Cập nhật lúc

Hà Nội thêm 1.948 ca. TP.HCM đã chi hơn 9.000 tỉ đồng để phòng, chống dịch

Cập nhật diễn biến dịch Covid-19 trên cả nước ngày 27/12.

Hà Nội thêm 1.948 ca. TP.HCM đã chi hơn 9.000 tỉ đồng để phòng, chống dịch
19
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    TP.HCM đã chi hơn 9.000 tỉ đồng để phòng, chống dịch

    UBND TP.HCM vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư để báo cáo thông tin đánh giá ảnh hưởng của dịch COVID-19 năm 2021 trên địa bàn TP.

    Cụ thể, có 292.000 lao động các tỉnh làm việc tại TP quay về địa phương trong thời gian TP giãn cách xã hội.

    Bên cạnh đó, TP.HCM đã nhận hỗ trợ hơn 6.700 tỉ đồng vật lực. Trong đó có hơn 1.000 tỉ tiền mặt và hơn 4.100 tỉ đồng vật dụng y tế, hơn 786 tỉ đồng túi an sinh, còn lại là kinh phí mua vắc xin, lương thực, thực phẩm, rau củ quả, thực phẩm thiết yếu.

    TP.HCM đã được hỗ trợ hơn 57.000 lượt nhân lực ngành y tế; thành lập 31 bệnh viện dã chiến với hơn 44.000 giường bệnh và gần 6.000 y bác sĩ.

    Tổng số tiền chi cho công tác phòng chống dịch COVID-19 của TP là hơn 9.100 tỉ. Trong đó có hơn 4.100 tỉ ngân sách địa phương và hơn 5.000 tỉ từ các nguồn khác, báo Tuổi trẻ đưa tin.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cả nước ghi nhận thêm 204 ca tử vong

    Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 204 ca tử vong tại: TP HCM (30), trong đó có 6 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Đồng Nai (2), Tiền Giang (2), Long An (1), Đồng Tháp (1).

    Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (22), Đồng Nai (17), Bình Dương (15), Tây Ninh (14), Sóc Trăng (13), Tiền Giang (13), Vĩnh Long (12), Kiên Giang (12), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Cần Thơ (11), Bến Tre (8 ), Cà Mau (7), Bạc Liêu (6), Khánh Hoà (3), Bình Thuận (3), Trà Vinh (3), Quảng Nam (1), Bình Định (1), Nghệ An (1), Đắk Lắk (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 232 ca.

    Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 31.418 ca, chiếm tỉ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP. HCM giảm còn 540 ca

    Hôm nay, thêm 14.872 ca mắc mới, Hà Nội 1.948 ca, TP. HCM giảm còn 540 ca - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 27/12, thêm 14.872 ca nhiễm mới

    Tính từ 16h ngày 26/12 đến 16h ngày 27/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.872 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 14.867 ca ghi nhận trong nước (giảm 315 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 10.418 ca trong cộng đồng).

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.948), Tây Ninh (943), Hải Phòng (931), Vĩnh Long (892), Khánh Hòa (791), Cần Thơ (711), Đồng Tháp (701), Bạc Liêu (595), TP. Hồ Chí Minh (560), Trà Vinh (544), Bình Định (501), Cà Mau (433), Thừa Thiên Huế (381), Bắc Ninh (326), Bến Tre (281), Lâm Đồng (263), Thanh Hóa (249), Hưng Yên (234), Sóc Trăng (223), Đồng Nai (216), An Giang (213), Kiên Giang (204), Quảng Ngãi (201), Bà Rịa - Vũng Tàu (162), Bình Thuận (140), Gia Lai (136), Đắk Lắk (134), Tiền Giang (134), Sơn La (126), Hà Giang (122), Phú Yên (112), Quảng Ninh (103), Đắk Nông (98), Hà Nam (98), Quảng Nam (96), Nghệ An (93), Đà Nẵng (86), Vĩnh Phúc (85), Nam Định (78), Bình Dương (77), Hậu Giang (63), Thái Nguyên (59), Ninh Thuận (56), Quảng Trị (53), Phú Thọ (50), Hòa Bình (45), Long An (45), Thái Bình (42), Bắc Giang (40), Bình Phước (30), Tuyên Quang (28), Kon Tum (24), Cao Bằng (22), Yên Bái (21), Lào Cai (19), Hà Tĩnh (18), Quảng Bình (14), Điện Biên (9), Lai Châu (8 ).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    40 học sinh TP.HCM mắc Covid-19 sau 2 tuần học trực tiếp

    Thông tin này được ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM công bố tại buổi họp báo định kỳ, chiều nay 27.12 khi phóng viên đặt câu hỏi về vấn đề học sinh mắc Covid-19 khi đến trường.

    Cụ thể, sau 2 tuần học trực tiếp, ngành giáo dục TP.HCM ghi nhận 47 F0, bao gồm 40 học sinh, 7 giáo viên tại các trường học tại 15 quận, huyện trên địa bàn TP.HCM.

    "Tất cả học sinh phát hiện mắc Covid-19 đều được xử lý theo quy trình và thông báo về cho phụ huynh. Do đó, phụ huynh rất an tâm cho học sinh tiếp tục đến trường. Hiện việc học vẫn diễn ra đúng theo kế hoạch, học sinh lớp 9 và lớp 12 vẫn đi học", báo Thanh niên ghi lời ông Hải.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hãng dược Nhật Bản bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc xin tại Việt Nam

    Ngày 27/12, trang chủ của công ty dược phẩm Nhật Bản Shionogi & Co. Ltd (4507.T) thông báo đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba loại vaccine COVID-19 mới tại Việt Nam.

    Hơn 330 ca ở Hà Nội chuyển nặng. Người ta lấy cả nỗi đau, cái chết làm phương tiện tham nhũng - Ảnh 1.

    Vaccine COVID-19. Ảnh minh họa nguồn Reuters

    Shionogi & Co. Ltd trước đó đã thực hiện nhiều thử nghiệm lâm sàng ở Nhật Bản, song công ty dược này tuyên bố sẽ tiến hành các thử nghiệm tương tự trên phạm vi toàn cầu.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Khoảng 90% người từ 18 tuổi sắp tiêm đủ 2 liều vắc-xin Covid-19

    Tính đến ngày 24-12, cả nước tiêm được gần 144 triệu liều vắc xin trên tổng số hơn 166 triệu liều vắc-xin được phân bổ. Tỉ lệ bao phủ mũi 1 vắc-xin Covid-19 là 79%, tỉ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 66% tổng dân số Việt Nam. Đến nay, tỉ lệ này đã vượt chỉ tiêu đề xuất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong năm 2021 (mỗi quốc gia phấn đấu trên 40% dân số được tiêm vắc-xin Covid-19).

    Đối với nhóm tuổi từ 18 trở lên, tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc-xin Covid-19 của nước ta là 98% và tỉ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 86%. Từ tháng 11-2021, các tỉnh thành phố cũng đã bắt đầu triển khai tiêm vắc-xin cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, thông tin trên báo Người lao động.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    'Làm rõ trách nhiệm của Bộ KH-CN, Bộ Y tế liên quan vụ Việt Á'

    Sáng 27.12, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Đoàn Chủ tịch) tổ chức hội nghị lần thứ 11 khóa IX theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

    Góp ý vào báo cáo kết quả công tác Mặt trận trong năm 2021, ông Lê Bá Trình, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đề nghị cần cập nhật những vấn đề đang bức xúc, nóng hổi trong tình hình nhân dân hiện nay vào báo cáo tổng hợp tình hình nhân dân năm 2021.

    Hơn 330 ca ở Hà Nội chuyển nặng. Người ta lấy cả nỗi đau, cái chết làm phương tiện tham nhũng - Ảnh 1.

    Ông Lê Bá Trình, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ảnh: Báo Thanh niên

    Ông Trình dẫn chứng thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh với việc giải quyết, xử lý những hậu quả tiêu cực từ nhiệm kỳ trước, dần lấy lại niềm tin của nhân dân về hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

    Tuy nhiên, thời gian gần đây lại liên tục xảy ra nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực, lãng phí làm nhân dân hoang mang, lo lắng, đặc biệt là tham nhũng trong nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19.

    "Đó là những vụ việc mà người ta lấy cả nỗi đau, cái chết con người để làm phương tiện tham nhũng xảy ra tại các nơi như Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, Bệnh viện Tim Hà Nội, Công ty Việt Á và hàng loạt bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố và một số cơ quan bộ, ngành T.Ư liên quan...", ông Trình nói, và cho rằng, nhân dân mong muốn Đảng, Nhà nước làm rõ vi phạm, đến mức phải xử lý theo quy định pháp luật thì phải xử lý nghiêm minh với những cơ quan, tổ chức có liên quan tới vụ việc này.

    "Cụ thể là làm rõ trách nhiệm của Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Y tế liên quan tới việc Công ty Việt Á sản xuất và nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 để trục lợi. Đồng thời, phải làm rõ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã đề xuất để khen thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho Công ty Việt Á liên quan tới vụ việc như một sự thừa nhận, có biểu hiện của sự bao che, tạo điều kiện cho Việt Á thực hiện việc làm sai trái này, lừa đối nhân dân, tham nhũng tiền của nhà nước; các CD, bệnh viện, trung tâm y tế tham gia phòng, chống dịch Covid-19 đã cấu kết với Việt Á để tham nhũng hàng tỉ tới hàng chục tỉ đồng của nhà nước", báo Thanh niên dẫn lời ông Trình.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sở Y tế TP.HCM bác tin đồn 'Bệnh viện FV TP.HCM phát hiện ca mắc biến chủng Omicron'

    Ngày 27-12, một thông tin được lan truyền trên mạng xã hội, qua xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR, Bệnh viện FV đã phát hiện một bệnh nhân dương tính COVID-19 với biến thể Omicron.

    Sở Y tế TP.HCM chính thức lên tiếng về tin đồn Bệnh viện FV phát hiện ca mắc biến chủng Omicron - Ảnh 1.

    Tờ giấy thông tin lan truyền biến thế Omicron xuất hiện tại TP.HCM là sai sự thật - Nguồn: Ảnh lan truyền trên mạng

    Nguồn tin của Tuổi Trẻ từ Sở Y tế TP.HCM cho hay Bệnh viện FV vừa có báo cáo nhanh về trường hợp nêu trên.

    Báo cáo cho biết thông tin về việc xét nghiệm RT-PCR được lan truyền trên mạng là thất thiệt, sai sự thật.

    "Bệnh viện khẳng định không kết luận trường hợp nào liên quan đến chủng Omicron, kể cả trường hợp mắc mới hay tái nhiễm như thông tin lan truyền. Bệnh viện đang làm các thủ tục để công bố trên trang web của đơn vị và truyền thông" - nguồn tin cho hay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội dự kiến số F0 mới lên đến 2.000-3.000 ca/ngày

    rao đổi với PV Tiền Phong, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, dự kiến số ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày ở Hà Nội có thể còn tăng lên đến 2.000 - 3.000 trường hợp mỗi ngày trong dịp cuối năm, tuy nhiên, vẫn trong dự báo và thành phố cũng đã có phương án đáp ứng. "Sẽ khoanh gọn theo khu vực nguy cơ chứ không cách ly xã hội như trước đây", ông Tuấn nói như vậy khi đề cập thực tế ngày càng nhiều địa phương trên địa bàn thành phố chuyển sang cấp độ 3.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    F0 cho F1 cùng nhà uống chung thuốc, chưa phòng bệnh đã lãnh hậu quả

    Là thành viên trong nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ bệnh nhân mắc Covid-19 tại Hà Nội, BS. Lê Xuân Thắng, nguyên bác sĩ khoa nội tiêu hoá Bệnh viện Quân y 103 cho biết, thời gian này dịch ở Thủ đô diễn biến phức tạp, F0 liên tiếp tăng cao.

    "Có gia đình 4-5 người cùng là F0. Dù thời gian nhóm hoạt động mới được 10 ngày (từ 15/12/2021) nhưng khá nhiều vấn đề mà bác sĩ đã gặp trong quá trình tư vấn.

    Đầu tiên đó là người bệnh và gia đình họ rất hoang mang khi test cho kết quả dương tính. Nếu nhiều người cùng bị bệnh, gia đình có trẻ nhỏ, người già, bệnh nền kèm theo, phụ nữ có thai thì họ lại càng hoang mang.

    Số ca tăng quá nhanh, một số người ở Hà Nội liều mình uống thuốc khi còn chưa mắc Covid-19 - Ảnh 1.

    Những đơn thuốc như này được nhiều người truyền nhau sử dụng chung

    “Chính tâm lý hoang mang, nên họ đã sử dụng không đúng. Đã có trường hợp F1 dùng Methylprednisolon, paracetamol do chồng là F0 hướng dẫn uống cùng dù không có triệu chứng gì, mới uống có 1 ngày đã xuất hiện đau rát ở thượng vị, cồn cào nóng rát”, BS Thắng cho biết.

    Không những thế, số ca mắc tăng nhanh khiến nhiều người dân lo lắng, hoang mang gây ra tình trạng một số người dân tích trữ các loại thuốc, thậm chí là dùng thuốc khi chưa có triệu chứng hoặc chưa mắc Covid-19.

    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/f0-cho-f1-cung...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    10 việc F0, F1 cách ly tại nhà cần làm để đảm bảo an toàn

    Trong buổi tư vấn trực tuyến Hướng dẫn F0 tự quản lý và chăm sóc tại nhà của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, PGS. TS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện và PGS. TS. Hồ Thị Kim Thanh – Giám đốc Trung tâm Y học Gia đình & Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đã đưa ra 10 khuyến cáo đối với các F0, F1 đang điều trị và cách ly tại nhà.

    109 ca tử vong ở Hà Nội. Vì sao nơi này đứng đầu cả nước về số ca Covid-19 mới trong cả tuần qua? - Ảnh 1.

    Theo 2 vị PGS, bên cạnh việc chuẩn bị những vật dụng cần thiết như nhiệt kế, máy đo huyết áp, dung dịch sát khuẩn, các F0 và F1 nên lấy cả thông tin liên lạc của nhân viên y tế được phân công theo dõi sức khỏe cho mình. Bên cạnh đó, F0 và F1 cần đảm bảo sống trong phòng thông thoáng, cách ly với các thành viên khác trong gia đình, khử khuẩn và đeo khẩu trang thường xuyên, ăn đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước và tập luyện thường xuyên.

    Điều quan trọng nhất cần làm đó là giữ tâm lý thoải mái, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày và báo ngay cho nhân viên y tế khi có những dấu hiệu bất thường.


    Những lưu ý có chi tiết trong clip dưới đây: https://soha.vn/bv-dai-hoc-y-h...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    109 bệnh nhân Covid-19 tử vong ở Hà Nội

    Từ ngày 20 đến 26/12, Bộ Y tế đã kiểm tra, giám sát công tác điều trị, hồi sức tích cực, đánh giá nguyên nhân tử vong và công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội.

    Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 25/12, tổng số bệnh nhân Covid-19 hiện đang điều trị là 19.730 người, trong đó có hơn 10.000 người đang điều trị tại nhà, gần 5.000 người điều trị tại các cơ sở thu dung quận, huyện; số còn lại điều trị tại các bệnh viện T.Ư và Hà Nội, cơ sở thu dung điều trị của thành phố.

    Đáng chú ý, tính từ ngày 27/4 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 109 người tử vong do Covid-19, đa số trường hợp đều mắc bệnh nền và chưa tiêm vắc xin. Số ca tử vong chiếm tỉ lệ 0,3% trên số mắc, thấp hơn nhiều tỉnh thành, trong khi Hà Nội đang ở trong nhóm 10 tỉnh thành có số mắc mới, số đang điều trị, số ca chuyển nặng cao nhất cả nước, thông tin đăng tải trên báo Thanh niên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca Covid-19 tại Hà Nội

    Hà Nội: 330 ca trở nặng. Vì sao ngân sách bỏ gần 19 tỷ nghiên cứu kit test, Việt Á lại thu tiền? - Ảnh 1.

    Đồ họa: Báo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội: Hơn 330 ca chuyển nặng

    Theo ghi nhận từ báo Tuổi trẻ, đến sáng 26/12, số chuyển nặng tại Hà Nội trên 330 ca, tăng hơn ngày 25/12 trên 40 ca, số ca tử vong cũng đang trong xu hướng tăng, cao điểm nhất là ngày 20/12 ghi nhận tới 8 ca tử vong, trong khi trước đây nhiều ngày Hà Nội không có ca tử vong.

    "Từ tháng 10 đến nay áp dụng bình thường mới, đi lại, kinh doanh tự do, trong khi chủng Delta lây nhiễm cao, tỉ lệ người dân được tiêm vắc xin cao hơn nhưng tỉ lệ được bảo vệ chỉ được 90%, số 10% vẫn có nguy cơ lây nhiễm" - chuyên gia của Bộ Y tế phân tích

    Một nguyên nhân nữa khiến số ca mắc tăng cao, theo chuyên gia này, Hà Nội là đầu mối giao thông, người đi/đến Hà Nội nhiều.

    Chuyên gia này đánh giá điểm quan trọng hiện nay ở Hà Nội là đánh giá số mắc trong nhóm nguy cơ cao và nhóm chưa tiêm vắc xin, nếu số mắc đông trong nhóm nguy cơ cao thì đáng lo ngại hơn.

    "Chiến lược hiện nay vẫn là giảm lây nhiễm và bảo vệ nhóm nguy cơ" báo Tuổi trẻ dẫn khuyến cáo từ ông Phan Trọng Lân, cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.


    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/109-benh-nhan-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội đứng đầu cả nước về số ca Covid-19 mới trong cả tuần qua, vì sao?

    Theo bà Trần Thị Nhị Hà - giám đốc Sở Y tế Hà Nội - nguyên nhân số ca COVID-19 liên tục tăng cao là do mầm bệnh đã ở trong cộng đồng, các hoạt động giao thương, sản xuất kinh doanh trở lại sau giai đoạn giãn cách.

    Ngoài ra, theo bà Hà, khí hậu mùa đông - xuân cũng là điều kiện thuận lợi để virus phát triển, đặc biệt là tâm lý chủ quan, lơ là phòng dịch của người dân khi đã tiêm vắc xin.

    "TP đang thực hiện theo tinh thần nghị quyết 128 của Chính phủ, đã có giải pháp cụ thể như các quận, huyện đánh giá cấp độ dịch hằng tuần, có biện pháp hành chính tương ứng cho hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn.

    Ngành y tế tiếp tục truy vết, khoanh vùng dập dịch, xét nghiệm, cách ly hẹp nhất có thể. Tuyến y tế cơ sở tập trung chăm sóc người dân, giải tỏa cho tuyến trên. TP đang chủ động trong phòng chống dịch bệnh", báo Tuổi trẻ ghi lời bà Hà.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tiếp xúc em trai là F0

    Theo dự kiến, sáng mai (27/12), TAND Cấp cao tại Hà Nội xét kháng cáo của ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Công Thương và một số bị cáo trong đại án xảy ra tại khu đất của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) ở TP.HCM.

    Dư luận đặt câu hỏi: Vì sao ngân sách bỏ gần 19 tỷ nghiên cứu kit test, Việt Á lại thu tiền? - Ảnh 1.

    Ông Vũ Huy Hoàng tại tòa sơ thẩm.

    Ngày 26/12, trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Huy Thiệp (bào chữa cho cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng), cho biết, ngày 24/12 vừa qua, ông Hoàng đã có đơn xin hoàn phiên phúc thẩm vì lý do sức khỏe không đảm bảo, phải nằm viện điều trị.

    Đơn xin hoãn này có xác nhận tình trạng sức khỏe của bệnh viện.

    Theo ông Thiệp, vào ngày 25/12, em trai ông Vũ Huy Hoàng bị phát hiện là F0. Trước đó, người em này có vào bệnh viện chăm sóc cho ông Hoàng, nên hiện nay ông là F1 được bệnh viện đưa vào khu cách ly tập trung.


    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/cuu-bo-truong-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 25/12, cả nước thêm 15.586 ca mắc mới

    Dư luận đặt câu hỏi: Vì sao ngân sách bỏ gần 19 tỷ nghiên cứu kit test, Việt Á lại thu tiền? - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao ngân sách bỏ tiền nghiên cứu kit test, Việt Á lại 'thổi giá', thu tiền?

    Theo thông tin trên báo Thanh niên, Bộ KH-CN xác nhận kit xét nghiệm Covid-19 liên quan Công ty Việt Á là nhiệm vụ khoa học-công nghệ cấp Quốc gia với kinh phí từ Ngân sách Nhà nước lên tới gần 19 tỉ đồng.

    Ngày 26.4.2020, Cổng thông tin điện tử của Bộ KH-CN đã công bố đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Anh cấp chứng nhận đạt chuẩn châu Âu cho bộ kit test của Công ty Việt Á.

    Trong đó nêu rõ: "Ngày 24.4, WHO đã chấp thuận bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam do Bộ KH-CN giao cho Học viện Quân y và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất. WHO đã đánh giá bộ kit theo quy trình danh sách khẩn cấp (EUL) và cấp mã số EUL 0524-210-00".

    Tuy nhiên, trên thực tế, ngày 20.10.2020, WHO công bố báo cáo công khai về đánh giá sử dụng khẩn cấp của WHO thẩm định bộ xét nghiệm Covid-19 của Việt Á là: Not Accepted - Không được chấp nhận.

    109 ca tử vong ở Hà Nội. Vì sao ngân sách bỏ gần 19 tỷ nghiên cứu kit test, Việt Á lại thu tiền? - Ảnh 1.

    Bộ kit test Việt Á.

    Đến ngày 20.12.2021, ngay sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án, bắt tạm giam ông Phan Quốc Việt, Bộ KH-CN đã gỡ bỏ các thông tin nêu trên khỏi website.

    Các thông tin mới do Bộ KH-CN vừa công bố đang đặt ra hàng loạt câu hỏi: vì sao Công ty Việt Á tham gia cùng với Học viện Quân y thực hiện "nhiệm vụ cấp Quốc gia"? Vì sao đề tài khoa học vừa nghiên cứu tháng 2.2020 đến tháng 3.2020 đã ra được ứng dụng sản phẩm, và được Bộ Y tế cấp phép cho lưu hành?

    Trả lời báo chí câu hỏi thứ nhất, PGS-TS Hồ Anh Sơn cho biết thông thường, nhiệm vụ khoa học sẽ được tách làm 2 giai đoạn. Giai đoạn nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm, sau khi nghiệm thu sẽ triển khai sản xuất thử nghiệm. Giai đoạn 1, các nhà khoa học đảm nhiệm chế tạo sản xuất quy mô ở phòng thí nghiệm. Giai đoạn 2 do doanh nghiệp chủ trì sản xuất thương mại.

    "Công ty Việt Á tham gia cùng nhóm từ những ngày đầu nghiên cứu là bởi tính cấp bách. Hai giai đoạn được tích hợp làm một. Việc chuyển giao gần như đồng thời giữa nhóm nghiên cứu và đơn vị sản xuất để cùng nhau thẩm định kết quả, kịp cho việc sản xuất kit phục vụ phòng chống dịch. Bởi chuyển giao từ quy mô phòng thí nghiệm sang sản xuất mở rộng cần được nghiên cứu, tối ưu tiếp tại cơ sở sản xuất", ông Sơn nói, và cho rằng các nhà khoa học của Học viện Quân y đã làm đúng chức năng nhiệm vụ và nghiên cứu thành công. Học viện không có chức năng sản xuất cũng như phân phối thương mại sản phẩm.

    Từ câu trả lời của ông Sơn, dư luận đang tiếp tục đặt câu hỏi cho Bộ KH-CN và Học viện Quân y, vì sao "nhiệm vụ quốc gia" sử dụng tiền ngân sách Nhà nước nhưng sản phẩm ứng dụng lại giao cho doanh nghiệp tư nhân để bán lại cho nhân dân với mức giá được 'thổi phồng"?

    Xem thêm nội dung tại đây: https://soha.vn/nong-bo-kh-cn-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại