không.
"Từ ngày hôm đó, tay tôi như dính chặt lấy cái điện thoại di động. Họ có thể liên hệ với tôi bất cứ lúc nào, và ngược lại, lúc nào tôi cũng sẵn sàng trực chiến", bác sĩ Giron cho biết.
"Tôi coi đó là một nghĩa vụ: các bác sĩ - bất kể tuổi tác - đều có thể làm nên điều khác biệt trong thời điểm hiện tại. Dù tôi đã đọc lời thề Hippocrates từ rất lâu rồi, nhưng nó sẽ không bao giờ hết hạn", ông Giron chia sẻ.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AP
Theo phát ngôn viên của Thủ tướng Merkel, ông Steffen Seibert, nhà lãnh đạo Đức đã nhận được kết quả âm tính với COVID-19 trong lần xét nghiệm đầu tiên.
Ông này cũng cho biết bà Merkel sẽ tiếp tục được các bác sĩ xét nghiệm thêm trong những ngày tới.
Trước đó, truyền thông Đức ngày hôm qua (22/3) đưa tin Thủ tướng Merkel đã quyết định tự cách ly tại nhà sau khi gặp gỡ một bác sĩ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Bà Merkel vẫn điều hành công việc bình thường tại nhà.
Ảnh: AFP
Thông tin trên đã được Liên đoàn Bác sĩ Italy công bố trên trang web của họ: "Thật không may, bản danh sách những bác sĩ đã ngã xuống vì đại dịch COVID-19 ngày càng dài hơn. Và trong khi dữ liệu chính thức về số nhân viên y tế nhiễm bệnh ngày càng tăng lên, có nhiều bác sĩ đã đột ngột qua đời, trong số đó có những trường hợp nguyên nhân tử vong không liên quan trực tiếp đến virus corona".
Được biết, 19/23 bác sĩ đã qua đời công tác ở Bologna, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do COVID-19.
Theo số liệu của Viện Y tế Quốc gia (Istituto Superiore di Sanità/ISS) Italy, đã có 4.824 nhân viên y tế của nước này được xác nhận nhiễm COVID-19.
Cư dân sống ở 75 quận trên cả nước, bao gồm cả ở các thành phố lớn như thủ đô New Delhi, Mumbai, Bangalore, Chennai, Hyderabad và Kolkata đã bị hạn chế đi lại, làm việc và di chuyển cho đến ngày 31/3.
Ấn Độ - quốc gia đông dân thứ hai thế giới - có 415 trường hợp nhiễm virus corona, trong đó có 7 trường hợp tử vong, theo Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình. Số trường hợp nhiễm gia tăng đột ngột đã dẫn đến mối lo ngại ngày càng tăng về khả năng xét nghiệm tìm ra virus của quốc gia này và rằng một ổ dịch lớn với quy mô lớn như châu Âu hiện tại sẽ lan rộng ở nước này.
Tiến sĩ Balram Bhargava, tổng giám đốc của Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ, cho biết Ấn Độ đã tiến hành 5.000 xét nghiệm trong tuần qua và tổng cộng 15.000 xét nghiệm cho đến nay. Có 111 phòng thí nghiệm hoạt động với công suất thử nghiệm mỗi tuần từ 60.000 đến 70.000 trường hợp và khoảng 60 phòng thí nghiệm tư nhân khác đang trong quá trình được phê duyệt để tăng thêm năng lực xét nghiệm, theo Bhargava.
Quyết định phong tỏa nhiều khu vực của đất nước được đưa ra sau khi Ấn Độ phát động cuộc thử nghiệm cách li xã hội lớn nhất thế giới vào Chủ nhật, khi 1,3 tỷ người được yêu cầu tuân thủ cách ly tự kiểm soát trong 14 giờ.
Từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối vào Chủ nhật, các văn phòng và doanh nghiệp đóng cửa, mọi người ở trong nhà của họ. Những con đường, khu chợ và đường cao tốc thường tấp nập trở nên trên toàn quốc vắng tanh. Để thể hiện sự đoàn kết và bày tỏ sự cảm ơn tới các nhân viên y tế của quốc gia, mọi người trên khắp Ấn Độ đã đứng ở cửa ra vào và trên ban công để vỗ tay, rung chuông và thổi vỏ ốc xà cừ, sau khi có những cảnh tượng tương tự trước đó ở Italy và Tây Ban Nha.
"Lệnh giới nghiêm công khai" do Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công bố tuần trước, là để thử nghiệm về việc liệu lệnh giới nghiêm chính thức có thể được áp dụng trên toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 hay không. Những hạn chế đó đã được mở rộng trên khắp các vùng rộng lớn của đất nước vào cuối ngày Chủ nhật, buộc hàng triệu nhân viên trong ngành tài chính và công nghệ khổng lồ của Ấn Độ phải làm việc tại nhà từ giờ đến hết tháng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây http://toquoc.vn/an-do-phong-t...
Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu cho biết, hơn 200 công dân Việt Nam đã đáp chuyến bay về Hà Nội sáng 22/3, chỉ vài giờ trước thời điểm chính phủ Ấn Độ áp dụng lệnh cấm xuất nhập cảnh các chuyến bay quốc tế.
Đại sứ Sanh Châu cho biết, chỉ vài giờ trước khi lệnh đóng cửa biên giới của Chính phủ Ấn Độ có hiệu lực, trong đó các hãng hàng không quốc tế không được phép hạ cánh tới bất kỳ sân bay nào của Ấn Độ, tổng đài bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ liên tục nhận được các cuộc gọi của kiều bào từ khắp các nơi trên đất nước Ấn Độ.
Chuyến bay VJ972 đã cất cánh lúc 00h00 ngày 22/3/2020, trước giờ cấm xuất nhập cảnh các chuyến bay quốc tế tại Ấn Độ và hạ cánh ở Hà Nội vào sáng 22/3, chở theo hơn 220 công dân Việt Nam.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Kết luận tại buổi họp chiều 23/3, ông Nguyễn Đức Chung nhận định, thế giới đang chứng kiến tình hình dịch bệnh vô cùng phức tạp, một số nước đã trở thành đỉnh dịch mới và sẽ còn kéo dài. Đến nay, chưa có một nước nào, hay nhà khoa học nào, có thể phán đoán hoặc nhận định thời điểm kết thúc dịch bệnh.
Lãnh đạo Hà Nội xác định 4 nguồn lây nhiễm chính. Thứ nhất, liên quan đến những công dân trong quá trình đi lại có tiếp xúc với người bệnh nhưng lại không có biểu hiện của bệnh.
Thứ 2, số công dân nước ngoài và công dân Việt Nam trở về từ các vùng dịch, trước thời điểm 0h ngày 14/3 (đối với các nước Châu Âu), trước 0h ngày 18/3 (đối với các nước ASEAN) và trước 0h ngày 21/3 với tất cả các nước.
Thứ 3, lây nhiễm chéo trong các trung tâm cách ly tập trung, cách ly tại Bệnh viện và quá trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân dương tính tại các cơ sở y tế.
Thứ 4, số công dân đi từ nước ngoài về, nhất là từ Châu Âu và Đông Nam Á. (hiện nay 9/11 quốc gia Đông Nam Á đã có ca nhiễm).
"Trong 2 tuần tới là giai đoạn cao điểm mà chúng ta cần tập trung mọi nguồn lực, công sức để phát hiện dịch bệnh, khoanh vùng, tổ chức xét nghiệm, quản lý tốt nơi tập trung, để tránh lây nhiễm chéo", Chủ tịch thành phố nhấn mạnh.
Theo lãnh đạo Hà Nội, thành phố hiện có 39 ca, có những ca rất nặng. Trong thời gian tới, thành phố xác định "chiến trường chính, quan trọng nhất là bệnh viện". Ông Chung nói, "Chúng ta cần chiến thắng virus này tại các bệnh viện, đặc biệt là khâu chữa bệnh. Chính vì vậy, chúng ta xác định công tác chuẩn bị tại BV là quan trọng số 1".
Hiện nay, Hà Nội đang bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn "tiệm cận và gắn liền với các quyết định chiến thắng hay là thất bại. Nếu khoanh vùng tốt, phát hiện sớm, không để lây nhiễm tại cộng đồng, chúng ta sẽ chiến thắng. Còn nếu để lây nhiễm chéo, thì các ca bệnh tăng lên rất nhanh".
Với tinh thần như vậy, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu, bằng mọi biện pháp phải phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ và phải được xét nghiệm nhanh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://kenh14.vn/chu-tich-ha-...
Các bệnh viện ở thành phố New York sẽ chỉ trụ được đến hết tuần này, trước khi bước sang giai đoạn "không thể cứu được người", Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio chia sẻ với người dẫn chương trình New Day của đài CNN, được phát sóng vào sáng thứ 2 (23/3 - theo giờ địa phương).
"Tại các bệnh viện công của chúng tôi - tổng cộng có 11 cơ sở - tôi chỉ có thể đảm bảo với bạn rằng chúng tôi có thể trụ đến hết tuần này với số thiết bị và vật tư hiện có. Thực tế phũ phàng như vậy đấy", ông Blasio nói.
Quan chức này nói thêm: "Nếu New York không có hàng cứu trợ nhanh chóng - ý tôi là hàng trăm máy thở, hàng trăm ngàn - thậm chí là hàng triệu chiếc khẩu trang - trong tuần này, thì chúng tôi sẽ bước sang giai đoạn không thể cứu được những người mà chúng tôi có thể cứu".
Mỹ đã xác nhận hơn 35.000 ca nhiễm COVID-19 trên tất cả 50 tiểu bang, và ít nhất 458 người đã tử vong do dịch bệnh này. Gần 50% số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ được phát hiện ở tiểu bang New York.
"Thật sốc khi phải nói ra điều này. Chỉ vài ngày trước thôi, tôi vẫn còn nghĩ rằng chúng ta sẽ an toàn bước sang tháng 4. Giờ đây dịch bệnh diễn biến nhanh đến nỗi tôi không thể nói ra điều đó được nữa", ông Blasio nói.
Tuần trước, văn phòng Thị trưởng Blasio từng thông báo rằng thành phố New York cần 45 triệu bộ áo choàng phẫu thuật, quần áo bảo hộ, găng tay và khẩu trang vào đầu tháng 4 để đảm bảo hệ thống y tế của thành phố có thể đối phó với tình hình dịch COVID-19, theo CNN.
Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei. Ảnh: AP
Trong tuyên bố mới được phát đi ngày hôm nay (23/3), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ trích Lãnh tụ Tối cao Iran và cách quốc gia Trung Đông này xử lý dịch COVID-19, theo CNN.
Cụ thể, ông Pompeo đã lên án những "lời bịa đặt" của Iran đang khiến chính những công dân của nước này và nhiều người khác trên thế giới phải đối mặt với mối hiểm nguy lớn.
Trước đó, vào ngày 22/3, Lãnh tụ Tối cao Iran Khamenei đã dẫn lại một thuyết âm mưu cho rằng Mỹ chế tạo virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp COVID-19, và nói rằng loại virus này được tạo ra nhắm đến người dân Iran, bằng cách "sử dụng dữ liệu di truyền của người dân Iran".
Ngoài ra, ông Khamenei cũng đặt ra nghi vấn vì sao mọi người lại có thể tin tưởng rằng Mỹ sẽ tạo ra phương thuốc chữa loại virus này. "Có thể thuốc của [Mỹ] sẽ khiến virus lây lan nhiều hơn", lãnh tụ tối cao của Iran phát biểu nhân dịp lễ năm mới Nowruz của Ba Tư.
Trước lời cáo buộc trên, Ngoại trưởng Pompeo đã lên án Iran không có hành động dứt khoát để ngăn chặn dịch bệnh và cũng không minh bạch khi công bố số lượng người nhiễm, người tử vong do COVID-19.
"Chính quyền Iran đã liên tục phớt lờ những lời cảnh báo được chính các quan chức y tế Iran liên tục đưa ra, và phủ nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19 trong vòng ít nhất 9 ngày. Chính quyền Iran vẫn tiếp tục nói dối người dân Iran và toàn thế giới về số ca nhiễm, ca tử vong [do COVID-19] - thực tế con số cao hơn nhiều so với những gì chính quyền nước này thừa nhận" - theo tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo.
Đề cập tới việc Iran từ chối sự giúp đỡ của Mỹ để đối phó với dịch bệnh, ông Pompeo cho biết: "Ông Khamenei đã từ chối lời đề nghị này vì ông ta còn đang mải lan truyền các thuyết âm mưu [...]."
Tính đến sáng ngày 23/3 (theo giờ địa phương), Iran đã ghi nhận tổng cộng 23.049 ca nhiễm và 1.812 ca tử vong do COVID-19, theo thông cáo của phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpoor.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng báo cáo về kết quả giám sát trường hợp bệnh nhân đang được cách ly tập trung tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng - Quân Khu V có kết quả xét nghiệm (+) với vi rút SARS-CoV-2.
Bệnh nhân nữ, 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam, quê quán ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Bệnh nhân là nhân viên quán rượu tại Bangkok – Thái Lan, có tiếp xúc với nhiều người không đeo khẩu trang. Ngày 17/3/2020, bệnh nhân có đến quán bar ở Bangkok thăm bạn (quê quán Nghi Lộc – Nghệ An; hiện người này đang được cách ly tại Hương Sơn - Hà Tĩnh.
Ngày 20/3/2020, bệnh nhân đi xe taxi đến Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi - Thái Lan, 11 giờ trưa bệnh nhân lên chuyến bay số hiệu TG947 (ghế 20D) về đến Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng lúc 12 giờ 20 phút cùng ngày.
Lúc 14 giờ cùng ngày, bệnh nhân được xe cách ly chở đến Trung tâm Giáo dục quốc phòng (ở phòng số 17). Ngày 21 và 22/3/2020, bệnh nhân sinh hoạt bình thường trong khu vực cách ly.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã công bố 8 trường hợp nhiễm Covid-19 tại Việt Nam. Trong đó, có một bệnh nhân là nam bác sĩ làm việc tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (bệnh nhân số 116).
Bà Margarita Cabello, Bộ trưởng Tư pháp Colombia, mô tả các sự kiện xảy ra tại nhà tù La Modelo ở thủ đô Bogota là một vụ bạo loạn để vượt ngục.
Tuy nhiên, những người ủng hộ các tù nhân nói rằng các quan chức đã đàn áp khi các tù nhân tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa để đòi hỏi những điều kiện bảo vệ họ khỏi nhiễm virus SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh Covid-19.
"Hôm nay là một ngày buồn đau cho đất nước" - bà Cabello nói.
Người thân của một tù nhân đã khóc khi đứng chờ thông tin ở bên ngoài nhà tù La Modelo hôm 22-3-2020. Ảnh: Ivan Valencia
Cuộc xung đột tại nhà tù La Modelo, nơi giam giữ cả nghi phạm và người bị kết án phạm tội từ trộm cắp đến buôn bán ma túy, bắt đầu diễn ra từ tối 21-3.
Các tù nhân chia sẻ video trực tuyến, cho thấy những người bên ngoài phòng giam của họ hét lên khi những tiếng súng vang lên từ xa.
"Họ đã bỏ rơi chúng tôi ở đây! Họ coi chúng tôi như những con chó" - một tù nhân thốt lên.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
CNN đưa tin, ông Giorgio Gori, Thị trưởng thành phố Bergamo, Italy, mới đây đã chia sẻ với phóng viên báo Sky News (Anh) về quyết định đưa 2 con gái đang du học tại Anh về nhà.
"Tôi có hai con gái. Chúng đang du học ở Anh, và khi tôi chứng kiến suy nghĩ và hành động của chính phủ Anh trước tình hình dịch bệnh, tôi đã quyết định đưa chúng về nước. Tôi nghĩ rằng ngay cả khi [Bergamo] là tâm dịch tại Italy, thì ở đây các con tôi vẫn an toàn hơn ở Anh", ông Gori nói.
Liên quan tới thông tin một nhóm khoảng 40 người Việt Nam trong đó có các du học sinh đang bị mắc kẹt tại sân bay Dallas (Hoa Kỳ) do chuyến bay về Việt Nam quá cảnh ở Narita (Nhật Bản) bị hủy, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco cho biết:
Ngay sau khi nhận được thông tin, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ đã khẩn trương liên hệ với các du học sinh để tìm hiểu thông tin, chủ động trao đổi với các cơ quan chức năng sở tại, các hãng hàng không để tìm chuyến bay phù hợp, đưa các du học sinh về nước.
Đến tối ngày 22/03 (theo giờ Hoa Kỳ), gần 30 thành viên trong đoàn du học sinh nói trên đã đổi được vé máy bay về Việt Nam quá cảnh tại San Francsico (Hoa Kỳ) và Hồng Kông (Trung Quốc). Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco đã có mặt tại sân bay quốc tế San Francisco để hỗ trợ các thành viên trong đoàn lên đường về nước. Hiện vẫn còn 12 du học sinh đang đợi tại sân bay Dallas và sẽ di chuyển vào ngày mai.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tổng thống Nga Vladimir Putin làm việc với các quan chức trong hội đồng an ninh. Ảnh: AP
Theo phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov, lệnh "ở nhà" do chính quyền thành phố Moskva ban bố - yêu cầu những cư dân trên 65 tuổi hoặc những người mắc bệnh mãn tính ở nhà trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp - không được áp dụng đối với nhà lãnh đạo 67 tuổi của Nga.
"Tổng thống vẫn đang phải làm việc, như mọi người đã thấy đó", ông Peskov phát biểu trước các phóng viên trong một cuộc họp báo trực tuyến.
"Tất nhiên là hiện tại không ai tổ chức sự kiện lớn và chúng tôi cũng không tính đến điều đó, nhưng công việc là công việc, đặc biệt là công việc của Tổng thống lại càng là ngoại lệ", ông Peskov nói.
Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng. Ảnh: AP
Các quan chức y tế Nigeria mới đây đã phát cảnh báo về thuốc trị sốt rét chloroquine, sau khi 3 trường hợp sử dụng quá liều chloroquine được phát hiện tại nước này.
Cụ thể, sau khi Tổng thống Trump tuyên bố tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng rằng việc điều trị COVID-19 bằng chloroquine có tác dụng, nhiều người dân ở Lagos, Nigeria đã tích trữ thuốc, khiến loại thuốc này tăng giá. Thậm chí có nơi đã ghi nhận giá thuốc tăng tới 400% chỉ trong vài phút, theo CNN.
Trong khi đó, nước này cũng đã ghi nhận 3 trường hợp phải nhập viện do dùng thuốc quá liều trong những ngày gần đây. Điều này đã khiến các quan chức y tế nước này phải cảnh báo người dân nên thận trọng trong việc sử dụng thuốc, theo CNN.
Sở Y tế thành phố Lagos đã khẳng định rằng "chưa có bằng chứng xác thực nào chứng minh chloroquine có hiệu quả trong việc phòng ngừa hoặc điều trị COVID-19". Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng đã lên tiếng đính chính rằng loại thuốc này vẫn đang được nghiên cứu chứ chưa được chấp thuận sử dụng trong việc điều trị bệnh tại Mỹ.
Trong khuyến cáo đưa ra hôm nay, 23/3, Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tại Indonesia thông tin : Tính đến ngày 22/3, Indonesia công bố tổng số người nhiễm virus SARS-COV-2 ở nước này là 514 người (tăng thêm 64 trường hợp so với ngày trước đó, gồm Jakarta 40 người , Tây Java 4 người, Trung Java 1 người, Đông Java 15 người, Nam Kalimantan 1 người, Maluku 1 người và Papua 2 người), số ca tử vong tăng lên 48 người, số ca chữa khỏi là 29 người.
Theo đó, tình hình dịch Covid-19 tại Indonesia, đặc biệt là tại khu vực Jakarta, tiếp tục diễn biến rất phức tạp, dự báo số lượng người nhiễm sẽ nhiều hơn, khả năng dịch bệnh đã lây lan rộng trong một bộ phận của cộng đồng.
Trước tình hình trên, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam tuyệt đối tuân thủ các quy định về phòng chống dịch Covid-19 theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ quan y tế của Indonesia và Việt Nam, nhất là thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng ngừa cá nhân, thông tin kịp thời cho Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia về tình hình dịch bệnh liên quan đến cộng đồng người Việt tại Indonesia để được hỗ trợ.
ĐSQ Việt Nam cũng khuyến cáo công dân về quy định nhập cảnh vào Việt Nam đối với công dân Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo đó, Chính phủ Việt Nam đã có quy định tạm thời liên quan đến việc nhập cảnh vào Việt Nam như sau:
Tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài vào Việt Nam, trừ trường hợp nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ và các trường hợp đặc biệt (khách nước ngoài tham dự, phục vụ các hoạt động đối ngoại quan trọng; chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao…);
Tạm dừng hiệu lực Giấy miễn thị thực được cấp cho người gốc Việt Nam và thân nhân. Các biện pháp trên được áp dụng từ 00h00 ngày 22/3/2020.
Bên cạnh đó, người nhập cảnh Việt Nam phải tuân thủ quy trình kiểm tra y tế và thực hiện cách ly tập trung trừ trường hợp người nước ngoài nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ và các trường hợp đặc biệt khác (khách nước ngoài tham dự, phục vụ các hoạt động đối ngoại quan trọng; chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao…).
Người nước ngoài là chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao có Giấy xác nhận âm tính với virus SARS-CoV-2 do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp và được Việt Nam chấp thuận được phép nhập cảnh Việt Nam và phải được cách ly chặt chẽ tại cơ sở lưu trú, bảo đảm các biện pháp an toàn, phòng chống dịch.
Từ 00h00 ngày 23/3/2020, tạm dừng hiệu lực với toàn bộ Giấy miễn thị thực còn hiệu lực đã cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân (vợ, chồng, con).
Nội dung được trích dẫn từ bài viết sau đây: http://toquoc.vn/dai-su-quan-v...
Một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Trung Quốc mới đây đã đưa ra lời khuyên rằng châu Âu nên từ bỏ suy nghĩ rằng đại dịch COVID-19 sẽ sớm kết thúc, và thay vào đó họ nên chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến có thể kéo dài tới 2 năm, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông) đưa tin.
Cụ thể, lời cảnh báo trên đã được chuyên gia Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong) - người đứng đầu đội ngũ chuyên gia lâm sàng về COVID-19 của thành phố Thượng Hải - đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Âu như Italy, Tây Ban Nha và Đức đang phải đối mặt với tình trạng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tăng nhanh trong những ngày gần đây.
"Chuyện virus xuất hiện và biến mất, hay hoành hành trong khoảng thời gian từ 1-2 năm là điều hoàn toàn bình thường", ông Trương phát biểu trong một hội nghị trực tuyến được tổ chức bởi lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Düsseldorf, Đức.
"Điều tôi có thể nói với quý vị vào thời điểm này, đó là các vị hãy từ bỏ suy nghĩ rằng đại dịch [COVID-19] ở châu Âu sẽ kết thúc trong tương lai gần" - ông Trương phát biểu trước đông đảo du học sinh Trung Quốc và Hoa kiều tại Đức.
"Nếu muốn xử lý dịch bệnh [COVID-19] trong thời gian ngắn, thì các biện pháp chống dịch phải cực kỳ quyết liệt", ông Trương nói. Theo lời chuyên gia này, sở dĩ Trung Quốc có thể áp dụng biện pháp phong tỏa các thành phố là nhờ thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh trùng với kỳ nghỉ Tết nguyên đán, khi các trường học, doanh nghiệp và nhà máy vốn dĩ đang đóng cửa.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 22/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói sẽ cân nhắc ký sắc lệnh hành pháp để thả các tù nhân cao tuổi không phạm các tội liên quan đến bạo lực, trong bối cảnh dịch Covid-19 lân lan nghiêm trọng ở nước này.
Chúng tôi đã nhận được đề nghị đó, và chúng tôi sẽ xem xét. Có một chút vấn đề. Nhưng chúng tôi đang nói về những người không phạm tội bạo lực, những tù nhân hoàn toàn không bạo lực, chúng tôi thực sự đang xem xét điều đó.
Nhiều bang của Mỹ, trong đó có California, New York, Ohio và Texas, cùng TP New York City đã bắt đầu thả những người phạm tội không nghiêm trọng, những tù nhân cao tuổi hoặc mắc bệnh.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Các đám đông người dân vẫn đổ về những bãi biển tại bang California, các đường leo núi và công viên hồi cuối tuần qua, bất chấp chính quyền bang ban hành quy định yêu cầu người dân ở nhà và tránh tiếp xúc với mọi người để ngăn chặn virus corona lây lan.
Trong quy định mới, Thống đốc bang California Gavin Newsom yêu cầu gần 40 triệu cư dân của bang ở nhà bắt đầu từ ngày 20/3. Bất chấp điều này, nhiều địa điểm công cộng vẫn chật kín người, buộc giới chức ở nhiều thành phố phải yêu cầu các công viên, khu vui chơi giải trí và các bãi biển đóng cửa.
Nhằm ứng phó tình trạng dân chúng phớt lờ quy định cách ly xã hội, thị trưởng Los Angeles Eric Garcetti tuyên bố trên Twitter vào tối ngày 22/3 rằng ông sẽ cho đóng cửa toàn bộ khu thể thao và giải trí tại tất cả các công viên trong thành phố. Ông nhấn mạnh người dân nên tuân thủ lệnh hạn chế tiếp xúc xã hội và ở trong nhà.
"Cuối tuần qua chúng tôi đã chứng kiến quá nhiều người đổ đến các bãi biển, khu leo núi và công viên," ông Garcetti tweet. "Điều đó không có nghĩa là mọi người có thể tụ tập ở những nơi khác. Đây là vấn đề nghiêm túc. Hãy ở trong nhà và bảo vệ tính mạng [người dân]."
California là một trong 8 bang ở Mỹ đã ban hành lệnh yêu cầu người dân ở nhà. Một số nước trên thế giới cũng thực thi biện pháp tương tự.
Người dân vui chơi đông đúc trên bãi biển Huntington, bang California, ngày 21/3/2020 (Ảnh: Michael Heiman/Getty Images)
Nhiều người sử dụng mạng xã hội trên thế giới trong ngày qua đã chia sẻ hình ảnh một con sư tử và khẳng định nước Nga đã thả sư tử ra đường phố nhằm bảo đảm người dân ở trong nhà, giữa nỗ lực ngăn dịch bệnh COVID-19 lây lan,
"Nga đã thả 500 con sư tử ra các đường phố để bảo đảm người dân ở trong nhà trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát," một đoạn thông tin trong các bức ảnh được lan truyền nói.
Triệu phú người Anh Alan Sugar, chủ tịch Amshold Group, đã chia sẻ một hình ảnh như thế trên tài khoản Twitter của mình, với mục đích được cho là để chế giễu tin tức giả mạo này. Dòng tweet của ông đã nhận được gần 32.000 lượt thích và hơn 7.400 chia sẻ sau 15 tiếng đăng tải.
Nhiều người dùng trên Facebook và Twitter cũng chia sẻ những hình ảnh hoặc thông điệp với nội dung tương tự.
Tweet của triệu phú Alan Sugar chia sẻ "fake news" về việc Nga thả 500 con sư tử (Ảnh: Twitter/ Screengrab)
Tuy nhiên, cả hình ảnh lẫn thông tin kể trên nhanh chóng được các hãng truyền thông quốc tế bóc mẽ là "fake news".
Hình ảnh con sư tử "lang thang" trên đường phố được xác định là chú sư tử có tên Columbus trên đường phố Johannesburg, Nam Phi, trong một chương trình truyền hình vào năm 2016.
Bộ phận đấu tranh chống tin giả của tờ India Today (AFWA) phát hiện bức ảnh cùng thông tin giả mạo không thuộc về bất kỳ cơ quan thông tấn nào, mà được dựng lên từ một website cho phép người dùng tự do tạo ra các "tin nóng" của riêng mình.
Toàn bộ người không phải là công dân đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) sẽ không được phép nhập cảnh thành phố này kể từ 0h ngày thứ Tư, 25/3, theo giờ địa phương - Trưởng đặc khu Carrie Lam thông báo trong cuộc họp báo chiều nay, 23/3.
Theo quy định mới, du khách cũng không được phép nối chuyến qua sân bay quốc tế ở Hồng Kông.
Các biện pháp nghiêm ngặt mới được thực thi trong bối cảnh số lượng ca nhiễm COVID-19 tại Hồng Kông đã tăng gần gấp đôi trong tuần qua, trong đó phần lớn ca bệnh là người nhập cảnh từ nước ngoài và công dân Hồng Kông hồi hương để tránh dịch.
Đến nay, Hồng Kông đã xác nhận 317 ca nhiễm virus corona và 4 người tử vong - theo thống kê của ĐH John Hopkins (Mỹ).
Viện Pasteur TP. Hồ CHí Minh kết luận các mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân sau dương tính với virus SARS-CoV-2:
Ca bệnh 119 (BN119): Bệnh nhân nam, 29 tuổi, quốc tịch Mỹ, trú tại Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân làm việc tại công ty tư vấn tài chính BCG, tầng 13 Mplaza Saigon, số 39, đường Lê Duẩn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Từ ngày 1/3/2020 đến ngày 15/3/2020, bệnh nhân thường xuyên di chuyển giữa Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và về lại Việt Nam ngày 15/3/2020, không nhớ số hiệu và ngày giờ chuyến bay vào Việt Nam. Sau đó, bệnh nhân đi làm và có tới một số địa điểm ăn uống, giải trí, tập thể thao.
Ngày 19/3/2020, bệnh nhân có sốt, ho, đau họng. Ngày 20/3/2020, bệnh nhân đến Bệnh viện FV khám và được nhập viện, cách ly, điều trị, lấy mẫu.
Ca bệnh 120 (BN120): Bệnh nhân nam, quốc tịch Canada, 27 tuổi, trú tại Quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Nghề nghiệp là giáo viên ngoại ngữ. Bệnh nhân là người tiếp xúc gần với BN91.
Bệnh nhân từ Canada vào Việt Nam từ ngày 11/2/2020 đến nay. Trong quá trình lưu trú tại Việt Nam, bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với BN91 từ ngày 14/3/2020 tại một số quán ăn, nơi vui chơi, trong đó có quán Bar Buddha. Sau khi phát hiện BN91, bệnh nhân được đưa cách ly tập trung tại Quận 2 chiều ngày 19/3/2020 và lấy mẫu bệnh phẩm ngày 20/3/2020 - khi chưa có triệu chứng bệnh.
Ngày 21/3/2020, bệnh nhân có sốt, ho khan, chuyển Bệnh viện Dã chiến Củ Chi cách ly, điều trị.
Ca bệnh 121 (BN121): Bệnh nhân nam, 58 tuổi, trú tại Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 18/3/2020, bệnh nhân cùng vợ từ New York- Hoa Kỳ về Việt Nam, quá cảnh tại Narita - Nhật Bản trên chuyến bay của hãng hàng không ANA số hiệu NH831, số ghế 3H (chồng), 3K (vợ) và nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ngày 19/3/2020.
Bệnh nhân cùng vợ được chuyển về cách ly tại huyện Cần Giờ. Ngày 20/3/2020, bệnh nhân có sốt, không ho, không khó thở và được lấy mẫu. Hiện bệnh nhân tiếp tục được cách ly theo dõi tại Trung tâm y tế huyện Cần Giờ.
Một số khách du lịch nước ngoài ở bãi biển Bondi thuộc Sydney – Úc nằm trong số 97 ca nhiễm virus SARS-Cov-2 ở bang New South Wales từ cuối tuần qua.
Cơ quan y tế New South Wales cho biết hiện đã có 533 trường hợp nhiễm Covid-19 tại bang này. Số trường hợp "Tây balô" bị chẩn đoán nhiễm Covid-19 được thông báo chỉ một ngày sau khi chính quyền bang hạn chế đám đông hơn 500 người trên bãi biển và đóng cửa bãi biển Bondi vì hàng ngàn người tụ tập hôm 20 và 21/3 bất chấp cảnh báo dịch bệnh.
Cơ quan y tế bang cho hay những người nhiễm trên vừa tham gia hai bữa tiệc tổ chức gần đây là Boodie Wonderland ở Bondi's Bucket List vào lúc 16 giờ đến 23 giờ ngày 15/3 (giờ địa phương) và tiệc ở Club 77 trên đường William thuộc khu Darlinghurst lúc nửa đêm 15-3 đến 4 giờ ngày 16/3.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bộ Y tế Nhật Bản ngày Chủ nhật, 22/3, báo cáo 5 ca tử vong do dịch COVID-19, nâng tổng số trường hợp tử vong tại Nhật lên 49. Đây là số ca tử vong lớn nhất trong 1 ngày được ghi nhận tại quốc gia này.
Bộ Y tế Nhật cũng báo cáo 42 ca nhiễm mới COVID-19 trong ngày 22, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.801, trong đó bao gồm 712 bệnh nhân đến từ du thuyền Diamond Princess.
Hệ thống giám sát bệnh COVID-19 khu vực phía Nam phát hiện hai trường hợp nghi ngờ tại tỉnh Tây Ninh. Bệnh phẩm được gửi về Viện Pasteur TPHCM để xét nghiệm, và có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật realtime RT-PCR.
Ca bệnh 117 (BN117): Bệnh nhân nam, quốc tịch Việt Nam, 30 tuổi, trú tại huyện Tân Hưng, Long An, làm nghề công nghệ thông tin.
Từ ngày 09/3/2020 đến ngày 19/3/2020, bệnh nhân du lịch ở Campuchia, lưu trú tại khách sạn Infinity, TP. Phnom Penh.
Ngày 16/3/2020, bệnh nhân phát bệnh với triệu chứng sốt, ho, kèm khó thở. Chưa rõ điều trị, đến ngày 19/3/2020, bệnh nhân về Việt Nam qua cửa khẩu Mộc Bài-Tây Ninh và được Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Tây Ninh phát hiện, chuyển Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh, cách ly, điều trị và lấy mẫu. Khi nhập viện, bệnh nhân vẫn sốt, ho, khó thở, hình ảnh X-Quang có thâm nhiễm hai phế trường. Hiện bệnh nhân tiếp tục được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Ca bệnh 118 (BN118): Bệnh nhân nữ, quốc tịch Việt Nam, 23 tuổi, trú tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, làm nhân viên casino. Tiền sử có viêm phế quản mạn tính.
Trong hai tuần gần đây bệnh nhân từ Việt Nam sang Campuchia làm nhân viên casino Galaxy. Ngày 19/3/2020, bệnh nhân từ Campuchia về Việt Nam qua cửa khẩu Mộc Bài-Tây Ninh.
Tại cửa khẩu, kiểm dịch viên phát hiện bệnh nhân có sốt, ho, kèm cảm giác khó thở, chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cách ly, điều trị, lấy mẫu. Khi nhập viện, hình ảnh X-Quang có thâm nhiễm hai đáy phổi. Hiện bệnh nhân tiếp tục được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Theo New York Times, các bác sĩ đang khuyến nghị xét nghiệm và cách ly những người không thể ngửi và nếm được mùi vị, thậm chí kể cả khi họ không có triệu chứng bệnh COVID-19.
Một bà mẹ nhiễm virus corona không thể ngửi được mùi tã của con. Những đầu bếp bình thường có thể đọc tên vanh vách từng hương liệu trong nhà hàng nhưng bỗng nhiên không thể ngửi được mùi tỏi hay mùi cà ri, và nếm món ăn nào cũng thấy nhạt. Nhiều người nói không thể ngửi thấy mùi ngọt của dầu gội.
Theo New York Times, những triệu chứng giảm năng lực khứu giác và vị giác nói trên được cho là một trong những tín hiệu của bệnh nhân nhiễm COVID-19 .
Ngày 20/3 vừa qua, một số bác sĩ tai mũi họng ở Anh đã dẫn nguồn từ nhiều đồng nghiệp khác trên thế giới và đưa ra lời kêu gọi tự cách ly 7 ngày đối với những người trưởng thành bị giảm năng lực khứu giác, kể cả khi họ không có triệu chứng bệnh COVID-19. Tuy các dữ liệu chưa đầy đủ, nhưng các bác sĩ nói các triệu chứng này có thể là lời cảnh báo sớm trước khi phát bệnh.
"Chúng tôi thực sự muốn nâng cao nhận thức rằng đây là một loại bệnh truyền nhiễm và bất kì người nào bị giảm năng lực khứu giác nên tự cách ly," giáo sư Claire Hopkins, chủ tịch của Hiệp hội Nghiên cứu về Mũi ở Anh, viết trong email.
"Việc đó sẽ giúp làm chậm lại sự lây nhiễm và cứu sống được nhiều người".
Bấm link để đọc toàn bộ bài viết gốc
Ngày 22/3, Văn phòng Thủ tướng Anh thông báo Ngoại trưởng Dominic Raab, người đã hai lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, đã được chọn làm người đảm nhiệm vai trò Thủ tướng Anh trong tình huống ông Johnson và các quan chức hàng đầu trong nội các của ông bị nhiễm COVID-19.
Điều này đã gây tranh cãi trong giới chính trị Anh.
"Nếu ông Boris Johnson không thể đảm nhiệm công việc, rất nhiều người nghĩ rằng Bộ trưởng Văn phòng Nội các Michael Gove nên điều hành, không phải Raab. Người được chọn nên là Michael", một bộ trưởng giấu tên cho hay.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Mật vụ Mỹ xác nhận một nhân viên thuộc cơ quan này đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và đang được cách ly, ngoài ra khôn có thêm thông tin nào được tiết lộ.
Tổng thống Donald Trump nói trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 22/3, cho biết ông "khó chịu" với Trung Quốc về sự thiếu hợp tác và trao đổi thông tin trước đây liên quan đến dịch COVID-19.
"Đáng ra họ nên nói với chúng ta về điều này (dịch COVID-19)," ông Trump phát biểu.
Tôi có chút khó chịu với Trung Quốc. Tôi sẽ trung thực về điều đó, dù tôi yêu quý chủ tịch Tập [Cận Bình] và tôn trọng, cũng như ngưỡng mộ đất nước của họ.
Thông điệp ngày 22 nối dài chuỗi bình luận chỉ trích của tổng thống Mỹ nhằm vào Trung Quốc. Hôm 19/3 ông cáo buộc Trung Quốc khiến thế giới "trả giá đắt" khi che đậy thông tin về COVID-19 trong giai đoạn đầu của dịch bệnh này.
Ông chủ Nhà Trắng cũng nhiều lần sử dụng cụm từ "Virus Trung Quốc" thay vì cách gọi thông thường là virus corona chủng mới. Chia sẻ trên Twitter về việc thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul dương tính với SARS-Cov-2 mới đây, ông Trump tiếp tục sử dụng cụm từ "Virus Trung Quốc".
Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng nếu người dân không tuân thủ khuyến cáo về hạn chế tiếp xúc xã hội, các biện pháp cứng rắn hơn sẽ được áp đặt.
"Hãy ở nhà, bảo vệ Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) và bảo vệ tính mạng [người dân]," ông Johnson nói ngày 22/3, khi được chất vấn về lý do các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội không được thực thi một cách nghiêm khắc hơn, trong khi có nhiều bằng chứng cho thấy các quy định này không được người dân tuân thủ.
"Chúng ta đã thực hiện một số bước quyết liệt, chúng tôi đóng cửa trường học và thay đổi lớn trong nền kinh tế Anh... Một lượng lớn hoạt động thường nhật trong đời sống của chúng ta đã thay đổi."
"Một điều hết sức quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tâm lý của người dân là họ cần phải được ra ngoài để vận động. Đó là lý do các công viên và những không gian mở là hết sức quan trọng."
Nếu người dân không tập luyện một cách có trách nhiệm trong các công viên và không gian xanh, thì không cần nghi ngờ gì chúng tôi sẽ xúc tiến những biện pháp [quản lý] mạnh hơn và chúng tôi vẫn đang liên tục đánh giá chuyện đó
Chính phủ Anh ngày 22 thông báo số ca tử vong do COVID-19 ở nước này đã tăng lên 281 trường hợp. Đến ngày 22, Anh ghi nhận 5.683 ca nhiễm, tăng 665 người so với 1 ngày trước đó.
Ngày 23/3, Bộ Y tế công bố thêm 3 trường hợp nhiễm COVID-19, nâng tổng số người mắc tại Việt Nam lên 116 trường hợp.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trả lời báo chí về tình hình hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ trong phòng chống dịch COVID-19, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc cho rằng hợp tác y tế Việt Nam – Hoa Kỳ nói chung và trong ứng phó với dịch COVID-19 hiện nay đang đạt nhiều kết quả tích cực.
Theo ông, ngay từ cuối tháng 1/2020, các cơ quan và chuyên gia y tế hai nước đã có nhiều hình thức trao đổi thông tin, số liệu để cùng ứng phó với dịch bệnh. Đại sứ quán Việt Nam cũng đã thiết lập kênh trao đổi thường xuyên với Bộ Y tế và Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch (CDC) Hoa Kỳ.
Phía Hoa Kỳ đánh giá rất cao các nỗ lực phòng chống dịch quyết liệt, minh bạch và hiệu quả của Chính phủ Việt Nam.
Vừa qua, Chính phủ Hoa Kỳ đã thông báo, Quỹ dự trữ khẩn cấp phòng chống các bệnh lây nhiễm của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) sẽ trích khoản hỗ trợ trị giá 37 triệu USD để giúp các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam ứng phó với sự lây lan của dịch COVID-19.
Trên góc độ đa phương, phía Hoa Kỳ cũng đánh giá cao vai trò của Việt Nam với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2020 và đang trao đổi với Việt Nam và các thành viên ASEAN khác nhằm đẩy mạnh hợp tác ASEAN - Hoa Kỳ về y tế và trong phòng chống dịch COVID-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chính phủ New Zealand ngày 23/3 (giờ địa phương) thông báo sẽ tiến đến cấp độ cảnh báo cao nhất và áp đặt biện pháp tự cách ly, theo đó toàn bộ dịch vụ không thiết yếu, các trường học và văn phòng sẽ đóng cửa trong vòng 48 giờ tới, giữa bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 ở nước này tăng hơn gấp đôi lên 102 ca nhiễm, so với báo cáo 36 ca của ngày 20/3.
Thủ tướng Jacinda Ardern nói những quyết định trên sẽ áp đặt hạn chế đi lại đáng kể nhất đối với người dân New Zealand trong lịch sử hiện đại, song điều này cần thiết để bảo vệ tính mạng người dân và làm chậm đà lây lan của virus.
"Lúc này tất cả chúng ta đang sẵn sàng để tự cách ly đất nước mình," bà Ardern nêu trong cuộc họp báo ngày 23.
"Nếu lây nhiễm cộng đồng xảy ra ở New Zealand thì số ca nhiễm sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 5 ngày. Nếu điều này xảy ra mà không được giám sát thì hệ thống y tế của chúng ta sẽ bị nhấn chìm, và hàng ngàn người New Zealand sẽ chết."
Kịch bản xấu nhất đơn giản là không thể được chấp nhận. Nó dại diện cho mất mát sinh mạng to lớn nhất trong lịch sử New Zealand, và tôi sẽ không chấp nhận rủi ro đó.
Theo thủ tướng Ardern, giải pháp phong tỏa toàn quốc là "đơn giản nhưng hiệu quả để kìm hãm virus [corona] và cho hệ thống y tế của chúng ta cơ hội chiến đấu".
Nội các New Zealand đã nhất trí giải pháp có hiệu lực ngay, đặt đất nước 5 triệu dân này vào mức độ cảnh báo toàn quốc Cấp 3, và sau 48 giờ sẽ nâng lên Cấp 4 - mức cao nhất. New Zealand đã đóng cửa biên giới của mình với du khách nước ngoài.
Bà Ardern cho hay, toàn bộ quán bar, nhà hàng, quán cafe, phòng tập gym, rạp chiếu phim, bể bơi, bảo tàng, thư viện, sân chơi,... cùng toàn bộ địa điểm tập trung đông người sẽ phải đóng cửa. Siêu thị, cơ sở y tế, hiệu thuốc, các trạm dịch vụ, dịch vụ ngân hàng trọng yếu,... sẽ vận hành ở tất cả mức độ cảnh báo quốc gia.
"Nếu bạn không có nhu cầu tức thì thì không nên đến siêu thị. [Siêu thị] sẽ mở cửa hôm nay, ngày mai, và cả ngày sau nữa," bà nói.
Ảnh minh họa. Nguồn: AFP
Theo thông cáo của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC), vào cuối ngày Chủ nhật (22/3) vừa qua, nước này đã ghi nhận thêm 9 ca tử vong và 39 ca nhiễm COVID-19 mới; tuy nhiên các trường hợp này đều là ca nhiễm "nhập khẩu" và được phát hiện ở ngoài tỉnh Hồ Bắc - nơi dịch bệnh khởi phát.
Đây cũng là ngày thứ 5 liên tiếp tỉnh này không có ca nhiễm mới, theo NHC.
Như vậy, tính đến cuối ngày 22/3, tổng số ca nhiễm "nhập khẩu" tại Trung Quốc đã tăng lên 353 người. Trong số 81.093 ca nhiễm được xác nhận từ khi dịch bệnh bùng phát, đã có 72.703 bệnh nhân được xuất viện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, đến nay, thế giới đã ghi nhận gần 246.000 trường hợp mẳc Covid-19 và trên 10.000 trường họp tử vong tại 180 quốc gia, vùng lãnh thổ. Các chuyên gia đánh giá nguyên nhân lây lan nhanh và tử vong nhiều ở một số nơi là do không khống chế được ngay từ đầu, tới khi có nhiều người mẳc bệnh thì quá tải.
Việt Nam ghi nhận trường họp mắc Covid-19 đầu tiên ngày 23/1/2020, sau đó tiếp tục ghi nhận thêm 15 trường họp mắc mà chủ yếu là người từ nước ngoài về, đi qua Vũ Hán, Trung Quốc. 16 trường họp này sau đó đều được chữa khỏi hoàn toàn. Sau 22 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới, ngày 6/3/2020 Việt Nam phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên từ châu Âu, bắt đầu bước sang một giai đoạn mới. Đến nay đã có 113 người nhiễm. Dự báo tới đây mỗi ngày có thể còn xuất hiện vài chục ca nhiễm Covid-19.
Về các giải pháp ngăn chặn, Phó Thủ tướng cho biết, căn cứ theo tình hình dịch, chúng ta đã thực hiện các biện pháp kiểm soát người nhập cảnh. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2, việc phát hiện sớm khó khăn hơn nhiều lần và phải sử dụng tổng hợp các biện pháp, cơ chế, công nghệ để theo vết, xác định được vị trí của những người bệnh nhân đã tiếp xúc để thực hiện cách ly, xét nghiệm.
Hiện chúng ta đang thực hiện 4 vòng cách ly và các hình thức cách ly tập trung, cách ly tại cơ cở y tế, tại nơi làm việc, cơ sở lưu trú và tại gia đình. Quân đội chịu trách nhiệm tổ chức cách ly tập trung (hiện các cơ sở cách ly của quân đội quản lý có khả năng tiếp nhận cách ly khoảng 60.000 người và đang rà soát bổ sung thêm).
Theo ông Vũ Đức Đam, trong giai đoạn đầu được đánh giá là thành công trong khi nhiều dự báo cho rằng Việt Nam sẽ có hàng ngàn ca nhiễm bệnh và tỷ lệ tử vong tương đương như Trung Quốc. Kinh nghiệm của Việt Nam đã được WHO ghi nhận và khuyến cáo cho các nước.
Bước sang giai đoạn 2 (khi dịch bắt đầu lan sang châu Âu với tâm điểm là vùng Lombardy của Ý), các chuyên gia cũng đưa ra dự báo dù Việt Nam đã có kinh nghiệm ở giai đoạn trước, nhưng vẫn sẽ có hàng nghìn người mắc bệnh.
“Mặc dù đã chủ động tuyên truyền để người Việt Nam hạn chế tối đa về nước, nhưng nếu trong nước kiểm soát tốt dịch bệnh thì sẽ có rất nhiều người Việt Nam muốn về nước. Trong số đó, không ít người có thể đã nhiễm bệnh. Nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây quá tải các cơ sở cách ly và năng lực điều trị”
https://www.tienphong.vn/xa-ho...
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://www.tienphong.vn/xa-ho...
Giới chức Cộng hòa Séc hôm 22/3 vừa qua đã thừa nhận nước này đã tịch thu "nhầm" hơn 100.000 khẩu trang của Trung Quốc gửi cho Italy, báo The Independent (Anh) đưa tin.
Cụ thể, theo một bài báo được Bộ trưởng Y tế CH Séc chia sẻ, chính quyền nước này đã tịch thu khoảng 680.000 khẩu trang và hàng ngàn máy thở từ một nhà cung cấp thiết bị y tế, do công ty này đột ngột tăng giá vật tư y tế vào phút chót.
Tuy nhiên, sau đó giới chức y tế CH Séc mới phát hiện ra một phần trong số khẩu trang bị tịch thu là hàng viện trợ của Trung Quốc gửi cho Italy.
"Chúng tôi đang làm việc với cả 2 nước [Trung Quốc và Italy] để đảm bảo Italy không chịu thiệt thòi", Bộ trưởng Nội vụ Czech Jan Hamáček viết trên Twitter.
Tính đến thời điểm hiện tại, Australia đã có hơn 1.600 ca nhiễm COVID-19, tăng hơn 300 trường hợp so với ngày hôm qua (22/3).
Trước tình hình dịch bệnh hết sức căng thẳng và phức tạp, Thủ tướng Australia Scott Morrison chiều 22/3 đã ban lệnh đóng cửa các dịch vụ không cần thiết như các địa điểm giải trí, nhà hàng, khách sạn... trên phạm vi toàn quốc; và lệnh đóng cửa này có thể được áp dụng trong vòng 6 tháng nếu dịch bệnh kéo dài. Các hoạt động vận chuyển hàng hóa, siêu thị, dịch vụ giao đồ ăn vẫn sẽ hoạt động bình thường.
Ngoài ra, tuy chính phủ Australia chưa đưa ra quyết định đóng cửa trường học, nhưng Thủ tướng Morrison đã trao quyền hạn này cho từng bang quyết định, tùy theo tình hình của dịch bệnh tại địa phương.
Phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản ngày 23/3, thủ tướng Shinzo Abe lần đầu tiên thừa nhận việc hoãn tổ chức Thế vận hội (Olympics) mùa Hè 2020 là một khả năng. Đây là lần đầu ông thay đổi lập trường vững chắc trước đó rằng Olympics sẽ khởi động vào ngày 24/7 theo đúng kế hoạch.
Quan điểm mới của ông Abe được đưa ra sau khi ngày càng có nhiều quốc gia và các vận động viên kêu gọi hoãn tổ chức sự kiện thể thao lớn nhất mùa hè này.
Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) ngày 22/3 lên tiếng, nói rằng quyết định cuối cùng về việc lùi thời gian tổ chức Olympics mùa Hè 2020 sẽ được đưa ra trong vòng 4 tuần, do sự phức tạp của việc sắp xếp lại lịch trình một sự kiện thể thao lớn như thế.
Quyết định của IOC là nhất quán với những gì tôi đã nêu trước đây về việc tổ chức sự kiện Olympics một cách hoàn chỉnh. Nếu điều này trở nên khó khăn, và để suy nghĩ trước hết cho sức khỏe của các vận động viên, chúng ta có thể không có lựa chọn nào khác ngoài việc cân nhắc hoãn lại Thế vận hội.
https://edition.cnn.com/world/...
Canada tuyên bố sẽ không cử đoàn vận động viên của mình dự Olympics. Ủy ban Olympic Canada (COC) và Ủy ban Paralympic Canada (CPC) kêu gọi lùi thời hạn tổ chức Thế vận hội 1 năm.
Thị trưởng Washington D.C. bà Muriel Bowser ngày 22/3 thông báo sẽ yêu cầu lực lượng Vệ binh quốc gia của thủ đô hợp tác với cảnh sát nhằm hạn chế khách bộ hành tiếp cận các khu vực thường tập trung đông người thưởng thức hoa anh đào nở.
Bà Bowser cho hay việc phong tỏa đường sá và hạn chế đi lại xung quanh hồ Tidal Basin - bao gồm Đài tưởng niệm Jefferson - "sẽ duy trì cho đến khi có thông báo tiếp theo, nhằm bảo đảm hạn chế tiếp xúc xã hội và ngăn ngừa COVID-19 lây lan hơn nữa trong cộng đồng".
Lễ hội hoa anh đào quốc gia tại Mỹ theo lịch trình sẽ diễn ra từ ngày 20/3 đến ngày 12/4, song lệnh hạn chế đi lại và yêu cầu người dân ở trong nhà được ban bố trên toàn đất nước khiến hầu hết sự kiện đã bị hủy bỏ.
Đại diện lễ hội cho biết ban tổ chức quyết định mở một tour du lịch ảo dành cho những người muốn thưởng thức hoa anh đào nở.
Vệ binh quốc gia Mỹ hỗ trợ tại một trạm kiểm tra COVID-19 theo hình thức drive-through ở Paramus, bang New Jersey (Ảnh: Bryan Anselm/The New York Times)
Báo cáo của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết, từ 0h đến 24h ngày 22/3, trên 31 tỉnh thành Trung Quốc Đại lục ghi nhận 39 ca nhiễm mới COVID-19, 9 trường hợp tử vong.
Đáng chú ý, toàn bộ 39 ca bệnh mới được ghi nhận ngày 22 ở Trung Quốc là những trường hợp nhập cảnh vào nước này, gồm 10 ca tại Bắc Kinh, 10 ca tại Thượng Hải, Phúc Kiến (6), Quảng Đông (6), Sơn Đông (2), Cam Túc (2),... Tính đế 24h ngày 22, Trung Quốc đã báo cáo tổng cộng 353 ca lây nhiễm theo đường nhập cảnh.
Cảnh sát Trung Quốc dùng mũ thông minh đo thân nhiệt người đi đường (Nguồn: CRI)
Trong khi đó, tỉnh Hồ Bắc tiếp tục cho thấy tín hiệu kiểm soát dịch COVID-19 tốt khi 5 ngày liên tiếp không xác nhận thêm ca nhiễm mới. 9 trường hợp tử vong ở Trung Quốc ngày 22/3 được xác định ở "tâm dịch" Vũ Hán.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, Trung Quốc đã ghi nhận tổng cộng 81.093 ca nhiễm, trong đó 3.270 người tử vong và 72.703 người đã điều trị khỏi. Hiện có 5.120 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế.
Chính phủ Italy đã đưa ra đề nghị trực tiếp với Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mark Esper về việc Mỹ viện trợ quân sự cho Italy trong cuộc chiến đẩy lùi dịch COVID-19 - CNN dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay.
Theo đó, Bộ trưởng quốc phòng Italy Lorenzo Guerini đề nghị phía Mỹ hỗ trợ trang thiết bị y tế thiết yếu như khẩu trang và máy thở, cũng như lực lượng Mỹ đồn trú tại Italy cử các nhân viên quân y và cung cấp bệnh viện dã chiến để giúp đỡ quân đội Italy trong ứng phó dịch bệnh.
Tại Mỹ, Bộ trưởng Esper mới đây đã cho phép huy động kho dự trữ khẩu trang và máy thở của Bộ quốc phòng để cung cấp cho các bệnh viện dân sự nhằm chống lại đại dịch COVID-19. Quân đội Mỹ cũng kích hoạt các đơn vị có năng lực ây dựng bệnh viện dã chiến để làm giảm gánh nặng lên nhóm bệnh viện dân sự.
Lời "cầu cứu" của Italy gửi đến đồng minh NATO được đưa ra trong bối cảnh quân đội Nga đã bắt đầu công khai hỗ trợ quốc gia châu Âu này bằng cách điều động vận tải cơ đưa nhân viên quân y và thiết bị tới Italy từ ngày 22/3.
Quốc hội Pháp hôm 22/3 đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe, cung cấp cho chính phủ nhiều quyền hạn trong cuộc chiến chống dịch bệnh.
Hôm 22/3, văn bản ban bố tình trạng khẩn cấp đã được Hạ viện Pháp thông qua sau khi vượt qua cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện trước đó.
Việc Quốc hội Pháp thông qua văn bản luật này sẽ cho phép chính phủ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19, trong đó có hỗ trợ các công ty cũng như quyết định trì hoãn vòng bầu cử địa phương thứ hai tại nước này cho đến tháng 6.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/3 có cuộc điện đàm với Thủ tướng Italy Giuseppe Conte.
Theo thông báo từ điện Kremlin, nhà lãnh đạo Nga đã đề nghị hỗ trợ Italy theo hình thức điều động các xe khử trùng chuyên dụng và cử chuyên gia tới những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch COVID-19 tại Italy.
Thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng không quân vũ trụ Nga đã đưa đội các bác sỹ, chuyên gia y tế Nga đầu tiên đến Italy thực hiện sứ mạng hỗ trợ chống dịch COVID-19.
Các vận tải cơ quân sự Il-76 đầu tiên đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Praktik de Mare, cách thủ đô Rome 30km về phía Tây Nam.
Hàng hóa được đưa lên vận tải cơ quân sự Ilyushin IL-76 của Nga để vận chuyển đến Italy (Ảnh: EPA)
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng cuộc điện đàm với người đồng cấp Italy hôm 21/3 để thảo luận về kế hoạch sử dụng không quân Nga trong việc vận chuyển người và phương tiện hỗ trợ Italy chống dịch.
Bộ quốc phòng Italy khẳng định sẵn sàng tiếp nhận các máy bay cùng đội ngũ chuyên gia và trang thiết bị kỹ thuật của Nga từ ngày 22.
Theo thông báo từ Nhà Trắng, tổng thống Donald Trump đã phê chuẩn đề xuất của bang California ngày 22/3 về tuyên bố tình trạng thảm họa.
Tuyên bố trên đồng nghĩa bang này có thể nhận được hỗ trợ của liên bang để bổ sung cho các nỗ lực phục hồi của tiểu bang và địa phương đối với những vùng chịu tác động của dịch COVID-19.
Tình trạng thảm họa cũng cho phép cấp ngân sách liên bang để tư vấn khủng hoảng cho tất cả những người chịu ảnh hưởng ở bang California.
Thủ hiến New Delhi, ông Arvind Kejriwal, ngày 22/3 đã ban hành lệnh phong tỏa toàn bộ vùng lãnh thổ thủ đô của Ấn Độ, có hiệu lực từ 6h ngày 23/3 cho đến đêm 31/1, theo giờ địa phương.
New Delhi đưa ra quyết định kể trên sau khi Ấn Độ thực thi lệnh giới nghiêm chưa từng có tiền lệ vào cùng ngày, theo kêu gọi của thủ tướng Narendra Modi, trong nỗ lực ngăn dịch COVID-19 lây lan.
Trong giai đoạn phong tỏa, các phương tiện giao thông công cộng, taxi, ô tô cá nhân và xe tuk tuk sẽ không được phép hoạt động, ngoại trừ 25% tổng số chuyến xe buýt do doanh nghiệp DTC ở Delhi vận hành, nhằm phục vụ hoạt động vận hành thiết yếu cho thành phố.
Các cửa hàng, khu dịch vụ thương mại, chợ hàng tuần, và các đường biên giới bị phong tỏa. Các tuyến xe buýt, tàu điện ngầm, tàu chở khách liên bang cũng tạm ngừng hoạt động. Các chuyến bay trong nước và quốc tế, công trường xây dựng và địa điểm tôn giáo tại New Delhi tạm đóng cửa.
Quy định cấm tụ tập từ nhóm 4 người trở lên trong luật hình sự Ấn Độ cũng được áp đặt từ 21h ngày 22/3 đến đêm 31/3.
Thủ hiến New Delhi, ông Arvind Kejriwal (Ảnh: PTI)
Thủ tướng Ấn Độ Modi lưu ý, người dân Ấn Độ không nên xem việc thực hiện lệnh giới nghiêm toàn quốc tự nguyện là thành công, mà hãy coi đó là khởi đầu của cuộc chiến lâu dài.
Theo thống kê của ĐH John Hopkins, tính đến sáng nay (23/3, giờ Việt Nam), Ấn Độ đã có tổng cộng 396 ca nhiễm COVID-19 và 7 người tử vong.
Trong 4 ngày vừa qua, Trung Quốc chỉ ghi nhận có thêm một ca nhiễm virus corona mới từ nguồn lây trong nước. Một tín hiệu đầy khả quan nếu nhìn lại tình trạng bùng phát dịch thời gian đầu tại thành phố Vũ Hán.
Theo AFP, tuy một số chuyên gia vẫn nghi ngờ về tính xác thực của số liệu ca nhiễm ngày càng ít từ Bắc Kinh, Tổng Giám đốc Tổ chức y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tin rằng tín hiệu thành công từ cuộc chiến chống virus corona tại Trung Quốc đang mang đến những niềm hi vọng mới cho thế giới.
Một câu hỏi nhiều người đặt ra là liệu các nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phương Tây, có thể học theo mô hình chống dịch của Bắc Kinh hay không.
Bấm link để đọc toàn bộ bài viết nguồn tại đây
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Rand Paul ngày 22/3 cho hay ông đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Ông Paul trở thành Thượng nghị sĩ Mỹ đầu tiên xác nhận nhiễm COVID-19.
"Thượng nghị sĩ Rand Paul đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Ông ấy cảm thấy ổn và đang được cách ly. Thượng nghị sĩ không có triệu chứng và được xét nghiệm để đề phòng sau khi đi lại nhiều nơi và tham dự nhiều sự kiện. Ông ấy không nhớ đã tiếp xúc trực tiếp với bất cứ người nào bị nhiễm bệnh," thông báo từ tài khoản Twitter của ông Paul nêu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp báo ngày 21/3 (Ảnh: AP)
Vào khoảng 17h30 chiều cùng ngày, tổng thống Mỹ Donald Trump tổ chức họp báo cùng các thành viên lực lượng đặc biệt chuyên trách ứng phó dịch COVID-19. Ông Trump chỉ thị triển khai các trạm y tế khẩn cấp với sức chứa 4.000 giường bệnh tại các điểm nóng bùng phát dịch COVID-19 trên toàn nước Mỹ.
Tổng thống nhấn mạnh đã yêu cầu Cơ quan quản lý khủng hoảng Liên bang (FEMA) thiết lập trạm y tế khẩn cấp tại các bang New York, California và Washington. Ngoài ra, Mỹ cũng huy động mọi nguồn lực sẵn có nhằm ngăn chặn COVID-19 lây lan.
Ông Trump kêu gọi người dân Mỹ tuân thủ hướng dẫn phòng trách đã được chính phủ công bố, và hạn chế tiếp xúc xã hội.
Trước đó, ông Trump đã ban bố tình trạng thạm họa nghiêm trọng đối với bang New York và Washington - cho phép cung cấp hỗ trợ liên bang cho các địa phương này. Trump cho biết sẽ sớm đưa ra tuyên bố tương tự với bang California.
Thống kê của Đại học John Hopkins (Mỹ) cho thấy, tính đến 18h ngày 22/3 (giờ miền Đông, tức 6h sáng 23/3 theo giờ Việt Nam), nước Mỹ đã ghi nhận tổng cộng 32.717 ca nhiễm COVID-19, 409 trường hợp tử vong, và 178 người được điều trị khỏi.
Theo quan sát của People's Daily (Trung Quốc), số ca dương tính với virus corona tại Mỹ đã tăng 6.670 trường hợp trong vòng không đầy 18 tiếng đồng hồ. Tổng số ca nhiễm COVID-19 của Mỹ tiếp tục ở vị trí cao thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Italy.
New York là bang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh, với số ca bệnh ngày 22/3 được ghi nhận là 15.777 trường hợp, tăng 3.463 ca so với ngày trước đó.
Tối ngày 22/3, Bộ Y tế đã công bố thêm 7 ca mới mắc COVID-19, gồm các bệnh nhân từ số thứ tự 107 đến 113, nâng tổng số ca nhiễm bệnh ở Việt Nam lên 113 trường hợp.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy ngày 22/3 báo cáo xác nhận thêm 5.560 ca nhiễm COVID-19 và 651 ca tử vong. Như vậy tính đến ngày 22, nước này đã ghi nhận tổng cộng 59.138 người bị nhiễm dịch và 5.476 người chết.
Thống kê của ngày 22 cho thấy số ca nhiễm xác nhận trong ngày đã giảm khoảng gần 1.000 so với báo cáo của ngày 21/3, ghi nhận tăng 6.557 ca bệnh - đây là mức tăng số ca bệnh lớn nhất trong 1 ngày tại Italy kể từ khi dịch bùng phát.
Trong nỗ lực ngăn chặn COVID-19, chính phủ Italy đã đưa cả nước vào trạng thái phong tỏa. Cùng với tốc độ phát triển nhanh của dịch, thủ tướng Giuseppe Conte ngày 19/3 cho biết sau khi kết thúc thời hạn ngày 3/4 tới, các biện pháp phong tỏa sẽ được kéo dài.
Đài CNN (Mỹ) đưa tin, Attilio Fontana, Thống đốc vùng Lombardy, ngày 20/3 nói rằng chính phủ đã đồng ý huy động lực lượng vũ trang hỗ trợ thực thi các biện pháp phong tỏa. Các binh sĩ quân đội Italy đã có mặt ở vùng này cùng các khu vực cần thiết khác.
Từ ngày 21/3, Italy đã bắt đầu thực hiện biện pháp đóng cửa cácc ông viên và địa điểm công cộng trên cả nước, cấm người dân ra vào công viên, khu vui chơi, cấm các hoạt động giải trí ngoài trời,...
Truyền thông Đức ngày 22/3 (giờ dịa phương) đưa tin thủ tướng Angela Merkel quyết định tự cách ly tại nhà, sau khi bà gặp một bác sĩ có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch COVID-19.
Người phát ngôn của thủ tướng Đức ông Steffen Seibert xác nhận thông tin về việc bà Merkel tự cách ly sau khi gặp vị bác sĩ vào cuối tuần qua, đồng thời cho biết bà vẫn điều hành công việc bình thường.
Tính đến nay, Đức đã ghi nhận hơn 24.800 ca nhiễm COVID-19 và 94 trường hợp tử vong, hiện là nước có số ca lây nhiễm dịch bệnh cao thứ 5 thế giới, sau Trung Quốc, Italy, Mỹ, và Tây Ban Nha.