Cập nhật lúc

COVID-19: TT Putin lên án những người lợi dụng đại dịch để chỉ trích Trung Quốc; FDA cấp phép xét nghiệm bằng nước bọt

Thống kê của trang worldometers.info tính đến 6 giờ sáng 9/5 (giờ Việt Nam) cho thấy, tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) trên toàn cầu là 4.007.819 ca, gồm 275.781 người thiệt mạng.

Trung Quốc và Nga phải hoàn thành nhiệm vụ của mình với tư cách là các nhà lãnh đạo thế giới được công nhận và cùng nhau đánh bại Covid-19, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin hôm thứ Sáu, trong một biểu hiện mới nhất về tình đoàn kết giữa 2 đồng minh lâu năm.

COVID-19: TT Putin lên án những người lợi dụng đại dịch để chỉ trích Trung Quốc; FDA cấp phép xét nghiệm bằng nước bọt - Ảnh 1.

Ông Tập Cận Bình và ông Putin có cuộc điện đàm.

Gắn cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu với cuộc chiến tranh thế giới II, mà ở Trung Quốc thường được gọi là cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít, ông Tập nói rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Moscow khi nước này đang phải chiến đấu với căn bệnh chết người.

Là phe thắng cuộc trong chiến tranh thế giới II và là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc và Nga gánh vác nhiệm vụ bảo vệ hòa bình toàn cầu, ông Tập nói trong cuộc điện đàm. 

Và đất nước của chúng ta được giao một nhiệm vụ đặc biệt để đóng góp cho sự phát triển và tiến bộ của loài người. Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Nga, để bảo vệ công lý quốc tế, duy trì và thực hiện các nguyên tắc của chủ nghĩa đa phương, đóng góp cho sự phát triển toàn cầu và bảo vệ trật tự thế giới, ông Tập nói thêm. 

Trong khi đó, Tổng thống Nga khẳng định, Nga sẵn sàng tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc.

Nga cũng phản đối các lực lượng đã lợi dụng đại dịch để chỉ trích Trung Quốc và sẽ đứng về phía Trung Quốc, ông được trích dẫn.

Đây là cuộc điện đàm thứ 3 giữa 2 nhà lãnh đạo kể từ khi đại dịch bắt đầu ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc hồi cuối năm ngoái. Đến nay, đã gần 4 triệu người mắc bệnh và 270.000 tử vong. Tại Trung Quốc, số người tử vong là 4.600 người và ở Nga là hơn 1.700 ca.

37
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm

    Trung Quốc và Nga phải hoàn thành nhiệm vụ của mình với tư cách là các nhà lãnh đạo thế giới được công nhận và cùng nhau đánh bại Covid-19, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin hôm thứ Sáu, trong một biểu hiện mới nhất về tình đoàn kết giữa 2 đồng minh lâu năm.

    COVID-19: TT Putin lên án những người lợi dụng đại dịch để chỉ trích Trung Quốc; FDA cấp phép xét nghiệm bằng nước bọt - Ảnh 1.

    Ông Tập Cận Bình và ông Putin có cuộc điện đàm.

    Gắn cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu với cuộc chiến tranh thế giới II, mà ở Trung Quốc thường được gọi là cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít, ông Tập nói rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Moscow khi nước này đang phải chiến đấu với căn bệnh chết người.

    Là phe thắng cuộc trong chiến tranh thế giới II và là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc và Nga gánh vác nhiệm vụ bảo vệ hòa bình toàn cầu, ông Tập nói trong cuộc điện đàm. 

    Và đất nước của chúng ta được giao một nhiệm vụ đặc biệt để đóng góp cho sự phát triển và tiến bộ của loài người. Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Nga, để bảo vệ công lý quốc tế, duy trì và thực hiện các nguyên tắc của chủ nghĩa đa phương, đóng góp cho sự phát triển toàn cầu và bảo vệ trật tự thế giới, ông Tập nói thêm. 

    Trong khi đó, Tổng thống Nga khẳng định, Nga sẵn sàng tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc.

    Nga cũng phản đối các lực lượng đã lợi dụng đại dịch để chỉ trích Trung Quốc và sẽ đứng về phía Trung Quốc, ông được trích dẫn.

    Đây là cuộc điện đàm thứ 3 giữa 2 nhà lãnh đạo kể từ khi đại dịch bắt đầu ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc hồi cuối năm ngoái. Đến nay, đã gần 4 triệu người mắc bệnh và 270.000 tử vong. Tại Trung Quốc, số người tử vong là 4.600 người và ở Nga là hơn 1.700 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quân đội Mỹ phát triển các cảm biến phát hiện triệu chứng của SARS-CoV-2

    Quân đội Mỹ đang yêu cầu các công ty công nghệ phát triển các cảm biến có thể phát hiện các triệu chứng sớm của virus SARS-CoV-2.

    Tuần này, quân đội Mỹ đã đưa các đề xuất ban đầu cho một hợp đồng trị giá 25 triệu USD để phát triển một thiết bị sử dụng công nghệ hiện có.

    Có một nhu cầu cấp thiết và cấp bách để phát triển các thiết bị đeo có thể chẩn đoán nhanh, chính xác để xác định và cách ly các trường hợp nhiễm Covid-19 từ khi chưa có triệu chứng và theo dõi/ngăn chặn sự lây lan của virus, theo đề xuất của quân đội Mỹ.

    Bất cứ khi nào cảm biến được đeo trên cơ thể, có thể trên cổ tay như đồng hồ hoặc trên áo hoặc thắt lưng, mục đích là nó sẽ cung cấp các chỉ số về sốt, khó thở, các triệu chứng khi nhiễm virus và thậm chí là sự hiện diện của kháng thể chống lại virus.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO loại trừ khả năng SARS-CoV-2 có nguồn gốc bên ngoài Trung Quốc

    WHO cho rằng, tất cả các bằng chứng tại thời điểm này chỉ ra rằng, nguồn gốc của SARS-CoV-2 chỉ có thể bắt nguồn tại khu chợ hải sản ở Vũ Hán.

    Theo ông Christian Lindmeier, người phát ngôn của Tổ chức Y tế thế giới, nghiên cứu khoa học cũng chưa chỉ ra nguồn gốc của dịch Covid-19 bên ngoài Trung Quốc. Ông Lindmeier nhấn mạnh, có khả năng trước đây virus đã lan truyền khắp thế giới mà không được chú ý, bao gồm cả những trường hợp được cho rằng, đó là bệnh cúm theo mùa.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    FDA cấp phép xét nghiệm Covid-19 bằng nước bọt tại nhà

    Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa cấp giấy phép sử dụng xét nghiệm Covid-19 tại nhà đầu tiên sử dụng mẫu nước bọt.

    Với xét nghiệm này, mọi người có thể thu thập nước bọt của mình tại nhà và gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để có kết quả. Thử nghiệm cho Covid-19 cho đến nay thường sử dụng các mẫu bệnh phẩm liên quan đến mũi hoặc họng.

    Vào tháng Tư, Đại học Rutgers cho biết, FDA đã cấp phép cho bộ xét nghiệm bằng nước bọt mà trường này phát triển để "sử dụng khẩn cấp" phục vụ chẩn đoán Covid-19.

    "Tiếp theo là nhân rộng để xét nghiệm cho mọi người", giám đốc điều hành và giám đốc phát triển công nghệ tại phòng thí nghiệm sinh học RUCDR, nói với CNN.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gia tăng số ca lây nhiễm ở các hộp đêm tại Seoul

    Tất cả các quán bar ở Seoul đã được lệnh đóng cửa cho đến khi có thông báo mới sau khi các trường hợp mắc Covid-19 liên quan đến các hộp đêm ở Seoul tăng mạnh.

    Trong một cuộc họp ngắn vào thứ Bảy, Thị trưởng Seoul Park Won-Soon nói rằng tất cả các câu lạc bộ và quán bar sẽ cần phải đóng cửa, yêu cầu có hiệu lực ngay lập tức.

    Hôm thứ Năm, một người đàn ông 29 tuổi ở thành phố Yongin - ngoại ô Seoul - đã xét nghiệm dương tính với virus này. Người này đã đến một số câu lạc bộ ở Itaewon vào đêm ngày 1/5 và sáng 2/5, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC).

    Kể từ đó, 40 người khác được cho là có liên quan đến các quán bar này đã được xét nghiệm dương tính. Trong đó, 27 người đến từ Seoul.

    Theo ông Park, 1.946 người đã được liệt kê trong sổ đăng ký của 3 câu lạc bộ mà bệnh nhân 29 tuổi đã ghé thăm. Đến nay, mới chỉ có 647 người trong số đó đã được xác định.

    Trước khi ghi nhận số ca tăng đột biến liên quan đến các hộp đêm, Hàn Quốc đã ghi nhận xu hướng giảm trong số ca mắc mới Covid-19. Hôm thứ Ba, Hàn Quốc ghi nhạn số ca mắc mới thấp nhất trong hơn 2 tháng.

    Theo Đại học Johns Hopkins, Hàn Quốc đã có hơn 10.800 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 và 256 trường hợp tử vong. Đại đa số các trường hợp đều đã hồi phục, KCDC cho biết vào đầu tuần này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    EU thừa nhận đã "thuận theo ý" Trung Quốc sửa bài viết về dịch Covid-19

    Liên minh châu Âu (EU) thừa nhận đã cho phép chính phủ Trung Quốc điều chỉnh một số phần trong bài viết về dịch Covid-19 được công bố trên một tờ báo của EU, trong đó bỏ đi các chi tiết về nguồn gốc bùng phát và sự lan rộng của đại dịch trên toàn thế giới.

    Nhóm tác giả của bài viết trên gồm Đại sứ EU tại Trung Quốc Nicolas Chapuis cùng với các đại sứ của 27 nước thành viên EU tại Trung Quốc, đánh dấu mốc kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao EU - Trung Quốc.

    Trong bài viết ban đầu được công bố trên trang web của phái đoàn EU, các đại sứ đã viết rằng "sự bùng phát dịch Covid-19 tại Trung Quốc và sự lan rộng sau đó của đại dịch này tới phần còn lại thế giới trong 3 tháng qua" đã làm chệch hướng quan hệ ngoại giao 2 bên từ trước đó.

    Tuy nhiên, trong bài viết trên trang web của tờ China Daily của Trung Quốc, chi tiết nguồn gốc dịch Covid-19 tại Trung Quốc và sự lan rộng của nó đã bị cắt bỏ. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thư ký riêng con gái ông Trump mắc COVID-19

    Nữ thư ký riêng của cô Ivanka Trump mấy tuần qua không ở bên cạnh con gái tổng thống mà làm việc từ xa trong gần 2 tháng qua. Nữ thư ký được xét nghiệm coronavirus như là một biện pháp phòng xa và kết quả là dương tính.

    Nữ thư ký không có triệu chứng mắc COVID-19 . Cả Ivanka và chồng cô, Jared Kushner, đều có kết quả xét nghiệm âm tính hôm thứ Sáu (giờ Mỹ), một nguồn tin nói với CNN.

    Cùng ngày, Tổng thống Trump khẳng định, thư ký báo chí của Phó tổng thống Mỹ Mike Pence, cô Katie Miller, mắc COVID-19. Hôm thứ Năm, một trong những người phục vụ riêng của Tổng thống Trump, cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus mới.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi thư động viên nhà lãnh đạo Triều Tiên

    Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã gửi thư cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, đề nghị hỗ trợ tăng cường sự ứng phó của Triề Tiên trước đại dịch Covid-19, Tân Hoa Xã đưa tin.

    Tân Hoa Xã đã công bố chi tiết bức thư được gửi vào thứ Bảy, trong đó Chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ sự quan tâm đến công tác "phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh và sức khỏe của người dân Triều Tiên".

    Cũng trong bức thư, ông Tập cũng đưa ra lời đề nghị hỗ trợ của Triều Tiên trong việc ứng phó với đại dịch. 

     

    Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác chống dịch với CHDCND Triều Tiên và cung cấp hỗ trợ trong khả năng của mình theo yêu cầu của CHDCND Triều Tiên. Tin rằng, với những nỗ lực chung của cả Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên và cộng đồng quốc tế, cuộc chiến chống lại dịch bệnh sẽ sớm giành được chiến thắng

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    UAE đạt bước đột phá trong điều trị Covid-19 sử dụng tế bào gốc

    Bộ kinh tế Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất 9UAE) đã cấp bằng sáng chế cho một phương pháp điều trị giàu triển vọng, sử dụng tế bào gốc, nhằm đẩy lùi bệnh Covid-19.

    Phương pháp nói trên được phát triển bởi nhóm chuyên gia của Trung tâm tế bào gốc Abu Dhabi (ADSCC), thực hiện trên 73 ca bệnh Covid-19 - những người đã được điều trị khỏi dịch bệnh bằng biện pháp đưa thuốc vào phổi bằng cách hít thuốc sau khi thuốc được chuyển đổi thành dạng sương.

    Phương pháp mới đã qua giải đoạn đầu của các thử nghiệm lâm sàng và được xác định an toàn. Không bệnh nhân nào có tác dụng phụ tức thì và không có xung đột với phác đồ điều trị thông thường cho bệnh nhân Covid-19.

    Các thử nghiệm tiếp theo để khẳng định hiệu quả của loại hình điều trị mới vẫn đang tiến hành và dự kiến hoàn thành trong vài tuần tiếp theo.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia quốc tế: Việt Nam có nhiều lợi thế thời kỳ hậu Covid-19

    Reuters cho biết, Việt Nam được cho là điểm đến hứa hẹn trong bối cảnh các nhà đầu tư quốc tế đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ.

    Reuters dẫn lời các chuyên gia y tế đánh giá, với số ca mắc Covid-19 tương đối nhỏ, ở mức 288 và không có ca tử vong, quốc gia Đông Nam Á này có lợi thế để khôi phục nền kinh tế sớm hơn các quốc gia khác.

    Công ty phát triển liên doanh Kizuna – đơn vị xây dựng các nhà máy đang chuẩn bị đi vào hoạt động tại Việt Nam cho biết: "Nhờ phản ứng nhanh và thành công trong cuộc chiến chống SARS-CoV-2, chúng tôi dự đoán đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào Việt Nam sau đại dịch". 

    Kizuna hiện đang đẩy nhanh kế hoạch hoàn thiện một nhà máy rộng 100.000 m2 ở khu vực phía Nam Việt Nam để đáp ứng nhu cầu gia tăng sau đại dịch. 

    "Nhà máy này sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động vào tháng 7", công ty nêu rõ.

    Các cố vấn hỗ trợ cho những công ty nước ngoài tái di dời chuỗi cung ứng cho rằng, thành công của Việt Nam trong ứng phó đại dịch đã giúp thúc đẩy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.

    Thành công của Việt Nam trong đẩy lùi đại dịch Covid-19 một phần là nhờ chương trình xét nghiệm nhắm mục tiêu và biện pháp kiểm dịch, cách ly hàng chục nghìn người.

    Trong một bài viết đăng tải trên tờ The World ngày 7/5, tác giả Patrick Winn cho biết, có nhiều bài học được rút ra từ cuộc chiến Covid-19 tại Việt Nam, trong đó phải kể đến lợi ích của việc hành động nhanh chóng và quyết liệt.

    Tuy nhiên, cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam vẫn không tránh khỏi ảnh hưởng về kinh tế do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Hoạt động kinh doanh bị gián đoạn và nhiều doanh nghiệp không dễ dàng khôi phục hoặc mở rộng một cách nhanh chóng.

    "Do vẫn phải thận trọng trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát nên mọi người gặp khó khăn trong việc đi lại, ký kết hợp đồng hoặc thăm cơ sở vật chất", ông Samuel Pursch – chuyên gia tư vấn cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cho biết.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nữ hoàng Anh: “Không từ bỏ, không tuyệt vọng” dù chiến tranh hay Covid-19

    Covid-19: TQ đòi Mỹ mở cửa Fort Detrick cho điều tra quốc tế để làm gương; WHO nói về vai trò của khu chợ Vũ Hán - Ảnh 1.

    (Ảnh: AP)

    Nữ hoàng Elizabeth II đã so sánh sự phản ứng của Vương quốc Anh trong đại dịch Covid-19 với những nỗ lực của những người lính Anh trong Thế chiến II nhân một bài phát biểu trên truyền hình vào đúng dịp 75 năm sau khi cha của bà đánh dấu sự kết thúc chiến tranh tại châu Âu.

    Phát biểu nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chiến thắng, Nữ hoàng Anh hồi tưởng lại những ký ức của bà trong giai đoạn cuối của cuộc chiến, đồng thời khen ngợi "sức mạnh và lòng dũng cảm" của quân đội Anh và quân Đồng minh đã khiến quân Đức phải đầu hàng ngày 8/5/1945.

    "Không bao giờ từ bỏ, không bao giờ tuyệt vọng - Đó là thông điệp của Ngày Chiến thắng. Tôi vẫn nhớ rõ cảnh tượng vui mừng mà tôi cùng gia đình mình và Thủ tướng Winston Churchill đã chứng kiến từ ban công Cung điện Buckingham".

    Nói về tác động của dịch Covid-19 đối với cuộc sống ở Anh khiến lễ kỷ niệm ngày Chiến thắng trong năm nay bị hủy bỏ, Nữ hoàng Elizabeth đã so sánh thế hệ thời chiến ở Anh với thế hệ ngày nay:

     

    Ngày hôm nay, dường như thật khó khăn khi chúng ta không thể tổ chức lễ kỷ niệm đặc biệt như chúng ta mong muốn. Thay vào đó, chúng ta phải tưởng nhớ sự kiện này từ nhà. Dù vậy, các con đường của chúng ta không hề trống vắng, chúng đầy ắp tình yêu và sự quan tâm mà chúng ta dành cho nhau.

    Nữ hoàng Anh Elizabeth II Nữ hoàng Anh Elizabeth II

    "Khi tôi nghĩ về đất nước chúng ta ngày hôm nay và nhìn vào những điều chúng ta đang sẵn sàng thực hiện để bảo vệ và hỗ trợ lẫn nhau, tôi muốn khẳng định với lòng tự hào rằng chúng ta vẫn là một quốc gia, nơi mà những người lính, những thủy thủ và phi công dũng cảm được công nhận và kính trọng".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Nữ hoàng Anh: “Không từ bỏ, không tuyệt vọng” dù chiến tranh hay Covid-19vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lãnh đạo FDA (Mỹ) tự cách ly sau khi tiếp xúc bệnh nhân Covid-19

    Covid-19: TQ đòi Mỹ mở cửa Fort Detrick cho điều tra quốc tế để làm gương; WHO nói về vai trò của khu chợ Vũ Hán - Ảnh 1.

    Ông Stephen Hahn (Ảnh: Getty)

    Ủy viên Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), ông Stephen Hahn sẽ tự cách ly trong 14 ngày tiếp theo sau khi có tiếp xúc với bệnh nhân dương tính với SARS-Cov-2.

    "Như tiến sĩ Hahn đề cập trong thông báo gửi đội ngũ nhân viên ngày hôm nay (8/5), gần đây ông đã có tiếp xúc với một cá nhân có kết quả xét nghiệm dương tới virus gây dịch Covid-19," người phát ngôn FDA Michael Felberbaum nói.

    

    "Theo hướng dẫn của CDC, ông hiện đang tự cách ly trong vòng 2 tuần. Ông đã tiến hành xét nghiệm ngay và có kết quả âm tính."

    FDA không nêu tên cá nhân mà ông Hahn tiếp xúc. Trước đó, tổng thống Mỹ Trump thông báo thư ký báo chí của phó tổng thống Mike Pence là Katie Price đã mắc Covid-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: FDA cấp phép khẩn cho bộ xét nghiệm Covid-19 tại nhà bằng cách lấy mẫu nước bọt

    Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với bộ xét nghiệm Covid-19 tại nhà đầu tiên - theo hình thức xét nghiệm mẫu nước bọt.

    Theo đó, phòng thí nghiệm RUCDR Infinite Biologics thuộc Đại học Rutgers (Mỹ) đã nhận được giấy ủy quyền sửa đổi khẩn cấp vào tối thứ Năm, 7/5 (giờ địa phương). Bằng công cụ này, người dân có thể tự lấy mẫu nước bọt ở nhà và gửi đến phòng thí nghiệm để chờ kết quả.

    Trước đó, các xét nghiệm Covid-19 thường lấy mẫu bệnh phẩm ở mũi hoặc họng. 

    Vào tháng 4, Đại học Rutgers đã thông báo FDA cấp phép cho dụng cụ xét nghiệm mẫu nước bọt mà họ cùng các đối tác phát triển, dùng để chẩn đoán Covid-19 trong các tình huống khẩn cấp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ đòi cho chuyên gia điều tra phòng thí nghiệm Vũ Hán, Trung Quốc yêu cầu Mỹ mở cửa Fort Detrick

    Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 8/5 đáp trả thông điệp của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, khẳng định Mỹ đã có chứng cứ SARS-Cov-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm, nguyên nhân có thể do đội ngũ nghiên cứu của Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn và không thực hiện đầy đủ các quy trình bảo đảm an toàn. Ông Pompeo cũng kêu gọi Trung Quốc cho phép chuyên gia quốc tế tham quan các phòng thí nghiệm bị nghi ngờ ở Vũ Hán.

    Bà Hoa Xuân Oánh cho rằng, hầu hết các nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu về kiểm soát dịch bệnh trến thế giới, bao gồm tiến sĩ Anthony Fauci - giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ - đã bác bỏ giả thuyết của ông Pompeo về sự rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.

    "Chúng tôi buộc phải hỏi điều này thêm một lần: Bằng chứng mà ông ấy cứ liên tục nhắc đến đang ở đâu? Hãy đưa ra cho chúng tôi thấy nếu có!"

    Bà Hoa khẳng định phòng thí nghiệm có bảo đảm an ninh cấp 4 (P4) ở Vũ Hán là dự án hợp tác giữa chính phủ Trung Quốc và Pháp, với thiết kế, xây dựng và quản lý tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Nhóm nghiên cứu đầu tiên của cơ sở này được đào tạo tại các phòng thí nghiệm P4 của Pháp và Mỹ, đồng thời cơ sở vật chất và thiết bị của họ được kiểm tra thường niên bởi tổ chức thư ba có sự công nhận của nhà nước.

    "Cam kết chia sẻ kịp thời và công khai các thông tin khoa học và nghiên cứu, phòng thí nghiệm P4 thuộc Viện nghiên cứu virus Vũ Hán (WIV) - một trong vài chục phòng thí nghiệm P4 trên thế giới - đã hợp tác và trao đổi với các bên khác," bà Hoa Xuân Oánh nói.

    "Peter Daszak, chủ tịch tổ chức EcoHealth Alliance và là chuyên gia hàng đầu về virus - người đã hợp tác với WIV trong 15 năm, ngày 26/4 nói rằng không có virus nào ở phòng thí nghiệm Vũ Hán có thể châm ngòi bùng phát dịch bệnh."

    Bà Hoa cũng đề cập một báo cáo điều tra của USA Today, hé lộ rằng từ năm 2003, hàng trăm sự cố đã xảy ra ở các phòng thí nghiệm sinh học của Mỹ, nơi con người vô tình tiếp xúc với các mầm bệnh chết người. Bà dẫn báo cáo năm 2009 của Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Hoa Kỳ (GAO), xác nhận trong vòng 1 thập kỷ, các phòng thí nghiệm cấp P3 của Mỹ đã xảy ra 400 sự cố. Các phòng thí nghiệm sinh học tại Mỹ tồn tại rủi ro lớn nhất đối với cơ quan quản lý.

    "Ví dụ mới nhất là tháng 7 năm ngoái, cơ sở nghiên cứu sinh hóa ở Fort Detrick, bang Maryland - cơ sở nghiên cứu vũ khí sinh hóa lớn nhất tại Mỹ, đã bất ngờ bị Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ đóng cửa - với lý giải là đã có sai sót trong phòng thí nghiệm của quân đội Mỹ về 'thực thi và duy trì các quy trình phòng ngừa đủ để ngăn chặn các tác nhân hoặc độc tố chọn lọc'," bà Hoa Xuân Oánh nêu, và tuyên bố trong dư luận Mỹ có nhiều nghi ngờ về mối quan hệ giữa việc đóng cửa phòng thí nghiệm ở Fort Detrick với dịch cúm mùa EVALI.

     

    Không phải là nước Mỹ luôn đòi hỏi điều tra cởi mở và minh bạch hay sao? Trung Quốc luôn cởi mở và minh bạch khi công bố thông tin về dịch bệnh và phòng chống dịch. Chúng tôi ủng hộ WHO tiến hành các công tác liên quan theo quy định y tế quốc tế. Tôi tự hỏi liệu Mỹ có thể cởi mở và minh bạch như Trung Quốc, để có thể mở cửa căn cứ sinh học ở Fort Detrick và các phòng thí nghiệm sinh học ở Mỹ cũng như các nơi khác trên thế giới cho một cuộc điều tra quốc tế? Mỹ có cởi mở với cuộc điều tra của WHO về nguồn gốc Covid-19 và phản ứng của Mỹ?

    Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Cuộc sống trở lại bình thường, người dân Bắc Kinh đi du ngoạn hậu Covid-19

    Trung Quốc: Người dân Bắc Kinh đi du lịch, trở lại cuộc sống bình thường hậu Covid-19 (Nguồn: CRI)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia WHO khẳng định "vai trò" của chợ hải sản ở Vũ Hán

    Tiến sĩ Peter Ben Embarek, chuyên gia WHO về bệnh ở động vật có thể lây nhiễm sang người, khẳng định khu chợ hải sản Hoa Nam ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, có vai trò trong bùng phát dịch COVID-19 hồi cuối năm ngoái.

     

    Khu chợ [Hoa Nam] có một vai trò trong sự kiện, đó là điều rõ ràng. Song vai trò đó là gì thì chúng ta chưa biết. Liệu đó là nguồn khởi phát hay là nơi phát tán [virus corona], hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi có một số ca nhiễm được phát hiện ở địa điểm này và khu vực phụ cận.

    Chuyên gia WHO Peter Ben Embarek

     Ông Embarek chỉ ra, hiện chưa rõ động vật sống hoặc những nhà cung cấp, hay người mua hàng bị mắc Covid-19 có thể đã mang virus vào chợ hay không.

    Ông lưu ý rằng, các nhà nghiên cứu phải mất 1 năm để xác định lạc đà là nguồn gốc của virus gây Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) - chủng virus corona xuất hiện ở Saudi Arabia năm 2012, sau đó lây lan ở Trung Đông.

    Theo chuyên gia WHO, về mặt điều tra nguồn gốc dịch Covid-19, Trung Quốc có nhiều khả năng nhất ở phương diện có đủ chuyên môn cần thiết cũng như có nhiều nhà nghiên cứu đáp ứng được khả năng tiến hành điều tra.

    Giới chức Vũ Hán đã đóng cửa chợ hải sản ở Vũ Hán vào tháng 1 trong nỗ lực ngăn chặn virus lây lan. Nước này cũng khẩn trường thúc đẩy dự luật về cấm buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ tố Nga-Trung phối hợp loan tin sai lệch về Covid-19

    Theo báo cáo của Global Engagement Center (GEC), tổ chức thuộc Bộ ngoại giao Mỹ có trách nhiệm phân tích và đấu tranh với các công cụ tuyên truyền trực tuyến, Nga và Trung Quốc đang gia tăng hợp tác trong lan truyền thông tin thất thiệt trên không gian mạng về Covid-19, trong đó Bắc Kinh đang bắt chước những chiến thuật mạng xã hội của Moskva để gieo rắc nhiễu loạn.

    Theo bà Lea Gabrielle, đặc phái viên tại GEC, sự phối hợp nói trên dường như mang tính thời điểm và không có dấu hiệu cho thấy đây là sự hợp tác giữa hai chính phủ Nga-Trung Quốc nhằm định hình các góc nhìn về Covid-19.

    "Chúng tôi nhận thấy sự phối hợp này là hệ quả của chủ nghĩa thực dụng giữa hai nước muốn định hình sự hiểu biết của công chúng về đại dịch Covid-19, nhằm phục vụ mục đích của riêng họ," bà Gabrielle nói trong cuộc họp báo ngày 8/5.

    Quan hệ Mỹ-Trung đã lao dốc trong thời gian qua xoay quanh vấn đề nguồn gốc của virus SARS-Cov-2. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhiều lần tuyên bố virus này đến từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc, và khẳng định Mỹ có "bằng chứng vững chắc" chứng minh điều này.

    Bắc Kinh bác bỏ toàn bộ cáo buộc và phản ứng trước lời kêu gọi của Washington về việc buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm cho đại dịch. Giới chức Trung Quốc cũng chỉ trích mạnh hành động của Mỹ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phố Wall tiếp tục khởi sắc bất chấp tỷ lệ thất nghiệp cao nhất kể từ Thế chiến II, Dow Jones bứt phá gần 500 điểm

    Kết thúc phiên 8/5, chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm bất chấp thông tin tiêu cực về số liệu việc làm, khi nhà đầu tư đặt kỳ vọng lớn rằng diễn biến và tác động tồi tệ nhất của dịch Covid-19 đã đi qua.

    Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã tăng 455,43 điểm, tương đương 1,9%, lên 24.3331,32 điểm, đóng cửa gần vớimức cao nhất trong phiên. S&P 500 tăng 1,6%, tương đương 48,61 điểm, lên 2.929,80 điểm, trong khi Nasdaq Composite tăng 1,5%, tương đương 141,66 điểm, lên 9.121,32 điểm. Cả 3 chỉ số chính đều ghi nhận mức tăng đầu tiên trong 3 tuần. Ở tuần này, Dow Jones và S&P 500 lần lượt tăng 2,5% và 3,5%. Trong khi đó, Nasdaq tăng 6%.

    Mới đây, Bộ Lao động Mỹ cho biết số lượng việc làm việc bị mất trong tháng trước đạt mức cao kỷ lục 20,5 triệu, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt từ 4,4% lên 14,7%. Đây là những con số lớn kỷ lục kể từ sau Thế chiến II. Trong khi đó, các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones dự kiến sẽ có 21,5 triệu việc làm bị mất và tỷ lệ thất nghiệp là 16%.

    Triều Tiên đang phát triển vắc xin Covid-19; Nga vượt Đức, Pháp, thành ổ dịch lớn thứ 5 toàn cầu - Ảnh 1.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Phố Wall tiếp tục khởi sắc bất chấp tỷ lệ thất nghiệp cao nhất kể từ Thế chiến II, Dow Jones bứt phá gần 500 điểmcafef.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 800 tù nhân ở California mắc Covid-19

    Triều Tiên đang phát triển vắc xin Covid-19; Nga vượt Đức, Pháp, thành ổ dịch lớn thứ 5 toàn cầu - Ảnh 1.

    Tổng cộng 823 phạm nhân và 25 nhân viên tại Khu phức hợp cải tạo liên bang Lompoc ở Santa Barbara, bang California, đã xét nghiệm dương tính với SARS-Cov-2, theo thông tin của Cục trại giam liên bang Hoa Kỳ (BOP).

    Khu phức hợp ở Lompoc, California gồm 2 cơ sở: Một cơ sở cải tạo với mức an ninh thấp hiện có 1.162 phạm nhân, và khu an ninh mức trung với 1.542 phạm nhân.

    Hai phạm nhân đã tử vong ở khu phức hợp do Covid-19. Giới chức BOP đã đình chỉ toàn bộ hoạt động thăm viếng tại Lompoc cho đến khi có thông báo tiếp theo. Các phạm nhân cũng bị tạm ngừng cho phép dùng điện thoại và email đến ngày 18/5 để "bảo đảm an toàn cho các phạm nhân và nhân viên, đồng thời làm giảm lây lan của Covid-19".

    Cho đến nay, hàng nghìn phạm nhân ở các nhà tù bang và liên bang của Mỹ đã bị nhiễm Covid-19, trong đó nhiều người không có triệu chứng. Tại bang Ohio, hơn 20% ca nhiễm Covid-19 là các phạm nhân, còn ở bang Colorado thì ổ dịch lớn nhất là một cơ sở cải tạo.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản tung gói trợ cấp thúc doanh nghiệp di chuyển từ Trung Quốc sang ASEAN

    Nhật Bản sẽ khởi động một chương trình tài trợ nhằm khuyến khích các nhà sản xuất của nước này dịch chuyển các cứ điểm sản xuất ở nước ngoài sang Đông Nam Á, trong bối cảnh dại dịch COVID-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung của những doanh nghiệp vốn phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc.

    Chương trình có trị giá 220 triệu USD này nằm trong gói kích thích khẩn cấp của chính phủ Nhật Bản để giảm thiểu những tác động kinh tế tiêu cực mà COVID-19 gây ra. Nó hướng đến mục tiêu giúp các công ty đa dạng hóa chuỗi cung thông qua trợ cấp về tài chính đối với việc xây dựng cơ sở sản xuất cũng như các nghiên cứu tiền khả thi tại những nước ASEAN.

    Sáng kiến trên được đưa ra sau khi nhiều hãng ô tô và các nhà sản xuất khác phải đối mặt với tình cảnh thiếu hụt phụ tùng sản xuất ở Trung Quốc khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào đầu năm nay.

    Một quan chức thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết, chương trình tài trợ này sẽ giúp Nhật Bản đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cứ điểm sản xuất ở Đông Nam Á - ý tưởng đã được đưa ra trước thời điểm COVID-19 xuất hiện. Nó cũng góp phần tạo lập quan hệ tốt đẹp hơn giữa Nhật Bản với các nước ASEAN.

    Để tránh các nguy cơ khác nhau từ việc lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất ở Trung Quốc, ví như làn sóng chống Nhật Bản, giá nhân công tăng hay cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, các công ty Nhật Bản đã lựa chọn Đông Nam Á là cơ sở kế tiếp dưới chiến lược có tên gọi "Trung Quốc + 1".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Nhật Bản tung gói trợ cấp thúc doanh nghiệp di chuyển từ Trung Quốc sang ASEANbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tồi tệ như đang trong Đại Suy thoái, tương lai vẫn ảm đạm

    Nền kinh tế Mỹ có thể đã mất 22 triệu việc làm trong tháng 4, một trong những cú sụt giảm mạnh nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái những năm 1930.

    Báo cáo việc làm hàng tháng của Mỹ dự kiến được công bố ngày 8/5 sẽ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng lên tới 16% trong tháng 4. Con số này sẽ phá vỡ kỷ lục thất nghiệp 10,8% được xác lập sau Thế chiến II vào tháng 11/1982. 

    Những con số có thể cho thấy dấu hiệu rõ ràng nhất về tác động của đại dịch với nền kinh tế lớn nhất thế giới.

    Những con số tiếp tục củng cố nhận định của các nhà phân tích về khả năng phục hồi chậm từ suy thoái. Cùng với một loạt dữ liệu ảm đạm về chi tiêu tiêu dùng, đầu tư kinh doanh, thương mại… tiếp tục cho thấy một viễn cảnh tăm tối. Nước Mỹ vẫn đang trong tình trạng đóng cửa để hạn chế virus lây lan, yếu tố ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.

    Cuộc khủng hoảng kinh tế cũng sẽ gây khó khăn cho Tổng thống Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới. Sau khi Chính quyền Trump bị chỉ trích vì phản ứng ban đầu với đại dịch, ông Trump rất muốn mở cửa lại nền kinh tế ngay cả khi việc này có thể làm tăng số ca nhiễm cũng như những trường hợp tử vong.

    "Nền kinh tế của chúng ta đang được hỗ trợ để tồn tại. Chúng ta sẽ phải thử nghiệm xem kinh tế Mỹ có thể vượt qua an toàn khỏi tình trạng hôn mê hay không", ông Erica Groshen, cựu ủy viên Bộ Lao động Mỹ, cho biết.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Kim Jong Un ‘chúc mừng miệng’ Trung Quốc khống chế COVID-19 thành công

    Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã gửi "tin nhắn miệng" đến chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chúc mừng Bắc Kinh thành công trong nỗ lực ngăn chặn đà lây lan của virus corona.

    Trong thông điệp, ông Kim "chúc mừng ông [Tập], đánh giá cao rằng ông Tập đã nắm bắt được cơ hội để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh chưa từng có trước đây" - hãng KCNA nêu.

    

    "Ông Kim Jong Un chúc ông Tập Cận Bình sức khỏe, bày tỏ niềm tin rằng đảng và nhân dân Trung Quốc sẽ củng cố những thành công đã đạt được và mở rộng, qua đó giành thắng lợi cuối cùng dưới sự dẫn dắt khôn khéo của ông Tập Cận Bình."


    KCNA không nêu chi tiết thông điệp được gửi cho nhà lãnh đạo Trung Quốc như thế nào.

    Đây là lần thứ hai trong năm nay ông Kim Jong Un gửi thông điệp đến ông Tập Cận Bình liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Hồi cuối tháng 1, chủ tịch Triều Tiên cũng thể hiện sự ủng hộ với Bắc Kinh trong cuộc chiến đẩy lùi Covid-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Triều Tiên tăng cường biện pháp ứng phó đe dọa từ SARS-Cov-2

    Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nước này đang tăng cường biện pháp phản ứng đối với "sự lan rộng lây nhiễm của virus ác tính", đồng thời triển khai "các hoạt động phòng chống dịch bệnh" để ngăn chặn đà lây lan của virus.

    Theo KCNA, Bộ Y tế Triều Tiên đang nỗ lực phát triển vắc xin và đang tích trữ "những vật tư cần thiết cho công tác phòng chống dịch bệnh khẩn cấp".

    Một ủy ban đặc biệt của nước này cũng "đang tăng cường quản lý và hướng dẫn về cách ly, phong tỏa, giám sát và khử trùng, nhằm kiểm soát kỹ lưỡng đường xâm nhập của Covid-19".

    Cho đến nay, Triều Tiên vẫn chưa thông báo xác nhận bất kỳ ca nhiễm nào.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    CNN: Trợ lý riêng của Ivanka Trump dương tính với SARS-Cov-2

    Phát ngôn viên Phó tổng thống Mỹ bất ngờ mắc Covid-19; tâm dịch Nam Mỹ Brazil có số người chết tăng kỷ lục - Ảnh 1.

    (Ảnh: Doug Mills/Getty Images)

    Nguồn thạo tin của CNN tiết lộ, trợ lý cá nhân của cô Ivanka Trump đã có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-Cov-2. 

    Theo nguồn tin, trợ lý này đã không ở gần ái nữ của tổng thống Trump trong vài tuần vừa qua. Nữ trợ lý đã làm việc trực tuyến trong gần 2 tháng và được làm xét nghiệm như một biện pháp đề phòng. Người này cũng được ghi nhận là không có triệu chứng của Covid-19.

    Cả Ivanka Trump cùng chồng là Jared Kushner đều có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona hôm 8/5 - nguồn tin của CNN Nói thêm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Từ thuê máy bay riêng đến "mua" quốc tịch mới: Cách giới siêu giàu tìm nơi trốn dịch

    Một cặp đôi người Anh đã mua hai vé hạng nhất trị giá 10.000 bảng Anh (12.000 USD) để bay từ London đến đảo Barbados. Do lo lắng hãng hàng không British Airways sẽ ngừng bay vì dịch bệnh nên họ trả thêm 100.000 bảng (125.000 USD) để thuê 1 chiếc máy bay riêng.

    Hiện tại, giới siêu giàu đang sẵn sàng chi nhiều tiền để đảm bảo họ sẽ có thể bay đến bất kỳ nơi đâu không bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 khi làn sóng nhiễm bệnh thứ hai xảy ra.

    Mặc dù đóng cửa biên giới, nhưng các quốc gia vẫn tiếp nhận công dân trở về nước. Hầu hết các hãng hàng không quốc gia vẫn duy trì một số chuyến bay đến thủ đô chính trên thế giới. Để hiện thực hóa điều này, họ cần sở hữu trong tay nhiều quốc tịch.

    Hãng Henley & Partners, một công ty môi giới quốc tịch có trụ sở tại London, là một trong những tên tuổi lớn nhất trong thị trường "kinh doanh hộ chiếu" trị giá gần 4 tỷ USD/năm. Số liệu mới nhất của công ty này cho thấy số người nộp đơn đăng ký quốc tịch mới chính thức trong 3 tháng đầu năm nay đã tăng lên 42%. Số lượng người quan tâm về vấn đề này tăng 25%.

    Christian Kalin, chủ tịch Henley & Partners, chia sẻ, nhu cầu di cư đã chuyển từ tận hưởng một cuộc sống mới trong các kỳ nghỉ và các chuyến đi công tác nước ngoài sang một mức độ mới bao gồm sự an toàn và hệ thống chăm sóc y tế.

    Mời độc giả theo dõi toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Công dân Anh cảm thấy cách ly 2 tuần ở Việt Nam "như đi nghỉ dưỡng"

    Những người nước ngoài xa xứ (expat) ở Việt Nam đã thở phào nhẹ nhõm khi chính quyền sở tại quyết định tái mở cửa nền kinh tế, theo bài viết được đăng tải trên trang Emigrate.

    Mở đầu bài viết đăng ngày 6/5, trang Emigrate của Anh đã nhấn mạnh rằng những nỗ lực của Việt Nam để duy trì trạng thái an toàn, ổn định giữa cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu đã "đơm trái ngọt", và Việt Nam đã tuyên bố mở cửa trở lại nền kinh tế. Trẻ em đã trở lại trường học, và ngành du lịch cũng bắt đầu mở cửa trở lại.

    Nhiều chính trị gia, báo quốc tế và chuyên gia nước ngoài đã ghi nhận rằng những hành động nhanh chóng, quyết đoán và kịp thời của chính phủ đã giúp Việt Nam đánh bại COVID-19, trong khi đại dịch vẫn đang hoành hành tại nhiều nơi khác trên thế giới.

    Theo Emigrate, chính phủ Việt Nam đã chăm sóc và hỗ trợ chu đáo những người phải cách ly, và không chỉ sử dụng các khu doanh trại quân đội, mà Việt Nam còn tận dụng nhiều cơ sở khác như khách sạn và khu nghỉ dưỡng để làm địa điểm cách ly tập trung đối với những người nhập cảnh từ nước ngoài.

    Chia sẻ với các phóng viên, một công dân Anh đã trải nghiệm thời gian cách ly ở Việt Nam cho biết, ông cảm thấy khoảng thời gian 14 ngày cách ly giống như đi nghỉ dưỡng - dù ông không được ra ngoài và hạn chế tiếp xúc với người ngoài trong suốt 2 tuần này - Emigrate cho biết.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tranh cãi giữa Mỹ-Trung về nguồn gốc COVID-19: Ông Trump lại nói Trung Quốc "kém cỏi"

    Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng đại dịch COVID-19 chính là "sai lầm khủng khiếp", hoặc là "sự kém cỏi" của Trung Quốc - nơi khởi phát dịch bệnh, theo Business Times.

    Trong cuộc họp báo hôm 7/5 vừa qua tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã nhấn mạnh trước báo giới: "Đáng ra [ virus corona ] nên được ngăn chặn ngay từ nguồn. Lẽ ra [đại dịch] nên được ngăn chặn ngay từ nơi khởi phát. Việc đó đáng ra phải dễ dàng, nhưng có 'điều gì đó' đã xảy ra. 'Chuyện gì đó' đã xảy ra".

     

    Hoặc là họ [ Trung Quốc ] đã phạm phải một sai lầm khủng khiếp - hoặc đó là sự kém cỏi của họ. 'Một người nào đó' đã ngu ngốc và không hoàn thành công việc mà người đó lẽ ra phải làm. Điều này quá tệ.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump

     Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với đài Fox News hôm 3/5, Tổng thống Trump cũng từng nói đại dịch COVID-19 là "sai lầm khủng khiếp" của Trung Quốc: 

    "Tôi cho rằng họ đã phạm phải một sai lầm khủng khiếp nhưng không muốn thừa nhận điều đó", tuy nhiên ông không hề đưa ra bất cứ bằng chứng nào cho lập luận này.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Canada ghi nhận tỉ lệ thất nghiệp cao thứ hai trong lịch sử

    Phát ngôn viên Phó tổng thống Mỹ bất ngờ mắc Covid-19; tâm dịch Nam Mỹ Brazil có số người chết tăng kỷ lục - Ảnh 1.

    Một khu ẩm thực bị ngừng hoạt động trong trung tâm thương mại ở Toronto, Canada, ngày 21/3/2020 (Ảnh: Creative Touch Imaging Ltd./NurPhoto via Getty Images)

    Ít nhất 2 triệu người dân Canada bị mất việc làm tỏng tháng 4, trước đó là 1 triệu người trong tháng 3, do tác động của đại dịch COVID-19. Tỷ lệ thất nghiệp ở Canada hiện vào khoảng 13%, cao thứ hai trong lịch sử.

    Các thống kê của Canada cho thấy tỷ lệ thất nghiệp có thể còn cao hơn nữa, lên đến gần 18%, nếu tính cả những người không tích cực tìm kiếm việc làm. Gần 1/3 công nhân đã không làm việc trong tháng 4 hoặc bị cắt giảm giờ làm.

     

    Hiện nay, người Canada đang bị thiệt hại bởi đại dịch. Mọi người đều có câu chuyện của riêng mình, nhưng đối với nhiều người mà nói thì đều bắt nguồn từ giai đoạn hết sức khó khăn này.

    Thủ tướng Canada Justin Trudeau Thủ tướng Canada Justin Trudeau

    Thủ tướng Justin Trudeau thông báo chương trình trợ cấp tiền lương khẩn cấp sẽ được gia hạn qua tháng 6, trong nỗ lực khích lệ các đơn vị duy trì trả lương cho nhân viên, cũng như giúp đỡ doanh nghiệp thuê lại những nhân viên đã bị cho nghỉ.

    Canada cho hay có gần 100 nghìn doanh nghiệp đã được phê duyệt, tương đương 75% quy mô chương trình trợ cấp kể trên, và 1.7 triệu công nhân đã giữ được việc làm nhờ chương trình.

    Phòng thương mại Canada gọi tình trạng thất nghiệp hiện nay là "đáng kinh ngạc", và nhân tố then chốt để mở cửa nền kinh tế sẽ là "tái trang bị kĩ năng" cho doanh nghiệp và người lao động.

    "Vấn đề then chốt là doanh nghiệp có thể hoặc sẽ thuê lại [người lao động] nhanh đến mức nào khi kinh tế mở cửa trở lại," Phòng thương mại nêu trong thông cáo, lưu ý rằng nhiều doanh nghiệp sẽ phải mở cửa hoạt động ngay cả khi các yêu cầu giãn cách xã hội được duy trì.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    EU ủng hộ tiếp tục hạn chế nhập cảnh thêm 30 ngày

    Ngày 8/5, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết khối ủng hộ việc tiếp tục hạn chế nhập cảnh trong 30 ngày nữa, tức đến giữa tháng 6, trong khuôn khổ áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, dù gây thiệt hại lớn cho thương mại và du lịch.

    Tháng 3 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định về việc đóng cửa biên giới bên ngoài đối với tất cả các chuyến bay không thiết yếu, sau khi thất bại trong nỗ lực ngăn chặn 27 quốc gia thành viên đóng cửa biên giới nội khối trong không gian đi lại tự do của EU (Schengen).

    Ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề nội vụ Ylva Johansson cho biết tuần này châu Âu sẽ phải quay trở lại để bàn về vấn đề mở cửa biên giới nội khối khi đại dịch được kiểm soát. Nhưng hiện tại, ít nhất 17 quốc gia của khu vực Schengen áp dụng nhiều mức độ hạn chế đi lại khác nhau. Khu vực Schengen bao gồm hầu hết các nước EU cùng với Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và một số quốc gia khác.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn khối ASEAN có 55.587 ca bệnh, Singapore chưa hết "nóng"

    Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 8/5, khu vực Đông Nam Á có tổng cộng 55.587 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, tăng 1.494 ca so với 1 ngày trước.

    Virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của 1.828 người dân trong khu vực, tăng 24 ca với một ngày trước đó. Các nước ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công tăng lên 14.173 trường hợp.

    Chính phủ Indonesia đã bắt đầu thảo luận về khả năng mở cửa lại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á theo từng giai đoạn, bắt đầu từ tháng 6, trong bối cảnh ngày càng nhiều người thất nghiệp và doanh nghiệp vật lộn để sống sót. "

    Chiến lược thoát ra" bao gồm chỉ áp đặt lệnh phong toả từng phần ở các đô thị lớn, trong đó có vùng thủ đô Jakarta. Các quy định giãn cách xã hội sẽ được dỡ bỏ dần theo 5 giai đoạn, và nền kinh tế sẽ mở cửa lại hoàn toàn vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8.

    Cùng ngày, Bộ trưởng Phát triển quốc gia Singapore Lawrence Wong cho biết một cuộc họp báo trực tuyến, cuộc sống tại nước này sẽ không trở lại bình thường ngay sau ngày 1/6, khi các lệnh hạn chế được dỡ bỏ.

     Ông Wong cho biết các biện pháp phòng ngừa vẫn được tiến hành, bao gồm sử dụng các hệ thống đăng ký vào làm kỹ thuật số SafeEntry tại nơi làm việc, ứng dụng truy dấu tiếp xúc TraceTogether... 

    Bộ trưởng Wong cũng khẳng định Singapore tiếp tục chiến đấu chống COVID-19 trên hai mặt trận: kiểm soát dịch trong các khu ký túc công nhân và trong cộng đồng.

    Ngày 8/5, Malaysia ghi nhận 68 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh trên toàn quốc lên thành 6.535 ca. Nước này không ghi nhận thêm ca tử vong mới nào trong hai ngày liên tiếp và tổng số ca tử vong vẫn ở mức 107. Ngoài ra, hiện có tổng cộng 4.864 bệnh nhân đã phục hồi.

    Theo tờ Straits Times, hầu hết doanh nghiệp tại Malaysia không trả hơn hai tháng lương cho nhân viên, trong khi 2/3 số doanh nghiệp đã không kiếm được bất cứ nguồn thu nào trong thời gian thi hành lệnh kiểm soát đi lại tại nước này. Tỷ lệ thất nghiệp tại Malaysia đã tăng lên mức cao kỷ lục trong 10 năm vào tháng Ba, với trên 600.000 người thất nghiệp, so với 521.300 người cùng kỳ năm trước.

    Trong khi đó, tại Thái Lan, tổng số ca mắc COVID-19 tính đến hết ngày 8/5 đã tăng lên 3.000 sau khi có thêm 8 ca nhiễm virus. Trong 24 giờ qua, nước này không ghi nhận ca tử vong nào, giữ nguyên số ca tử vong là 55.

    Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cùng ngày đã bày bỏ lạc quan rằng nền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này sẽ cải thiện khi các ngành kinh doanh mở cửa trở lại và tuyển dụng lao động, trong khi du lịch được nối lại cùng với các biện pháp mang lại niềm tin cho du khách về sự an toàn của họ.

    Chính phủ Thái Lan đã lên kế hoạch cho 4 giai đoạn nới lỏng, dự kiến kéo dài trong vòng hai tháng, để hoàn toàn mở lại các hoạt động với điều kiện số lượng ca mắc COVID-19 mới được kiểm soát. Nước này bắt đầu giai đoạn 1 của tiến trình nới lỏng phong tỏa từ ngày 3/5, mặc dù Sắc lệnh Về tình trạng khẩn cấp và lệnh giới nghiêm ban đêm vẫn còn hiệu lực cho tới hết tháng Năm. Giai đoạn 2 của tiến trình này dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày 17/5 nếu số ca nhiễm COVID-19 mới không tăng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: 23 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng

    - Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 9/5: Như vậy đã 23 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng

    - Tính đến 6h ngày 9/5: Việt Nam có tổng cộng 148 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

    - Tính từ 18h ngày 8/5 đến 6h ngày 9/5: 0 ca mắc mới

    Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 14.403, trong đó:

    - Cách ly tập trung tại bệnh viện: 175

    - Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.145

    - Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 8.083

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Châu Âu tiếp tục mở cửa lại

    Bộ trưởng Văn hóa, Kỹ thuật số, Thể thao và Truyền thông Anh Oliver Dowden ngày 8/5 cho rằng giải bóng đá Ngoại hạng Anh vẫn chưa được "bật đèn xanh" để tổ chức nốt các vòng đấu còn lại. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng chính phủ hy vọng mùa bóng năm nay có thể được hoàn tất, bất chấp việc còn những rào cản như địa điểm thi đấu hay các biện pháp kiểm tra sức khỏe. 

    Dự kiến, trong ngày 11/5, các đội bóng thuộc giải Ngoại hạng Anh sẽ nhóm họp để thảo luận về các kế hoạch liên quan đến "Project Restart" – dự án nhằm tìm giải pháp nối lại giải đấu bóng đá quốc gia danh tiếng bậc nhất thế giới.

    Tới 6 giờ sáng 9/5 (theo giờ VN), Anh có 211.364 ca mắc COVID-19 (tăng 4.649 ca so với một ngày trước) và 31.241 ca tử vong (tăng 626 trường hợp).

    Trong khi đó, Tây Ban Nha ghi nhận tổng cộng 260.117 ca mắc COVID-19 (tăng 3.262 ca so với một ngày trước) và 26.299 ca tử vong (tăng 229 ca). 

    Ngày 8/5, các bãi biển ở thành phố Barcelona đã được phép mở cửa trở lại sau gần hai tháng đóng cửa. Theo quyết định mới, từ 6h-10h mỗi ngày, người dân được phép bơi lội, lướt ván và chạy bộ trên bãi biển nhưng dưới sự giám sát của cảnh sát.

    Tiếp sau Tây Ban Nha là Italy với 215.858 ca mắc và 29.958 ca tử vong, Anh với 206.715 ca mắc và 30.615 ca tử vong.

    Tại nhiều quốc gia châu Âu, các hạn chế do dịch COVID-19 vẫn đang từng bước được dỡ bỏ. Ngày 8/5, Thụy Sĩ cho biết sẽ tiếp tục nới lỏng hạn chế đối với hoạt động nhập cư từ châu Âu, trong khi xem xét mở cửa trở lại đường biên giới. 

    Ngoài ra, Thụy Sĩ cũng sẽ thử nghiệm một ứng dụng trên điện thoại di động trong tháng này, cho phép người dùng nhận biết liệu họ có đang ở gần một người mắc COVID-19 hay không. Tính đến nay, Thụy Sĩ phát hiện 30.207 ca mắc COVID-19 và 1.810 ca tử vong.

    Na Uy cũng đang nới lỏng nhiều biện pháp hạn chế, bao gồm mở cửa trở lại các trường học từ tuần tới và dỡ bỏ giới hạn số người tối đa được phép tụ tập nơi công cộng.

    Na Uy hiện ghi nhận 8.055 ca COVID-19, trong đó 218 ca tử vong. Thủ tướng nước này Erna Solberg hôm 7/5 tuyên bố đất nước đã kiểm soát được dịch và cảm ơn nỗ lực chung của mọi người dân.

    Pháp dự kiến từ ngày 11/5 bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa vốn được áp đặt từ giữa tháng Ba, sau khi số ca nhiễm và tử vong có dấu hiệu giảm dần. Việc nới lỏng phong tỏa sẽ được thực hiện ở tất cả các khu vực, kể cả khu vực được phân loại ở mức đỏ (nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao), nhưng sẽ có những hạn chế nhất định. 

    Trong 24 giờ qua, số ca tử vong vì COVID-19 tại Pháp đã tăng thêm 242 ca lên tổng cộng 26.230 ca, trong khi số ca mắc là 176.079, tăng 1.288 ca.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 9/5: Thế giới vượt 4 triệu ca bệnh, trên 275.000 ca tử vong baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Brazil ghi nhận số ca tử vong kỷ lục trong 1 ngày

    Bộ Y tế Brazil ngày 8/5 (giờ địa phương) thông báo nước này có thêm 751 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh virus corona lên 9.897 trường hợp.

    Brazil cũng ghi nhận thêm 10.222 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng số ca nhiễm lên 145.328.

    Brazil - quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 ở Nam bán cầu – lại có cách tiếp cận “bình thản” từ chính quyền Tổng thống Jair Bolsonaro. Ở quốc gia lớn nhất Mỹ Latin này, chỉ có các sắc lệnh “ở nhà” do các thống đốc bang ban bố, các đường biên giới vẫn mở cửa, và có rất ít quy định về việc cách ly phòng dịch trên cả nước.

    Cho tới nay, Tổng thống Jair Bolsonaro vẫn hạ thấp mối nguy hiểm của Covid-19.

     

    Mọi thứ sẽ sớm qua đi. Cuộc sống của chúng ta phải tiếp tục. Công việc nên được duy trì.

    Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro

     Ông Bolsonaro cho rằng, tình hình dịch Covid-19 không tệ như những gì truyền thông đã đưa và những biện pháp mà các thống đốc bang đang triển khai nhằm kiềm chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, như giãn cách xã hội, đóng cửa các trung tâm thương mại và trường học, là thái quá một cách không cần thiết.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tình báo Đức nghi ngờ cáo buộc COVID-19 xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc

    Tạp chí Der Spiegel (Đức) ngày 8/5 đưa tin rằng cơ quan tình báo Đức BND còn nghi vấn đây là nỗ lực nhằm chuyển hướng chú ý khỏi thất bại của Mỹ khi kiểm soát dịch bệnh.

    Theo đó, BND đã đề nghị thành viên của liên minh tình báo "Ngũ Nhãn" (Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand) cung cấp bằng chứng của cáo buộc này. Tuy nhiên, không có thành viên nào của "Ngũ Nhãn" muốn ủng hộ cáo buộc của Ngoại trưởng Pompeo.

    Theo nội dung báo cáo tình báo được gửi tới Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer, cáo buộc của Mỹ là nỗ lực để chuyển chú ý của công chúng khỏi thất bại của Tổng thống Trump trước COVID-19.

    Người phát ngôn của chính phủ Đức chưa đưa ra phản hồi về thông tin tạp chí Der Spiegel đăng tải.

    Covid-19: Phát ngôn viên của Phó tổng thống Mỹ đột ngột mắc Covid-19; Số ca nhiễm của Nga vượt Đức, Pháp - Ảnh 1.

    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 3/5 cho biết có "số lượng bằng chứng đáng kể" cho thấy virus SARS-CoV-2 xuất phát từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Pompeo không đề cập đến kết luận của cơ quan tình báo Mỹ rằng virus này không phải do con người tạo ra.

    Trước đó, Ngoại trưởng Pompeo ngày 29/4 yêu cầu Trung Quốc để thế giới tiếp cận Viện Virus học Vũ Hán (WIV). Tổng thống Donald Trump ngày 15/4 cho biết Mỹ sẽ điều tra nguồn gốc virus này.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Tình báo Đức nghi ngờ cáo buộc COVID-19 xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốcbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dịch Covid-19 phức tạp: Nga vượt Đức, Pháp, đứng thứ 4 Châu Âu về số ca mắc

    Liên bang Nga đã vượt Đức và Pháp về tổng số ca nhiễm và là quốc gia có số ca nhiễm cao thứ 4 châu Âu. 

    Ngày 8/5 là ngày thứ 6 liên tiếp Nga ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong ngày tăng hơn 10.000 người. 

    Trong 24 giờ qua, nước này phát hiện thêm 10.699 ca nhiễm mới tại 83 chủ thể liên bang, nâng tổng số người mắc COVID-19 lên 187.859. Trong khi đó, tổng số ca tử vong là 1.723, tăng 98 ca so với ngày trước đó.


    Phát biểu tại buổi họp báo của WHO, ông Mike Ryan - giám đốc điều hành của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định tình hình bùng phát dịch bệnh tại Nga là chậm hơn các nước khác, do đó Nga có thể học tập từ kinh nghiệm của các nước châu Á và Tây Âu đã trải qua làn sóng dịch bệnh trước đó.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người phát ngôn của Phó tổng thống Mỹ dương tính với SARS-Cov-2

    Phát ngôn viên của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, bà Katie Miller ngày 8/5 (giờ miền Đông) được xác nhận đã dương tính với virus SARS-CoV-2. Bà là vợ của Steven Miller, cố vấn hàng đầu cho Tổng thống Donald Trump.

    Miller cho biết bà không xuất hiện các triệu chứng của Covid-19. Sau khi khi thông tin về tình trạng sức khỏe của bà được thông báo, chuyến bay của ông Pence đến Des Moines đã bị hủy trong sáng 8/5. Các thành viên trong đội ngũ của ông có tiếp xúc gần đây với bà Katie Miller được yêu cầu rời khỏi chuyên cơ Air Force Two tại căn cứ Andrews để kiểm tra.

    Tính đến 6h sáng nay, 9/5 (giờ Việt Nam), Mỹ tiếp tục là quốc gia bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới, với 1.320.044 ca nhiễm - tăng hơn 27.400 ca so với một ngày trước đó, và tổng cộng 78.529 ca tử vong.

    Covid-19: Phát ngôn viên của Phó tổng thống Mỹ đột ngột mắc Covid-19; Thế giới vượt 4 triệu ca bệnh - Ảnh 1.

    Bà Katie Miller và chồng Steven Miller (Ảnh: AFP)

    Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận thông tin về bà Miller trong một cuộc họp với các nghị sĩ Cộng hòa tại Nhà Trắng.

    "Đó là một phụ nữ trẻ tuyệt vời. Katie đã có kết quả xét nghiệm rất tốt trong thời gian dài, thế rồi hôm nay cô ấy đột ngột có kết quả dương tính [với SARS-Cov-2]," Trump nói.

    Tổng thống khẳng định Miller không có tiếp xúc với ông, song đã có tiếp xúc với Phó tổng thống Pence.

    Bà Katie Miller có tiếp xúc thường xuyên với các thành viên truyền thông. Nhà Trắng hiện đang tổ chức thêm xét nghiệm dành cho các phóng viên - theo CNN.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới vượt 4 triệu ca bệnh, trên 275.000 ca tử vong: Covid-19 tiếp tục xu thế hạ nhiệt

    Covid-19: Phát ngôn viên của Phó tổng thống Mỹ mắc Covid-19; Thế giới vượt 4 triệu ca bệnh - Ảnh 1.

    Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 97.445 trường hợp mắc COVID-19 và 5.479 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 4 triệu người. 

    Đại dịch đang tiếp tục xu thế hạ nhiệt trên thế giới, song diễn biến vẫn còn phức tạp ở Mỹ, Anh, Nga và các "điểm nóng" mới như Brazil, Mexico.

    Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 9/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là  4.007.819 ca, trong đó có 275.781 người thiệt mạng.

    Dịch bệnh đến nay đã xuất hiện và lây lan ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 1.376.235 bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục, 48.650 ca nặng hoặc nguy kịch, trong khi số ca nhẹ chiếm 98% bệnh nhân đang được điều trị.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại