Cập nhật lúc

COVID-19: EU thừa nhận đã cho báo TQ kiểm duyệt bài viết của 27 đại sứ; lý do gì khiến TT Trump không đeo khẩu trang?

Tính tới 7h sáng ngày hôm nay (8/5), cả thế giới có hơn 3.8 triệu người mắc COVID-19, trong đó có hơn 260.000 người tử vong do căn bệnh này. Tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp tại Mỹ và Nga.

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 8/5, tại Văn phòng chính quyền Vùng Yangon đã diễn ra lễ trao tặng khoản tiền 7,5 triệu kyat Myanmar (gần 127 triệu đồng) và một số trang thiết bị y tế do Đại sứ quán, Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar (VBCM) và cộng đồng người Việt Nam tại Myanmar quyên góp để ủng hộ chính quyền và nhân dân Vùng Yangon chống đại dịch COVID-19.

COVID-19: EU thừa nhận đã cho báo TQ kiểm duyệt bài viết của 27 đại sứ; lý do gì khiến TT Trump không đeo khẩu trang? - Ảnh 1.

Đại sứ quán và cộng đồng người Việt tại Myanmar ủng hộ Vùng Yangon chống dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN phát

Dự lễ trao tặng, về phía Việt Nam có Đại sứ Lý Quốc Tuấn và các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, cùng dại diện VBCM và đại diện một số doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar. Về phía Vùng Yangon có Thủ hiến U Phyo Min Thein cùng các bộ trưởng của vùng bao gồm: Bộ trưởng Các vấn đề an ninh và biên giới, Bộ trưởng Các vấn đề phát triển, Bộ trưởng Các vấn đề xã hội, Bộ trưởng Nhập cư và nguồn nhân lực và Bộ trưởng Các vấn đề Rakhine.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Lý Quốc Tuấn cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 xuất hiện tại Myanmar nói chung và Vùng Yangon nói riêng, Việt Nam luôn chia sẻ những khó khăn mà Myanmar đang gặp phải.

Đánh giá cao nỗ lực của chính quyền địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19, Đại sứ Lý Quốc Tuấn khẳng định món quà hôm nay là đóng góp của những người dân Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc tại Myanmar, là tấm lòng và sự ủng hộ đối với chính quyền và người dân Yangon.

Đại sứ cũng cho rằng món quà tuy nhỏ, nhưng là một nghĩa cử, thể hiện tình đoàn kết của người dân Việt Nam với người dân Myanmar, góp phần vào sự phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước.

Thủ hiến Phyo Min Thein bày tỏ cảm ơn Đại sứ quán, VBCM và cộng đồng người Việt tại Myanmar đã ủng hộ và hỗ trợ Vùng Yangon chống dịch bệnh COVID-19 và cho biết đây là những đóng góp rất thiết thực khi vùng đang nỗ lực hoàn thành việc xây dựng bệnh viện với 1.000 giường bệnh tại thành phố cùng tên.

Đợt quyên góp do Đại sứ quán cùng VBCM phát động từ ngày 23 - 30/4. Ngoài khoản tiền mặt nói trên, ban tổ chức còn nhận được hiện vật bao gồm 7.000 khẩu trang y tế, 120 lọ cồn sát khuẩn cùng một số vật phẩm khác. 

32
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Đại sứ quán và cộng đồng người Việt tại Myanmar ủng hộ Vùng Yangon chống dịch COVID-19

    Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 8/5, tại Văn phòng chính quyền Vùng Yangon đã diễn ra lễ trao tặng khoản tiền 7,5 triệu kyat Myanmar (gần 127 triệu đồng) và một số trang thiết bị y tế do Đại sứ quán, Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar (VBCM) và cộng đồng người Việt Nam tại Myanmar quyên góp để ủng hộ chính quyền và nhân dân Vùng Yangon chống đại dịch COVID-19.

    COVID-19: EU thừa nhận đã cho báo TQ kiểm duyệt bài viết của 27 đại sứ; lý do gì khiến TT Trump không đeo khẩu trang? - Ảnh 1.

    Đại sứ quán và cộng đồng người Việt tại Myanmar ủng hộ Vùng Yangon chống dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN phát

    Dự lễ trao tặng, về phía Việt Nam có Đại sứ Lý Quốc Tuấn và các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, cùng dại diện VBCM và đại diện một số doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar. Về phía Vùng Yangon có Thủ hiến U Phyo Min Thein cùng các bộ trưởng của vùng bao gồm: Bộ trưởng Các vấn đề an ninh và biên giới, Bộ trưởng Các vấn đề phát triển, Bộ trưởng Các vấn đề xã hội, Bộ trưởng Nhập cư và nguồn nhân lực và Bộ trưởng Các vấn đề Rakhine.

    Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Lý Quốc Tuấn cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 xuất hiện tại Myanmar nói chung và Vùng Yangon nói riêng, Việt Nam luôn chia sẻ những khó khăn mà Myanmar đang gặp phải.

    Đánh giá cao nỗ lực của chính quyền địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19, Đại sứ Lý Quốc Tuấn khẳng định món quà hôm nay là đóng góp của những người dân Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc tại Myanmar, là tấm lòng và sự ủng hộ đối với chính quyền và người dân Yangon.

    Đại sứ cũng cho rằng món quà tuy nhỏ, nhưng là một nghĩa cử, thể hiện tình đoàn kết của người dân Việt Nam với người dân Myanmar, góp phần vào sự phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước.

    Thủ hiến Phyo Min Thein bày tỏ cảm ơn Đại sứ quán, VBCM và cộng đồng người Việt tại Myanmar đã ủng hộ và hỗ trợ Vùng Yangon chống dịch bệnh COVID-19 và cho biết đây là những đóng góp rất thiết thực khi vùng đang nỗ lực hoàn thành việc xây dựng bệnh viện với 1.000 giường bệnh tại thành phố cùng tên.

    Đợt quyên góp do Đại sứ quán cùng VBCM phát động từ ngày 23 - 30/4. Ngoài khoản tiền mặt nói trên, ban tổ chức còn nhận được hiện vật bao gồm 7.000 khẩu trang y tế, 120 lọ cồn sát khuẩn cùng một số vật phẩm khác. 

    Độc giả đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/nguoi-vie...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO nhận định về tình hình dịch bệnh tại Nga

    COVID-19: EU thừa nhận đã cho báo TQ kiểm duyệt bài viết của 27 đại sứ; lý do gì khiến TT Trump không đeo khẩu trang? - Ảnh 1.

    Ông Mike Ryan - giám đốc điều hành Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

    Phát biểu tại buổi họp báo của WHO, ông Mike Ryan - giám đốc điều hành của tổ chức này đã nhận định tình hình bùng phát dịch bệnh tại Nga là chậm hơn các nước khác, do đó Nga có thể học tập từ kinh nghiệm của các nước châu Á và Tây Âu đã trải qua làn sóng dịch bệnh trước đó. 

    Ông này cho biết Nga đang áp dụng nhiều cách tiếp cận như tăng cường xét nghiệm, ban bố các lệnh hạn chế và cách ly xã hội nghiêm ngặt. Giống như nhiều nước khác, Nga cũng đang gặp khó khăn khi nỗ lực truy tìm các ca nhiễm theo hệ thống, tuy nhiên trên thế giới cũng đã có Hàn Quốc đạt được thành công với phương pháp này.

    Tuy nhiên, ông này nhấn mạnh rằng Nga sẽ cần "nguồn lực lượng nhân viên y tế cộng đồng được đào tạo tốt" để làm được điều đó.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Bệnh nhân 65 tuổi nhiễm COVID-19 được cứu sống nhờ ghép phổi

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    SARS-CoV-2 tạo thành từ sự tái tổ hợp giữa virus trên dơi và tê tê?

    Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra nhận định SARS-CoV-2 có thể được tạo thành từ sự tái tổ hợp bộ gen giữa virus trên dơi và tê tê.

    Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học nông nghiệp Hoa Nam và Vườn thú Quảng Châu đăng tải trên tạp chí Nature của Anh hôm 7/5 nhận định, SARS-CoV-2 nhiều khả năng có thể được tạo thành từ sự tái tổ hợp bộ gen giữa virus corona trên tê tê và virus Cov-RaTG13 trên dơi.

    COVID-19: EU thừa nhận đã cho báo TQ kiểm duyệt bài viết của 27 đại sứ; lý do gì khiến TT Trump không đeo khẩu trang? - Ảnh 1.

    Nghiên cứu cho thấy, SARS-CoV-2 với virus corona và virus RaTG13 có sự tương đồng cao về nhận dạng di truyền. Gen E, M, N, S của virus corona trên tê tê Malayan với amino acid trên SARS-CoV-2 có sự tương đồng về nhận dạng di truyền lần lượt là 100%, 98,6%, 97,8% và 90,7%.

    Đặc biệt là sự giống nhau giữa kết hợp thụ thể của protein S virus corona trên tê tê với kết hợp thụ thể của SARS-CoV-2, chỉ khác biệt ở một amino acid không quan trọng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, qua phân tích 25 con tê tê Malayan, có 17 con mang virus corona, đồng thời có loại tương tự SARS-CoV-2.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     Xem thêm:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyến bay thẳng kéo dài 33 tiếng đến Mỹ đưa 40 công dân Việt Nam về nước

    Hành khách gồm trẻ em dưới 18 tuổi (trong đó có trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi), du học sinh không có nơi lưu trú do ký túc xá đóng cửa, người cao tuổi, người có bệnh nền...

    Trong các ngày 7-8/5, các cơ quan chức năng Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam và các cơ quan chức năng Mỹ đã phối hợp chặt chẽ thực hiện chuyến bay chở hơn 340 công dân Việt Nam từ sân bay San Francisco về nước an toàn.

    COVID-19: EU thừa nhận đã cho báo TQ kiểm duyệt bài viết của 27 đại sứ; lý do gì khiến TT Trump không đeo khẩu trang? - Ảnh 1.

    Máy bay đưa công dân Việt Nam từ Mỹ về nước đã cất cánh từ Sân bay quốc tế San Francisco, Mỹ (Ảnh: San Francisco International Airport)

    Theo thông tin từ Vietnam Airlines, chuyến bay chiều đi, cũng mang số hiệu VN1, của Vietnam Airlines từ Hà Nội đi San Francisco đã chở theo công dân Mỹ hồi hương. Chuyến bay này còn hỗ trợ vận chuyến miễn cước trang bị y tế do các đơn vị trong nước ủng hộ, gửi tặng cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ.

    Chuyến bay đưa công dân từ Mỹ về có tổng chiều dài hành trình bay thẳng hai chiều không điểm dừng hơn 25.000 km, kéo dài 33 tiếng nên công tác tổ chức chuyến bay này đòi hỏi sự phối hợp đặc biệt chặt chẽ, kỹ lưỡng giữa các cơ quan nhà nước Việt Nam, Vietnam Airlines với các nhà chức trách Mỹ.

    Chuyến bay cũng huy động số lượng thành viên tổ bay gần gấp đôi, lên tới gần 30 người, gồm 8 phi công, 16 tiếp viên, 2 nhân viên kỹ thuật, 2 nhân viên mặt đất.

    Với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, hãng hàng không đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp về an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ trong suốt chuyến bay. Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vân Đồn, những người tham gia chuyến bay đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.

    Độc giả đọc toàn bộ nội dung bài viết tại đây https://soha.vn/chuyen-bay-tha...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiết lộ lý do khiến ông Trump "kiên quyết" không đeo khẩu trang khi xuất hiện trước công chúng

    Tổng thống Trump để 'mặt mộc' khi đến thăm nhà máy khẩu trang

    Ông Trump từng nói rằng việc đeo khẩu trang sẽ "gửi thông điệp sai" rằng ông đang tập trung vào vấn đề y tế hơn mở cửa lại nền kinh tế trong khi kinh tế vốn là chìa khóa và là quân át chủ bài để ông Trump chiến thắng trong cuộc tranh cử tháng 11 - theo tiết lộ của một quan chức chính phủ và hai nhân viên trong chương trình vận động tranh cử của ông Trump.

    Một trong số các quan chức còn cho biết thêm rằng ông Trump lo ngại sẽ trông "ngớ ngẩn" khi đeo khẩu trang và hình ảnh này có thể bị các đối thủ sử dụng trong các quảng cáo công kích lúc tranh cử.

    Độc giả đọc toàn bộ bài viết tại đây https://soha.vn/noi-so-vo-hinh...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia Đông Nam Á

    Ngày 8/5, Chính phủ Indonesia ghi nhận 336 ca mới mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm bệnh tại quốc gia này lên thành 13.112.

    Phát biểu họp báo, người phát ngôn của Chính phủ về các vấn đề liên quan dịch COVID-19 , ông Achmad Yurianto nêu rõ nước này cũng ghi nhận thêm 13 ca tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 lên thành 943. Trong khi đó, đã có tổng cộng 2.494 bệnh nhân bình phục sau khi có thêm 113 người phục hồi và được xuất viện.

    Ông Yurianto cũng cho biết số ca nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn Indonesia là 29.087 ca.

    COVID-19: EU thừa nhận đã cho báo TQ kiểm duyệt bài viết của 27 đại sứ; Việt Nam đã có 241 ca khỏi bệnh - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế xét nghiệm nhanh COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 6/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN

    * Cùng ngày, Philippines ghi nhận 120 ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 10.463 ca.

    Bộ Y tế Philippines (DOH) cũng thông báo có thêm 116 bệnh nhân đã phục hồi trong 24 giờ qua, nâng tổng số bệnh nhân khỏi bệnh lên con số 1.734.

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này hiện đã tăng lên đến 696 ca, sau khi ghi nhận 11 ca tử vong mới.

    DOH cho biết, kể từ khi bùng phát dịch bệnh đến nay, cơ quan này đã thực hiện được 145.000 xét nghiệm mẫu bệnh phẩm để sàng lọc các bệnh nhân mắc COVID-19.

    Philippines cũng đã lập thêm 4 trung tâm lấy mẫu bệnh phẩm quanh khu Metro Manila. Tính đến nay, có tổng cộng 23 trung tâm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên cả nước.

    Chính phủ Philippines đặt mục tiêu thực hiện được 5.000 xét nghiệm mỗi ngày tại tất cả 4 trung tâm lớn lấy mẫu bệnh phẩm, hoặc thực hiện được tổng cộng 30.000 xét nghiệm virus SARS-CoV-2 mỗi ngày tính tới cuối tháng 5 này.

    Xem thêm tình hình của Malaysia, Thái Lan trong bài viết sau đây https://soha.vn/nhieu-quoc-gia...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19 rồi đây có "sống chung hiền lành" với con người như cúm mùa, cảm lạnh không?

    TS Phạm Hùng Vân - Chủ tịch Hội Vi sinh lâm sàng TP.HCM cho rằng, virus gây ra bệnh Covid-19 không thể sống chung với chúng ta như cúm mùa hay cảm lạnh:

    "Ngày 23/4/2020, trong một buổi cập nhật về Covid-19 tại Nhà Trắng, William Bryan, cố vấn về khoa học và kỹ thuật của Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ đã thông báo rằng, tác nhân SARS-CoV-2 gây Covid-19 sẽ bị bất hoạt trong mùa hè khi nhiệt độ tăng, độ ẩm tăng và có ánh sáng mặt trời dựa trên kết quả nghiên cứu về thời gian một nửa virus còn sống sót được trình bày trong bảng 1 trình bày bên dưới đây.

    Phân tích bảng này cho thấy, vào mùa hè dù nhiệt độ 21-24oC thì virus SARS-CoV-2 có thời gian sống ½ chỉ còn 2 phút, nếu nhiệt độ tăng lên 35oC thì chắc chắn thời gian sống sẽ giảm đi 6 lần chỉ còn 20 giây. Trong không khí dưới ánh sáng hè thì SARS-CoV-2 chỉ tồn tại được trong 1.5 phút và với độ ẩm mùa hè thì chắc chắn virus sẽ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn.

    COVID-19: EU thừa nhận đã cho báo TQ kiểm duyệt bài viết của 27 đại sứ; Việt Nam đã có 241 ca khỏi bệnh - Ảnh 1.

    Tại Việt Nam chúng ta, đặc biệt tại miền Trung và miền Nam, mùa hè đến khá sớm. Từ đầu tháng 3, nắng đã bắt đầu gắt nhiều, độ ẩm luôn từ 70-80%, nhiệt độ ban ngày thường 30oC và hiện nay là trên 35oC. Đây chính là một thuận lợi để ngăn chặn dịch Covid-19. Tuy nhiên, nếu xét về khí hậu trên toàn thế giới thì cho đến tháng 7, toàn bộ bắc bán cầu sẽ vào mùa hè nắng nóng (ngoại trừ một số nơi gần cực bắc).

    Nhưng ở nam bán cầu hiện đang bắt đầu là mùa lạnh cho đến đầu tháng 10 mới vào mùa hè. Mà Covid-19 hiện cũng đã lan đền Nam Mỹ với một số quốc gia đang bùng phát dịch, Úc và New-Zealand dù các ca nhiễm Covid-19 chưa bùng phát nhưng nguy cơ vẫn còn lơ lửng. Dự đoán, ở nam bán cầu phải sau tháng 12 thì dịch Covid-19 mới hy vọng hạ nhiệt.

    Qua các nhận định như trên thì chúng tôi cho rằng do tác nhân SARS-CoV-2 không thể nhận người làm vật chủ như: cúm, rhinovirus hay dòng coronavirus của người (HCoV) nên dịch bệnh Covid-19 không thể sống chung với chúng ta như cúm mùa hay cảm lạnh.

    Ngoài ra, virus SARS-CoV-2 cũng không thể tồn tại lâu dài trong mùa hè khi nhiệt độ tăng và độ ẩm tăng. Do vậy mà dịch Covid-19 nhiều khả năng sẽ hạ nhiệt ở Bắc bán cầu khi toàn bộ các quốc gia vào mùa hè nắng nóng (tháng 7) và nam bán cầu là tháng 12.

    Chúng ta sẽ không sống chung "hiền lành" với Covid-19 như sống chung với cúm mùa hay cảm lạnh. Nhìn qua tỷ lệ tử vong trên toàn cầu là đến gần 7%, và nhiều quốc gia lên đến trên 15% do bệnh Covid-19 sẽ rất nặng đối với các đối tượng có nguy cơ.

    Dịch Covid-19 cũng không thể biến mất sớm và cũng có thể có nguy cơ tồn tại lâu dài nếu không kiểm soát được du lịch, đặc biệt là khi bắc bán cầu hết dịch mà nam bán cầu vẫn còn dịch hay bùng phát dịch do thời tiết thuận lợi.

    Chúng ta cũng không dám chắc SARS-CoV-2 sẽ không biến đổi để nhận người làm vật chủ. Chúng ta cũng chưa chắc chắn rằng những người đã nhiễm SARS-CoV-2 là có đầy đủ được miễn dịch bảo vệ để có được miễn dịch cộng đồng, để con người không mang virus lâu dài trong đường hô hấp.

     

    Từ những lý do trên, chúng ta phải chọn cách sống chung với Covid-19 một cách an toàn với phương châm là "tránh mình và người thân bị nhiễm bệnh và tránh lây lan bệnh ra cộng đồng".

    Bấm link để đọc toàn bộ bài viết nguồn tại đây https://soha.vn/con-nguoi-co-t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    EU thừa nhận đã cho báo Trung Quốc kiểm duyệt bài viết của 27 đại sứ EU

    COVID-19: EU thừa nhận đã cho báo TQ kiểm duyệt bài viết của 27 đại sứ; Việt Nam đã có 241 ca khỏi bệnh - Ảnh 1.

    Đại sứ EU tại Trung Quốc Nicolas Chapuis. Ảnh: EPA-EFE

    Liên minh châu Âu (EU) đã thừa nhận rằng họ từng cho phép Trung Quốc kiểm duyệt một bài bình luận của các đại sứ trong khối EU được đăng tải trên báo Trung Quốc, CNN đưa tin.

    Theo đó, phần bị cắt bỏ trong bài viết có liên quan đến vấn đề nguồn gốc của virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19. Khi bản gốc được đăng tải trên trang web của phái đoàn EU, đoạn này đã được giữ nguyên, tuy nhiên trong phiên bản được đăng tải trên tờ Trung Hoa Nhật báo, phần tài liệu tham khảo về nguồn gốc của virus corona ở Trung Quốc và nguồn gốc của virus này đã bị lược bỏ.

    Phái đoàn EU tại Trung Quốc cho biết họ "rất lấy làm tiếc" khi bài viết bị cắt bỏ, nhưng cuối cùng họ vẫn chấp thuận để tờ Trung Hoa Nhật báo đăng tải bài viết này vì những thông điệp còn lại vẫn rất quan trọng.

    Phía Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bình luận về tuyên bố mới nhất của EU liên quan đến vấn đề kiểm duyệt bài viết trên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    LHQ cáo buộc phiến quân Syria lợi dụng đại dịch COVID-19 để tấn công dân thường

    Nam Cực: Nơi Covid-19 bất khả xâm phạm; Phát hiện kết mạc là con đường truyền bệnh cực nhanh và nguy hiểm - Ảnh 1.

    Cảnh đổ nát sau vụ đánh bom ở Damascus, Syria. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

    Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về nhân quyền Michelle Bachelet ngày 8/5 đã cáo buộc tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng và các phe phái khác tại Syria lợi dụng đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 để tăng cường các hoạt động bạo lực nhằm vào dân thường, đồng thời miêu tả tình hình này như "một quả bom hẹn giờ".

    Trong một thông báo, người đứng đầu cơ quan nhân quyền LHQ cho biết cơ quan này mỗi ngày nhận được nhiều báo cáo về các vụ đánh bom và sát hại dân thường, trong đó nhiều vụ tấn công xảy ra tại khu vực có mật độ dân số cao.

    Bà Michelle Bachelet cho rằng các bên trong cuộc xung đột tại Syria, trong đó có IS, dường như coi sự tập trung của toàn cầu với đại dịch COVID-19 như cơ hội để tập hợp lại lực lượng và thực hiện các hành động bạo lực nhằm vào người dân.

    Cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc ghi nhận tình trạng bạo lực gia tăng trong tháng 4/2020 khi thống kê có ít nhất 35 trường hợp là dân thường thiệt mạng trong các vụ nổ, trong khi con số này ở 1 tháng trước đó là 7 trường hợp. Kể từ tháng 3/2020, cơ quan này cho biết đã xảy ra 33 vụ tấn công bằng các thiết bị tổ tự tạo tại Syria, trong đó có 26 vụ xảy ra tại khu vực dân cư và 7 vụ tại các khu chợ.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/quan-su/l...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao số ca mắc COVID-19 tại Đông Âu ít hơn Tây Âu?

    Nam Cực: Nơi Covid-19 bất khả xâm phạm; Phát hiện kết mạc là con đường truyền bệnh cực nhanh và nguy hiểm - Ảnh 1.

    Theo trang The Guardian, việc so sánh các số liệu liên quan đến dịch COVID-19 của các quốc gia khác nhau là vô cùng khó khăn vì nhiều yếu tố có khả năng làm chênh lệch các con số. Tuy nhiên, sự khác biệt rõ rệt về tổn thất do dịch COVID-19 gây ra giữa các quốc gia Đông Âu và Tây Âu khó có thể bỏ qua.

    Các quốc gia Trung và Đông Âu có tỷ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 và tử vong thấp hơn nhiều so với các quốc gia Tây Âu. Tính đến ngày 6/5, Slovakia đã ghi nhận 1.429 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 và 25 ca tử vong. Austria - quốc gia láng giềng - cũng được đánh giá đã kiểm soát thành công dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, nước này có số ca mắc bệnh nhiều hơn gấp 10 lần và số ca tử vong gấp 20 lần, trong khi dân số Austria chỉ bằng một nửa Slovakia.

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa các khu vực của châu Âu. Người Đông Âu có tuổi thọ thấp hơn, đồng nghĩa với việc số lượng người già dễ có nguy cơ mắc bệnh ít hơn, đây cũng là một trong số lý do khiến số ca nhiễm virus tại khu vực này thấp hơn.

    Các nguyên nhân như mật độ dân số thưa thớt hơn, số lượng các chuyến bay thẳng từ các quốc gia Đông Âu tới Trung Quốc và ngược lại cũng ít hơn, tỷ lệ xét nghiệm thấp hơn cũng được nhiều chuyên gia phân tích ghi nhận. Hơn nữa, việc bắt buộc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, hiện phổ biến trên khắp châu Âu, được Cộng hòa Séc và Slovakia triển khai từ rất sớm cũng là lý do Đông Âu có số lượng người nhiễm virus thấp hơn.

    Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất dường như là việc phong tỏa sớm được thực hiện ở hầu hết các quốc gia Trung và Đông Âu, khi chính phủ nhận thấy mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và thực hiện phong tỏa nhanh chóng. Trong khi ở Anh và các quốc gia Tây Âu khác, các sự kiện công cộng và các cuộc tụ họp vẫn diễn ra vào giữa tháng 3.

     

    Không chỉ có vậy, các quốc gia Đông Âu đã nhận thức được những yếu kém trong hệ thống y tế của mình nên đã sớm đưa ra các biện pháp kiểm soát dịch bệnh quyết liệt. "Trong khi đó, những quốc gia như Thụy Điển và Anh đều cho rằng họ có thể đề ra những chính sách hiệu quả giúp ngăn ngừa dịch COVID-19 lây lan mà không gây tác động nhiều đến hệ thống y tế quốc gia, nhưng thực tế không phải vậy", ông Ben Stanley, chuyên gia khoa học chính trị tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ở Warsaw, Ba Lan, chia sẻ.

    Người dân tại các quốc gia Đông Âu cũng sẵn sàng tuân theo các yêu cầu của chính phủ. Trong khi đó, tại các quốc gia Tây Âu và Mỹ đã xảy ra một số bất đồng với chính phủ của họ.

    "Thực tế, chúng tôi đã cảm thấy những hạn chế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của mình. Điều đó khiến mọi người tuân thủ nghiêm ngặt quy định phong tỏa" ông Ivan Krastev, một nhà khoa học chính trị người Bulgaria nói.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam đã có 241 bệnh nhân COVID-19 được chữa khỏi

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tàu hỏa đâm tử vong 15 lao động nhập cư trên đường về quê giữa lệnh phong tỏa do Covid-19

    Nam Cực: Nơi Covid-19 bất khả xâm phạm; Phát hiện kết mạc là con đường truyền bệnh cực nhanh và nguy hiểm - Ảnh 1.

    Đồ đạc của các nạn nhân nằm rải rác trên đường ray xe lửa vào ngày 8/5. Ảnh: CNN

    15 lao động nhập cư ở Ấn Độ đã bị một đoàn tàu đâm trúng và tử vong vào sáng 8/5, khi họ cố gắng trở về nhà trong thời gian lệnh phong tỏa do Covid-19 được thực hiện trên toàn quốc, giới chức địa phương cho biết.

    Đây là những người lao động nhập cư mất việc do đại dịch Covid-19, đang trên hành trình đi bộ về nhà tại bang Madhya Pradesh.

    Ông Arun Kumar, Tổng giám đốc Lực lượng Bảo vệ Đường sắt, cho biết các nạn nhân đi bộ đến một nhà ga ở bang Maharashtra. Họ đã ngủ trên đường ray trước khi bị tàu hỏa đâm trúng vào khoảng 5h sáng. Bốn người khác sống sót, hai trong số họ đang trong tình trạng nguy kịch.

     

    Hiện nay, các tiểu bang ở Ấn Độ đều thực hiện nhiều lệnh hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, điều này khiến hàng ngàn công nhân nhập cư mất việc làm, không có thu nhập và không có phương tiện để về nhà.

    Tuần trước, các nhà chức trách đã tổ chức các chuyến tàu và xe buýt đặc biệt để người nhập cư có thể về nhà nhưng chỉ dành cho những người có tên trong danh sách do chính phủ xác nhận. Những chuyến tàu này chỉ có một số lượng ghế hạn chế có sẵn do chính quyền muốn hành khách duy trì khoảng cách thích hợp để tránh lây nhiễm Covid-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19 có thể khiến Mỹ có thêm 75.000 người chết vì ma tuý, rượu chè

    Đây là cảnh báo từ một phân tích do nhóm Well Being Trust - một tổ chức chuyên hỗ trợ dịch vụ y tế công tại Mỹ - đưa ra ngày 8/5. Báo cáo nêu rõ, việc chưa thể đưa ra được thời điểm chấm dứt dịch Covid-19 kèm theo đó là hàng loạt các hệ luỵ như tỷ lệ thất nghiệp cao, kinh tế đình đốn sẽ làm gia tăng nghiêm trọng những trường hợp "chết trong tuyệt vọng" trừ khi giới chức địa phương, các bang và Chính phủ liên bang có hành động quyết liệt hơn.

    "Trừ khi chúng ta có thể triển khai hiệu quả các nguồn lực từ Chính phủ liên bang và chính quyền các bang, địa phương nhằm giúp những đối tượng dễ bị tổn thương có thể dễ dàng tiếp cận cách dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tinh thần chất lượng cao cũng như sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng trong đại dịch Covid-19, tôi lo ngại rằng, tình hình sẽ càng trở nên trầm trọng hơn và nhiều người sẽ lạm dụng các chất kích thích hoặc thậm chí là tự tử"

    Giám đốc phụ trách chiến lược của Well Being Trust Benjamin F. Miller

     

    Trong bản phân tích của mình, Well Being Trust cũng công bố bản đồ chi tiết dự đoán về những trường hợp tử vong khác nhau có nguyên nhân từ đại dịch Covid-19 tại các địa phương và các bang dựa trên những số liệu của các năm trước đó có tính đến việc Covid-19 khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, người dân bị cô lập và cảm thấy bất an về tương lai. Nhóm cũng kêu gọi giới chức các bang và các cơ quan chức năng hỗ trợ tìm việc làm cho những người bị thất nghiệp do dịch bệnh Covid-19.


    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://vov.vn/the-gioi/covid1...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    LHQ: Làn sóng hận thù và bài ngoại gia tăng

     Trong một tuyên bố trên Twitter, người đứng đầu Liên Hợp Quốc kêu gọi thế nỗ lực toàn diện để chấm dứt "cơn sóng thần thù hận và bài ngoại" do đại dịch Covid-19 gây ra.

    "Covid-19 không quan tâm chúng ta là ai, chúng ta sống ở đâu hay chúng ta tin vào điều gì"

    Tổng thư ký António Guterres

     

    Ông cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo xây dựng sự gắn kết xã hội trong cộng đồng của từng quốc gia.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc xuất hiện trở lại ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

    Theo số liệu thống kê dịch Covid-19 vừa được Trung Quốc công bố sáng 8/5, lần đầu tiên sau nhiều tháng, Trung Quốc đại lục chỉ thêm 1 ca Covid-19 mới trong ngày 7/5, nhưng đáng chú ý đây là ca bệnh trong cộng đồng.

    Trước đó, nước này đã có 4 ngày liên tiếp không có thêm bệnh nhân Covid-19 trong nước.

    Nam Cực: Nơi Covid-19 bất khả xâm phạm; Phát hiện kết mạc là con đường truyền bệnh cực nhanh và nguy hiểm - Ảnh 1.

    Ca bệnh mới là một phụ nữ 45 tuổi, được phát hiện ở tỉnh Cát Lâm, miền Đông Bắc Trung Quốc sau khi đến bệnh viện khám bệnh. Người phụ nữ này là một nhân viên giặt là của Sở Công an thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm. 14 ngày gần đây, người bệnh chỉ đi làm và có các hoạt động trong thành phố, không đến hoặc từng lưu trú, hoạt động tại các địa phương khác, chưa phát hiện thấy có tiếp xúc với người trở về từ các vùng dịch trọng điểm trong và nước ngoài.

    Như vậy, hiện các cơ quan y tế địa phương chưa thể xác định được nguồn lây nhiễm của bệnh nhân này, công tác điều tra dịch tễ học đang được gấp rút tiến hành.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Anh: Chống Covid-19 bằng tinh thần nỗ lực quốc gia như Thế chiến II

    Trong bài phát biểu hôm nay đánh dấu 75 năm kể từ khi kết thúc Thế chiến II ở châu Âu, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng cuộc chiến chống Covid-19 "đòi hỏi cùng một tinh thần nỗ lực quốc gia" như cuộc chiến chống Hitler và Đức Quốc xã.

     

    Chúng ta đã sống sót và sau cùng chiến thắng nhờ chủ nghĩa anh hùng của vô số người bình thường - giờ đây có thể đã là những người cao tuổi, nhưng trước đây họ đã gánh vác số phận tự do trên vai

    Thủ tướng Anh Boris Johnson

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu: Kết mạc là con đường truyền Covid-19 "cực nhanh và nguy hiểm"

    Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm đã phát hiện ra tốc độ truyền bệnh của SARS-CoV-2 thông qua khu vực khí quản phía trên và kết mạc nhanh hơn rất nhiều lần so với chủng virus gây ra dịch SARS trước đây, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP - Hồng Kông).

    Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Michael Chan Chi-wai, từ Trường Đại học Y tế công cộng – Đại học Hồng Kông, là một trong những nhóm nghiên cứu đầu tiên trên toàn thế giới cung cấp bằng chứng rằng, Covid-19 có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua các bộ phận như mắt, mũi, miệng.

     

    Chúng tôi nuôi cấy mô từ đường hô hấp và mắt của con người trong phòng thí nghiệm và ứng dụng chúng vào việc nghiên cứu SARS-COV-2, và so sánh với virus gây ra SARS và H5N1. Chúng tôi thấy rằng virus SARS-COV-2 có khả năng lây nhiễm thông qua kết mạc và đường hô hấp khí quản phía trên ở người cao hơn nhiều so với virus gây ra SARS, với mức độ tập trung virus có thể cao hơn từ 80 - 100 lần

    Tiến sĩ Michael Chan Chi-wai

     

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc: Ghi nhận số ca tăng trở lại

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nam Cực: Nơi an toàn nhất trên thế giới

    Trong khi phần còn lại của thế giới tiếp tục vật lộn với đại dịch Covid-19, thì Nam Cực lại không hề bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

    Đây là nơi lạnh nhất trên Trái đất, hiện được coi là "nơi an toàn nhất trên thế giới", không có ca nhiễm Covid-19 nào được ghi nhận.

    Nam Cực: Nơi Covid-19 bất khả xâm phạm; Phát hiện kết mạc là con đường truyền bệnh cực nhanh và nguy hiểm - Ảnh 1.

    Đặc biệt, khi Nam Cực bắt đầu bước vào mùa Đông thì dường như virus không thể tấn công vào bờ biển đóng băng của nó bởi các tàu du lịch cuối cùng đã rời đi.

    Mặc dù không có dân số bản địa chính thức ở đây - không kể chim cánh cụt, cá voi, hải cẩu và hải âu - khoảng 5.000 người, chủ yếu là các nhà khoa học và nhà nghiên cứu, hiện đang cư trú trong 80 căn cứ tại Nam Cực.

    Keri Nelson, một điều phối viên Mỹ tại Trạm Palmer của Đảo Anvers, trạm xa nhất của Mỹ ở Nam Cực là một trong số đó.

     

    Một số sẵn sàng trở về nhà. Để giúp đỡ những người thân. Nhưng tất cả chúng tôi đều rất cảm kích khi được sống ở một nơi mà căn bệnh này không xuất hiện

    Keri Nelson, điều phối viên Mỹ ở Nam Cực

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: Thêm 7 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh

    Ngày 8/5, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hôm nay có thêm 7 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh.

    Trong đó, có 1 trường hợp dương tính lại và một trường hợp BN162 nặng, phổi tổn thương lan tỏa, oxy máu xuống thấp nhưng đã được các bác sĩ cứu sống, tránh việc đặt ống nội khí quản và thở máy xâm nhập.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quan chức Séc nói Việt Nam đạt được thành công mà nhiều nước phát triển "chỉ có thể mơ ước"

    Báo Halo Noviny của Cộng hòa Séc (CH Séc) ngày 6/5 vừa qua đã đăng tải ý kiến bình luận của ông Vojtěch Filip, Phó Chủ tịch thứ nhất Hạ viện Séc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Séc và Morava (KSČM), về thành công Việt Nam đã đạt được trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

    Cụ thể, theo ông Vojtěch Filip, "Việt Nam đã đạt được thành công mà nhiều quốc gia phát triển, đặc biệt là Mỹ, chỉ có thể mơ ước".

     

    Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu nới lỏng các lệnh hạn chế. Việt Nam, nơi có gần 96 triệu dân, là một trong những nơi đầu tiên bị đại dịch tác động do có đường biên giới chung với Trung Quốc

    Phó Chủ tịch thứ nhất Hạ viện Séc Vojtěch Filip

     

    WHO dự đoán có 190.000 người châu Phi tử vong vì COVID-19; Úc lo ngại Mỹ cố tình rò rỉ tài liệu cáo buộc TQ che đậy COVID-19 - Ảnh 2.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc ghi nhận số ca nhiễm mới quay lại mức hai con số

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia công bố lộ trình 3 bước nhằm đạt "nền kinh tế an toàn với COVID-19"

    Thủ tướng Australia Scott Morrison đã vạch ra các bước đi nhằm đạt được một "nền kinh tế an toàn với COVID-19" trong tháng 7 năm nay. Kế hoạch gồm 3 bước.

    Bước 1: Tạo điều kiện kết nối nhiều hơn cho gia đình và bạn bè

    Các việc được phép thực hiện bao gồm: Tụ tập trong khoảng 10 người, và 5 khách mời trong nhà riêng; trẻ em được quay lại trường học và sân chơi trong cộng đồng dân cư của mình; các hoạt động giải trí như golf, bơi theo làn và boot camp; mở cửa các quán cafe, nhà hàng nhỏ và cửa hàng bán lẻ; nối lại hoạt động du lịch giải trí liên bang.

    Ngoài ra, các quy định hạn chế với việc tổ chức tang lễ cũng sẽ được nới lỏng. 

    Bước 2: Cho phép "tụ tập tới 20 người tại cả những địa điểm như rạp chiếu phim, phòng triển lãm và mở cửa trở lại thêm nhiều cửa hàng bán lẻ; các môn thể thao cộng đồng có tổ chức; các trung tâm chăm sóc sắc đẹp và các lớp tập barre.

    WHO dự đoán có 190.000 người châu Phi tử vong vì COVID-19; Úc lo ngại Mỹ cố tình rò rỉ tài liệu cáo buộc TQ che đậy COVID-19 - Ảnh 1.

    "Bước 3, và cả bước 2 sẽ được xác định rõ ràng hơn nếu chúng ta đạt được thành công của bước 1".

    • Thủ tướng Australia Scott Morrison

     

    Bước 3: Cho phép tụ tập tới 100 người. 

    Tuy nhiên thời điểm áp dụng bước 3 sẽ tùy thuộc vào sự thành công của các bước đi trước đó, Thủ tướng Morrison cho hay.

    "Tới thời điểm ấy, hầu hết các nhân viên đều đã quay trở lại nơi làm việc. Du lịch liên bang nhiều khả năng sẽ được nối lại. Quán rượu, câu lạc bộ với một vài hạn chế sẽ được mở cửa, và có thể là cả các trung tâm giải trí".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Điều tra Covid-19: Mỹ đã dồn Trung Quốc tới chỗ không thể lắc đầu?

    Trung Quốc cho biết họ ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều tra nguồn gốc của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) nhưng bác bỏ bất cứ giả định nào về việc nước này có lỗi.

    Tuyên bố trên được đưa ra khi Bắc Kinh đang hứng chịu áp lực từ cộng đồng quốc tế , đặc biệt là từ Mỹ về việc tiến hành một cuộc điều tra nguồn gốc dịch bệnh và liệu có liên quan đến phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hay không.

    Bà Maria Van Kerkhove, nhà dịch tễ học của WHO, hôm 6-5 cho biết cơ quan này đang thảo luận với Trung Quốc về việc kiểm tra những nguồn gốc động vật tiềm năng của SARS-CoV-2.

    "Vai trò của việc làm này đối với sức khỏe cộng đồng là rất quan trọng vì nếu không biết nguồn gốc động vật ở đâu, chúng tôi rất khó để ngăn chặn điều này xảy ra lần nữa. Điều này xảy ra với tất cả các dịch bệnh mới hình thành bởi hầu hết các mầm bệnh mới xuất hiện từ động vật".

    • Bà Maria Van Kerkhove, nhà dịch tễ học của WHO

     

    Bà Yun Sun, giám đốc chương trình về Trung Quốc tại Trung tâm Stimson (Mỹ), nhận định Trung Quốc sẽ rất khó để từ chối tất cả các cuộc điều tra khi giờ đây cả Liên Hiệp Quốc và WHO đều đưa ra yêu cầu điều tra dịch Covid-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hiện tượng lạ khiến bệnh nhân Covid-19 đột tử

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ rút giấy phép xuất khẩu khẩu trang của hơn 60 công ty Trung Quốc

    WHO dự đoán có 190.000 người châu Phi tử vong vì COVID-19; Úc lo ngại Mỹ cố tình rò rỉ tài liệu cáo buộc TQ che đậy COVID-19 - Ảnh 1.

    Chính phủ Mỹ hiện đang phối hợp với các công ty lớn ở Mỹ bao gồm 3M và Amazon để hạn chế nhập khẩu các sản phẩm kém chất lượng vào Mỹ.

    Cục quản lý Thưc phẩm và Dược phẩm Mỹ ngày 7/0 cho biết đã rút giấy phép xuất khẩu sang Mỹ đối với hơn 60 công ty sản xuất khẩu trang của Trung Quốc.

    Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ thông báo đã giảm số lượng công ty Trung Quốc được xuất khẩu khẩu trang N95 sang Mỹ từ 80 xuống còn 14. Cơ quan này cho biết nguyên nhân của quyết định này là do mới đây đã phát hiện một lượng lớn sản phẩm kém chất lượng từ các công ty này. Động thái này đã đảo ngược quyết định ngày 3/4 cho phép nhập khẩu khẩu trang chưa được kiểm tra chất lượng bởi giới chức Mỹ mà chỉ bởi một phòng xét nghiệm độc lập.

    Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ thông báo sẽ tiếp tục cho phép nhập khẩu khẩu trang từ các công ty Trung Quốc đáp ứng các tiêu chuẩn của Mỹ hoặc được chứng nhận bởi giới chức ở một số khu vực như Liên minh châu Âu. Chính phủ Mỹ hiện đang phối hợp với các công ty lớn ở Mỹ bao gồm 3M và Amazon để hạn chế nhập khẩu các sản phẩm kém chất lượng vào Mỹ./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Úc lo ngại thông tin Mý cố tình rò rỉ tài liệu cáo buộc Trung Quốc che đậy COVID-19

    Có những dấu hiệu Úc và Mỹ đang chia rẽ về giả thuyết chưa được chứng minh rằng virus corona gây đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Đại sứ quán Mỹ ở Úc đang bị cho là cố tình cho rò rỉ tài liệu liên quan đến cáo buộc này.

    WHO dự đoán có 190.000 người châu Phi tử vong vì COVID-19; Úc lo ngại Mỹ cố tình rò rỉ tài liệu cáo buộc TQ che đậy COVID-19 - Ảnh 1.

    Thủ tướng Úc Scott Morrison phát biểu về nguồn gốc COVID-19 khác với Ông Trump. (Ảnh: AAP)

    Báo Sydney Morning Herald (SMH) ngày 7/5 viết rằng Canberra đang quan ngại việc chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy cáo buộc rằng virus corona bắt đầu từ phòng thí nghiệm có thể làm suy yếu nỗ lực nhằm tiến hành một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch và cấm bán động vật sống có hại.

    "Việc người Mỹ đang thúc đẩy giả thuyết về phòng thí nghiệm khiến sáng kiến đó của Úc bị mất uy tín", ông Richard McGregor, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Lowy tại Sydney, nói. "Định kiến sẽ làm hỏng ý tưởng rằng bất kỳ cuộc điều tra nào mà Mỹ ủng hộ có thể tiến hành độc lập", ông McGregor nhận định.

     Bài viết của SMH dẫn lời nhiều quan chức giấu tên nói rằng đang có nhiều hoài nghi trong chính phủ Úc về khả năng một tài liệu được tiết lộ trong một bài viết trước đó trên Daily Telegraph là do Đại sứ quán Mỹ tại Úc cho rò rỉ nhằm thúc đẩy "các bài viết trên báo chí Úc theo hướng có thể đi ngược lại niềm tin và lợi ích của nước sở tại".

    Tài liệu đó có vẻ giống một báo cáo khoa học dựa trên thông tin công khai, bao gồm cả các bài báo, nhưng "không chứa thông tin nào từ hoạt động tình báo", theo SMH.

    Đại sứ quán Mỹ tại Canberra chưa phản hồi bình luận.

    Ngày 4/5, Daily Telegraph đưa tin các chính phủ phương Tây đã biên soạn "tài liệu nghiên cứu dài 15 trang" cáo buộc Trung Quốc tiêu huỷ bằng chứng về dịch COVID-19 giai đoạn đầu, và đây là một trong những nỗ lực nhằm "tấn công sự minh bạch quốc tế".

    Bài báo nói rằng các đối tác tình báo trong nhóm Ngũ Nhãn, gồm Mỹ, Úc, Anh, Canada và New Zealand, đang điều tra khả năng virus thoát ra từ Viện nghiên cứu virus Vũ Hán do sự cố.

    Khi được báo SCMP hỏi, Sharri Markson, tác giả bài báo, không xác nhận hay phủ nhận tài liệu có dựa trên nguồn mở hay không, nhưng nói rằng "ít nhất" 2 chính phủ phương Tây đã đóng góp thông tin vào tài liệu này và cáo buộc báo SMH mô tả sai nội dung bài viết, vì nó tập trung vào nguồn gốc của virus chứ không phải chuyện "Trung Quốc che đậy".

    Tranh cãi nổi lên sau khi Mỹ và Úc đưa ra phát ngôn khác nhau về nguồn gốc virus trong những ngày gần đây.

    Là người thúc đẩy tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về nguyên nhân gây đại dịch COVID-19, Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm 5/5 nói rằng "khả năng cao" là virus bắt nguồn từ khu chợ bán động vật hoang dã, ngược với phát biểu của ông Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo.

    Bắc Kinh chỉ trích lý thuyết về virus từ phòng thí nghiệm và thách thức Mỹ đưa ra bằng chứng cho lý lẽ của mình.

    GS Hugh White, công tác tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc phòng tại ĐHQG Úc, nói rằng dù Canberra nói về Bắc Kinh nhẹ nhàng hơn Washington, nhưng việc họ tách mình khỏi lý thuyết về phòng thí nghiệm là điều đáng chú ý.

    "Điều này đáng chú ý vì Canberra mới tuần trước có vẻ sẵn sàng và hào hứng nhắc lại các quan điểm của Mỹ về việc buộc tội Trung Quốc về COVID-19 và đề xuất tiến hành điều tra độc lập, một sự gợi ý rõ ràng rằng Bắc Kinh có lỗi", ông White nói.

    "Có thể giải thích rằng việc Canberra tách mình khỏi lý thuyết về phòng thí nghiệm là cách để xoa dịu Bắc Kinh sau khi Trung Quốc phản ứng giận dữ với đề xuất mà Úc đưa ra tuần trước.

    Nhưng cũng có thể Canberra đang bị rối, nhiều tiếng nói khác nhau dẫn đến nhiều thông điệp đưa ra khác nhau", ông White đánh giá.

    Tuy nhiên, Yun Jiang, một cựu nghị sĩ Úc và từng là giám đốc Trung tâm chính sách Trung Quốc, cho rằng khó có khả năng Canberra thể hiện sự bất bình công khai với Washington cho dù cố gắng tác động lên dư luận Úc.

    "Quan hệ liên minh với Mỹ cực kỳ quan trọng với Úc, đặc biệt với chính phủ hiện nay…Dù có một số khác biệt với chính quyền Trump, chúng ta thấy cho đến nay chính phủ Úc chưa từng chỉ trích Mỹ công khai, và khó có khả năng Úc sẽ làm như vậy", ông Jiang nói.


    Bấm link để đọc bài viết tại đây. https://www.tienphong.vn/the-g...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tình hình ổn định ở Trung Quốc

    Trung Quốc thông báo chỉ có 1 trường hợp nhiễm mới vào ngày 7/5 và không có ca nhập ngoại nào. Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, trong ngày hôm qua nước này cũng phát hiện thêm 16 trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng.

    Tổng số ca nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc hiện tại là 82.886 trường hợp, trong khi số ca tử vong vẫn không thay đổi, ở mức 4.633 ca.

    Nam Cực: Nơi Covid-19 bất khả xâm phạm; Phát hiện kết mạc là con đường truyền bệnh cực nhanh và nguy hiểm - Ảnh 1.

    Ảnh: Getty Images

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Các quốc gia gặp khó về tài chính có thể khai thác "kho báu" 26 nghìn tỷ USD giữa thời đại dịch?

    Khoản tiền khổng lồ

    Tháng trước, khi chính phủ Indonesia tìm kiếm những nguồn thu ngân sách mới để hỗ trợ cho nền kinh tế dưới tác động của dịch COVID-19, quốc gia đông dân thứ tư thế giới này đã phát hiện ra một lĩnh vực phát triển bùng nổ trong thời gian dịch bệnh. Đó là thương mại điện tử.

    "Chúng tôi quyết định đánh thuế giao dịch điện tử lên các tập đoàn công nghệ vì doanh số của họ tăng vọt trong bối cảnh Covid-19 bùng phát," Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati phát biểu trong một cuộc họp báo. Trích dẫn các nhà cung cấp dịch vụ như Zoom và Netflix, bà bộ trưởng cho biết "hoạt động kinh tế của các tập đoàn này rất lớn".

    Động thái này là dễ hiểu khi các quan chức phụ trách tài chính của các chính phủ đang ráo riết tìm kiếm bất kỳ hình thức thương mại và tiêu dùng nào để có thể áp thuế để bù đắp khoản ngân sách thâm hụt nặng nề vì chống dịch. Đánh thuế lên lĩnh vực thương mại điện tử luôn là mục tiêu tiềm năng của các quốc gia ngay cả trước khi xảy ra đại dịch .

    Tuy vậy, việc đánh thuế này không diễn ra dễ dàng vì vấp phải sự phản đối của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

    Nguyên nhân là rất nhiều dịch vụ thương mại điện tử phổ biến nhất trên thế giới- từ mạng xã hội đến phát trực tuyến video và bán lẻ trực tuyến – đều là các công ty Mỹ. Tất nhiên, người đứng đầu Nhà Trắng mong muốn những khoản thuế mới này sẽ đổ vào ngân quỹ đang thâm hụt nghiêm trọng của nước mình.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sáng 8/5, không có ca mắc mới COVID-19, chỉ còn 34 ca có kết quả xét nghiệm dương tính

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tóm tắt diễn biến chính ngày 8/5

    Dưới đây là một số diễn biến mới nhất của dịch COVID-19:

    - Số ca tử vong trên toàn thế giới vượt 265.000 trường hợp. Theo Đại học Johns Hopkins, tổng số ca tử vong do COVID-19 đã đạt ít nhất 268.999 người với 3.836.215 ca dương tính.

    - Mỹ có hơn 75.000 ca tử vong do COVID-19, cao nhất thế giới với khoảng hơn 2.000 người tử vong mỗi ngày. Nước Anh đứng thứ 2 với 30.689 ca tử vong.

    - Tổng thống Mỹ Donald Trump hàm ý rằng virus corona đã rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, nhưng ông chưa đưa ra bằng chứng. "Điều gì đó đã xảy ra. Có thể là do sự cẩu thả. Ai đó đã làm điều ngu ngốc," ông Trump trả lời các phóng viên tại phòng Bầu Dục. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng tuyên bố có "bằng chứng khổng lồ" rằng virus xuất phát từ phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, Mỹ chưa đưa ra bằng chứng nào và Trung Quốc đã phủ nhận tất cả các cáo buộc nêu trên.

    - Ông Trump đã được xét nghiệm âm tính với virus corona sau khi có thông báo rằng một trong các trợ lí của ông bị nhiễm bệnh COVID-19.

    - Theo nghiên cứu của WHO, có thể 190.000 người châu Phi sẽ tử vong do virus corona nếu hoạt động kiểm soát dịch bệnh thất bại. WHO đưa ra kết luận này dựa trên mô hình dự đoán và phân tích đối với 47 quốc gia trong vùng.

    - Nga vượt Đức và Pháp và trở thành quốc gia có số ca dương tính cao thứ 5 thế giới với 177.160 trường hợp. Ông Trump cho biết sẽ đưa viện trợ y tế tới Moscow trong cuộc điện đàm với tổng thống Nga Vladimir Putin.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại