Cập nhật lúc

Tin đáng mừng về Omicron; Láng giềng Việt Nam "tá hỏa" vì nguy cơ từ đường sắt Trung Quốc xây ở Lào

Tình hình thế giới ngày 22/12 có nhiều diễn biến phức tạp.

Tin đáng mừng về Omicron; Láng giềng Việt Nam "tá hỏa" vì nguy cơ từ đường sắt Trung Quốc xây ở Lào
18
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    EU áp thuế bổ sung đối với nhôm cán nhập khẩu từ Trung Quốc

    Cổng thông tin chính thức của Liên minh châu Âu (EU) ngày 22/12 cho biết EU sẽ áp thuế bổ sung đối với sản phẩm nhôm cán nhập khẩu từ Trung Quốc, với lý do Ủy ban châu Âu (EC) phát hiện ra rằng các nhà sản xuất nhôm Trung Quốc được hưởng lợi từ chính sách trợ cấp của chính phủ nước này.

    Tin đáng mừng về Omicron; Láng giềng Việt Nam tá hỏa vì nguy cơ từ đường sắt Trung Quốc xây ở Lào - Ảnh 1.

    Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất nhôm ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

    Theo đó, việc áp thuế bổ sung sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 23/12 và dao động từ mức 8,6% đến 18,2%, cao hơn mức thuế chống bán phá giá hiện tại (6% đến 28,5%).

    EC đã tiến hành cuộc điều tra sau khi nhận được đơn khiếu nại từ 6 nhà sản xuất nhôm châu Âu, trong đó có nhà sản xuất Carcano Antonio của Italy, Eurofoil của Luxembourg và công ty Hydro có trụ sở tại Đức, cho rằng ngành sản xuất nhôm, một ngành được Bắc Kinh xác định là ngành công nghiệp chủ chốt, đã nhận được khoản trợ cấp của nhà nước thông qua hình thức hỗ trợ tài chính với các điều khoản ưu đãi, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, trợ cấp, miễn thuế và cấp quyền sử dụng đất với giá thành thấp hơn giá thị trường.

    Cuộc điều tra cũng cho thấy thị phần nhôm cán của Trung Quốc tại châu Âu đã tăng từ 18% trong năm 2017 lên 24% vào năm 2019 với mức giá trung bình giảm dần theo thời gian.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kỳ tích: Thoát khỏi trực thăng gặp nạn, Bộ trưởng của Madagascar bơi 12 tiếng vào bờ

    Một bộ trưởng của Madagascar là 1 trong 2 người sống sót đã bơi suốt 12 tiếng vào bờ sau khi trực thăng của họ gặp nạn ở ngoài khơi bờ biển đông bắc của quốc đảo này, các nhà chức trách cho hay.

    Một cuộc tìm kiếm 2 hành khách khác vẫn đang tiếp tục sau vụ tai nạn ngày 20/12. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vụ tai nạn, các nhà chức trách cho biết.

    Theo cảnh sát trưởng khu vực cảng - ông Jean-Edmond Randrianantenaina, ông Serge Gelle, người đứng đầu ngành cảnh sát của Madagascar và một sĩ quan cảnh sát đã bơi được vào đất liền ở thị trấn Mahambo vào sáng 21/12 sau khi 2 người thoát khỏi chiếc máy bay gặp nạn.

    Trong một video được chia sẻ trên mạng xã hội, ông Gelle, 57 tuổi nằm kiệt sức trên một chiếc ghế dài và vẫn mặc quân phục.

    "Thời điểm cho cái chết của tôi vẫn chưa đến", ông Gelle chia sẻ, đồng thời cho biết ông chỉ bị lạnh chứ không bị thương.

    Chiếc trực thăng gặp nạn khi đang chở ông Gelle và những người khác tới kiểm tra một vụ chìm tàu ở bờ biển tây bắc sáng 20/12. Ít nhất 39 người đã thiệt mạng trong thảm họa chìm tàu trên, tăng so với con số trước đó được báo cáo sau khi các nhân viên cứu hộ tìm thấy thêm 18 thi thể nữa, cảnh sát trưởng Zafisambatra Ravoavy cho biết hôm 21/12.

    Ông Zafisambatra Ravoavy nhận định với AFP trước đó rằng, ông Gelle có thể đã sử dụng một trong những chiếc ghế của trực thăng như một chiếc phao để nổi trên mặt nước.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Xuất hiện tình trạng đổ xô đi mua “hộ chiếu vaccine” giả ở châu Âu và Mỹ

    Trong bối cảnh sự gia tăng mạnh số ca mắc liên quan biến thể siêu đột biến Omicron, vaccine vẫn được xem là "chiếc phao cứu sinh". Tuy nhiên, những thông tin giả về vaccine, cũng như việc người dân đổ xô đi mua giấy chứng nhận vaccine ngừa Covid-19 để đối phó với các quy định của chính phủ đã gây ảnh hưởng tới cuộc chiến chống dịch.

    Láng giềng Việt Nam tá hỏa trước nguy cơ đáng sợ từ đường sắt Trung Quốc xây ở Lào - Ảnh 1.

    Vaccine Covid-19 của hãng Moderna. Ảnh: Reuters.

    Chỉ mất 200 euro để có một giấy chứng nhận tiêm vaccine giả, nhưng cái giá phải trả lại đắt hơn gấp bội, thậm chí là cả sinh mạng.

    Nước Pháp vẫn chưa hết chấn động sau trường hợp một phụ nữ xuất trình loại giấy này khi đến khám tại bệnh viện Raymond-Poincare de Garches ở tỉnh Hauts-de-Seine.

    Người này sau đó đã tử vong do không được điều trị phù hợp và vụ việc chỉ bị phát hiện sau khi được người chồng chia sẻ: "Cô ấy đã không cho tôi nói với mọi người là mình chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 và phải nói rằng cô ấy đã được chủng ngừa đầy đủ. Tôi đã làm tất cả để thuyết phục cô ấy tiêm vaccine."

    Theo các bác sĩ, nếu biết bệnh nhân chưa được tiêm vaccine, họ đã điều trị bằng liệu pháp kháng thể và có cơ hội cứu sống cô. Bộ Nội vụ Pháp cho biết, các nhà chức trách đã phát hiện hàng nghìn vụ sử dụng chứng nhận vaccine giả trên khắp cả nước và 400 cuộc điều tra đã được tiến hành. Một số manh mối điều tra cho thấy, việc phát tán các chứng nhận giả này "có liên quan đến các nhân viên y tế".

    Các chuyên gia tại công ty an ninh mạng Check Point cho biết, không chỉ Pháp, tại nhiều nước như Đan Mạch, Đức, Bồ Đào Nha hay thậm chí là cả tại Mỹ cũng đang chứng kiến sự gia tăng các hành vi phạm tội như thế này từ bán mã QR đến những trao đổi ngầm ngay tại các trung tâm tiêm chủng.

    Chuyên gia Oded Vanunu tại Check Point cho biết: "Các đối tượng có thể photoshop ảnh và bắt đầu bán nó với thông tin thích hợp. Những kẻ lừa đảo và các kênh trên Telegram rất nhạy bén: họ hỏi bạn tất cả các câu hỏi, thông tin chi tiết, v.v. Mọi thứ bạn muốn đưa vào giấy chứng nhận".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dịch bệnh "chảy máu chuối" nguy hiểm có thể lan rộng khắp Đông Nam Á

    Láng giềng Việt Nam tá hỏa trước nguy cơ đáng sợ từ đường sắt Trung Quốc xây ở Lào - Ảnh 1.

    Chuối - loại quả được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, đang đối mặt với dịch bệnh chảy máu chuối. Loại vi khuẩn gây bệnh cho cây chuối trước đây đã gây thiệt hại lớn tại Indonesia và Malaysia và đang có nguy cơ lan rộng tại Đông Nam Á.

    Bệnh chảy máu chuối được đặt tên như vậy vì chuối bị cắt trông giống như đang chảy máu. Bệnh gây thối trái, héo lá, chết cây. Bệnh "máu chuối" do một loại vi khuẩn gây ra khiến cây chuối tàn héo và gây thiệt hại lớn cho vụ mùa. Chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm căn bệnh này.

    Bệnh máu chuối xuất hiện đầu tiên ở Đảo Kayuadi tại Nam Sulawesi ở Indonesia vào năm 1905 và tàn phá nghiêm trọng các đồn điền chuối khu vực này. Đến năm 1987, căn bệnh máu chuối lại phát hiện tại Tây Java và lan sang đến 25 tỉnh của Indonesia. Bệnh dịch hoành hành khiến nhiều nông dân phải từ bỏ sản xuất. Gần đây dịch bệnh lại bắt đầu hoành hành tại Malaysia và có nguy cơ lan sang nhiều nước Đông Nam Á khác.

    Tiến sĩ Jane Ray- tại trường Đại dịch Queensland (Australia) nghiên cứu về căn bệnh chảy máu chuối cho biết, nếu không có biện pháp can thiệp, thiệt hại sẽ rất lớn do dịch bệnh xảy ra ở những khu vực mà người trồng không có kinh nghiệm quản lý dịch bệnh. Cần phải làm rõ hơn về các phương thức lây truyền bệnh để phát triển các phương pháp tiếp cận quản lý bệnh hiệu quả vì sự gia tăng nhanh chóng của bệnh máu là một mối đe dọa đang nổi lên đối với sản xuất chuối ở Đông Nam Á.

    Theo nhóm nghiên cứu, tất cả các vấn đề dịch bệnh bắt đầu nhỏ và có thể được ngăn chặn nếu hành động sớm. Nếu không được kiểm soát và để lây lan, chúng có thể trở thành những trở ngại lớn đối với sản xuất trên các khu vực địa lý rộng lớn.

    Nhiều nhà khoa học cũng cảnh báo, loại quả yêu thích này có thể bị tuyệt chủng vì hàng loạt các loại dịch bệnh, trong đó có kẻ hủy diệt Panama, gây tình trạng héo rũ chuối hàng loạt.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lạm phát phi mã khiến người dân Nga phải thắt chặt hầu bao

    Láng giềng Việt Nam tá hỏa trước nguy cơ đáng sợ từ đường sắt Trung Quốc xây ở Lào - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Moskva, Nga. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

    Lạm phát ở Nga trong tháng 12 đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2016, khiến người dân với mức thu nhập trung bình chỉ vào khoảng 40.402 ruble/tháng (tương đương 545 USD/tháng) gặp khó khăn trong việc trang trải chi phí sinh hoạt. Ông Sergei Borisovich, một công nhân Nga, cho biết giá cả các mặt hàng tăng mạnh đồng nghĩa với việc ông sẽ phải từ bỏ món trứng cá muối và những món ăn khác để dành tiền mua một chai sâm panh cho thời khắc đếm ngược đón chào Năm mới. Ông bồi hồi nhớ lại vào năm ngoái, bàn ăn của ông còn đầy ắp những món ngon đặc trưng của Nga trong dịp mừng Năm mới. Giờ đây, giá cả leo thang nhưng thu nhập không đổi khiến bữa tiệc năm nay trở nên giản dị với đĩa salad khoai tây, đậu và một ít rượu Shampanskoye – một loại sâm panh phổ biến thời Liên Xô.

    Giá món trứng cá muối đỏ, đồ ăn đặc trưng kết hợp cùng với bánh mì và bơ vào đêm giao thừa, đã lên mức cao nhất trong hơn 20 năm qua. Cơ quan Thống kê của Nga (Rosstat) cho biết những nguyên liệu cho các món ăn khác trong dịp Năm mới, chẳng hạn như món salad đẫm sốt mayonnaise "Olivier" sẽ đắt hơn 15% so với năm ngoái, trong khi món salad cá trích truyền thống nổi tiếng sẽ có giá cao hơn 25%. Món ăn gồm nhiều lớp nguyên liệu đan xen với thành phần chính là cá trích ngâm dấm và củ cải đường.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nam Phi: Hầu hết bệnh nhân mắc Omicron hồi phục bằng điều trị đơn giản

    Mới đây, chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi, tiến sĩ Angelique Coetzee cho biết hầu hết bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron ở Nam Phi đã hồi phục bằng phương pháp điều trị đơn giản, báo Tuổi trẻ đưa tin. 

    Tiến sĩ Angelique Coetzee cho hay, phương pháp điều trị cho bệnh nhân Omicron tương đối dễ dàng. 

    “Sau khi chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm Covid-19, chúng tôi bắt đầu điều trị ngay với liều lượng thấp cortisone và thuốc ibuprofen để giúp giảm đau cơ và đau đầu. Ngoài ra không có gì khác. Không sử dụng oxy, thậm chí không cần cả kháng sinh", báo Times of India dẫn lời bà Coetzee nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Putin nói Nga ‘không còn chỗ rút lui’ vì Ukraine

    Tổng thống Vladimir Putin nói rằng Nga không còn chỗ để rút lui khỏi thế đối đầu với Mỹ vì Ukraine và sẽ buộc phải phản ứng cứng rắn nếu phương Tây không từ bỏ "đường lối gây hấn".

    Ông Putin phát biểu như vậy trước các sĩ quan quân đội, trong bối cảnh Nga đang thúc ép Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chấp nhận đề xuất mà Mátxcơva nêu ra từ tuần trước về một sự bảo đảm an ninh mang tính ràng buộc từ phương Tây.

    Láng giềng Việt Nam tá hỏa trước nguy cơ đáng sợ từ đường sắt Trung Quốc xây ở Lào - Ảnh 1.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Reuters)

    "Điều Mỹ đang làm ở Ukraine diễn ra ngay thềm nhà của chúng ta… Và họ cần hiểu rằng chúng ta không còn chỗ rút nữa. Liệu họ có nghĩ rằng chúng ta sẽ chỉ đứng nhìn không?", ông Putin nhấn mạnh.

    "Nếu đường lối gây hấn của các đồng nghiệp phương Tây vẫn tiếp tục, chúng ta sẽ có các biện pháp phản ứng về kỹ thuật quân sự tương xứng và đáp trả mạnh mẽ với những hành động không thân thiện", người đứng đầu nước Nga tuyên bố.

    Nhà lãnh đạo Nga không nói rõ về các biện pháp đó, nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov trước đó cảnh báo Mátxcơva có thể tái triển khai các tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu để đáp trả bước đi tương tự của NATO.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chỉ 1 ca Covid-19, thành phố Trung Quốc yêu cầu toàn bộ dân ở nhà

    Một ca nhiễm Covid-19 xuất hiện trong cộng đồng đã buộc một thành phố biên giới Trung Quốc yêu cầu toàn bộ cư dân ở nhà, đồng thời dừng hệ thống giao thông công cộng và hoạt động thông quan cảng.

    Láng giềng Việt Nam tá hỏa trước nguy cơ đáng sợ từ đường sắt Trung Quốc xây ở Lào - Ảnh 1.

    Theo Worldometers, Trung Quốc đến giờ đã ghi nhận tổng cộng 100.544 ca nhiễm Covid-19. Ảnh: Reuters

    Thành phố này cũng đã dừng dịch vụ giao thông công cộng, đóng cửa toàn bộ địa danh du lịch, rạp chiếu phim và những địa điểm giải trí khác. Hoạt động giảng dạy trực tiếp tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cũng đã bị tạm ngưng.

    TP Đông Hưng triển khai những bước đi trên sau khi phát hiện 1 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng với các triệu chứng đã được xác nhận trong đợt xét nghiệm theo lịch trình.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Myanmar: Lở đất nghiêm trọng tại mỏ ngọc, ít nhất 80 người mất tích

    Sáng sớm hôm nay 22/12, một vụ lở đất đã xảy ra tại mỏ ngọc thuộc bang Kachin, Myanmar khiến ít nhất 80 người mất tích, Vietnamplus dẫn nguồn Reuters cho hay. Theo truyền thông địa phương, vụ việc xảy ra vào lúc 4h sáng (giờ địa phương). 

    Một quan chức thuộc Tổ chức phát triển mạng lưới Kachin lo ngại khả năng khoảng 80 người bị cuốn vào một hồ nước sau vụ lở đất.

    Láng giềng Việt Nam tá hỏa trước nguy cơ đáng sợ từ đường sắt Trung Quốc xây ở Lào - Ảnh 1.

    Công tác cứu hộ trong vụ lở đất tại một mỏ ngọc ở Myanmar vào tháng 7/2020. (Ảnh: AFP)

     7h sáng (giờ địa phương), Myanmar đã triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn.

    Vốn là quốc gia sản xuất tới 90% ngọc trên thế giới, Myanmar từng ghi nhận các thảm họa lở đất tại mỏ ngọc gây thương vong vô cùng lớn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mức độ tàn phá kinh hoàng của bão Rai khi càn quét qua Philippines khiến 375 người chết

    Bão Rai kinh hoàng càn quét qua Philippines đã khiến hàng trăm người chết, chủ yếu do cây đổ và lũ lụt bất ngờ. Hơn 400.000 người phải sơ tán đến nơi trú ẩn trong khi quy mô phá hủy thực sự của cơn bão này hiện vẫn đánh giá hết được.

    Láng giềng Việt Nam tá hỏa trước nguy cơ đáng sợ từ đường sắt Trung Quốc xây ở Lào - Ảnh 1.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga xoay trục Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thách thức liên minh của Mỹ trong khu vực

    Đối mặt với sức ép lớn từ phương Tây, Nga đã chuyển hướng sang việc củng cố vị thế ở phía Đông. Nói chính xác, Nga muốn thắt chặt mối quan hệ với các đối tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương , chủ yếu là Trung Quốc.

    Cả Nga và Trung Quốc đều bị coi là mối đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ và là thách thức đối với NATO. Đáp lại, Nga và Trung Quốc đã nâng cấp quan hệ hợp tác quân sự với một loạt các cuộc tập trận và tuần tra chung cả trên bộ, trên không và trên biển, đặc biệt là việc ký kết lộ trình thúc đẩy hợp tác quân sự đến năm 2025.

    Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ cũng là một ưu tiên chính sách đối ngoại của Nga. Điều này đã được nhấn mạnh trong cuộc gặp thượng đỉnh gần đây ở New Delhi giữa Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Narendra Modi.

    Đường sắt Trung Quốc xây ở Lào làm láng giềng Việt Nam lo sốt vó - Ảnh 1.

    Tổng thống Nga Putin bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Modi trong cuộc gặp tại New Delhi ngày 6/12. Ảnh: Reuters

    Chuyến thăm Ấn Độ là chuyến công du nước ngoài lần thứ 2 của Tổng thống Putin kể khi đại dịch Covid-19 bùng phát và thời điểm chuyến thăm diễn ra ngay trước cuộc hội đàm trực tuyến với Tổng thống Mỹ Biden là một sự trùng hợp.

    Ở New Delhi, ông Putin nhấn mạnh Ấn Độ là "bằng hữu đã được thử thách qua thời gian" và việc hợp tác quân sự với New Delhi "không giống bất cứ quốc gia nào khác".

    Một ưu tiên khác của Nga ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là ASEAN.

    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov từng nhấn mạnh rằng "Nga cam kết thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN". Tuyên bố này một lần nữa được nhắc lại trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nga lần thứ 4 ngày 28/10, khi đó Tổng thống Nga Putin đặc biệt nhấn mạnh việc thúc đẩy quan hệ với ASEAN "luôn là một trong những ưu tiên chính sách đối ngoại của Nga".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc nói về “ích lợi” của tuyến đường sắt xây tại Lào

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào không những mang lại lợi ích cho Trung Quốc và Lào mà còn cho các nước trong khu vực.

    Phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhằm bác bỏ ý kiến cho rằng đường sắt Trung - Lào đã đẩy Lào vào bẫy nợ mà một số nước phương Tây đưa ra.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố: Tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào đã đáp ứng nhu cầu phát triển của Lào. Lào là một quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng trở ngại lớn nhất là không có biển nên việc giao thương với bên ngoài chịu nhiều ảnh hưởng. Tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào đã biến một quốc gia không có biển thành một quốc gia kết nối trên đất liền, kích hoạt sự phát triển của Lào, đưa Lào đến gần hơn với thế giới.

    Theo ông Triệu Lập Kiên, dự án đường sắt Trung Quốc - Lào là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi, nằm trong khuôn khổ hợp tác "vành đai, con đường" giữa hai nước.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan lo đường sắt Lào - Trung "giúp" hàng Tàu tràn vào ồ ạt

    Phòng Thương mại Thái Lan (TCC) lo ngại tuyến đường sắt Lào - Trung Quốc sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này, báo Tuổi trẻ đưa tin.

    Đường sắt Trung Quốc xây ở Lào làm láng giềng Việt Nam lo sốt vó - Ảnh 1.

    Tuyến đường sắt tốc độ cao nối Trung Quốc và Lào được khai trương ngày 3/12. Ảnh: CGTN

    TCC lo ngại cửa khẩu Nong Khai, cửa khẩu Hữu nghị số 1 nối tỉnh Nongkhai (Thái Lan) với thủ đô Vientiane (Lào), sẽ trở thành cửa ngõ tạo điều kiện cho trái cây và rau củ Trung Quốc tràn vào Thái Lan dù các chuyến tàu cao tốc chở khách chỉ có thể di chuyển tới các điểm đến bên trong Lào do dịch COVID-19 và các biện pháp hạn chế di chuyển. 

    Khai trương ngày 3/12 và được xây dựng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Trung Quốc, tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Vientiane (Lào) với thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có chiều dài 1.035km. 

    Phần đường sắt chạy trên lãnh thổ Lào đi từ thủ đô Vientiane đến ga Boten nằm ở biên giới Lào - Trung Quốc dài 422km.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hùng hồn tuyên bố 'thoát' Covid-19, Đan Mạch giờ đây thất thủ trước Omicron, không loại trừ khả năng cả đất nước sẽ bị nhiễm bệnh

    Đan Mạch là một trong những quốc gia thường xuyên đứng top 1 của các bảng xếp hạng hạnh phúc thế giới. Thế nhưng giờ đây chẳng ai mấy quan tâm đến điều này nữa. Tất cả những gì mọi người nhìn thấy ở Đan Mạch hiện nay chỉ là sự tiếc nuối khi quốc gia giàu có, tiêm chủng nhiều tại Bắc Âu này hùng hồn mở cửa thoát dịch để rồi giờ đây khốn khổ với biến chủng Omicron.

    Đan Mạch từng hùng hồn tuyên bố đại dịch Covid-19 không còn là mối nguy cho xã hội vào cuối tháng 8/2021 và dỡ bỏ mọi biện pháp hạn chế chống dịch từ ngày 10/9. Tại thời điểm đó, Đan Mạch chỉ ghi nhận hơn 340.000 ca nhiễm và hơn 2.500 trường hợp tử vong, trong khi 70% dân số đã tiêm chủng. Số ca nhiễm mới bình quân của Đan Mạch chưa đến 200.

    Thế nhưng với sự xuất hiện của biến chủng Omicron, Đan Mạch đã cho cả thế giới thấy ngay cả một quốc gia giàu có tiêm chủng nhiều cũng chưa thể thoát khỏi Covid-19.

    Kể từ khi xuất hiện vào tháng 11, biến chủng Omicron đã khiến Đan Mạch có hơn 617.000 ca nhiễm và 3.076 trường hợp tử vong, tăng 100% so với 4 tháng trước đó bất chấp việc 81% dân số đã tiêm chủng. Số ca nhiễm mới mỗi ngày liên tiếp phá kỷ lục và tăng 100% sau mỗi 2 ngày. Các cơ sở xét nghiệm phải làm việc ngày đêm để theo kịp tốc độ lây lan đại dịch.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cảnh báo bão dịch liên quan đến Omicron, đặc biệt ở người trẻ tuổi

    Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại khu vực châu Âu (WHO) Hans Kluge đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia chuẩn bị cho "tình trạng gia tăng đáng kể và mạnh mẽ" các ca nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, đặc biệt ở những người trẻ tuổi - phóng viên TTXVN tại châu Âu đưa tin.

    Điểm chung ở 2 ca đầu tiên tử vong do Omicron; Việt Nam-Campuchia nhất trí về vấn đề biên giới - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Oslo, Na Uy. Ảnh: AFP

    Ông Kluge cảnh báo "cơn bão" dịch bệnh khác sắp đến và cho rằng trong vài tuần tới, Omicron sẽ chiếm số đông các ca nhiễm mới trong khu vực, đẩy các hệ thống y tế vốn đã căng thẳng đến "cực hạn". 

    Tới nay, biến thể mới đã được phát hiện ở ít nhất 38 trong số 53 quốc gia thuộc khu vực châu Âu, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ và các nước thuộc Liên Xô cũ, nhưng phổ biến nhất là ở Bồ Đào Nha, Đan Mạch và Anh.

    Theo ghi nhận ở 89% các trường hợp phát hiện sớm khi lây nhiễm Omicron, các triệu chứng phổ biến đi kèm tương tự với COVID-19 như ho, đau họng và sốt. Đa phần những người nhiễm mới nằm trong độ tuổi từ 20 đến 30 và bị lây nhiễm tại các sự kiện xã hội hoặc nơi làm việc.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia Nga nhận định về nguồn gốc Omicron

    Trog bối cảnh có nhiều đồn đoán về khả năng biến thể Omicron siêu lây nhiễm với lượng lớn đột biến được phát triển từ phòng thí nghiệm, chuyên gia virus học hàng đầu của Nga, lãnh đạo Viện Gamaleya, ông Alexander Gintsburg đã lên tiếng cho rằng Omicron không phải do con người tạo ra. 

    Chia sẻ với Interfax, ông Gintsburg nhấn mạnh rằng, Omicron được phát hiện ở miền Nam châu Phi, nơi có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao, nhiều người miễn dịch yếu có khả năng nhiễm virus thời gian dài, tạo điều kiện cho nó đột biến. 

    Ông Gintsburg cũng không loại trừ khả năng virus đã bị truyền từ người sang động vật - đột biến - rồi lây ngược trở lại con người. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Điểm chung ở 2 ca đầu tiên tử vong do Omicron

    Mỹ là nơi ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong vì biến thể Omicron giữa bối cảnh biến thể này đang lây lan mạnh và chiếm đa số ở các ca nhiễm mới, báo Thanh niên dẫn nguồn đài KHOU 11 đưa tin.

    Điểm chung ở 2 ca đầu tiên tử vong do Omicron; Việt Nam-Campuchia nhất trí về vấn đề biên giới - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế phủ khăn lên thi thể nạn nhân tử vong do Covid-19 tại bệnh viện ở Houston, Mỹ. Ảnh: REUTERS

    Được biết, nạn nhân là nam giới ngoài 50 tuổi sống tại Houston, bang Texas, Mỹ. Theo thẩm phán Lina Hidalgo của quận Harris, Texas, nạn nhân chưa được tiêm vaccine Covid-19 và có bệnh lý nền.

    Hiện nay số ca Covid-19 nhiễm biến thể Omicron tại Houston đang tăng nhanh. Bệnh viện Giám lý Houston mới đây cho biết, 82% ca nhiễm mới là biến thể Omicron sau 3 tuần xét nghiệm. Trước đó, biến thể Delta phải mất đến 3 tháng mới đạt mức này.

    Trong khi đó, Israel ngày 21/12 đã có ca tử vong đầu tiên do biến thể Omicron. Bệnh nhân là một người đàn ông hơn 60 tuổi, có bệnh nền và đã tiêm 2 liều vaccine ngừa COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam - Campuchia nhất trí hoàn thành đàm phán phân giới cắm mốc

    Trong cuộc hội kiến ngày 21/12, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã nhất trí thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các hiệp ước, hiệp định và thoả thuận liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia, Vnexpress đưa tin.

    Đã có ca đầu tiên tử vong vì Omicron: Tiết lộ tình trạng khi mắc bệnh; - Ảnh 1.

    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong cuộc hội kiến. Ảnh: TTXVN

    Hai nhà lãnh đạo nhất trí Việt Nam - Campuchia sẽ tiếp tục triển đàm phán 16% khối lượng công tác phân giới cắm mốc còn lại trên toàn tuyến biên giới đất liền, đồng thời phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị, góp phần tiếp tục xây dựng một đường biên giới hòa bình, ổn định và hợp tác giữa hai nước.

    Trước đó, năm 2019, Việt Nam và Campuchia đã ký hai văn kiện pháp lý là Hiệp ước và Nghị định thư sau khi hoàn thành 84% khối lượng công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền hai nước.

    Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, từ năm 2006 tới 2019, Việt Nam và Campuchia đã hoàn thành phân giới khoảng 1.045 km đường biên, xây dựng 2.047 cột mốc tại 1.553 vị trí.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại