Cập nhật lúc

Cuba hé lộ thế lực thù địch muốn ngăn Cuba phát triển vaccine COVID-19; Trung Quốc đòi điều tra giả thiết virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Mỹ

Indonesia đã vượt Ấn Độ về số ca mắc trong ngày và vượt Brazil về số ca tử vong trong ngày vì Covid-19. Trong khi đó biến thể Delta đẩy châu Âu vượt mốc 50 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2.

Cuba hé lộ thế lực thù địch muốn ngăn Cuba phát triển vaccine COVID-19; Trung Quốc đòi điều tra giả thiết virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Mỹ
23
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Covid-19 đang trở thành “đại dịch” đối với những người chưa tiêm chủng tại Mỹ

    Khi Mỹ đang chứng kiến số ca mắc Covid-19 tăng trở lại ở cả 50 tiểu bang, các quan chức y tế cho rằng, những người chưa được tiêm chủng là nguyên nhân dẫn đến xu hướng này.

    Nguy cơ đại dịch đối với những người chưa tiêm chủng

    Tiến sĩ Rochelle Walensky tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết: " Covid-19  đang trở thành đại dịch đối với những người chưa được tiêm chủng".

    "Chúng tôi đang chứng kiến sự bùng phát các ca mắc bệnh ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp tại Mỹ vì những người chưa được tiêm chủng có nguy cơ mắc bệnh cao", bà Walensky nói.

    Cuba hé lộ thế lực thù địch muốn ngăn Cuba phát triển vaccine COVID-19; Trung Quốc đòi điều tra giả thiết virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Mỹ - Ảnh 1.

    Tiêm vaccine Moderna tại điểm tiêm chủng ở Đại học Loyola Marymount ngày 8/3 ở Los Angeles (Mỹ). Ảnh: Getty Images

    Số ca nhiễm SARS-CoV-2 đều đang tăng ở tất cả 50 tiểu bang với mức tăng trung bình cao hơn ít nhất 10% so với 1 tuần trước đó. Theo phân tích của CNN từ dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, 38 tiểu bang đang chứng kiến số ca mắc bệnh tăng ít nhất 50%.

    Mỹ ghi nhận trung bình 26.448 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày trong tuần trước, tăng 67% so với một tuần trước đó. Tỷ lệ mắc Covid-19 cao nhất xảy ra ở các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Trong số những bang đã tiêm chủng đầy đủ cho gần 50% dân số, tỷ lệ mắc Covid-19 trung bình là 11 người trên 100.000 người vào tuần trước, so với 4 người trên 100.000 người ở các bang đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn một nửa dân số.

    Theo dữ liệu của CDC, nhiều chuyên gia cho rằng, tỷ lệ tiêm chủng ở Mỹ đang chững lại với chỉ 48,4% dân số được tiêm chủng đầy đủ.

    "Mối lo ngại lớn nhất của chúng ta hiện tại là sẽ xuất hiện những ca mắc bệnh, ca nhập viện và những ca tử vong ở những người chưa được tiêm chủng", bà Walensky nói.

    Mối lo ngại này ngày càng gia tăng bởi sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ. Tiến sĩ Anthony Fauci cho biết, biến thể Delta hiện chiếm hơn 50% ca mắc Covid-19 ở Mỹ. Ở một số khu vực, con số này lớn hơn 70%.

    "Chúng ta đang đối phó với một đối thù đáng gờm là  biến thể Delta ", ông Fauci nói, đồng thời cho biết thêm những người không được tiêm chủng sẽ phải đối mặt với "tình trạng rất dễ bị tổn thương".

    Bang Arkansas, nơi chỉ có 35,1% dân số được tiêm chủng đầy đủ, đang bị biến thể Delta tấn công mạnh mẽ. Cam Patterson, hiệu trưởng Đại học Arkansas về Khoa học Y tế, cho biết, các bệnh viện tại tiểu bang đã quá tải và số ca mắc bệnh tăng gấp đôi sau mỗi 10 ngày. Theo CNN, các dịch vụ khẩn cấp ở bang Arkansas đã nhận được lượng cuộc gọi cao kỷ lục do sự gia tăng số ca nhiễm SARS-CoV-2.

    "Tin tốt là nếu bạn đã tiêm chủng đầy đủ, bạn sẽ được bảo vệ khỏi tình trạng mắc Covid-19 nghiêm trọng, nhập viện và tử vong, và thậm chí còn được bảo vệ trước các biến thể, bao gồm cả biến thể Delta. Nhưng nếu bạn chưa tiêm vaccine, bạn vẫn có tất cả các nguy cơ trên", bà Walensky nói.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cuba hé lộ: Thế lực thù địch muốn ngăn Cuba phát triển vaccine Covid-19 hiệu quả

    Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén cho biết, các thế lực thù địch với Cuba muốn ngăn Cuba tự phát triển các loại vaccine hiệu quả ngừa bệnh Covid-19.

    Thông tin được Đại sứ Cuba Guillén đưa ra trong buổi họp báo vào ngày 21/7/2021 tại Hà Nội về chủ đề biểu tình bạo động tại Cuba vào ngày 11/7.

    Tại sự kiện này, nhà ngoại giao Cuba cho hay, nhờ vào trí tuệ và công nghệ của mình, Cuba đã tự phát triển được một vaccine ngừa Covid-19, đó là vaccine Abdala, đã được cơ quan quản lý dược phẩm Cuba phê duyệt cho sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

    Bên cạnh vaccine Abdala, Đại sứ Orlando Nicolás Hernández Guillén cho biết Cuba còn hoàn thành thử nghiệm giai đoạn III đối với một vaccine Covid-19 nữa. Theo ông, cả hai loại vaccine này đều được chứng minh có tỷ lệ hiệu quả cao.

    Không những vậy, ngành y tế Cuba còn có 3 "ứng viên vaccine Covid" nữa đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

    Về tình hình Covid-19 tại Cuba, Đại sứ Guillén cho hay mặc dù đại dịch diễn biến rất phức tạp nhưng Cuba vẫn có những nỗ lực hiệu quả trong ngăn chặn đại dịch này, thể hiện rõ trong mối tương quan với các nước trong khu vực.

    Theo Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở Cuba chỉ là 0,6% nhờ áp dụng các biện pháp y tế hiệu quả, trong khi tỷ lệ bình quân của thế giới là 2,15%, còn của khu vực châu Mỹ là 2,61%.

    Khi được hỏi về hợp tác với Việt Nam, Đại sứ Guillen khẳng định, Cuba sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực vaccine ngừa Covid-19./.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đông Nam Á đang trải qua “giờ phút đen tối nhất” của đại dịch Covid-19

    Với số ca mắc tăng cao trong khi chiến dịch tiêm vaccine diễn ra chậm, Đông Nam Á đang trải qua "giờ phút đen tối nhất" của đại dịch Covid-19.

    Giờ phút đen tối nhất của đại dịch Covid-19

    Những thành phố ở Đông Nam Á, một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề do các lệnh phong tỏa và các biện pháp hạn chế đi lại được thực hiện tại nhiều nơi.

    Tuần này, các biện pháp khẩn cấp đã được mở rộng ở Jakarta, các chuyến bay đến và rời Bangkok đều bị tạm dừng trong khi Kuala Lumpur bước vào tháng thứ hai thực hiện lệnh cấm ra đường và đóng cửa các cửa hàng trong một đợt phong tỏa nghiêm ngặt trên toàn quốc.

    Đống Nam Á trước giờ phút đen tối nhất của đại dịch; Trung Quốc đòi điều tra giả thiết virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Mỹ - Ảnh 1.

    Một gia đình cầu nguyện trước mộ người thân ở phía bắc Jakarta, Indonesia. Ảnh: Getty

    Đường phố ở những thủ đô này và thậm chí nhiều thành phố nhỏ hơn đều trống trơn, một hình ảnh tương tự như những gì xảy ra ở Mỹ và châu Âu vào năm ngoái. Cùng với đó, hàng nghìn người ở Đông Nam Á đang chết vì Covid-19 mỗi ngày trong khi hệ thống y tế chật vật đối phó với số ca mắc không ngừng tăng cao.

    Thậm chí ở Singapore, nơi một nửa dân số đã được tiêm vaccine đầy đủ, số ca mắc trong ngày đã tăng đến mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, buộc chính phủ phải một lần nữa hạn chế tụ tập đông người và đóng cửa các nhà hàng.

    "Đây là giờ phút đen tối nhất trong đại dịch Covid-19 ở Đông Nam Á ", Richard Maude, giám đốc chính sách tại Hiệp hội nghiên cứu châu Á tại Australia nhận định.

    "Các chính phủ trong khu vực đang nỗ lực đối phó với đỉnh điểm của sự gia tăng số ca mắc Covid-19 bằng những biện pháp như năm 2020 trước biến thể Delta. Người dân ở nhiều quốc gia đã mệt mỏi trong cuộc chiến dường như không thấy hồi kết này và tỷ lệ tiêm vaccine quá chậm chạm đang khiến virus tự do lây lan", ông Maude cho hay.

    "Ở Indonesia, hệ thống bệnh viện không thể đối phó được với dịch bệnh. Ở Myanmar, nước này đang bị chia rẽ bởi cuộc chính biến vừa qua. Hàng nghìn người chết trong tuyệt vọng và cô đơn bởi họ không thể đến được bệnh viện hay thậm chí là tiếp cận với nguồn oxy. Đây là một tình huống vô cùng tồi tệ, đặc biệt là với người nghèo", ông Maude đánh giá.

    Chuyên gia này cho rằng: "Với hàng chục triệu người bị phong tỏa và nhiều ngành công nghiệp giới hạn hoạt động, sự gia tăng số ca mắc trên khắp khu vực diễn ra ngay khi các nền kinh tế Đông Nam Á đang nỗ lực thoát khỏi cuộc suy thoái vào năm ngoái".

    "Con đường khôi phục sau đại dịch sẽ chậm hơn và khó khăn hơn, vết sẹo đói nghèo về dài hạn và sự bất bình đẳng sẽ ngày càng sâu sắc hơn", chuyên gia Maude nói.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO cảnh báo sự xuất hiện của biến thể nguy hiểm hơn cả Delta

    Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo nguy cơ xuất hiện một biến thể mới còn nguy hiểm hơn cả biến thể Delta.

    "Càng lây nhiễm nhiều, các biển thể sẽ ngày càng xuất hiện với khả năng thậm chí còn nguy hiểm hơn biến thể Delta đang gây ra sự phá hủy như hiện nay. Và khi càng có nhiều biến thể, khả năng một trong số chúng thoát khỏi vaccine cũng như đưa chúng ta quay trở về điểm xuất phát ngày càng cao".

    Theo người đứng đầu WHO, đại dịch Covid-19 là một phép thử và thế giới đang thất bại trong việc đối phó với nó.

    Trung Quốc đòi điều tra giả thiết virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Mỹ; WHO nói đề phòng biến thể nguy hiểm hơn cả Delta - Ảnh 1.

    Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: EPA

    "Có một câu hỏi mà tôi thường đặt ra và tôi nghĩ mọi người trên thế giới cũng có chung câu hỏi như vậy: Đó là khi nào đại dịch này kết thúc? Thực tế thì, đại dịch Covid-19 đã đặt ra cho chúng ta rất nhiều câu hỏi: Về bản thân chúng ta và về thế giới của chúng ta. Đại dịch này là một phép thử và thế giới đang thất bại", ông Tedros nhận định trong bài phát biểu khai mạc tại phiên họp của Ủy ban Olympic Thế giới lần thứ 138.

    "Vào thời điểm mà tôi đưa ra những nhận định này, hơn 100 người trên thế giới chết vì Covid-19. Vào thời điểm ngọn đuốc Olympic được thắp lên vào ngày 8/8, sẽ có thêm 100.000 người tử vong".

    Tổng giám đốc WHO cũng cho rằng ông chắc chắn lý do mà thế giới không thể đối phó với đại dịch mặc dù có tất cả các phương tiện cần thiết là do thiếu các cam kết chính trị thực tế.

    "Các nước G20 phải thể hiện vai trò lãnh đạo nhằm đảm bảo việc mở rộng khẩn cấp và triển khai các công cụ cần thiết để cứu sống nhiều sinh mạng. Nếu họ lựa chọn điều này, các nền kinh tế hàng đầu thế giới có thể đưa đại dịch vào tầm kiểm soát trên toàn cầu chỉ trong một vài tháng bằng cách chia sẻ vaccine qua COVAX, gây quỹ cho ACT Accelerator và khuyến khích các nhà sản xuất làm mọi thứ có thể để mở rộng quy mô sản xuất".

    Việc tiêm vaccine cho 70% dân số mỗi quốc gia không chỉ ngăn chặn đại dịch Covid-19 mà còn tái khởi động nền kinh tế toàn cầu. Theo ông Tedros, thế giới cần 11 tỷ liều vaccine để đạt mục tiêu này./.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc đưa giả thiết virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Mỹ, liên tục đòi điều tra

    Trung Quốc đòi điều tra giả thiết virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Mỹ; Myanmar hứng bão Covid-19 - Ảnh 1.

    Trung Quốc liên tục "đòi" điều tra phòng thí nghiệm virus Mỹ

    Một điều khá chắc chắn là hầu hết người Mỹ chưa từng nghe đến Fort Detrick, vốn nằm cách Washington khoảng 1 giờ lái xe và là nơi khởi nguồn của chương trình phát triển vũ khí sinh học của Mỹ.

    Nhưng ngược lại, hàng trăm triệu người Trung Quốc lại biết đến cái tên Detrick và những nghi ngờ về mối liên hệ của cơ sở này với Covid-19, mà chủ yếu là từ thông tin được các nhà ngoại giao "chiến lang" Trung Quốc cung cấp.

    Theo đó, những nhà ngoại giao này đã nhiều lần lên tiếng trên mạng xã hội hoặc thông qua các cuộc họp báo rằng cần điều tra khả năng nguồn gốc virus phát sinh từ Fort Detrick, nằm ở bang Maryland và cách Trung Quốc gần nửa vòng trái đất.

    "Các trường hợp tổn thương phổi cấp tính do liên hệ tới việc sử dụng thuốc lá điện tử xảy ra tại Wisconsin vào tháng 7/2019 có dấu hiện tương đồng với các ca nhiễm Covid-19. Khu vực xảy ra các trường hợp này chỉ cách khoảng 1 giờ lái xe từ #fortdetrick," bà Hoa Xuân Ánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc viết trên Twitter ngày 22/6.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc khống chế nhanh dịch Covid-19 trong cộng đồng nhờ đâu?

    Trên thực tế, Trung Quốc cũng phải đối mặt với biến chủng Delta, nhưng số ca bệnh ở nước này thường không đáng kể so với phần còn lại của thế giới, nguyên nhân là bởi Trung Quốc về cơ bản vẫn duy trì chiến lược phòng chống dịch như những ngày đầu, thận trọng trong mở cửa biên giới, xét nghiệm định kỳ người có nguy cơ lây nhiễm cao nhằm phát hiện dịch sớm và đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng.

    Giờ đây, sau khi dịch trong nước cơ bản được kiểm soát, dịch cộng đồng bùng phát ở Trung Quốc đều được nước này xác định là do các trường hợp nhập cảnh hoặc những người có liên quan đến các ca bệnh này gây ra. Xét nghiệm hàng loạt và truy vết tiếp xúc nhanh chóng vẫn được áp dụng và triển khai nhằm ngăn chặn virus lây lan. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm mới là yếu tố then chốt giúp dịch ở nước này được kiểm soát nhanh và bùng phát trong phạm vị hẹp.

    Bên cạnh việc xét nghiệm định kỳ, xét nghiệm trên diện rộng nhằm nhanh chóng khoanh vùng dịch và phong toả cục bộ vẫn là các biện pháp được Trung Quốc thực thi triệt để tại những nơi có dịch cộng đồng.

    Mặc dù hơn một năm rưỡi đã trôi qua, song đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức về việc khi nào Trung Quốc sẽ nối lại các chuyến bay với nước ngoài hay cho người dân qua lại thông thương tại các cửa khẩu biên giới trên bộ. Nước này được cho là có thể đóng biên thêm ít nhất một năm do lo ngại về biến chủng SARS-CoV-2, dù họ đã tiêm hơn 1,4 tỷ liều vaccine.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Theo dữ liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, nước này ghi nhận 22 ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày 20/7, trong đó 20 ca nhập cảnh và 2 ca là lây nhiễm trong cộng đồng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam sản xuất lô vaccine Sputnik-V đầu tiên

    TASS dẫn nguồn Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) đưa tin, Việt Nam đã sản xuất lô vaccine Sputnik-V đầu tiên.

    "Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) và Vabiotech, một trong những công ty dược phẩm hàng đầu Việt Nam, tuyên bố sản xuất một lô vaccine Sputnik-V thử nghiệm. Một số mẫu từ lô sản xuất này sẽ được chuyển tới Viện Gamaleya để kiểm soát chất lượng. RDIF và Vabiotech đang tiến hành chuyển giao công nghệ", TASS đưa tin từ thông cáo của RDIF.

    Vaccine Sputnik-V đã được Bộ Y tế Việt Nam phê chuẩn hôm 23/3/2021.

    Tướng Myanmar nói về thông tin quân đội cắt oxy của người dân - Sai lầm chết người của bác sĩ Malaysia - Ảnh 1.

    Ảnh: TASS

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện ổ dịch Covid-19 mới tại sân bay, Trung Quốc hủy gần 660 chuyến bay

    Một ổ dịch Covid-19 mới vừa được phát hiện ở sân bay quốc tế thành phố Nam Kinh, Trung Quốc nhờ xét nghiệm định kỳ. Khoảng 80% các chuyến bay tại đây đã bị hủy.

    Trong một thông báo đưa ra chiều qua (20/7), sân bay quốc tế Lộc Khẩu ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc cho biết, 9 nhân viên làm việc tại đây đã cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 trong đợt xét nghiệm axit nucleic định kỳ. Những người này là nhân viên vệ sinh và dịch vụ mặt đất của sân bay.

    Đến nay, số ca dương tính đã tăng lên 17 trường hợp sau các cuộc xét nghiệm đại trà. Có 4 khu vực dân cư và ngôi làng nằm gần sân bay bị đưa vào vùng có nguy cơ trung bình. Những con đường bị ảnh hưởng nằm gần sân bay đã bị phong tỏa.

    Tính tới 12h trưa nay 21/7 (giờ địa phương), đã có 659 chuyến bay bị hủy. Từ tối 20/7, sân bay quốc tế Lộc Khẩu ở Nam Kinh đã thông báo tất cả hành khách trước khi khởi hành từ đây phải có giấy xác nhận xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 48 giờ, đồng thời tuyên bố sẽ tăng cường công tác kiểm tra với những người đi vào sân bay.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO: Nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 ở Olympic Tokyo là không thể tránh khỏi

    Không nên đánh giá Olympic Tokyo bằng mức độ gia tăng số ca nhiễm Covid-19 bởi loại trừ nguy cơ là điều không thể, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới WHO phát biểu khi các sự kiện bắt đầu được khởi động ở Nhật Bản. 

    Tướng Myanmar nói về thông tin quân đội cắt oxy của người dân - Sai lầm chết người của bác sĩ Malaysia - Ảnh 1.

    Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters

    Cách xử lý các ca nhiễm bệnh là điều quan trọng nhất, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói. "Dấu mốc thành công là đảm bảo xác định, cách ly, truy vết và chăm sóc bất kỳ ca nhiễm nào một cách nhanh nhất có thể và chuỗi truyền bệnh bị cắt đứt".

    Số lượng ca nhiễm Covid-19 có liên quan tới Thế vận Hội ở Nhật Bản trong tháng này đã tăng lên 78 ca tính đến hôm nay. Ngoài ra, nhiều vận động viên quốc tế cho kết quả dương tính với Covid-19 từ trước khi lên đường và không thể tới Nhật Bản. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 4 triệu dân mạng Trung Quốc đòi điều tra nguồn gốc COVID-19 ở Mỹ

    Theo báo Global Times ngày 21-7, tính tới sáng 21-7, hơn 4 triệu cư dân mạng Trung Quốc đã ký vào đơn kiến nghị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) điều tra phòng thí nghiệm Fort Detrick của Mỹ về nguồn gốc COVID-19.

    Global Times cho biết số chữ ký vẫn đang tiếp tục tăng lên.

    Bức thư này xuất hiện sau khi WHO công bố đề xuất giai đoạn 2 nghiên cứu nguồn gốc dịch bệnh COVID-19 ở Trung Quốc hôm 16-7.

    Đề xuất của WHO bao gồm "kiểm tra các phòng thí nghiệm và chợ ở Vũ Hán", đồng thời kêu gọi các cơ quan thuộc chính quyền Trung Quốc hoạt động "minh bạch".

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 19-7 tuyên bố đề xuất của WHO không phù hợp với quan điểm của Trung Quốc và nhiều nước khác.

    Theo tờ South China Morning Post ngày 21-7, câu chuyện Viện Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Fort Detrick tại Mỹ có thể liên quan tới COVID-19 đang được lan truyền khắp Trung Quốc.

    Fort Detrick nằm cách thủ đô Washington khoảng 1 giờ chạy xe và là nơi triển khai đầu tiên chương trình vũ khí sinh học Mỹ.

    Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần đề cập trong các bài đăng trên mạng xã hội và cả các cuộc họp báo về việc điều tra khả năng Fort Detrick là nơi phát sinh SARS-CoV-2.

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Myanmar hứng 'bão' COVID-19

    "Mẹ tôi rất cố gắng, xếp hàng tất cả mọi chỗ có thể vì em tôi đang cần ôxy", Aye Myat Noe, con gái bà Khin Nwe Soe, kể. Chị Aye Myat Noe đang sống ở nước ngoài nhưng đã gọi điện cho nhiều nhà cung cấp ôxy để giúp mẹ. "Mẹ tôi bị nhiều bệnh, trong đó có bệnh tim và tiểu đường. Bà ấy cũng rất sợ, nhưng đang mạo hiểm mạng sống của mình để tìm ôxy", Aye Myat Noe kể với báo Guardian. Qua điện thoại, một số nhà máy hứa cung cấp ôxy, nhưng khi đến nơi mẹ của chị lại bị từ chối. Những chỗ khác nói rằng họ không thể cho thêm nhiều người vào hàng chờ, vì đã có quá nhiều người đợi.

    Nhiều người xếp hàng dài trước các nhà máy ôxy ở Yangon trong tuần qua, khi dịch COVID-19 đang lây lan nhanh chóng trên khắp cả nước. Người dân bất chấp lệnh giới nghiêm mà đứng xếp hàng cả trong đêm tối. Mạng xã hội ngập tràn lời khẩn cầu giúp đỡ. "Lượng ôxy của tôi đã giảm xuống 55%. Tôi cần thêm oxy. Những người cao tuổi trong nhà tôi cũng cần. Chúng tôi có thể tự đến lấy. Xin hãy giúp chúng tôi", một sinh viên viết trên Facebook. Khẩn cầu này được đăng lại 11 lần, cho đến khi anh qua đời hôm 19/7.

    Đợt bùng phát lần này xảy ra vào thời điểm không thể tồi tệ hơn. Cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 2 đã khiến các bệnh viện Myanmar sụp đổ và đẩy chương trình xét nghiệm và tiêm chủng vào hỗn loạn. Hôm qua Myanmar có thêm 5.189 ca mắc và 281 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong vì COVID-19 của nước này lên tương ứng là 234.781 và 5.281, theo số liệu từ chính quyền quân sự Myanmar. Tình trạng xét nghiệm và điều trị hạn chế khiến các chuyên gia cho rằng số người mắc trên thực tế cao hơn nhiều.

    Ông Joy Singhal, trưởng phái đoàn tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tại Myanmar, cho biết nhu cầu ôxy và dịch vụ y tế đang tăng cao vì số bệnh nhân tăng vọt trên cả nước. "Với sự hoành hành của các biến chủng mới, chúng tôi sợ rằng con số thống kê hiện nay chỉ là phần nổi của tảng băng chìm", ông Singhal nói.

    Người dân Myanmar đang đối diện với lựa chọn khó khăn: ở lại cơ sở do quân đội giám sát trong khi họ đang phản đối cuộc đảo chính và trấn áp của quân đội, hay chấp nhận rủi ro lây bệnh cho người nhà.

    Sau cuộc đảo chính, nhiều công chức tham gia biểu tình đã bị đuổi khỏi nhà công vụ. Giờ họ phải sống trong điều kiện chật chội hơn. Gia đình bà Khin Nwe Soe dùng tủ quần áo để chia phòng trong căn hộ chung cư. Cuối cùng, bà mua được một bình ôxy với giá 400.000 kyat (5,6 triệu đồng) cho người con đang mắc COVID-19. Đây là mức giá mà nhiều người không thể trả nổi. Khi bà bê bình ôxy về căn hộ, hàng xóm sống ở những tầng dưới nghe tin đã kéo lên nhà bà. "Con cái của họ liên tục ấn chuông gọi cửa và van xin mẹ tôi cứu mẹ họ. Họ van xin mẹ tôi nhường bình ôxy cho họ. Đó là bình ôxy mà mẹ tôi đã liều mạng để mang được về nhà", Aye Myat Noe kể.

    Tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, trên truyền hình nói rằng đúng là quốc gia này đang "hơi thiếu nguồn ôxy", nhưng nguyên nhân là do người dân hoảng hốt mà mua tích trữ. Ông cáo buộc "những người có ý định xấu" lan truyền tin đồn giả rằng quân đội đang cắt nguồn cung ôxy cho người dân, theo AP. Nhiều y, bác sĩ tham gia cuộc biểu tình đã bị đuổi khỏi các bệnh viện công. Ít nhất 157 y, bác sĩ bị bắt từ khi xảy ra đảo chính, trong khi hàng trăm người khác bị truy nã. Các cơ sở y tế liên tục bị lục soát, xe cứu thương bị đốt và các nhân viên y tế bị tấn công. Trước đó, Myanmar là một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam Á triển khai chương trình tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Nhưng hoạt động này đang chững lại, một phần do người dân thiếu tin tưởng quân đội. Mới có chưa đến 4% dân số Myanmar được tiêm một mũi vắc-xin.

    Tình trạng bùng phát lây nhiễm không chỉ gây khủng hoảng cho Myanmar mà còn trở thành mối quan ngại lớn về an ninh y tế toàn cầu. Trung Quốc đã ghi nhận số ca mắc theo ngày tăng cao nhất ở tỉnh Vân Nam, địa phương giáp biên giới với Myanmar. Trung Quốc có thêm 65 ca mắc mới trong ngày 19/7, cao hơn đáng kể so với con số 31 của ngày trước đó, Uỷ ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết. Riêng tỉnh Vân Nam có 41 ca mắc là công dân Trung Quốc trở về từ Myanmar.

    Tuần trước, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc ở Myanmar Tom Andrews kêu gọi cộng đồng quốc tế lập tức hỗ trợ giải quyết khủng hoảng COVID-19 ở Myanmar trước khi nước này trở thành quốc gia siêu lây nhiễm. Ông nói rằng Myanmar đang đứng trước "một trận bão" khi người dân không tin tưởng vào chính quyền, chính quyền quân sự cũng thiếu nguồn lực, khả năng và tính chính danh để kiểm soát cuộc khủng hoảng, trong khi biến chủng Delta lây lan khủng khiếp.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore tái áp đặt lệnh hạn chế Covid-19: “Giờ không phải lúc để mạo hiểm”

    Tái áp đặt các biện pháp hạn chế nhằm ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19, Singapore cho thấy, hiện tại không phải là lúc để mạo hiểm khi nước này tiến rất gần đến mục tiêu 2/3 dân số được tiêm vaccine.

    Tái áp đặt lệnh hạn chế ngay trước ngưỡng miễn dịch cộng đồng

    Singapore sẽ bắt đầu tái áp đặt lệnh hạn chế nhằm kiểm soát Covid-19 từ ngày 22/7 sau khi vừa nới lỏng một số biện pháp vào tuần trước. Gần đây, nước này đã ghi nhận sự gia tăng số ca mắc mới từ các khách hàng ở quán karaoke và những người buôn cá.

    Các quan chức Singapore hôm 20/7 cũng cho biết việc tập trung ăn uống ở nhà hàng sẽ bị cấm, các hoạt động tập trung, bao gồm cả việc thăm nhà nhau chỉ được giới hạn xuống còn 2 người và việc đeo khẩu trang là quy định bắt buộc với các hoạt động thể thao trong nhà. Các biện pháp thắt chặt trên sẽ kéo dài cho tới ít nhất ngày 18/8, lực lượng tác chiến chống Covid-19 cho hay.

    Cuộc diễu hành ngày Quốc khánh dự kiến diễn ra ngày 9/8 vẫn sẽ diễn ra nhưng quy mô tổ chức sẽ được xem xét.

    "Một số người đặt câu hỏi tại sao chúng ta đang thắt chặt các biện pháp nếu chúng ta có kế hoạch sống chung với Covid-19 và điều này phù hợp với kế hoạch của chúng ta như thế nào", ông Gan Kim Yong, đồng chủ tịch lực lượng tác chiến chống Covid-19 nói.

    "Hướng đi của chúng tôi không thay đổi. Tuy nhiên, khi lập kế hoạch sống chung với Covid-19, chúng tôi đã nhấn mạnh rằng, chúng ta cần tăng đáng kể tỷ lệ tiêm vaccine", chuyên gia này nhận định, đồng thời cho rằng các ca lây nhiễm cần được kiểm soát để bảo vệ những người chưa được tiêm vaccine, đặc biệt là người lớn tuối.

    Trước sự gia tăng số ca mắc mới, Bộ trưởng Giao thông Singapore S. Iswaran và người đứng đầu cơ quan phát triển kinh tế và thương mại Hong Kong (Trung Quốc) Edward Yau hôm 20/7 đều nhất trí tiến hành xem xét lại "bong bóng đi lại" không cần cách ly vào cuối tháng 8.

    Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trước đó cho biết nước này sẽ theo đuổi chính sách sống chung với đại dịch, theo đó coi Covid-19 như bệnh cúm sau khi tỷ lệ tiêm vaccine gia tăng.

    Ông Ong Ye Kung, Bộ trưởng Y tế Singapore, đồng chủ tịch lực lượng tác chiến chống Covid-19 nhận định, hiện chính phủ đang thắt chặt các quy định phòng chống Covid-19 bởi nước này đã tiến rất gần đến mốc 2/3 dân số được tiêm vaccine.

    "Thực sự thì mục tiêu này gần như chỉ còn cách một vài tuần nữa. Do đó, bây giờ không phải thời điểm để mạo hiểm tất cả", Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung nói.

    Các biện pháp hạn chế sẽ giúp Singapore có thời gian để tăng cường tỷ lệ tiêm vaccine và "khi chúng tôi đạt được điều này, chúng tôi sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nhiều".

    Bảo vệ những người chưa được tiêm vaccine

    Các biện pháp hạn chế tái áp đặt tới đây sẽ tương tự như các biện pháp được thực hiện từ 16/5 - 13/6 nhằm phản ứng trước sự gia tăng số ca mắc có liên quan đến chùm ca bệnh ở sân bay Changi.

    Chùm ca bệnh đầu tiên mới xuất hiện gần đây ở Singapore liên quan đến các phòng karaoke, tính đến ngày 19/7 đã lên tới ít nhất 193 trường hợp. Chùm ca bệnh thứ hai có nguồn gốc từ chợ cá Jurong, với ít nhất 197 ca mắc và đã lan ra 28 chợ cùng các trung tâm thực phẩm, làm dấy lên mối lo ngại về việc những người lớn tuổi đi tới đây có nguy cơ mắc bệnh.

    Ông Gan Kim Yong, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại hôm 20/7 cho biết những diễn biến gần đây là "một bước lùi lớn" cho cuộc chiến chống Covid-19 của Singapore nhưng cũng khẳng định, các nhà chức trách sẽ thúc đẩy kế hoạch mở cửa trở lại khi số ca mắc mới giảm và tỷ lệ tiêm vaccine tăng.

    Theo ông Ong, hơn 100.000 người dân trên 70 tuổi ở Singapore vẫn chưa được tiêm vaccine và hơn 100.000 người từ 60 - 69 tuổi cũng vậy. Bộ trưởng Y tế Singapore trước đó cũng lo ngại hệ thống y tế nước này bị quá tải. Singapore hiện có 1.000 giường chăm sóc tích cực cho các bệnh nhân Covid-19.

    Ông Ong đánh giá, những người lớn tuổi có nguy cơ cao diễn biến nặng khi mắc bệnh, đồng thời cho biết, nếu người cao tuổi mắc bệnh, họ có thể phải nhập viện và từ 10 - 15% trong số này cần chăm sóc tích cực.

    Dữ liệu chính thức cho thấy 73% trong số 5,7 triệu dân Singapore đã nhận được ít nhất 1 liều vaccine Moderna hoặc Pfizer. Ông Ong cho biết, 50% dân số nước này đã được tiêm vaccine đầy đủ, tính đến ngày 19/7.

    Dựa trên tỷ lệ đặt trước tiêm vaccine hiện nay, khoảng 75% người trên 70 tuổi sẽ được tiêm vaccine, tăng so với con số 71 - 72% hiện tại. Bộ trưởng Y tế Singapore hy vọng, ít nhất 80 - 85% người dân trong nhóm này sẽ được chủng ngừa.

    Ông Ong cũng nói rằng ông hiểu thắc mắc của nhiều người dân Singapore về việc các nền kinh tế khác "dũng cảm" mở cửa khi dẫn ra các trường hợp của Israel, Anh và Mỹ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Singapore giải thích, các nền kinh tế này đều có tỷ lệ tiêm vaccine cao và trải qua những "làn sóng lây nhiễm vô cùng dữ dội", điều khiến cho phần lớn dân số những nước này phát triển khả năng miễn dịch và khoảng 90 – 95% người lớn tuổi đều đã được tiêm vaccine./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhân viên y tế Malaysia bị cáo buộc sử dụng ống vaccine rỗng tiêm cho người dân

    Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba hôm qua (20/7) cho biết, những người dân được tiêm vaccine ngừa Covid-19 không đúng cách sẽ được gọi đi tiêm liều mới.

    Trong khi đó, các nhà quan sát cảnh báo rằng, việc tiêm phòng sai quy định như vậy có thể sẽ tiếp tục dẫn đến tình trạng ngần ngại tiêm vaccine. Thông báo của Bộ trưởng Adham Baba với tờ Berita Harian được đưa ra sau khi xuất hiện những cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội liên quan đến các video cho thấy nhân viên tại một số trung tâm tiêm chủng dường như đã tiêm cho người dân bằng ống vaccine rỗng.

    Trước đó hôm 19/7, Lực lượng chuyên trách tiêm chủng Covid-19 Malaysia (CITF)  cho biết họ đang xem xét nghiêm túc các báo cáo và sẽ tiến hành điều tra. "Nếu phát hiện ra hành vi vi phạm như vậy, lực lượng đặc nhiệm sẽ không ngần ngại chấm dứt công việc của những người có liên quan và thực thi các bước tiếp theo quy định của pháp luật", CITF tuyên bố.

    Ông Lim Chee Han – nhà nghiên cứu chính sách của nhóm Mạng lưới thế giới thứ 3 có trụ sở tại Malaysia cho biết, vụ việc này đặc biệt đáng lưu tâm khi có thông tin cho rằng, một số người được giao nhiệm vụ quản lý vaccine ngừa Covid-19 lại đang bán vaccine trên thị trường chợ đen.

    "Có ba vụ việc đã được báo cáo và một vụ thậm chí còn cung cấp bằng chứng, video, điều này có thể dẫn đến sự suy giảm niềm tin của công chúng và gián tiếp làm tăng sự nghi ngờ của người dân đối với việc tiêm chủng", ông Lim nói.

    Các chuyên gia y tế đã kêu gọi chính phủ Malaysia nhắc nhở các nhân viên tại các trung tâm tiêm chủng rằng, những vụ việc như vậy sẽ làm tổn hại niềm tin của người dân đối với vaccine ngừa Covid-19.

    "Tôi cho rằng, các nhân viên làm nhiệm vụ tiêm chủng có thể mắc sai lầm vì họ phải xử lý quá nhiều công việc trong một khoảng thời gian nhất định vào giai đoạn cao trào của chiến dịch triển khai tiêm vaccine. Nhưng cả người tiêm lẫn người được tiêm cần phải đảm bảo tuân theo quy trình tiêu chuẩn, bao gồm việc quan sát ống vaccine trước và sau khi tiêm", ông Lim nhấn mạnh.

    Những thông tin về việc người dân được tiêm không đủ liều lượng hay tiêm bằng ống vaccine rỗng đã lan truyền kể từ khi Malaysia bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng trên toàn quốc vào ngày 24/2. Tính đến thời điểm hiện tại, nước này đã sử dụng hơn 14 triệu liều vaccine. Khoảng 4,5 triệu người, tương đương 14% dân số đã được tiêm phòng đầy đủ./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ gián đoạn xuất khẩu vaccine 3 tháng liền

    Cung cấp vaccine COVID-19 sản xuất tại Ấn Độ ra khắp thế giới là một phần trong chính sách ngoại giao vaccine của Thủ tướng Narendra Modi nhằm cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực và thế giới. Nhưng làn sóng dịch thứ hai quá thảm khốc đã không chỉ làm đình trệ chính sách ngoại giao của New Delhi mà còn ảnh hưởng tới các quốc gia trông đợi vào nhập khẩu vaccine ở châu Á – Thái Bình Dương.

    Adar Poonawall, Giám đốc điều hành Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, cho biết: "Chúng tôi đã xuất khẩu 60 triệu liều vaccine từ tháng 1 đến cuối tháng 2, có lẽ nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Sau đó, làn sóng thứ hai ở Ấn Độ ập đến, và chúng tôi phải tập trung tất cả nguồn lực và vaccine cho người dân Ấn Độ vì đó là nơi cần thiết nhất."

    Ấn Độ là cường quốc vaccine, thông thường có khả năng cung cấp khoảng 60% tổng nguồn cung toàn cầu. Trước khi ngừng xuất khẩu vào tháng 4, họ đã cung cấp khoảng 66,4 triệu liều vaccine COVID-19 cho hơn 90 quốc gia, trong đó có các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào và Myanmar. Nhưng đại dịch trong nước đã làm trật bánh những kế hoạch tốt nhất.

    Khi các ca nhiễm COVID-19 hàng ngày của Ấn Độ tăng đáng báo động vào tháng 4, nhu cầu trong nước đối với vaccine cũng tăng vọt. Sự bùng nổ này chủ yếu do biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ và hiện đã lan rộng ra hơn 80 quốc gia. Vào đỉnh điểm của đợt thứ hai trong tháng 5, Ấn Độ đã chứng kiến hơn 400.000 ca lây nhiễm hàng ngày.

    Campuchia lên tiếng về nghi ngờ hiệu quả vaccine Covid-19 của TQ; 2/3 dân số Ấn Độ đã có kháng thể với SARS-CoV-2 - Ảnh 1.

    Bình thường Ấn Độ cung cấp khoảng 60% lượng vaccine cho thế giới, nhưng hoạt động xuất khẩu vaccine COVID-19 của họ đã bị đình trệ. Ảnh: Reuters

    Hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã yếu của Ấn Độ quá tải với tình trạng bệnh nhân tử vong vì thiếu ôxy. Các lò hỏa táng và các khu chôn cất vật lộn để xử lý thi thể nạn nhân COVID-19.

    "Chúng tôi đã nhận tiền tài trợ trước, chúng tôi phải trả lại khoản tài trợ đó, và giải thích với các nhà lãnh đạo thế giới rằng thực sự không có lựa chọn nào khác vào lúc này, chúng tôi cần hỗ trợ đất nước mình trong vài tháng và sẽ liên hệ lại với các bạn", ông Poonawalla nói.

    Khi Ấn Độ chiến đấu với làn sóng thứ hai, chính phủ của Thủ tướng Modi đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là tiêm chủng đầy đủ cho toàn bộ dân số trưởng thành trên 940 triệu người vào cuối năm nay. Điều đó có nghĩa sản xuất vaccine phải chuyển hướng sang mục tiêu quốc gia.

    Cuộc khủng hoảng y tế ở nước này đã giảm bớt trong những tuần gần đây. Nhưng hôm 8/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi vẫn khẳng định: "Trọng tâm hiện tại của chúng tôi là tiếp tục tập trung vào sản xuất trong nước hướng tới chương trình tiêm chủng nội địa của Ấn Độ".

    Khi nguồn cung của Ấn Độ ngừng hoạt động, các quốc gia như Bangladesh, Nepal và Sri Lanka bắt đầu tìm đến Nga và Trung Quốc để lấp đầy khoảng trống. Moskva và Bắc Kinh cũng bắt đầu cung cấp nhiều vaccine hơn, cho các khách hàng ở Đông Nam Á và các khu vực khác.

    Nội dung bài viết được trích dẫn từ https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Indonesia gia hạn lệnh phong tỏa trong dịp đại lễ của người Hồi giáo

    Campuchia lên tiếng về nghi ngờ hiệu quả vaccine Covid-19 của TQ; 2/3 dân số Ấn Độ đã có kháng thể với SARS-CoV-2 - Ảnh 1.

    Bệnh nhân COVID-19 ở Indonesia. Ảnh: NYT

    Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm 20/7 đã thông báo về việc gia hạn lệnh phong tỏa ít nhất đến hết tuần này khi đất nước tổ chức lễ Eid al-Adha - một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Hồi giáo - trong im lặng do đại dịch COVID-19 đang hoành hành.

    Tuần trước, Indonesia đã xác lập hàng loạt kỷ lục buồn - vượt qua Ấn Độ và Brazil về số ca nhiễm mới trong ngày lớn nhất trên thế giới và trở thành "tâm chấn" mới của đại dịch.

    Đại dịch đã khiến hệ thống y tế của Indonesia bị quá tải, khi các bệnh viện hết giường bệnh và thếu oxy y tế. Một số bệnh nhân phải chờ đợi nhiều ngày trong lều và hành lang bệnh viện để được nhập viện và nhiều người khác chết khi đang cách ly tại nhà. Những người đào mộ cũng phải vật lộn để bắt kịp với sự gia tăng của số ca tử vong.

    Hôm 19/7, Indonesia đã ghi nhận con số kỷ lục: 1.338 ca tử vong do COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia: "Bong bóng" ngăn lây lan COVID-19 trong làng Olympic Tokyo đã vỡ

    Chuyên gia y tế công cộng nổi tiếng Nhật Bản ngày 20/7 tuyên bố cái gọi là "bong bóng" ngăn lây lan COVID-19 tại Làng vận động viên Olympic ở Tokyo đã bị "vỡ" và có nguy cơ truyền nhiễm COVID-19 ra cộng đồng.

    Làng vận động viên Olympic ở Tokyo, Nhật Bản - nơi dự kiến sẽ đón 11.000 vận động viên tham gia Olympic - hồi cuối tuần qua liên tục ghi nhận các ca mắc COVID-19 mới, nâng số ca ở đây lên 67 ca kể từ ngày 1/7 vừa qua, theo ban tổ chức Olympic.

    Thông tin về các ca mắc COVID-19 ngay trong Làng vận động viên của Olympic Tokyo đã làm dấy lên lo ngại về khả năng virus SARS-CoV-2 có thể lây lan trong những người đang lưu trú tại đây, khi các đoàn thể thao quốc tế bắt đầu đổ về trước thềm lễ khai mạc vào ngày 23/7.

    Trong khi đó, Kenji Shibuya, nguyên Giám đốc Viện Sức khỏe Dân số tại trường King's College London, nhận định: "Rõ ràng là hệ thống bong bóng đã bị vỡ". "Điều tôi lo lắng nhất, tất nhiên, là việc sẽ có cụm lây nhiễm ở làng vận động viên, hoặc một số nơi cư trú của vận động viên, và trong việc giao lưu với người dân địa phương", ông nói.

    Campuchia lên tiếng về nghi ngờ hiệu quả vaccine Covid-19 của TQ; 2/3 dân số Ấn Độ đã có kháng thể với SARS-CoV-2 - Ảnh 1.

    Nhiều chuyên gia y tế vẫn nghi ngờ về nguy cơ lây nhiễm do Olympic. Ảnh: Reuters

    Theo chuyên gia này, việc kiểm tra không đầy đủ khi nhập cảnh và sự bất khả thi trong việc kiểm soát đi lại của các đoàn vận động viên có thể sẽ làm trầm trọng hơn sự lây lan của biến thể Delta - vốn đang đe dọa hệ thống y tế thế giới.

    Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach hồi tuần trước khẳng định, các quy trình kiểm tra và cách ly chắc chắn sẽ giúp nguy cơ người tham gia Olympic lây nhiễm cho người dân Nhật Bản bằng 0.

    Tuy nhiên, ông Shibuya nói rằng tuyên bố này chỉ khiến mọi người bối rối và tức giận vì tình hình thực tế "hoàn toàn trái ngược".

    Hôm 18/7 vừa qua, Tokyo ghi nhận 1.410 ca mắc COVID-19 mới, trong bối cảnh thế vận hội đang sắp sửa diễn ra. Các chuyên gia y tế cảnh báo, các yếu tốt về mùa, sự gia tăng di chuyển và sự lây lan của biến thể Delta có thể khiến số ca tăng lên 2.000 ca mỗi ngày tại thủ đô trong tháng tới.

    Trong khi đó, chỉ 33% người dân ở Nhật Bản đã được tiêm ít nhất một liều vaccine COVID-19. Nước này đã đẩy mạnh triển khai tiêm chủng từ tháng trước, nhưng gần đây tỉ lệ tiêm chủng đã giảm do nguồn cung và hậu cần gặp khó khăn.

    Naoto Ueyama, người đứng đầu Hiệp hội Bác sĩ Nhật Bản từng cảnh báo việc vận động viên từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh t

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây http://cand.com.vn/The-thao-qu...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga chật vật chiến đấu với biến thể Delta của Covid-19

    Dịch bệnh Covid-19 đã rất nghiêm trọng nhưng dân Nga vẫn ngại tiêm vaccine

    Nga khởi đầu tháng 7/2021 bằng một tuần lập kỷ lục kép: Họ phải chiến đấu với 2 làn sóng là làn sóng nhiệt với mức nhiệt lên rất cao hiếm thấy ở Nga và một làn sóng thứ 3 lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

    Hai tuần vừa qua cực kỳ khó khăn đối với Nga khi số ca tử vong do Covid-19 ở nước này liên tục đạt các mức cao kỷ lục. Số ca nhiễm tăng vọt chủ yếu là do biến thể Delta - chiếm tới 90% số ca nhiễm mới. Biến thể Delta là phiên bản virus SARS-CoV-2 có mức độ lây nhiễm mạnh hàng đầu thế giới và có mức độ lây lan nhanh hơn phiên bản SARS-CoV-2 đầu tiên tới 225%. Đáng báo động hơn nữa, Nga mới đây ghi nhận ca Delta Plus đầu tiên. Delta Plus là một biến chủng của biến thể Delta. Delta Plus có mức độ kháng cự lớn hơn nữa trước các kháng thể.

    Tại Saint Petersburg, các bệnh viện đang vật lộn với dòng bệnh nhân ồ ạt đổ về và tình trạng thiếu vật tư thiết bị. Tất cả đều nóng hừng hực trong cái oi ả của mùa hè và các bộ đồ bảo hộ kín mít. Ấy thế nhưng vẫn có những người không cảm thấy sức nóng của đại dịch. Oksana, mẹ của 3 đứa con sống ở thành phố này, kể với tờ National Interest: "Ở Saint Petersburg, mọi người đi bộ khắp nơi mà không đeo khẩu trang. Mọi thứ đều mở. Tôi có thể đi nhà hàng, đi rạp chiếu phim. Tôi không đeo khẩu trang và không ai yêu cầu tôi làm vậy".

    Các mối lo ngại của người dân Nga về việc tiêm vaccine và về Sputnik V

    Như nhiều người Nga khác, Oksana có một chút nghi ngờ về vaccine ngừa Covid-19. Một cuộc thăm dò của Trung tâm Levada thực hiện vào đầu tháng 7 vừa qua chỉ ra rằng 54% người Nga không sẵn lòng tiêm chủng bất chấp thực tế số ca mắc bệnh Covid-19 đang tăng mạnh không ngừng. Trong số những người lưỡng lự trước việc chủng ngừa, có 33% nêu lý do lo sợ các tác dụng phụ không mong muốn như yếu tố chính khiến họ do dự, trong khi 20% nói rằng họ đang đợi kết quả thử nghiệm lâm sàng cuối cùng.

    Về phần mình, Oksana có một niềm tin không phải là hiếm ở Nga, đó là các vaccine có thể thực sự phá hoại phản ứng miễn dịch của con người trước virus bằng cách làm hư hại phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Theo đó, phản ứng miễn dịch tốt nhất được cho là phản ứng do cơ thể tạo ra một cách tự nhiên, còn các tác dụng phụ mà chị e sợ không phải là sự đau mỏi đôi lúc xuất hiện sau khi tiêm vaccine, mà là nguy cơ làm tăng rối loạn tự miễn.

    Không có dữ liệu nào chứng minh điều này là sự thật. Tuy nhiên, các ý tưởng như vậy đang lan truyền trong một bộ phận người Nga có kiến thức y học, thậm chí trong cả một số bác sĩ Nga nữa.

    Mẹ của Oksana là một người rất sợ việc tiêm chủng. Bà là một bác sĩ và tham gia giảng dạy tại một trường y. Tương tự, Galina Chervonskaya - nhà hoạt động người Nga chống vaccine, là thành viên của Ủy ban Quốc gia Nga về Đạo đức sinh học thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga. Những người follow (theo dõi) Chervonskaya trên trang chia sẻ video YouTube coi bà là một trong số ít người có uy tín về thông tin vaccine mà họ có thể trông cậy.

    Đáng chú ý, các thuyết của Chervonskaya về mối nguy hiểm của vaccine lại lợi dụng niềm tin rằng mọi thứ là tốt đẹp hơn hoặc đáng tin cậy hơn vào thời Liên Xô. Chervonskaya tuyên bố rằng do tiêm chủng đại trà, dân số Nga đang ngày càng yếu hơn và trẻ em ngày nay kém khỏe mạnh hơn đáng kể so với những ai lớn lên thời XHCN trước đây.

    Tâm lý tin vào vaccine sản xuất theo lối truyền thống

    Có lẽ niềm tin ngày càng tăng vào thuốc theo phong cách Xô viết quen thuộc là một trong các lý do người Nga xếp hàng dài để tiêm vaccine CoviVac. Maksim Tersky, thầy thuốc chính tại bệnh viện AO Meditsina ở Moscow, nhận thấy rằng vaccine này được sản xuất thành các gói nhỏ, và sự khan hiếm này cho thấy mức độ mong muốn của người dân đối với loại vaccine này, đặc biệt là trong các thế hệ từng phải xếp hàng như vậy thời Xô viết. Ngoài ra, vaccine CoviVac do Trung tâm Chumakov phát triển - trung tâm này được thành lập thời Khrushchev và sử dụng công nghệ Liên Xô quen thuộc.

    Thực tế trên trái ngược hẳn với vaccine Sputnik V được nhà nước Nga hiện nay quảng bá rầm rộ. Sputnik V là vaccine cho dòng virus adeno, nghĩa là nó chứa đựng phiên bản virus vô hại đã được chỉnh sửa về gen, có khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch mà không gây bệnh cho người. Công nghệ sinh vật chỉnh sửa gen (GMO) mới hơn đáng kể so với công nghệ vaccine do CoviVac áp dụng - công nghệ phổ biến thời Xô viết, đây có lẽ là điều mà những người Nga ngại vaccine cảm thấy quen thuộc hơn và dễ được chấp nhận hơn.

    Bài viết được trích dẫn từ https://vov.vn/the-gioi/quan-s...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha: Đa số các ca nhiễm mới được ghi nhận trong 5 tuần gần đây là người chưa tiêm vaccine

    Hôm 19/7 (giờ địa phương), Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Carolina Darias cho biết phần lớn các ca nhiễm COVID-19 mới ở nước này trong 5 tuần gần đây là những người chưa tiêm vaccine. 

    Bà Darias cho biết chỉ có 5,5% ca nhiễm mới trong giai đoạn này là những người đã được tiêm chủng đầy đủ, 11,4% là những người đã được tiêm chủng một liều và có đến 83,1% chưa được tiêm chủng.

    "Chúng ta phải bắt kịp nhịp độ tiêm chủng mà chúng ta đã đạt được", Bộ trưởng Darias tuyên bố trong một cuộc họp báo.

    Theo cơ sở dữ liệu Our World In Data, Tây Ban Nha là quốc gia có tốc độ tiêm chủng nhanh thứ ba thế giới, chỉ sau Canada và Vương quốc Anh với 51,3% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ và 62,1% được tiêm chủng ít nhất một liều.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một quan chức Nhà Trắng mắc COVID-19 dù đã tiêm vaccine

    Người phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki cho biết một quan chức Nhà Trắng đã dương tính với SARS-CoV-2 dù đã tiêm vaccine, nhưng chỉ có các triệu chứng nhẹ và không có tiếp xúc gần với Tổng thống Joe Biden hay các nhân viên, quan chức Nhà Trắng khác. 

    Khi được hỏi liệu chính quyền có lo ngại rằng liệu những ca bệnh tương tự trường hợp này sẽ khiến người Mỹ thêm do dự về vaccine hay không, bà Psaki cho biết bà chưa thấy bất kỳ dữ liệu nào cho thấy xu hướng này.

    Bà Psaki nói: "Đây chính là lời nhắc nhở cho mọi người rằng vaccine có hiệu quả giảm triệu chứng nặng hoặc khiến người bệnh phải nhập viện".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    2/3 dân số Ấn Độ đã có kháng thể với virus SARS-CoV-2

    Khoảng 67,6% người dân Ấn Độ được khảo sát huyết thanh đã có kháng thể với virus SARS-CoV-2 – một bằng chứng cho thấy họ từng bị phơi nhiễm với loại virus này. Đây là kết quả của cuộc khảo sát huyết thanh lần thứ 4 vừa được Bộ Y tế Ấn Độ công bố ngày 20/7.

    Phát biểu tại buổi họp báo ở thủ đô New Delhi, Tổng giám đốc Hội đồng Nghiên cứu Y học Ấn Độ (ICMR) Balram Bhargava cho biết về tổng thể, tỷ lệ xuất hiện huyết thanh trong dân số nước này ở thời điểm hiện tại là 67,2%. 

    Kết quả này tới sau cuộc khảo sát huyết thanh lần thứ 4 được tổ chức trong tháng 6 và 7, tại 70 quận trong cả nước. Cuộc khảo sát tiến hành với hầu hết các nhóm tuổi, trong đó có nhóm thanh thiếu niên từ 6-17 tuổi. 

    Theo các số liệu chi tiết, với nhóm người từ 6-9 tuổi, tỉ lệ xuất hiện huyết thanh là 57,2%, thấp hơn mức trung bình của toàn dân. Trong khi nhóm từ 10 – 17 tuổi, tỷ lệ này là 61,6%; với những người từ 18- 44 tuổi, con số này là 66,7%. Nhóm dân số từ 45- 60 tuổi là những người có tỷ lệ xuất hiện huyết thanh cao nhất, ở mức 77,6%. 

    Với kết quả này, quan chức y tế Ấn Độ kết luận, 2/3 dân số nước này, gồm những người trên 6 tuổi đã từng bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Tỷ lệ xuất hiện huyết thanh tương đương giữa cả nam và nữ, ở cả nông thôn và thành thị.

    Đánh giá về ý nghĩa của con số này, Tổng giám đốc ICMR nhấn mạnh, điều quan trọng là 1/3 dân số Ấn Độ, tương đương 400 triệu người vẫn chưa có kháng thể với loại virus chết người này, do đó tiềm ẩn khả năng mắc Covid-19 rất cao. Điều đó cũng có nghĩa, đã xuất hiện nhưng tia hy vọng về khả năng thoát khỏi đại dịch của Ấn Độ trong tương lai. Tuy nhiên, giờ vẫn chưa phải lúc để chủ quan, lơ là phòng chống dịch bệnh. 

    "Chúng ta phải duy trì thái độ và các biện pháp phòng dịch phù hợp. Mức độ khảo sát huyết thanh toàn quốc không thay thế cho mức độ khảo sát huyết thanh ở các bang và các quận", ông Balram Bhargava nói,

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://vov.vn/the-gioi/23-dan...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia bác bỏ thông tin nghi ngờ hiệu quả vaccine Covid-19 của Trung Quốc

    Trả lời báo giới ngày 20/7 về một số ý kiến nghi ngờ chất lượng của hai loại vaccine Sinovac và Sinopharm của Trung Quốc được Campuchia sử dụng tiêm cho người dân, Quốc vụ khanh kiêm Phát ngôn viên Bộ Y tế Campuchia bà Or Vandine khẳng định đây là hai loại Vaccine đã được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và có tác dụng hiệu quả, an toàn.

    "Tôi thông báo rằng, trước khi cho phép sử dụng một loại vaccine nào thì tổ chức Y tế thế giới (WHO) đều nghiên cứu kỹ càng về tính hiệu quả và an toàn của vaccine. Vì vậy, vaccine Sinopharm, Sinovac, Pfizer, Johnson&Johnson, Astra Zeneca hoặc Moderna đều là vaccine có hiệu quả và an toàn khi sử dụng đối với con người”, bà Or Vandine nói.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thảm kịch Covid-19 ở Indonesia: Hệ thống y tế quá tải, nhiều người nằm chờ chết ở nhà

    Tháng này, Indonesia đã vượt Ấn Độ về số ca mắc trong ngày và vượt Brazil về số ca tử vong trong ngày vì Covid-19. Tổng số ca tử vong ở Indonesia hiện là 73.000 người. Ngày 19/7, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận 1.338 trường hợp tử vong vì Covid-19, mức cao nhất từ trước đến nay. 

    Indonesia rơi vào thảm kịch, người dân nằm chờ chết ở nhà; số người chết ở Ấn Độ có thể lên đến hàng triệu - Ảnh 1.

    Thảm kịch Covid-19 ở Indonesia. Ảnh: Al Jazeera

    Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, con số này vẫn thấp hơn so với thực tế bởi tỷ lệ xét nghiệm Covid-19 ở nước này vẫn quá chậm chạp.

    Những bệnh viện quá tải ở Indonesia hiện nay buộc phải từ chối những người mắc bệnh và ngày càng nhiều người qua đời ở nhà trong tình trạng bị cách ly. Nhiều người thậm chí không có cơ hội được điều trị y tế.

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể Delta đẩy châu Âu vượt mốc 50 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2, số người chết trong đại dịch ở Ấn Độ có thể lên đến hàng triệu

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 0h00 ngày 21/7 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 192.031.198 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.116.770 ca tử vong. 174.755.351 bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục.

    Indonesia rơi vào thảm kịch, người dân nằm chờ chết ở nhà; Số người chết ở Ấn Độ có thể lên đến hàng triệu - Ảnh 1.

    Mỹ đứng đầu thế giới về số ca mắc và ca tử vong với 35.018.753 ca, trong đó 624.983 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với 31.181.493 ca mắc và 414.657 ca tử vong. Brazil đứng thứ ba với 19.391.845 ca mắc, trong đó có 542.877 ca tử vong.

    Theo Báo Tin tức, biến thể Delta là nguyên nhân chính khiến tình hình dịch bệnh tại nhiều nước châu Âu trở nên phức tạp. Châu lục này trở thành khu vực đầu tiên trên thế giới vượt qua mốc 50 triệu ca mắc COVID-19. Châu Âu hiện ghi nhận khoảng 1 triệu ca mắc mới sau mỗi giai đoạn 8 ngày và đã có tổng cộng 1,3 triệu ca tử vong kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Số ca nhiễm của châu Âu đã chiếm 27% tổng số ca mắc COVID-19 toàn cầu và chiếm 31% số ca tử vong. Nga là nước châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất và sắp vượt mốc 6 triệu ca nhiễm.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Trong khi đó tại Ấn Độ, AP dẫn nguồn nghiên cứu chuyên sâu về tình hình tại quốc gia Nam Á cho hay, số ca tử vong vượt mức dự báo (excess deaths) ở nước này suốt kỳ đại dịch có thể gấp 10 lần số ca tử vong được ghi nhận do Covid-19 và khiến đại dịch nhiều khả năng trở thành thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất của Ấn Độ thời kỳ hiện đại. 

    Hầu hết các chuyên gia tin rằng dữ liệu chính thức của Ấn Độ (hơn 414.000 ca tử vong) là chưa được thống kê đầy đủ. Tuy nhiên chính phủ nước này khẳng định con số nêu trên là phóng đại. 

    Theo báo cáo của cựu cố vấn kinh tế cho chính phủ Ấn Độ, số ca tử vong vượt mức dự báo (excess deaths) - khoảng cách giữa số ca tử vong được ghi nhận và con số được dự kiến dưới điều kiện thông thường - rơi vào khoảng từ 3 cho tới 4,7 triệu ca trong khoảng tháng 1/2020 và tháng 6/2021, tức là cao hơn số ca tử vong ghi nhận trên toàn cầu tính đến thời điểm hiện tại.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại