Cập nhật lúc

COVID-19: Bill Gates nói Mỹ ứng phó Covid-19 "kém cỏi"; Nga chính thức vượt Trung Quốc về số ca nhiễm

Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về số ca nhiễm và tử vong do Covid-19.

AP đưa tin, chính quyền New York đã đưa ra quyết định chưa từng có tiền lệ khi hoãn cuộc bầu cử sơ bộ Tổng thống Mỹ, dự kiến diễn ra hôm 23/6 tới vì lo ngại về dịch COVID-19. 

Tuy nhiên, theo Fox 61, bang này vẫn sẽ tổ chức các vòng bầu cử sơ bộ cấp bang và quốc hội vào ngày 23/6.

54
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    WHO: Đại dịch COVID-19 còn lâu mới kết thúc

    Phát biểu trong cuộc họp báo mới đây, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng đại dịch COVID-19 chưa kết thúc. 

    "Đại dịch COVID-19 còn lâu mới kết thúc", ông Tedros nói. 

    Ông Tedros cho biết, WHO "tiếp tục quan ngại về xu hướng gia tăng ở châu phi, Đông Âu, châu Mỹ Latin và một số quốc gia châu Á". 

    "Trong tất cả các vùng, số ca nhiễm và số ca tử vong không được ghi nhận đầy đủ ở nhiều nước trong những khu vực này bởi năng lực xét nghiệm thấp".

    "Virus này sẽ không bị đánh bại nếu chúng ta không đoàn kết. Nếu chúng ta không đoàn kết, virus sẽ lợi dụng lỗ hổng giữa chúng ta và tiếp tục phá hoại. Nhiều mạng sống sẽ mất đi", ông Tedros nói thêm. 

    COVID-19: Bill Gates nói Mỹ ứng phó Covid-19 kém cỏi; Nga chính thức vượt Trung Quốc về số ca nhiễm - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New York hoãn bầu cử sơ bộ Tổng thống Mỹ vì COVID-19: Quyết định chưa từng có tiền lệ

    AP đưa tin, chính quyền New York đã đưa ra quyết định chưa từng có tiền lệ khi hoãn cuộc bầu cử sơ bộ Tổng thống Mỹ, dự kiến diễn ra hôm 23/6 tới vì lo ngại về dịch COVID-19. 

    Tuy nhiên, theo Fox 61, bang này vẫn sẽ tổ chức các vòng bầu cử sơ bộ cấp bang và quốc hội vào ngày 23/6.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia Indonesia ca ngợi chiến lược 12 điểm trong chống dịch COVID-19 của Việt Nam

    TTXVN đã đăng tải phần lược dịch bài phân tích của nhà văn, nhà báo nổi tiếng Indonesia Agus Marwan, Tổng Thư ký Diễn đàn Văn chương Indonesia về 12 điểm thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19, đăng trên tờ Suara Mahardika

    Trong bài phân tích, ông Agus Marwan nhận định: Việt Nam là quốc gia đáng quan tâm nhất trong đại dịch COVID-19 vì Việt Nam giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, trong khi không ít người Việt Nam sinh sống và làm việc tại địa điểm khởi phát dịch Vũ Hán.

    Ông Marwan cho rằng, với nguồn lực hạn chế, Việt Nam đã chống dịch COVID-19 thành công và được cộng đồng quốc tế ca ngợi nhờ có chiến lược và kế hoạch tốt. Cụ thể, từ rất sớm trước khi dịch bệnh xâm nhập, các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đã nhất trí về các biện pháp ứng phó bằng cách huy động các điều kiện và nguồn lực hiện có.

    COVID-19: Bill Gates nói Mỹ ứng phó Covid-19 kém cỏi; Nga chính thức vượt Trung Quốc về số ca nhiễm - Ảnh 1.

    Bài viết được dẫn nguồn từ Báo Tin tức. Mời độc giả bấm link để đọc bài viết đầy đủ tại đây 

    https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hong Kong phát triển xịt phủ bề mặt có tác dụng kháng khuẩn 90 ngày

    Các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST) cho biết, họ đã phát triển 1 lớp phủ kháng khuẩn, có tác dụng bảo vệ bề mặt trước các loại vi khuẩn và virus như loại gây COVID-19 trong vòng 90 ngày.

    Các nhà khoa học đã mất 10 năm để phát triển lớp phủ này. Có tên MAP-1, lớp phủ có thể được xịt lên các bề mặt thường được sử dụng ở nơi công cộng như nút bấm, tay vịn - các nhà khoa học của HKUST nói. 

    COVID-19: Bill Gates nói Mỹ ứng phó Covid-19 kém cỏi; Nga chính thức vượt Trung Quốc về số ca nhiễm - Ảnh 1.

    MAP-1 được ứng dụng tại 1 căn hộ ở Hong Kong. Ảnh: Reuters

    Lớp phủ sẽ được tạo thành sau khi xịt hàng triệu viên nhộng nano chứa chất khử trùng mà các nhà khoa học Hong Kong khẳng định là hiệu quả trong việc tiêu diệt virus, vi khuẩn, kể cả khi lớp phủ đã khô. 

    Khác với các phương pháp tẩy trùng thông thường như thuốc tẩy pha loãng và cồn, MAP-1 trở nên hiệu quả hơn bởi các polymer cảm nhiệt giải phóng chất khử trùng khi có tiếp xúc của con người. 

    Các nhà khoa học Hong Kong nhấn mạnh rằng, sản phẩm không độc hại và an toàn cho da, cũng như môi trường. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dòng tweet "sai kiến thức phổ thông" khiến ông Trump phải vội vàng xóa và đăng bài "chữa ngượng"

    Ngày 26/4 (giờ Mỹ), tổng thống Trump đã chỉ trích giới truyền thông, nói rằng các hãng báo chí nên trả lại "giải thưởng Noble" vì những thông tin mà truyền thông đã đưa tin về Nga. Sau đó ông Trump đã nhanh chóng xóa những dòng tweet về nội dung này.

    Cụ thể, ông Trump viết: "Khi nào tất cả những người 'phóng viên' từng nhận giải Noble nhờ vào những bài viết hoàn toàn sai lầm của họ về Nga, Nga, Nga mới trả lại giải thưởng Noble danh giá để chúng có thể được trao cho những PHÓNG VIÊN & NHÀ BÁO ĐÍCH THỰC?"

    Ông Trump sau đó nói ông có thể trao cho Hội đồng xét duyệt giải Nobel "một danh sách rất chi tiết" về những người mà ông cho là phóng viên "đích thực", và hỏi rằng bao giờ Hội đồng Nobel mới có thể đòi lại các giải thưởng này.

    Cuối cùng, ông Trump đặt ra câu hỏi: "Pháp luật cần được tận dụng để khắc phục sự bất công khủng khiếp này cũng như kiện tất cả những bên liên quan, bao gồm Tổ chức Tin Giả. Gửi tới tất cả các luật sư trên nước Mỹ, có ai dám nhận vụ kiện này không? Khi nào Hội đồng Noble mới hành động? Tốt nhất là nên nhanh một chút!"

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kenya: Giãn cách xã hội khi di chuyển bằng phà

    Mới đây, trên Twitter quận Mobasa, Kenya đăng tải hình ảnh hàng trăm người dân thực thi biện pháp giãn cách xã hội khi di chuyển bằng phà qua kênh Likoni.

    Tài khoản Twitter của quận Mombasa đã dùng hình ảnh này đề kêu gọi người dân áp dụng các biện pháp chống dịch nghiêm túc hơn nữa:

    "Tất cả chúng ta hãy cùng chú ý ý thức, kỷ luật, đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay chứa cồn, đồng thời tuân thủ khi di chuyển bằng phương tiện công cộng". 

    COVID-19: Bill Gates nói Mỹ ứng phó Covid-19 kém cỏi; Nga chính thức vượt Trung Quốc về số ca nhiễm - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: Ba người tái dương tính đã âm tính nCoV trở lại

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New Zealand tuyên bố "loại trừ" thành công COVID-19

    New Zealand vừa tuyên bố đã "loại trừ" được virus corona chủng mới khi nước này thông báo quyết định nới lỏng giới hạn từ mức 4 xuống mức 3 trong bối cảnh số ca nhiễm mới được ghi nhận ở mức 1 chữ số. 

    Tại cuộc họp báo hôm nay, 27/4, chính quyền New Zealand cho biết, nước này chỉ ghi nhận 1 ca nhiễm mới và 4 ca nghi nhiễm, cùng 1 trường hợp tử vong do COVID-19. 

    Ashley Bloomfield, Tổng giám đốc cơ quan y tế New Zealand cho biết, số ca ghi nhận thấp "cho chúng tôi tự tin rằng mình đã thành công với mục tiêu loại trừ". 

    Ông Bloomfield nhấn mạnh: "Mục tiêu của chúng tôi là loại trừ. Và xin được nhắc lại một lần nữa, điều đó không có nghĩa là tiêu diệt hoàn toàn mà có nghĩa là chúng tôi giảm thiểu được xuống 1 số lượng nhỏ ca bệnh để chúng tôi có thể loại trừ bất kỳ ca nào và bất kỳ đợt dịch nào có thể xảy ra". 

    Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho hay, virus corona chủng mới hiện đã được loại trừ nhưng New Zealand cần duy trì cảnh giác và vẫn có khả năng tiếp tục gặp thêm các ca nhiễm mới. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga ghi nhận hơn 2.000 quân nhân mắc COVID-19

    CNN dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này đã ghi nhận 2.090 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 trong số quân nhân, học viên sĩ quan và nhân viên dân sự. 

    Từ tháng 3 tới 26/4, có 874 quân nhân cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới. Bộ Quốc phòng Nga cho hay, phần lớn các quân nhân đã được cách ly tại nhà hoặc tại các bệnh viện quân đội. 

    Ngoài ra, còn 971 trường hợp mắc COVID-19 là học viên tại các trường và học viện quân sự khắp cả nước, cùng 245 nhân viên dân sự do Bộ Quốc phòng Nga tuyển dụng. Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga, phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng gì. 

    COVID-19: Bill Gates nói Mỹ ứng phó Covid-19 kém cỏi; Nga chính thức vượt Trung Quốc về số ca nhiễm - Ảnh 1.

    Ảnh: Dmitri Lovetsky/AP

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    300.000 người có thể chết đói mỗi ngày trong 3 tháng nếu Chương trình Lương thực Thế giới bị gián đoạn vì COVID-19

    300.000 người có thể bị chết đói mỗi ngày trong 3 tháng nếu cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra cản trở Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), giám đốc WFP cảnh báo. 

    Trong cuộc phỏng vấn với AP, ông David Beasley cho biết, ông cũng đang nói với các nhà lãnh đạo rằng duy trì chuỗi cung ứng là vô cùng quan trọng và có nhiều trở ngại tìm tàng, bao gồm cả hạn chế xuất khẩu, biên giới, cảng bị đóng cửa, nông trại không sản xuất và đường phố bị phong tỏa. 

    Ông Beasley cho hay, mỗi ngày ông dành hàng tiếng đồng hồ để trao đổi vưới quan chức tại các quốc gia tài trợ nhằm nỗ lực duy trì nguồn tài trợ đổ về nhưng ông sợ rằng các vấn đề kinh tế nghiêm trọng sẽ dẫn tới nguy cơ cắt giảm viện trợ. 

    Theo ông Beasley, hàng đêm trên toàn thế giới có tới 821 triệu người đi ngủ với chiếc bụng rỗng. WFP đang cung cấp thực phẩm cho gần 100 triệu người mỗi ngày. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19: Những cuộc gọi đến TQ mua hàng chục triệu túi đựng xác và ý định đáng sợ sau đơn hàng "khủng"

    Yêu cầu và đơn đặt hàng khắp nơi trên thế giới, bao gồm từ Pháp và Mỹ, đang vượt quá khả năng sản xuất của các doanh nghiệp Trung Quốc.

    Một số yêu cầu và đơn hàng đến trực tiếp từ bệnh viện tại nước ngoài, nhiều đơn hàng còn đến từ những đơn vị trung gian nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong kinh doanh vật tư y tế.

    Nhu cầu túi đựng thi thể gia tăng ở nhiều nước giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tiếp tục lây lan và gây thêm nhiều thiệt hại về người trên toàn cầu.

    Thống kê của Đại học John Hopkins (Mỹ) tính đến 15h chiều nay, 27/4 (theo giờ Việt Nam), ghi nhận 2.973.264 ca mắc Covid-19 và 206.569 trường hợp tử vong trên toàn thế giới, trong đó Mỹ đứng đầu cả về số ca nhiễm lẫn ca tử vong.

    Số người chết gia tăng khiến một số khu vực bị khan hiếm túi đựng xác. Ở thành phố New York, có nhiều trường hợp nhân viên nhà xác phải tận dụng cả chăn, vải,... để bọc thi thể bệnh nhân tử vong do không còn túi đựng xác.

    Do nhu cầu tăng vọt, một số đối tác nước ngoài đã thuyết phục các đơn vị sản xuất vật tư bảo hộ của Trung Quốc chuyển sang sản xuất túi đựng xác.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ: Phát 10.000 chiếc ô để giúp dân duy trì giãn cách xã hội

    Một ngôi làng ở bang Kerala, miền Nam Ấn Độ đang phát 10.000 chiếc ô cho người dân để giúp duy trì giãn cách xã hội, CNN đưa tin. 

    "Chúng tôi hy vọng những đám mây COVID-19 sẽ sớm tan nhưng trong mùa hè và những ngày mưa sắp tới, chúng ta hãy tiếp tục giãn cách xã hội bằng cách mở 1 chiếc ô", chủ tịch ủy ban xã Thannermukkom PSS Jyothi nói. 

    COVID-19: Bill Gates nói Mỹ ứng phó Covid-19 kém cỏi; Nga chính thức vượt Trung Quốc về số ca nhiễm - Ảnh 1.

    Ảnh: PSS Jyothi

    Ý tưởng của hành động này là nhằm duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét khi hai người đứng bên nhau mở ô. Cùng với ô, mỗi người dân ở Kerala sẽ nhận được 2 chiếc khẩu trang. 

    Một số biện pháp sáng kiến đã được ứng dụng để giúp khống chế sự lây lan của virus corona chủng mới và tìm kiếm các mối tiếp xúc của bệnh nhân. 

    Hồi đầu tháng này, nhiều kiosk đã được lập tại 1 quận ở Kerala để phục vụ thu thập mẫu. Một bệnh viện ở Kerala còn sử dụng robot để phát thuốc và thực phẩm cho bệnh nhân trong khu cách ly nhằm giảm khả năng tiếp xúc. 

    Kerala là bang đầu tiên ở Ấn Độ ghi nhận các trường hợp COVID-19. Bang này hiện có 458 ca bệnh và 4 ca tử vong. Ấn Độ có tổng 27.892 ca bệnh, trong đó có 872 trường hợp tử vong, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết. 

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bắc Italy: Công tố viên mở cuộc điều tra về cách ứng phó với COVID-19

    Các công tố viên ở thành phố Bergamo, miền Bắc Italy, đã mở 1 cuộc điều tra về cách ứng phó với dịch COVID-19 tại đó, văn phòng của Công tố viên Maria Cristina Rotta cho biết. 

    Trước đó, công dân Bergamo Luca Fusco, người có cha tử vong vì virus corona chủng mới, đã lập 1 nhóm Facebook với tên gọi "Noi Denunceremo" (nghĩa là "chúng tôi lên án các bạn") để yêu cầu chính quyền chịu trách nhiệm.

    Trong khi đó, một hiệp hội bác sĩ ở Italy (ANAAO) đã đệ đơn khiếu nại chính thức lên các công tố viên ở 10 vùng liên quan tới sự việc mà hiệp hội này mô tả là thiếu hụt trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho nhân viên y tế. 

    Tính đến nay, 150 bác sĩ ở Italy đã tử vong vì nhiễm SARS-CoV-2, Hiệp hội Bác sĩ Italy cho hay và bổ sung thêm rằng 10% ca bệnh là người làm trong ngành chăm sóc y tế. 

    Bergamo nằm ở Lombardy, tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 ở Italy và là một trong số những khu vực đầu tiên bị áp dụng các giới hạn nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bluezone: Phần mềm chống COVID-19 của Việt Nam công khai mã nguồn, khẳng định an toàn

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bill Gates vừa khen vừa bênh vực Trung Quốc hết lời, nhận định Mỹ ứng phó Covid-19 kém cỏi

    Trong cuộc phỏng vấn với đài CNN vào hôm Chủ Nhật (26/4), Bill Gates cho rằng vẫn còn quá sớm để nói về việc Trung Quốc có đáng bị chỉ trích cho sự bùng phát của dịch COVID-19 hay không. Tỷ phú giàu thứ hai thế giới cũng nhận định những nỗ lực đổ lỗi cho Bắc Kinh chỉ gây ra sự 'phân tâm'' trong công tác phòng chống dịch của thế giới.

     

    Trung Quốc đã làm tốt nhiều việc ngay từ đầu, giống như bất cứ quốc gia nào khi một loại virus mới lần đầu xuất hiện.

    Tỷ phú Bill Gates

    "Đây là lúc để tận dụng nền khoa học tuyệt vời mà chúng ta đang có. Thực tế, chúng ta đang cùng nhau chung tay hiệu chỉnh lại công tác xét nghiệm và tìm ra vaccine, cũng như giảm thiểu thấp nhất hàng nghìn tỷ USD thiệt hại và rất nhiều thứ khác không thể đo lường được về mặt kinh tế. Chúng khiến cho tình trạng của chúng ta rất tồi tệ. Vì vậy, đó là sự phân tâm." ông Gates nói tiếp.

    Trong khi đó, cách nước Mỹ ứng phó dịch COVID-19 ‘đặc biệt kém cỏi’ so với các quốc gia khác, vốn đã hạn chế được những tác động đến nền kinh tế, theo Bill Gates.

    "Một vài quốc gia đã phản ứng rất nhanh và thực hiện tốt việc xét nghiệm, nhờ đó họ đã tránh được những tổn thất to lớn về kinh tế. Trong khi đó, thật đáng buồn khi nước Mỹ, vốn được kỳ vọng là sẽ làm tốt, lại có cách ứng phó dịch bệnh đặc biệt kém cỏi".

    Mời độc giả theo dõi toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    11 ngày liên tiếp Việt Nam không có ca Covid-19 mới lây trong cộng đồng

    18h chiều 27/4, Bộ Y tế thông tin Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới, tổng ca nhiễm trong nước đang dừng ở con số 270 người.

    Như vậy tính từ 6h sáng ngày 16/4 ghi nhận ca thứ 268 đến nay, 11 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng. Trong thời gian này có thêm 2 ca mới ghi nhận là nguồn 'nhập khẩu' từ nước ngoài.

    Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 52.428, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 323; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.311; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 40.794.

    Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19: Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 8 ca. Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với SARS-CoV-2: 6 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha: Số ca tử vong tăng cao trở lại sau 1 ngày giảm

    Bộ Y tế Tây Ban Nha ngày 27/4 thông báo nước này có thêm 331 ca tử vong do Covid-19 trong vòng 24 giờ, nâng tổng số người chết lên 23.521. Như vậy, số ca tử vong ở Tây Ban Nha đã trở lại mức tăng trên 300 người, sau 1 ngày giảm xuống dưới con số này (ghi nhận 288 ca tử vong ngày 26/4).

    Tổng số ca nhiễm tại Tây Ban Nha đã tăng lên 209.465 trường hợp.

    Dù vẫn là một trong những nước bị dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề nhất, các số liệu bắt đầu cho thấy tiến triển tích cực. Thống kê ngày 27/4 đánh dấu 4 ngày liên tiếp có số ca tử vong dưới 400, sau khi "lập đỉnh" 950 ca tử vong hôm 2/4.

    Người dân Tây Ban Nha cũng bắt đầu hình dung rõ hơn về điều mà giới chức mô tả là "thường thái mới". Từ ngày 26/4, hơn 6 triệu trẻ em đã được phép ra ngoài trời lần đầu tiên sau 6 tuần, với những quy định nghiêm ngặt: Trẻ em được quy định là 13 tuổi hoặc nhỏ hơn, chỉ hoạt động trong phạm vi 1km quanh nhà và được 1 người lớn quản lý. Thời gian được phép ra khỏi nhà là 1 tiếng mỗi ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản: Thủ tướng Shinzo Abe nhận trách nhiệm hoàn toàn về Covid-19

    COVID-19: Bộ xét nghiệm TQ về tới Ấn Độ bị đội giá gấp đôi; Mỹ đã ghi nhận gần 1 triệu ca nhiễm bệnh - Ảnh 1.

    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh: Reuters)

    Trong cuộc họp chiều 27/4, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định rằng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động của nền kinh tế thế giới đang ngừng trệ và Nhật Bản cũng đang trong tình trạng rất khó khăn, đồng thời cho biết tình hình này có thể sẽ kéo dài. 

    Trước tình hình dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu khả quan tại Nhật Bản, Thủ tướng Abe cho biết sẽ tham vấn ý kiến của các chuyên gia về việc kéo dài hay không kéo dài tình trạng khẩn cấp. Hiện tại tình hình dịch bệnh vẫn lan rộng tại các địa phương. Cuộc chiến với dịch bệnh này là một cuộc chiến lâu dài. 

    Chính phủ sẽ nỗ lực hết sức để có thể sớm ổn định tâm lý cho nhân dân. Thủ tướng Abe cũng cho rằng tất cả trách nhiệm về công tác phòng chống dịch Covid-19 là thuộc về ông.

    Đến nay, toàn Nhật Bản có 13.444 ca mắc, 386 người tử vong do Covid-19. Dịch bệnh đã lan ra 46/47 tỉnh thành, trong đó, Tokyo là nơi nhiễm nhiều nhất với 3.908 ca, Osaka với 1.491 ca.

    Nhằm ngăn ngừa bệnh dịch lây lan, trong ngày hôm nay (27/4), Nhật Bản cũng quyết định thêm 14 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có Nga tạm thời không được nhập cảnh vào Nhật Bản.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

      

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ xét nghiệm Trung Quốc về tới Ấn Độ bị đội giá gấp đôi

    Đài NDTV hôm 27-4 cho biết chính phủ Ấn Độ đặt hàng các bộ xét nghiệm Covid-19 từ Công ty Wondfo (Trung Quốc) thông qua Hội đồng Nghiên cứu Y tế Ấn Độ (ICMR) cách đây 1 tháng.

    Hôm 16-4, Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc, Vikram Misri, xác nhận trên mạng xã hội Twitter rằng 650.000 bộ xét nghiệm đã được gửi đến Ấn Độ.

    Bình thường, nhà nhập khẩu Matrix mua mỗi bộ xét nghiệm tương tự chỉ với giá 245 rupee (3,22 USD). Tuy nhiên, các nhà phân phối Real Metabolics và Aark Pharmaceuticals bán lại cho chính phủ Ấn Độ với giá 600 rupee (7,88 USD), cao hơn 60%.

    COVID-19: Bộ xét nghiệm TQ về tới Ấn Độ bị đội giá gấp đôi; Mỹ đã ghi nhận gần 1 triệu ca nhiễm bệnh - Ảnh 1.

    Rắc rối bắt đầu khi chính quyền bang Tamil Nadu cũng mua bộ xét nghiệm Trung Quốc với giá 600 rupee từ Matrix nhưng thông qua một nhà phân phối khác là Shan Biotech. Real Metabolics sau đó khẳng định tại Tòa án Tối cao Ấn Độ rằng họ là nhà phân phối độc quyền các bộ xét nghiệm Covid-19 do Matrix nhập khẩu.

    Khi phát hiện giá các bộ xét nghiệm cao hơn bình thường, tòa án ra lệnh giảm xuống còn 400 rupee (5,25 USD)/bộ, đồng thời cho biết: "Nền kinh tế gần như dậm chân tại chỗ trong 1 tháng qua. Để mọi người yên tâm rằng đại dịch đã được kiểm soát, cần có thêm bộ xét nghiệm khẩn cấp với chi phí thấp nhất, qua đó thực hiện xét nghiệm rộng khắp trên cả nước".

    Tuần trước, ICMR tạm ngừng sử dụng bộ xét nghiệm của Wondfo sau khi một số bang tại Ấn Độ phàn nàn chúng bị lỗi. Chính quyền bang Rajasthan cho hay chúng chỉ đạt hiệu quả 5,4%. Đáp lại, Trung Quốc phủ nhận bộ xét nghiệm của họ có chất lượng kém.

    Hôm 27-4, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 27.977 ca nhiễm và 884 ca tử vong do Covid-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ đã ghi nhận gần 1 triệu ca nhiễm COVID-19

    COVID-19: Bệnh nhân đầu tiên chữa bằng huyết tương ở Ấn Độ đã hồi phục; Vũ Hán không còn ca nhiễm bệnh - Ảnh 1.

    Ảnh: AFP

    Một tuần mới cũng đã bắt đầu tại nước Mỹ, quốc gia hiện đang bị đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, tính đến ngày 27/4, Mỹ đã xác nhận hơn 965.000 ca nhiễm và gần 55.000 ca tử vong do COVID-19. 

    Trong khi số ca nhiễm vẫn chưa có dấu hiệu ngừng tăng, thì một số tiểu bang và thành phố tại Mỹ đã chuẩn bị tái mở cửa nền kinh tế của họ trong tuần này. 

    Tại bang New York, một trong những tâm dịch lớn nhất của Mỹ, số người nhập viện, nhiễm bệnh và tử vong mới do COVID-19 đã bắt đầu có chiều hướng giảm xuống, theo Thống đốc Andrew Cuomo.

    Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Đại học Washington và lời khuyến nghị của các quan chức thuộc lực lượng đặc nhiệm ứng phó với COVID-19 của Nhà Trắng, các bang không nên tái mở cửa nền kinh tế của họ trước ngày thứ 6 tuần này, và nhiều bang nên chờ thêm một thời gian nữa.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Italy công bố kế hoạch ứng phó dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2

    Italy công bố kế hoạch ứng phó dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây http://toquoc.vn/italy-cong-bo...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM: Đảm bảo 100% học sinh được kiểm tra sức khỏe và đeo khẩu trang khi đến trường

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lần đầu tiên kể từ ngày 14/3, Thái Lan ghi nhận số ca nhiễm mới trong 24h giảm xuống mức 1 chữ số

    COVID-19: Bệnh nhân đầu tiên chữa bằng huyết tương ở Ấn Độ đã hồi phục; Vũ Hán không còn ca nhiễm bệnh - Ảnh 1.

    Nguồn: Báo Tin tức

    Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 27/4 là ngày đầu tiên kể từ sau ngày 14/3 Thái Lan ghi nhận số các ca mới mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 theo ngày giảm xuống mức 1 con số. Tuy nhiên, giới chức nước này vẫn cảnh báo rằng số lượng các ca mắc bệnh trên thực tế có thể cao hơn do việc xét nghiệm còn hạn chế.

    Với 9 ca nhiễm mới và 1 ca tử vong mới ghi nhận trong ngày 27/4, tổng số ca nhiễm ở Thái Lan cho đến nay là 2.931 ca, trong đó có 52 ca tử vong. Trong khi đó truyền thông sở tại cho biết Trung tâm Quản lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) đã nhất trí kéo dài Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp thêm 1 tháng nữa sau khi sắc lệnh hết hạn vào ngày 30/4.

    Chính phủ Thái Lan đã ban bố Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp từ ngày 26/3 đến ngày 30/4 với mục tiêu hạn chế người dân đi lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Trong số các chỉ thị được ban hành theo sắc lệnh này có lệnh cấm tụ tập đông người và lệnh giới nghiêm từ 22h00 hôm trước đến 4h00 hôm sau.

    Tính đến ngày 27/4, Thái Lan đã điều trị thành công cho 2.609 bệnh nhân COVID-19, trong khi còn 270 trường hợp vẫn đang nằm viện. Mặc dù có những số liệu đáng khích lệ, giới chức Thái Lan vẫn khuyến cáo rằng người dân không thể trở lại với cách sống mà họ từng có trước khi bùng nổ dịch bệnh.

    Trước đó, ngày 26/4, người phát ngôn Trung tâm Quản lý Tình hình COVID-19 Taweesilp Visanuyothin khuyến cáo có thể phải đến đầu năm sau thì mới có vaccine phòng ngừa virus SARS-CoV-2, do vậy, chính phủ sẽ phải tiếp tục duy trì các biện pháp nghiêm ngặt để chống lại dịch bệnh này.

    Ông Taweesilp nhấn mạnh sẽ phải mất một thời gian dài trước khi dịch lắng xuống và để Thái Lan trở lại nhịp sống bình thường. Hai biện pháp duy nhất để có thể chấm dịch COVID-19 là thuốc để điều trị hiệu quả và vaccine ngừa bệnh ngay từ đầu. Nếu không có hai biện pháp này người dân Thái Lan sẽ phải duy trì những thói quen lành mạnh, đeo khẩu trang, rửa tay và giữ khoảng cánh cho đến khi có vaccine phòng chống COVID-19. Do đó, ông Taweesilp khẳng định Thái Lan vẫn không thể hạ thấp mức độ cảnh giác.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lô hàng 10 triệu khẩu trang đã được chuyển tới Đức từ Trung Quốc

    Theo CNN, chiếc vận tải cơ lớn nhất thế giới thuộc biên chế của quân đội Đức - Antonov AN-225 - đã đưa lô hàng này tới sân bay Leipzig của Đức trong ngày hôm nay (27/4). Dự kiến 15 triệu chiếc khẩu trang sẽ được chuyển đến trong 2 chuyến bay tới.

    Hiện tại, gần như toàn bộ các bang của Đức đã yêu cầu người dân bắt buộc đeo khẩu trang tại một số địa điểm công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga chính thức vượt Trung Quốc về số ca nhiễm COVID-19

    COVID-19: Bệnh nhân đầu tiên chữa bằng huyết tương ở Ấn Độ đã hồi phục; Vũ Hán không còn ca nhiễm bệnh - Ảnh 1.

    Ảnh: TASS

    Theo thông tin của hãng thông tấn TASS, Nga đã chính thức vượt Trung Quốc về số ca nhiễm COVID-19 trong ngày hôm nay (27/4) với 6.198, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 87.147 người.

    Trong khi đó, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc tính đến thời điểm hiện tại là 84.500 người.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân Covid-19 đầu tiên chữa bằng huyết tương ở Ấn Độ đã hồi phục

    COVID-19: Bệnh nhân đầu tiên chữa bằng huyết tương ở Ấn Độ đã hồi phục; Vũ Hán không còn ca nhiễm bệnh - Ảnh 1.

    Bệnh nhân người Ấn Độ đầu tiên mắc Covid-19 được điều trị bằng liệu pháp huyết tương đã hồi phục và xuất viện tại thủ đô New Delhi hôm 26/4.

    Theo truyền thông Ấn Độ, bệnh nhân nam, 49 tuổi nhập viện trong tình trạng mắc Covid-19 và bệnh đã trở nên trầm trọng, phải dùng máy thở. Tuy nhiên, sau 2 tuần điều trị bằng liệu pháp huyết tương, bệnh nhân đã hồi phục và sức khỏe ổn định. Theo quy định của Chính phủ Ấn Độ, mặc dù được xuất viện nhưng bệnh nhân này vẫn phải tự cách ly tại nhà trong thời gian 2 tuần.

    Liệu pháp điều trị bằng huyết tương là tiêm huyết tương của người mắc Covid-19 đã hồi phục vào cơ thể bệnh nhân nhiễm khác, sử dụng kháng thể trong huyết tương chống lại SARS-CoV-2.

    Trước đó, Chính quyền thành phố New Delhi đã kêu gọi các bệnh nhân mắc Covid-19 khỏi bệnh hiến huyết tương cho các bệnh viện để giúp các bệnh nhân đang mắc Covid-19 chống lại căn bệnh này./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     Xem thêm:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore có thêm gần 800 ca nhiễm mới trong vòng 24h

    COVID-19: Nga lần đầu công bố số ca nhiễm trong quân đội; thành phố Vũ Hán (TQ) không còn ca nhiễm bệnh - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: AFP

    Theo thông cáo mới của bộ Y tế Singapore được phát vào trưa ngày hôm nay (27/4 - theo giờ địa phương), nước này đã ghi nhận thêm 799 ca nhiễm COVID-19 mới trong vòng 24h qua.

    Trong số đó, đa phần là người lao động nhập cư sống trong các khu tập thể đông đúc, và chỉ có 14 trường hợp là công dân Singapore hoặc công dân thường trú tại Singapore.

    Trong những tuần gần đây, Singapore đã ghi nhận số trường hợp nhiễm COVID-19 tăng mạnh liên quan tới những người lao động nhập cư.

    Hiện tại, với hơn 13.000 ca nhiễm COVID-19, Singapore vẫn là quốc gia bị dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề nhất tại khu vực Đông Nam Á.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: 16% dân số có nguy cơ thất nghiệp

    COVID-19: Nga lần đầu công bố số ca nhiễm trong quân đội; thành phố Vũ Hán (TQ) không còn ca nhiễm bệnh - Ảnh 1.

    Việc nền kinh tế Mỹ phải đóng cửa do đại dịch Covid-19 là một cú sốc mang tính lịch sử, có thể khiến tỷ lệ thất nghiệp ở nước này lên mức 16% hoặc cao hơn trong tháng này và vì thế cần thêm các biện pháp kích thích kinh tế nhằm đảm bảo một sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế. Đây là cảnh báo đưa ra ngày 26/4 của Cố vấn kinh tế Nhà trắng Kevin Hassett.

    Theo ông Kevin Hassett, tình hình thực sự nghiêm trọng. Đây là cú sốc tiêu cực lớn nhất mà nền kinh tế Mỹ từng đối mặt. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiệm cận ở mức của cuộc Đại khủng hoảng năm 1930. Lệnh phong tỏa được áp dụng trên khắp nước Mỹ nhằm làm chậm đà lây lan của dịch Covid-19 đã gây cản trở nền kinh tế, khiến các doanh nghiệp phải đóng cửa và tình trạng thất nghiệp tăng vọt.

    Con số kỷ lục 26,5 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp kể từ giữa tháng 3, trong khi doanh số bán lẻ, xây dựng và niềm tin của người tiêu dùng sụp đổ...

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc): Bệnh nhân COVID-19 cuối cùng đã được xuất viện

    Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông) dẫn lời ông Mi Feng, phát ngôn viên của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết "ngày 26/4, Vũ Hán đã chính thức không còn ca bệnh COVID-19 nhờ những nỗ lực chung của thành phố, cùng với đó là viện trợ y tế của chính phủ dành cho tỉnh Hồ Bắc".

    Tuyên bố trên được đưa ra vào 1 ngày sau khi bệnh nhân COVID-19 cuối cùng của Vũ Hán được xuất viện. Đây cũng là ca bệnh nặng cuối cùng tại tỉnh Hồ Bắc.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thứ trưởng Bộ Y tế Anh: Vương Quốc Anh vẫn chưa thể dỡ bỏ các lệnh hạn chế

    Tuyên bố trên đã được Thứ trưởng Bộ Y tế Anh Edward Argar đưa ra trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Sky News của nước này.

    Cụ thể, ông Argar cho biết: "Chúng ta sẽ cân nhắc [việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa và hạn chế] dựa trên các thông tin khoa học. Và trong thời điểm hiện tại, khoa học nói rằng chúng ta vẫn chưa sẵn sàng dỡ bỏ các lệnh hạn chế".

    Nói về hiệu của của các biện pháp nêu trên, ông Argar cho biết nước Anh "đã có tiến bộ rất lớn... nhưng bây giờ vẫn chưa phải là lúc nơi lỏng".

    Nhiều quốc gia tại châu Âu như Thụy Sĩ và Italy đã bắt đầu nới lỏng một số lệnh hạn chế từng được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới.

    Được biết, Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ bắt đầu trở lại làm việc vào thứ 2 tuần này và chủ trì cuộc họp báo của chính phủ về COVID-19 trong buổi sáng cùng ngày.

    Vương Quốc Anh đã ghi nhận ít nhất 154.037 ca nhiễm và 20.795 ca tử vong do COVID-19, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 3 ca tái dương tính, Việt Nam có bao nhiêu F1,F2 đang cách ly y tế?

    Thông tin mới nhất cập nhật ngày 27/4 từ Bộ Y tế cho biết, trong 3 ngày qua Việt Nam ghi nhận 8 ca mắc COVID-19 tái dương tính. Hiện có 52.428 người đang được cách ly tập trung và cách ly tại nhà để theo dõi y tế.

    Theo đó, Việt Nam đứng thứ 124/212 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tính từ ngày 16/4 đến nay (ngày thứ 11), tại Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng. Như vậy từ ngày 23/1 đến nay, nước ta ghi nhận tổng cộng 270 ca mắc COVID-19, chưa có ca tử vong trong khi 225 người đã được công bố khỏi bệnh.

    Về số người cách ly, so với ngày hôm qua, 26/4, thời điểm sáng 27/4 số người cách ly tăng 232 người.

    Trong khi số người phải cách ly tại nhà, nơi lưu trú giảm mạnh (giảm 1.241 người) và có 2 người ra khỏi khu cách ly tại bệnh viện, thì số người cách ly tập trung tại cơ sở khác tăng thêm 1.475 người. Đây là những người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://www.tienphong.vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gần như toàn bộ các bang của Đức đã yêu cầu người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng

    COVID-19: Nga lần đầu công bố số ca nhiễm trong quân đội; hồi sinh nước Mỹ hậu COVID-19 sẽ phải mất nhiều năm - Ảnh 1.

    Ảnh: AP

    Theo thông tin của CNN, tính đến ngày hôm nay (27/4), gần như toàn bộ 83 triệu dân của nước Đức đã được yêu cầu đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng. Quy định này sẽ có một số sự khác biệt theo từng bang của Đức, cụ thể:

    Quy định tại Berlin là ít nghiêm ngặt nhất; người dân tại Thủ đô của Đức chỉ bắt buộc phải đeo khẩu trang khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Trong khi đó, tại các khu vực khác của nước Đức, người dân không chỉ phải đeo khẩu trang khi di chuyển trên các phương tiện công cộng, mà còn phải làm điều này khi đến các cửa hàng...

    Tuần trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi chính quyền các bang của Đức khuyến nghị người dân đeo khẩu trang tại nơi công cộng nhằm ngăn virus lây lan khi nước này mở cửa trở lại, nhưng việc thực hiện lời kêu gọi này tại các bang không có sự thống nhất và đồng đều.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga lần đầu công bố số ca mắc COVID-19 trong quân đội: Chưa đến 1.000 người

    Dẫn một thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, đài Sputnik đưa tin "trong cuộc xét nghiệm quy mô lớn lực lượng vũ trang Nga từ tháng Ba đến 26/4 năm nay, tổng cộng 874 binh sĩ dương tính với COVID-19. Trong đó, 314 người đang được điều trị tại các bệnh viện của Bộ Quốc phòng, 175 người khác điều trị trong bệnh xá tại nơi đóng quân, 6 người trong các cơ sở y tế thuộc hệ thống chăm sóc sức khỏe dân sự và 379 người tự cách ly tại nhà".

    Tuần trước, Nga đã cách ly theo dõi hàng nghìn binh sĩ tham gia luyện tập diễu binh Ngày Chiến thắng do không thực hiện đúng quy tắc về giãn cách xã hội ở thời điểm dịch COVID-19 lây lan. Ngày 21/4, Bộ Quốc phòng Nga cho biết 15.000 binh sĩ được điều động trở về căn cứ quân sự và cách ly trong 2 tuần. Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga được đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin hoãn tổ chức lễ diễu binh kỷ niệm Ngày chiến thắng (9/5) vốn thường tổ chức tại Quảng trường Đỏ để tri ân những cựu chiến binh và tưởng nhớ nạn nhân của Chiến tranh Thế giới thứ hai.

    Theo thống kê trên website www.worldometers.info, tính đến sáng 27/4, Nga ghi nhận tổng cộng 80.949 ca mắc COVID-19, trong đó có 747người tử vong. Số bệnh nhân bình phục là 6.767 người.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New Zealand sẽ gỡ bỏ một số quy định khắt khe nhất

    Gần 1 triệu người Mỹ nhiễm COVID-19; Nga có số ca nhiễm mới trong 24h cao nhất thế giới - Ảnh 1.

    Ảnh: Bradley White/Getty Images

    New Zealand sẽ gỡ bỏ một số hạn chế và phong tỏa giữa lúc quốc gia này đang chuyển từ cảnh báo cấp độ 4 xuống cấp độ 3.

    Theo đó, New Zealand vẫn sẽ thực hiện phong tỏa, nhưng một số điều kiện sẽ được nới lỏng. Trường học có thể mở cửa, người dân có thể mua đồ ăn mang về, tham gia một số hoạt động giải trí, bơi tại bãi biển. Tối đa 10 người có thể tham gia đám cưới hoặc tang lễ.

    Cảnh báo cấp độ 3 sẽ không cho phép các hoạt động xã hội khác được tiến hành, nhưng sẽ cho phép những hoạt động kinh tế như xây dựng, chế tạo và khai thác gỗ.

    Số ca bệnh ở New Zealand đã giảm trong thời gian vừa qua. Ngày 27/4, New Zealand thông báo chỉ có 1 trường hợp mới, 4 "ca nghi nhiễm" và 1 ca tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Những nơi Covid-19 không “bén mảng” ở Mỹ

    Gần 1 triệu người Mỹ nhiễm COVID-19; Nga có số ca nhiễm mới trong 24h cao nhất thế giới - Ảnh 1.

    Theo đài ABC7, hôm 26-4, chủ cửa hàng sách Wandering Hermit Books, Dan Brecht, cho biết công việc kinh doanh của ông vẫn diễn ra tốt đẹp.

    "Chúng tôi khá ổn. Những người không có gì làm có thể vào đọc sách hoặc chơi ghép hình" – ông Brecht nói. Cửa hàng của ông này đặt ở hạt Platte, bang Wyoming với dân số khoảng 9.000 và chưa ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 nào cho đến hiện tại.

    Hầu hết cư dân địa phương ở bang Wyoming chia sẻ họ không ngạc nhiên về việc không có ca nhiễm SARS-CoV-2 bởi đa số đều là khu vực nông thôn nên họ quen "giãn cách xã hội" từ nhỏ.

    Trong bối cảnh đại dịch bùng phát ở Mỹ, chính quyền bang Wyoming đề ra yêu cầu cách ly 2 tuần đối với người ngoài. "Chúng tôi sẽ đối xử với bạn như thể bạn mắc bệnh dịch hạch. Xin lỗi về điều đó. Chúng tôi cẩn thận với mọi người xung quanh" - điều phối viên quản lý khẩn cấp hạt Platte Terry Stevenson lưu ý.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ đi làm ngày hôm nay

    Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ trở lại làm việc vào ngày hôm nay (27/4) sau khi được điều trị khỏi bệnh COVID-19.

    Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Đệ nhất Quốc vụ khanh Anh Dominic Raab sẽ ngừng các công việc điều hành thay thế và trao trả toàn quyền cho ông Johnson.

    Ông Johnson đã rời bệnh viện vào ngày 26/4 sau khi bình phục do bệnh COVID-19.

    Gần 1 triệu người Mỹ nhiễm COVID-19; Nga có số ca nhiễm mới trong 24h cao nhất thế giới - Ảnh 1.

    Ảnh: Alberto Pezzali/AP

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Trump bác tin đồn sa thải Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh

    Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua (26/4) đã bác bỏ tin đồn ông đang có kế hoạch sa thải Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh (HHS) Alex Azar.

    Ông Trump đăng tải dòng Tweet nêu rõ: "Thông tin về việc tôi sẽ sa thải Bộ trưởng Y tế và dịch vụ nhân sinh (HHS) Alex Azar là tin giả. Ông Azar đã thực hiện công việc rất xuất sắc".

    Gần 1 triệu người Mỹ nhiễm COVID-19; Nga có số ca nhiễm mới trong 24h cao nhất thế giới - Ảnh 1.

    Trước đó hôm 26/4, tờ Wall Street Journal và Politico đưa thông tin cho biết, chính quyền ông Trump đang xem xét thay thế Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar vì những sai lầm khi xử lý đại dịch Covid-19 ban đầu.

    Wall Street Journal  dẫn 6 nguồn thạo tin nói rằng, sự thất vọng đối với ông Azar đang gia tăng, nhưng chính quyền lưỡng lự không muốn thực hiện bất cứ thay đổi lớn nào trong khi đất nước đang tìm cách ngăn chặn dịch bệnh đã làm hơn 53.000 người tử vong và gần 1 triệu người bị mắc bệnh ở Mỹ.

    Tuy nhiên, người phát ngôn của Nhà Trắng Judd Deere đã bác bỏ thông tin nêu trên vào hôm 25/4 và cho biết, HHS dưới sự quản lý của ông Azar vẫn tiến tục dẫn đầu trong việc thực hiện một số ưu tiên của Tổng thống Trump.

    Reuters tuần trước cho biết, ông Azar, 52 tuổi, cựu giám đốc trong ngành công nghiệp dược phẩm, đã bổ nhiệm 1 trợ lý có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế công cộng để điều hành hoạt động hàng ngày của HHS đối phó dịch Covid-19. Cũng theo Reuters, 2 cơ quan do ông Azar giám sát là Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cùng Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm đã không thể thực hiện các xét nghiệm khả thi trong 5 tuần rưỡi, ngay cả khi các quốc gia khác và Tổ chức Y tế thế giới đã có sự chuẩn bị của riêng họ để đối phó dịch bệnh./.


    Bài viết được tham khảo từ vov.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Trump tự nhận là “Tổng thống chăm chỉ nhất lịch sử”

    Donald Trump tweet rằng ông là “Tổng thống chăm chỉ nhất lịch sử” để phản bác bài báo trên New York Times nói về lịch trình hoạt động của ông.

    Gần 1 triệu người Mỹ nhiễm COVID-19; Nga có số ca nhiễm mới trong 24h cao nhất thế giới - Ảnh 1.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

    "Những người biết tôi và lịch sử của đất nước chúng ta đều nói rằng tôi là Tổng thống chăm chỉ nhất lịch sử. Tôi không biết về điều đó nhưng tôi là một người làm việc chăm chỉ và có lẽ làm được những điều trong 3 năm rưỡi nhiệm kỳ đầu tiên nhiều hơn bất kỳ Tổng thống nào trong lịch sử", Tổng thống Trump viết trên Twitter chiều 26/4 (giờ Mỹ).

    Khẳng định về việc làm được nhiều việc hơn trong 3 năm rưỡi nhiệm kỳ Tổng thống so với những người tiền nhiệm, ông Trump dường như nhắm tới một bài báo gần đây trên New York Times nói về những thói quen gây tranh cãi của Tổng thống Mỹ khi cho rằng ông đến Phòng Bầu Dục vào chiều muộn, xem vài tin tức mạng truyền hình cáp và ăn những thứ như khoai tây chiên trong khi xử lý đại dịch Covid-19.

    Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ đã tweet rằng: "Tôi làm việc từ sáng sớm cho đến tối muộn và chưa rời Nhà Trắng trong nhiều tháng nay (ngoại trừ sự kiện nhổ neo tàu bệnh viện Comfort) để xem xét các Thỏa thuận thương mại, tái thiết quân đội,... rồi sau đó tôi đọc được một câu chuyện giả mạo trên New York Times nói về lịch trình hoạt động và thói quen ăn uống của tôi".

    Tổng thống Trump thường chỉ trích những bài báo dẫn các nguồn tin giấu tên nói về ông. Vào tháng trước, nhà lãnh đạo Mỹ thậm chí đã nói rằng các nhà báo sử dụng "các nguồn tin mà họ hoàn toàn bịa đặt để bóp méo câu chuyện"./.


    Bài viết được tham khảo từ vov.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản có thêm gần 200 ca nhiễm mới trong ngày

    Gần 1 triệu người Mỹ nhiễm COVID-19; Nga có số ca nhiễm mới trong 24h cao nhất thế giới - Ảnh 1.

    Một nhân viên y tế Nhật Bản cầm dụng cụ xét nghiệm virus corona tại Trung tâm Y tế Khẩn cấp Yokosuka ngày 23/4, Nhật Bản. Ảnh: Tomohiro Ohsumi/Getty Images

    Nhật Bản mới đây thông báo có thêm 199 ca nhiễm và 3 ca tử vong do COVID-19.

    Tổng số ca dương tính tại Nhật Bản hiện tại là 14,097 ca, với 364 ca tử vong. Trong đó, có 712 ca nhiễm và 13 ca tử vong trên tàu du lịch Diamond Princess.

    Số ca nhiễm virus ở Nhật Bản đã tăng mạnh trong tháng qua. Ngày 1/3, nước này thông báo chỉ có 243 trường hợp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Châu Phi và nỗi ám ảnh COVID-19

    Gần 3 triệu người trên thế giới nhiễm Covid-19, nền kinh tế Mỹ có thể mất nhiều năm để hồi phục - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Cotonou, Beni ngày 8/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

    Với trên 30.300 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và khoảng 1.400 ca tử vong tính đến sáng 27/4, châu Phi vẫn được xem là khu vực ít chịu ảnh hưởng nhất của virus SARS-CoV-2.

    Hiện ở châu Phi chỉ còn hai quốc gia nhỏ bé là Comoros và Lesotho chưa phát hiện ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong khi Nam Phi cùng 3 nước ở khu vực Bắc Phi như Ai Cập, Maroc và Algeria đang đứng đầu châu lục về số ca mắc và tỷ lệ tử vong do căn bệnh này. Nhiều nước châu Phi hiện có số ca mắc COVID-19 không đáng kể và thực sự thấp hơn rất nhiều nếu so với các tâm dịch như Mỹ, các nước châu Âu hay Trung Quốc.

    Tuy nhiên, những con số trên không mô tả được hết bức tranh thực tế về nỗi ám ảnh COVID-19 ở "lục địa Đen". Nói cách khác, sự bùng phát của dịch COVID-19 ở châu Phi diễn ra chậm hơn so với các châu lục khác, nhưng không có nghĩa là không nghiêm trọng và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã sớm đưa ra cảnh báo rằng hệ thống y tế ở châu Phi không được trang bị đầy đủ để đối phó với virus SARS-CoV-2 gây chết người nếu dịch COVID-19 lan rộng tại đây. Với điều kiện y tế nghèo nàn, lạc hậu và nguồn lực tài chính của châu Phi như hiện nay, dịch COVID-19 được dự báo sẽ còn tiếp tục kéo dài dai dẳng và khó có thể sớm chấm dứt, thậm chí nhiều ý kiến còn cho rằng sau châu Âu và Mỹ, châu Phi sẽ là "điểm nóng" tiếp theo trên bản đồ dịch COVID-19 của thế giới.

    Có thể hình dung rằng các nước phát triển như Mỹ, Italy, Tây Ban Nha, Pháp… với các hệ thống y tế được xem là hiện đại hàng đầu thế giới, nhưng vẫn đang bị tổn thương sâu sắc và lao đao vì dịch COVID-19. Trong khi đó, châu Phi, vốn là nơi tập trung đa số các nước nghèo hoặc đang phát triển và hằng năm vẫn phải dựa vào nguồn viện trợ nước ngoài, hầu như không có khả năng chống đỡ nếu dịch COVID-19 bùng phát. Chưa kể châu Phi cũng là nơi đi kèm với mạng lưới y tế lạc hậu, phương tiện vệ sinh thiếu thốn.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga có số ca nhiễm mới trong 24h qua cao nhất thế giới

    Nga là nước có số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua cao nhất thế giới, với 6.361 trường hợp. Tính đến nay, số ca mắc Covid-19 ở Nga đã lên tới 80.949, sắp vượt Trung Quốc. Tuy nhiên, số ca tử vong tại Nga thấp hơn Trung Quốc rất nhiều, chỉ hơn 700 trường hợp trong khi Trung Quốc có hơn 4.600 ca tử vong vì COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    'Yêu Việt Nam, dùng hàng Việt Nam': Cách tốt nhất để giảm đau cho kinh tế giữa khủng hoảng Covid-19

    Về cơ bản, khi bạn mua món đồ sản xuất tại nội địa, bạn đã gián tiếp để tiền được lưu hành trong cộng đồng. New Economics Foundation (NEF) - một tổ chức tư vấn kinh tế tại London (Anh) đã thử so sánh việc khi mọi người mua sắm rau củ tại siêu thị - chủ yếu là hàng hóa nhập khẩu - so với việc mua nông sản địa phương, kết quả cho thấy lượng tiền lưu hành trong cộng đồng nhiều hơn gấp đôi đối với lựa chọn thứ 2.

    "Điều đó có nghĩa, hiệu quả từ việc mua sắm nội địa sẽ lớn gấp đôi, qua đó giúp cho nền kinh tế được vận hành hiệu quả hơn," - trích lời David Boyle, tác giả nghiên cứu của NEF.

    Cũng theo Boyle thì trên thực tế, nền kinh tế tại các địa phương sẽ gặp khó khăn không chỉ vì có quá ít tiền mặt, mà còn nằm ở việc điều gì thực sự sẽ xảy ra với số tiền ấy.

    "Tiền giống như máu vậy, cần phải được lưu thông để giúp nền kinh tế vận hành," - Boyle cho biết. Khi tiền được chi tiêu ở một nơi khác, nó sẽ chảy ra ngoài, giống như cơ thể lúc bị thương.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Các thợ săn virus tìm kiếm hang dơi để dự đoán đại dịch tiếp theo

    Trước khi vào hang, nhóm các nhà khoa học nhỏ mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang và găng tay dày để bảo vệ sức khỏe cá nhân bởi trong phân dơi hoặc nước tiểu của dơi có thể lẫn một số loại virus nguy hiểm nhất thế giới chưa được biết đến.

    Được trang bị đèn pin, họ dựng lưới ở lối vào của một phần cửa hang động đá vôi rộng lớn ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

    Rồi họ kiên nhẫn chờ đợi hoàng hôn. Khi mặt trời lặn, hàng ngàn con dơi bay ra khỏi hang, tìm kiếm thức ăn - và đâm thẳng vào lưới.

    COVID-19: Nga lần đầu công bố số ca nhiễm trong quân đội; hồi sinh nước Mỹ hậu COVID-19 sẽ phải mất nhiều năm - Ảnh 1.

    Nhóm của EcoHealth Alliance lấy mẫu từ một con dơi. Trong thập kỷ qua, họ đã thu thập được 15.000 mẫu dơi. Ảnh: Viện Smithsonian

    Peter Daszak là một thợ săn virus. Ông đứng đầu EcoHealth Alliance, một tổ chức phi chính phủ của Mỹ chuyên phát hiện các loại virus và phòng chống đại dịch mới.

    Trong 10 năm qua, ông đã đến hơn 20 quốc gia, cố gắng ngăn chặn đại dịch lớn tiếp theo bằng cách tìm kiếm hang dơi để phát hiện mầm bệnh mới.

    Những phát hiện của các chuyên gia như Daszak tạo ra một thư viện mã nguồn mở về tất cả các loại virus động vật đã biết, từ đó các nhà khoa học có thể dự đoán những chủng nào có khả năng lây lan sang người, dự đoán về một đại dịch mới như Covid -19. 

    "Chúng tôi (đã) thu thập được hơn 15.000 mẫu thử dơi, xác định khoảng 500 chủng virus corona," ông nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sáng nay, 37 tỉnh thành chính thức cho học sinh quay lại trường học

    Ngày hôm nay 27/4, hàng loạt địa phương đã triển khai cho học sinh đến lớp sau nhiều tuần nghỉ học vì dịch Covid-19. Như vậy, theo sau 8 địa phương đầu tiên đi học từ tuần trước (bao gồm Cà Mau, Thái Bình, Thanh Hóa, Gia Lai, Yên Bái, Hải Dương, Hải Phòng, Phú Thọ) thì đến tuần này, đã có 29 tỉnh thành phố tiếp tục tiến hành cho học sinh đi học trở lại.

    Các địa phương cho học sinh đi học lại ngày hôm nay là: An Giang, Bạc Liêu, Bà Rịa Vũng Tàu, Bắc Kạn, Bình Định, Điện Biên, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Kiên Giang, Lạng Sơn, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Yên, Sơn La, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Cao Bằng, Bắc Ninh, Đăk Nông, Hòa Bình, Hưng Yên, Kon Tum.


    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://kenh14.vn/sang-nay-37-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    CNN: Hồi sinh nước Mỹ sau Covid-19 sẽ mất nhiều năm chứ không phải vài tháng

    Bị kẹt trong nhà nhiều tuần do Covid-19 nên sau khi dịch bệnh được dập tắt, nhiều người sẽ hạnh phúc trở lại cuộc sống thường nhật nhưng nỗi sợ hãi về sự lây nhiễm vẫn khiến người dân lo ngại tiếp xúc đảm đông, điều này có thể làm chậm sự phục hồi kinh tế, CNN nhận định.

    Vào đầu tuần trước, 4,4 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, đưa số người thất nghiệp trong năm tuần qua tại Mỹ lên 26,5 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp cho thấy nền kinh tế Mỹ dường như đang tiếp cận bờ vực cuộc Đại suy thoái. Câu chuyện tương tự diễn ra trên khắp thế giới.

    Gần 3 triệu người trên thế giới nhiễm Covid-19, Italy thả nhiều trùm mafia khét tiếng do dịch bệnh - Ảnh 1.

    Tổng thống Donald Trump cho rằng nhu cầu bị dồn nén sẽ đảm bảo nền kinh tế Mỹ cất cánh như một "tên lửa", khi cuộc sống bình thường trở lại và một khi khách hàng có thể tự do mua sắm và chi tiêu lần nữa. 

    Nhưng ngay cả khi virus được kiểm soát trên khắp nước Mỹ thì công suất của các cửa hàng, nhà hàng, quán bar và rạp chiếu phim vẫn sẽ giảm. Một quán cà phê có sáu người phục vụ giờ đây có thể chỉ cần ba người. Và không có gì đảm bảo những công việc khác sẽ hoạt động trở lại.

    Kịch bản đó sẽ được lặp đi lặp lại hàng triệu lần. Ít công nhân hơn sẽ có nghĩa là ít người có tiền hơn để mua ô tô và đi nghỉ - điều đó có nghĩa là các ngành công nghiệp như du lịch, giải trí và khách sạn có một thời gian dài chững lại. Vì vậy, sau khi chiến thắng trong cuộc chiến chống virus, cuộc chiến hồi sinh nước Mỹ có thể sẽ tiếp tục. Đây là câu chuyện của nhiều năm chứ không phải nhiều tháng, theo CNN.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Virus corona siêu nhỏ đang "khoét" những lỗ hổng khổng lồ trong siêu dự án nghìn tỉ USD của TQ

    Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc hiện đang gặp hàng loạt vấn đề nghiêm trọng do đại dịch COVID-19: từ chuỗi cung ứng bị gián đoạn, hạn chế người lao động di chuyển cho tới thắt chặt kiểm soát biên giới giữa các quốc gia. Những dự án bị trì hoãn và chi phí tăng cao đang đặt ra câu hỏi khó cho Bắc Kinh về tính khả thi của sáng kiến trị giá hàng nghìn tỉ USD này.

    Nền kinh tế của Trung Quốc đang có một số dấu hiệu hồi phục sau giai đoạn bị đại dịch COVID-19 kìm hãm. Các lệnh kiểm soát khắt khe đã được gỡ bỏ. Các nhà máy bắt đầu hoạt động trở lại theo cùng với nhu cầu sử dụng năng lượng dần tăng cao.

    Tuy nhiên, các dự án tiêu biểu của Trung Quốc trên Con đường Tơ lụa thời hiện đại - với mục tiêu nối liền Châu Á, Châu Âu và Châu Phi thông qua hàng loạt cảng, các tuyến đường bộ và đường sắt - đang gặp rất nhiều vấn đề.

    Tuần trước, Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc cho biết đại dịch đã gây ra rủi ro lớn đối với các dự án Vành đai Con đường.

    Gần 3 triệu người trên thế giới nhiễm Covid-19, Italy thả nhiều trùm mafia khét tiếng do dịch bệnh - Ảnh 1.

    Một dự án thuộc Vành đai và con đường tại Pakistan.

    Xia Qingfeng, người đứng đầu bộ phận truyền thông của ủy ban, cho biết: "Hàng loạt quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch trên khắp thế giới đang thắt chặt các biện pháp kiểm soát, dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực đối với chuỗi cung ứng và nền công nghiệp toàn cầu".

    "Các doanh nghiệp nhà nước cũng đang bị chậm trễ trong việc thực hiện hợp đồng, thiếu các dự án mới, và chịu rủi ro đối với nguồn cung nguyên liệu thô".

    Giữa bối cảnh virus corona lây lan trên khắp thế giới, việc kiểm soát của chính phủ đang gây làm đứt đoạn các kết nối toàn cầu, khiến một số dự án của Vành đai Con đường gặp khó khăn khi tiếp cận các trang thiết bị, nguyên vật liệu, nhân công và chuyên gia của Trung Quốc, thậm chí kể cả khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tái khởi động lại các nhà máy và công xưởng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu y tế

    Trung Quốc đã thay đổi các quy định về xuất khẩu vật tư y tế sau một loạt khiếu nại từ các nhà sản xuất cho rằng, các quy định hiện nay quá nghiêm ngặt.

    Các công ty Trung Quốc trước đây chỉ được cấp giấy phép xuất khẩu cho các sản phẩm như bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19, khẩu trang y tế, quần áo bảo hộ, máy thở và nhiệt kế hồng ngoại nếu họ có giấy phép kinh doanh mặt hàng tương tự trong nước.

    Nhưng quy định đó đã được loại bỏ trong một thông báo được đưa ra vào tối thứ Bảy 25/4 từ Tổng cục Hải quan và Quản lý Nhà nước về Quản lý Thị trường Trung Quốc.

    Gần 3 triệu người trên thế giới nhiễm Covid-19, gần 900 binh sĩ Nga nhiễm virus - Ảnh 1.

    Vật tư y tế Trung Quốc được chuyển tới Campuchia. Ảnh: EPA

    Trước đó, một số quốc gia nhận được vật tư y tế và bộ dụng cụ xét nghiệm từ Trung Quốc đã phàn nàn về chất lượng của chúng.

    Giới công nghiệp cho biết, quy tắc cấm xuất khẩu trừ khi nhà sản xuất có giấy phép kinh doanh nội địa, được ban hành vào ngày 31/3, là quá chặt chẽ. Các nhà cung cấp cho rằng quá trình xin giấy phép trong nước quá phức tạp và tốn thời gian khiến hàng hóa của họ bị hạn chế xuất khẩu.

    Chính quyền nước này bắt đầu tiếp nhận ý kiến của các nhà sản xuất vào giữa tháng 4 và đang tìm cách điều chỉnh chính sách, một nhà sản xuất bộ dụng cụ xét nghiệm có trụ sở tại tỉnh Giang Tô cho biết.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gần 900 binh sỹ Nga được phát hiện nhiễm virus

    Trong thông báo của Bộ Quốc Phòng Nga cho biết, trong quá trình xét nghiệm liên tục từ tháng 3 đến 26/04 trong các lực lượng vũ trang Nga đã phát hiện 874 binh sỹ dương tính với virus SARS-Cov2.

    Trong số này có 314 người đang được điều trị ở các bệnh viện của Bộ Quốc phòng, 175 người ở các phòng cách ly tại nơi làm nhiệm vụ và 6 người trong các cơ sở y tế của hệ thống y tế dân sự, 379 người khác tự cách ly tại nhà.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc chỉ ghi nhận thêm 3 ca nhiễm mới

    Trong vòng 24h qua, Trung Quốc chỉ ghi nhận thêm 3 ca nhiễm mới, trong đó có 2 ca ngoại nhập, 1 ca nội địa (Hắc Long Giang); không ghi nhận thêm ca tử vong mới.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Italy nới lỏng các hạn chế trong những tuần tới

    Thủ tướng Italy Giuseppe Conte hôm Chủ nhật 26/4 đã đưa ra kế hoạch nới lỏng các hạn chế phong tỏa trên toàn quốc trong những tuần tới.

    "Giờ đây, giai đoạn cùng tồn tại với virus bắt đầu đối với tất cả người dân và chúng ta phải nhận thức được rằng, đường cong lây nhiễm có thể tăng trở lại ở một số khu vực của đất nước. Rủi ro là có, và chúng ta phải đối mặt với nó một cách có phương pháp và nghiêm túc", Thủ tướng Conte nói trên truyền hình.

    Gần 3 triệu người trên thế giới nhiễm Covid-19, Italy thả nhiều trùm mafia khét tiếng do dịch bệnh - Ảnh 1.

    Thủ tướng Giuseppe Conte phát biểu trên truyền hình vào ngày 26/4. Ảnh: Getty

    Các biện pháp mới sẽ có hiệu lực sau ngày 4/5, ông Conte cho biết. Các biện pháp này bao gồm việc nới lỏng một số hạn chế đi lại, xuất hiện nơi công cộng, tổ chức tang lễ với tối đa 15 người tham dự.

    Các lĩnh vực sản xuất và xây dựng sẽ hoạt động trở lại hoàn toàn, trong khi các quán bar và nhà hàng sẽ chỉ được cung cấp dịch vụ mua mang về.

    Ông Conte cũng yêu cầu, người dân thực hiện giãn cách xã hội.

    Thủ tướng Giuseppe Conte

     

    Nếu chúng ta không tôn trọng giãn cách xã hội, đường cong sẽ đi lên và mất kiểm soát, số ca tử vong sẽ gia tăng và kinh tế sẽ chịu tổn thất không thể bù đắp. Nếu bạn yêu Italy, hãy tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội

    Thủ tướng Conte nói thêm rằng, tới ngày 18/5, các hạn chế khác sẽ được dỡ bỏ, chẳng hạn như mở cửa bảo tàng và thư viện, các đội thể thao có thể trở lại tập luyện ngoài trời.

    Kể từ ngày 1/6, chính phủ nước này có kế hoạch mở lại tiệm cắt tóc, tiệm làm đẹp, trung tâm mát xa và các hoạt động chăm sóc cá nhân khác.

    Các trường sẽ vẫn đóng cửa trong giai đoạn này. Nếu không, ông Conte cảnh báo, chúng ta sẽ có một đợt bùng phát mới trong khoảng một hoặc hai tuần nữa.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ ghi nhận ít nhất 963.168 ca nhiễm

    Tại Mỹ, có ít nhất 963.168 ca nhiễm và ít nhất 54.614 ca tử vong do Covid-19, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins .

    Như vậy, tất cả 50 tiểu bang, bao gồm thủ đô Washington và các vùng lãnh thổ khác của Mỹ, cũng như các trường hợp hồi hương và quân nhân, bệnh viện cựu chiến binh và nhà tù liên bang đều ghi nhận người nhiễm Covid-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới

    Sáng ngày 27/4, Bộ Y tế cho hay, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới, tổng số ca mắc dừng ở 270 trường hợp.

    Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 52.196, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 325; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 9.836; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 42.035.

    Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19: Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 13 ca. Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với SARS-CoV-2: 3 ca.

    Trong ngày 26/4, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về tình hình của 3 bệnh nhân nặng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Italy thả nhiều trùm mafia do dịch bệnh

    Một số ông trùm mafia khét tiếng đã được ra tù dựa theo quy định mới về Covid-19, CNN dẫn lời một công tố viên nước này cho biết. 

    Francesco Bonura, trùm mafia Cosa Nostra; Vincenzo Iannazzo, thành viên của Ndrangheta và Pasquale Zagaria, thành viên của Casalesi, hiện đã được quản thúc tại gia, theo Federico Cafiero De Raho, công tố viên chống mafia Italy.

    Được biệt, các tù nhân thụ án hoặc còn thụ án từ 18 tháng trở xuống sẽ được đưa về quản thúc tại gia, nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona mới trong các nhà tù.

    Gần 3 triệu người trên thế giới nhiễm Covid-19, Italy thả nhiều trùm mafia khét tiếng do dịch bệnh - Ảnh 1.

    Cafiero De Raho cho biết, ba tù nhân trên  được áp dụng "các biện pháp cách ly bổ sung" để ngăn tiếp xúc với bất kỳ ai bên ngoài nhà tù vì chúng có vai trò quan trọng trong các tổ chức mafia.

    Tuy nhiên, việc thả trùm mafia đã gặp phải sự chỉ trích ở Italy.

    "Điều đó thật điên rồ", Matteo Salvini, lãnh đạo đảng đối lập Lega, nói trong một video trên Facebook. "Đó là sự thiếu tôn trọng đối với người dân, thẩm phán, nhà báo, cảnh sát và nạn nhân của mafia."

    Bộ trưởng Tư pháp Alfonso Bonafede cho biết, quyết định thả tù nhân được các thẩm phán đưa ra độc lập nhưng chính quyền đang xem xét đề xuất từ bộ phận chống mafia quốc gia để đưa ra kết luận cuối cùng.

    "Trong thời điểm khủng hoảng này, các tổ chức mafia có thể thâm nhập sâu hơn vào đời sống kinh tế, đặc biệt bằng cách hỗ trợ hoặc thậm chí mua lại các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính mà không thể tiếp cận viện trợ công cộng và do đó buộc phải chuyển sang các nguồn tín dụng thay thế từ các tổ chức tội phạm", Cafiero De Raho nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gần 3 triệu người trên thế giới mắc Covid-19

    Tính đến thời điểm hiện tại, toàn thế giới ghi nhận 2.954.797 ca nhiễm Covid-19, với 205.506 ca tử vong.

    Trong đó, 5 quốc gia có số ca nhiễm nhiều nhất gồm:

    Mỹ: 961.969 ca nhiễm, 54.530 ca tử vong, đứng đầu thế giới cả về số ca nhiễm và tử vong.

    Tây Ban Nha: 226.629 ca nhiễm

    Italy: 197.675 ca nhiễm

    Pháp: 161.665 ca nhiễm

    Đức: 157.120 ca nhiễm

    COVID-19: Nga lần đầu công bố số ca nhiễm trong quân đội; hồi sinh nước Mỹ hậu COVID-19 sẽ phải mất nhiều năm - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại