Cập nhật lúc

Thông tin mới nhất về số lượng vaccine Pfizer sắp đến Việt Nam

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 613.000 ca bệnh COVID-19 và trên 10.000 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã là trên 219,8 triệu ca, trong đó trên 4,55 triệu ca tử vong.

Thông tin mới nhất về số lượng vaccine Pfizer sắp đến Việt Nam
20
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    'Mu' mang đến làn sóng dịch chết chóc, trở thành biến thể trội ở Colombia

    Thông tin mới nhất về số lượng vaccine Pfizer sắp đến Việt Nam; Sáng kiến khủng từ Mỹ giúp Việt Nam thắng COVID - Ảnh 1.

    Ảnh: Luisa Gonzalez/Reuters

    Biến thể "Mu" được phát hiện ở Colombia hồi tháng Một đã khiến nước này phải trải qua làn sóng dịch chết chóc nhất với khoảng 700 ca tử vong/ngày.

    Quan chức y tế Colombia - Marcela Mercado hôm qua (2/9) nói với một đài phát thanh địa phương rằng biến thể Mu là nguyên nhân gây ra làn sóng dịch thứ ba đầy chết chóc ở quốc gia Nam Mỹ này từ từ tháng 4 đến tháng 6.

    Trong giai đoạn này, Colombia ghi nhận khoảng 700 ca tử vong mỗi ngày. Gần 2/3 trong số đó nhiễm biến thể Mu.

    "Mu đã có mặt ở hơn 43 quốc gia và cho thấy khả năng lây lan cao", bà Mercado nói.

    Thời gian gần đây, Colombia ghi nhận khoảng 2.000 ca mắc mới COVID-19 mới mỗi ngày, với khoảng 100 ca tử vong.

    'Mu' mang đến làn sóng dịch chết chóc, trở thành biến thể trội ở Colombiatienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia: Trẻ em mắc Covid-19 cao gấp 5 lần người cao tuổi

    Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đang tiếp tục lây lan mạnh tại Australia, trong đó đáng chú ý trong 2 tháng gần đây số ca mắc biến thể này ở trẻ em dưới 9 tuổi hiện cao gấp 5 lần so với số ca mắc ở những người trên 60 tuổi.

    Truyền thông Australia hôm nay (3/9) trích dẫn kết quả thống kê rất đáng quan tâm của tổ chức tư vấn chính sách công và kinh doanh có tên Provocate cho thấy, trong 2 tháng gần đây, số trẻ em Australia mắc Covid-19 đã tăng gấp 5 lần so với số ca mắc ở những người trên 60 tuổi.

    Cụ thể, tính từ ngày 29/6 đến ngày 28/8, số trẻ em dưới 9 tuổi mắc Covid-19 đã tăng từ con số 1.700 lên hơn 3.930 trường hợp, tương đương mức tăng 131%. Trong khi đó, tỷ lệ nhiễm mới ở những người trên 60 tuổi chỉ tăng 23%.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản cung cấp thêm vaccine cho Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc)

    Thông tin mới nhất về số lượng vaccine Pfizer sắp đến Việt Nam; Sáng kiến khủng từ Mỹ giúp Việt Nam thắng COVID - Ảnh 1.

    Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi (Ảnh: Japan Times)

    Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, phát biểu tại buổi họp báo ngày 3/9, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi thông báo Chính phủ Nhật Bản đã quyết định tiếp tục cung cấp cho Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc) tổng cộng 440.000 liều vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca vào đầu tháng 9 này.

    Ngoại trưởng Motegi cho biết quyết định cung cấp vaccine phòng ngừa COVID-19 lần này của Chính phủ Nhật Bản được đưa ra sau khi đã đánh giá toàn diện tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc), gồm số ca mắc mới, hệ thống y tế, tiến độ tiêm chủng cũng như nhu cầu và yêu cầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 của công dân Nhật Bản đang sinh sống và làm việc tại đó.

    Nhật Bản cung cấp thêm vaccine cho Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc) baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản: Vaccine Pfizer và Moderna có hiệu quả ngừa bệnh tới hơn 90%

    Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản vừa công bố nghiên cứu hiệu quả của loại vaccine Pfizer và Moderna trong việc ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 và những biến chủng.

    Nghiên cứu này cho thấy hiệu quả của các loại vaccine trên trong việc ngăn ngừa bệnh lên tới hơn 90% trong trường hợp tiêm đủ hai mũi. Kết quả này giống với những báo cáo của quốc tế đã công bố trước đó.

    Thông tin mới nhất về số lượng vaccine Pfizer sắp đến Việt Nam; Sáng kiến khủng từ Mỹ giúp Việt Nam thắng COVID - Ảnh 1.

    Nhóm nghiên cứu đã thực hiện phân tích kết quả trên 1.130 người bệnh có hiện tượng sốt tại 5 cơ sở y tế có ở thủ đô Tokyo trong vòng hơn 2 tháng. Theo đó, đối với trường hợp tiêm mũi 1 hiệu quả là 48%, trường hợp tiêm đủ 2 mũi (ít nhất 2 tuần sau khi tiêm) hiệu quả lên tới hơn 95%.

    Trước đó, báo cáo đăng trên tạp chí Y khoa quốc tế của Anh "New England Journal of Medicine" số ra tháng 7/2021 cho biết vaccine Pfizer có hiệu quả 93,7% đối với biến thể Alpha, còn vaccine AstraZeneca có hiệu quả 74,5%. Báo cáo cũng cho biết vaccine Pfizer có hiệu quả 88% đối với biến thể Delta, còn vaccine AstraZeneca có hiệu quả 67%.

    Nhật Bản: Vaccine Pfizer và Moderna có hiệu quả ngừa bệnh tới hơn 90%vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở trẻ em Indonesia tiếp tục tăng cao nhất thế giới

    Hiện nay, mặc dù số ca mắc Covid-19 tại Indonesia đang có xu hướng giảm xuống, song tỷ lệ tử vong  do Covid-19 ở trẻ em Indonesia vẫn tiếp tục tăng cao nhất thế giới, gấp nhiều lần so với tỷ lệ chung của toàn cầu.

    Theo dữ liệu của Bộ Y tế Indonesia, tỷ lệ tử vong ở trẻ em Indonesia đã tăng từ mức 1% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 lên thành 2% vào tháng 7 và tháng 8, trong khi đó, mức trung bình toàn cầu là 0,3%. Sự gia tăng này phù hợp với tỷ lệ mắc Covid-19 ở trẻ em Indonesia cũng tăng từ 12% vào tháng 6 lên thành 15% vào tháng 8.

    Thứ trưởng Bộ Y Tế Indonesia, ông Dante Saksono yêu cầu các bậc cha mẹ đưa trẻ em tới bệnh viện kịp thời. Ông cũng lưu ý trẻ em cũng có thể là mầm bệnh lây lan virus trong gia đình. Số liệu của Bộ Y tế Indonesia cho biết đã có 1.272 trẻ em tử vong. Hiệp hội bác sĩ nhi khoa Indonesia cho rằng, sự gia tăng các ca bệnh và tử vong ở trẻ em xảy khi biến thể Delta lây lan và tình trạng này có liên quan đến việc khó áp dụng các phác đồ sức khỏe cho trẻ

    Tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở trẻ em Indonesia tiếp tục tăng cao nhất thế giớivov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gần 1,3 triệu liều vắc-xin Covid-19 Pfizer dự kiến về Việt Nam trong tháng 9

    Báo Người Lao động ngày 3/9 dẫn nguồn tin cho biết, trong tháng 9 này, Việt Nam sẽ nhận thêm gần 1,3 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 của hãng Pfizer. Dự kiến, ngày từ ngày 6 đến 13/9, Việt Nam sẽ tiếp nhận khoảng hơn 700.000 liều vắc-xin Pfizer. 

    Trong tháng 10, số vắc-xin Pfizer cam kết chuyển về Việt Nam dự kiến là gần 11,5 triệu liều.

    Cũng theo nguồn tin này, số vắc-xin Pfizer trong tháng 11 và 12/2021 sẽ về dồn dập với khoảng 35 triệu liều. Tổng số vắc-xin Covid-19 Pfizer về Việt Nam từ nay đến cuối năm 2021 vào khoảng gần 49 triệu liều.

    Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trong Quý 3/2021, số lượng vắc xin về có thể chưa nhiều nhưng tới Quý 4 sẽ về dồn dập. Riêng vắc-xin Pfizer sẽ về Việt Nam khoảng 47-50 triệu liều.

    Gần 1,3 triệu liều vắc-xin Covid-19 Pfizer dự kiến về Việt Nam trong tháng 9nld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao chỉ một ca nhiễm COVID-19 tại Đông Nam Á khiến hãng xe lớn nhất thế giới lo sợ?

    Trong nhiều năm qua, hãng xe hàng đầu thế giới Toyota Motors đã phát triển mạng lưới cung ứng quy mô lớn tại nhiều nước Đông Nam Á đến nỗi mà hệ thống này hiện đã có sự tham gia của hàng trăm nhà máy khắp khu vực, giờ đây sự lây lan của biến chủng delta đang gây ra rất nhiều thách thức cho hãng, theo nội dung bài đăng mới đây trên Bloomberg.

    Thông tin mới nhất về vaccine Pfizer sắp về Việt Nam; Sáng kiến khủng từ Mỹ giúp Việt Nam thắng COVID - Ảnh 1.

    Đầu tháng trước tại một nhà máy trên đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, một công nhân dương tính với COVID-19. Ca nhiễm COVID-19 của người công nhân này diễn ra trong bối cảnh biến chủng delta đang lây lan mạnh tại một số tỉnh thành của Việt Nam. Ngày 4/8, giới chức địa phương tạm ngừng hoạt động của nhà máy thuộc chủ sở hữu là một nhà sản xuất phụ tùng ô tô này.

    Cách đó hàng nghìn kilomet, giám đốc bộ phận thu mua của hãng xe Toyota – ông Kumakura, cẩn trọng dõi theo các diễn biến liên quan. Nhà máy bị đóng cửa được vận hành bởi một nhà cung cấp phụ tùng quan trọng cho Toyota và là một trong những nhà máy sản xuất bó dây điện, một sản phẩm đơn giản nhưng vô cùng thiết yếu giúp đảm bảo hoạt động bên trong của chiếc ô tô.

    Cuối cùng, dù đã cố gắng bằng đủ cách mà không thể gom đủ phụ tùng, trong đó có bó dây điện từ Việt Nam và chip từ Malaysia, Toyota đã phải "chịu thua". Hãng xe ô tô lớn nhất thế giới gây sốc thị trường bằng việc thông báo sẽ giảm sản lượng ô tô trong tháng 9 khoảng 40% so với các kế hoạch sản xuất gần nhất.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Italy tiến tới quy định bắt buộc toàn dân tiêm vaccine Covid-19

    Italy có thể sẽ ra quy định bắt buộc tiêm vaccine Covid-19 đối với tất cả người dân ở trong độ tuổi cho phép và dự kiến khởi động quá trình tiêm vaccine mũi nhắc lại vào cuối tháng này, Thủ tướng Mario Draghi tuyên bố mới đây.

    Hiện tại, chính phủ nước này đã yêu cầu nhân viên y tế bắt buộc tiêm vaccine nếu muốn được trả lương nhưng ông Draghi cho rằng toàn dân có thể đều phải tiêm vaccine một khi cơ quan y tế EU cấp phép toàn diện cho các loại vaccine. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Những ưu thế của chiến lược 'vùng xanh'

    Việc áp dụng chiến lược “vùng xanh” giúp chính quyền chủ động, có thể tập trung những nguồn lực chống dịch cần thiết, đồng thời tạo điều kiện cho người dân dần ổn định cuộc sống. Vấn đề mấu chốt của việc áp dụng chiến lược này chính là ý thức tuân thủ của người dân đối với các quy định phòng chống dịch, bởi chỉ cần một chút lơ là, chủ quan là có thể dẫn tới hậu quả khó lường.

    Không ít nước trên thế giới đang tiếp cận chính sách "sống chung với dịch bệnh", theo hướng vừa kiểm soát, tránh lây lan, vừa phát triển kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc phân vùng, phân khu vực theo tình hình dịch bệnh mà nhiều nước đang áp dụng theo bản đồ màu.

    Theo chính sách đó, các vùng được xác định là "vùng xanh", "vùng đỏ" và "vùng vàng" (hoặc cam). Trong đó, "vùng xanh" là những khu vực mà virus đã được kiểm soát dựa trên những biện pháp đồng bộ. Đề cập đến chiến lược "vùng xanh" bằng cái tên "Búa và khiêu vũ", chuyên gia tâm lý học hành vi người Pháp, ông Tomas Pueyo giải thích "búa" chính là việc phong tỏa và thiết lập một "vùng xanh" hiệu quả. Tiếp theo là "khiêu vũ", một chiến lược gồm 4 lớp hay còn gọi là "Chiến lược pho mát Thụy Sĩ". Mỗi lớp pho mát sẽ ngăn chặn một phần sự lây lan virus: (1) hàng rào chốt chặt, (2) bong bóng xã hội (tức hạn chế gặp gỡ người khác), (3) chống lây nhiễm bằng khẩu trang và khử khuẩn, (4) xét nghiệm kết hợp với truy dấu và cô lập.

    Những nghiên cứu khác chỉ ra rằng tại các vùng xanh, các hoạt động kinh tế xã hội có thể quay trở lại trạng thái bình thường. 

    Ngược lại, "vùng đỏ" là khu vực mà các biện pháp sức khỏe cộng đồng được áp đặt nghiêm ngặt hơn. 

    Biến số của chiến lược vùng xanh: Vì sao EU, Trung Quốc thành công?; Sáng kiến khủng từ Mỹ giúp Việt Nam thắng COVID - Ảnh 2.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiến sĩ Fauci: Cần 3 liều vaccine mới bảo vệ đầy đủ

    Ông Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ cho rằng, có thể phải cần tới 3 liều vaccine thì con người mới được bảo vệ đầy đủ.

    Ông Fauchi đã viện dẫn các nghiên cứu tại Israel cho thấy tỷ lệ lây nhiễm giảm ở những người tiêm thêm một mũi vaccine nhắc lại thứ ba. 

    Có cơ sở để tin rằng liều vaccine thứ ba "sẽ thực sự có hiệu quả lâu dài, và nếu có hiệu quả lâu dài thì cơ chế 3 liều sẽ trở thành cơ chế thông thường", ông Fauci nói trong một cuộc họp báo.

    Hiện giờ, quyết định xem người Mỹ có nên tiêm 3 liều vaccine hay không thuộc về Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Cơ quan này đang cân nhắc về vấn đề nói trên sau khi cả Moderna và Pfizer đều đăng ký cấp phép của FDA cho liều vaccine bổ sung thứ 3 sau 6-8 tháng kể từ khi tiêm mũi 2. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dịch còn căng thẳng, vì sao Thái Lan, Indonesia 'mở cửa' sớm?

    Trước sức ép kinh tế, Thái Lan và Indonesia quyết định nới lỏng các biện pháp phòng dịch. Song nhiều chuyên gia cảnh báo dịch có thể bùng lại do tỉ lệ tiêm chủng ở hai nước còn thấp và tỉ lệ xét nghiệm dương tính còn cao.

    Tin vui: Sáng kiến khủng từ Mỹ giúp Việt Nam đánh thắng COVID; Đề nghị của Việt Nam về 2 triệu liều vaccine từ TQ - Ảnh 1.

    Một người bán hàng chuẩn bị món Pad Thái tại một quầy bán đồ ăn ở trung tâm mua sắm Siam Paragon tại thủ đô Bangkok (Thái Lan) vào ngày 1-9 - Ảnh: AFP

    Dù kiểm soát dịch tốt trong năm ngoái nhưng vài tháng gần đây Đông Nam Á đã trở thành điểm nóng COVID-19 mới trên toàn cầu với sự hoành hành của biến thể Delta.

    Theo Hãng tin Reuters, Indonesia và Thái Lan - hai nền kinh tế lớn nhất khu vực, từ đầu tháng 9 này bắt đầu nới lỏng biện pháp hạn chế phòng dịch tại các nhà hàng, trung tâm mua sắm để giảm bớt những tác động tiêu cực với kinh tế.

    Chính phủ hai nước đi đến quyết định này khi ghi nhận số ca nhiễm mới giảm đáng kể. Ngày 2-9, Thái Lan có thêm 14.956 ca bệnh trong 24 giờ, giảm 37% so với lúc đỉnh dịch hồi giữa tháng 8. Trong khi đó, ngày 1-9 Indonesia ghi nhận thêm 10.337 ca bệnh mới theo ngày, chỉ bằng 1/5 so với lúc đỉnh dịch hồi giữa tháng 7.

    -------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sáng kiến Việt Nam Spark về hỗ trợ Việt Nam phòng chống dịch COVID-19 và hướng tới phục hồi kinh tế

    Ngày 2/9, nhận lời mời của tổ chức Diễn đàn Toàn cầu Boston (Boston Global Forum), Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc đã tham dự cuộc họp đầu tiên của nhóm Sáng kiến Việt Nam Spark. 

    Diễn đàn Toàn cầu Boston đưa ra Sáng kiến Việt Nam Spark nhằm tập hợp các nhà lãnh đạo, chiến lược gia, học giả, chuyên gia về y tế, công nghệ và kinh tế để thảo luận và đề ra các giải pháp giúp Việt Nam chống đại dịch COVID-19, khôi phục và phát triển kinh tế cũng như nghiên cứu các cơ hội mới cho Việt Nam sau đại dịch. 

    Theo phóng viên TTXVN tại Washington, tham dự cuộc họp có cựu Thống đốc bang Massachusetts Michael Dukakis, Chủ tịch Diễn đàn Toàn cầu Boston; nguyên quyền Bộ trưởng Thương mại Mỹ Cameron Kerry; đồng Chủ tịch Sáng kiến Liên hợp quốc 100 năm Ramu Damodaran; Giáo sư Thomas E. Patterson thuộc Đại học Harvard và nhiều giáo sư, chiến lược gia khác đến từ Đại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

    Phát biểu khai mạc, Đại sứ Hà Kim Ngọc bày tỏ vui mừng tham dự sự kiện với sự có mặt của các chuyên gia hàng đầu thế giới của Mỹ vào đúng ngày Quốc khánh của Việt Nam. Đại sứ cho rằng sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt khi diễn ra theo đề xuất của một tổ chức có uy tín tại Boston, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và làm việc trong những ngày Người đi tìm đường cứu nước.

    Cựu Thống đốc Michael Dukakis cho rằng quan hệ Việt Nam - Mỹ là hình mẫu của việc "biến cựu thù thành bạn". Ông bày tỏ quan tâm và mong muốn hỗ trợ cải thiện tình hình dịch bệnh tại Việt Nam; cho rằng hai vấn đề y tế chống dịch và phát triển kinh tế có quan hệ tương hỗ và có ý nghĩa quan trọng giúp Việt Nam vượt qua đại dịch COVID-19.

    Nhóm Sáng kiến Việt Nam Spark hỗ trợ Việt Nam phòng chống dịch Covid-19 và hướng tới phục hồi kinh tếbaoquocte.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19 tấn công Hoàng gia Bỉ, Vua và Hoàng hậu cách ly

    Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Nhà vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ hiện đang phải cách ly 7 ngày theo quy định về phòng dịch của nhà nước Bỉ sau khi Hoàng gia có một trường hợp mắc COVID-19. 

    Hiện tại, Nhà vua và Hoàng hậu đã nhận được kết quả xét nghiệm PCR âm tính.

    Nhà vua, Hoàng hậu Bỉ phải cách ly do Hoàng gia có ca mắc COVID-19baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hoàn Cầu: Người Dân Đài Loan chào đón lô vaccine gắn nhãn công ty Trung Quốc Đại lục

    Lô vaccine gồm 932.000 liều của hãng BioNTech (Đức), được gắn nhãn Fosun Pharma - đối tác của hãng này tại Trung Quốc, đã chuyển đến đảo Đài Loan ngày 2/9.

    Wu Yifang, Chủ tịch kiêm CEO của Fosun, nói ông hài lòng khi vaccine sản xuất theo công nghệ mRNA do Fosun và BioNTech phát triển đến được Đài Loan. Lô vaccine thứ hai gồm 910.000 liều sẽ được chuyển sau 1 tuần.

    Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) nói vaccine ngừa Covid-19 của BioNTech-Fosun được chào đón rộng rãi bởi người dân Đài Loan do tình trạng thiếu nguồn cung vaccine trên đảo. 

    Theo tờ này, sau khi chính quyền Đài Loan mở đăng ký tiêm chủng vaccine mRNA hôm 28/8, đã có hơn 1.97 triệu người đặt lịch hẹn trong vòng 3 tiếng đồng hồ, và tổng số đăng ký trong ngày đầu tiên vượt 2.83 triệu lượt. Lượng người truy cập đặt lịch tiêm chủng tăng vọt khiến hệ thống bị sập. Số liệu mới nhất cho thấy hơn 3.54 triệu người đã đăng ký tiêm vaccine BioNTech-Fosun, khiến đây trở thành loại vaccine phổ biến hàng đầu ở Đài Loan.

    Đề nghị của Việt Nam về 2 triệu liều vaccine được TQ viện trợ; WHO báo động biến thể Mu sắp xâm nhập láng giềng của Việt Nam - Ảnh 1.

    Ảnh: Fosun Pharma

    Chuyên gia về vấn đề eo biển Đài Loan Wang Jimin nói với Hoàn Cầu, việc lô vaccine trên được chuyển đến Đài Loan là minh chứng nỗ lực cản trở giao dịch của nhà lãnh đạo Thái Anh Văn đã thất bại.

    Chính quyền bà Thái bị phía Đại lục mô tả là đối mặt với chỉ trích khi cản trở việc mua vaccine từ công ty có trụ sở ở Đại lục.

    "Trước yêu cầu mạnh mẽ của công chúng về vaccine, sự cản trở của bà Thái là không thực tế và đi ngược lại luồng dư luận chính," Wang nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Indonesia: Đã đạt mục tiêu tiêm chủng của WHO

    Đề nghị của Việt Nam về 2 triệu liều vaccine được TQ viện trợ; WHO báo động biến thể Mu sắp xâm nhập láng giềng của Việt Nam - Ảnh 1.

    Ngoại trưởng Indonesia, bà Retno Marsudi

    Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi mới đây tuyên bố nước này đã đạt mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề ra.

    Trên phạm vi toàn cầu, WHO đã đặt mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19 cho 10% dân số ở mỗi quốc gia vào cuối tháng 9/2021, 40% dân số của mỗi quốc gia vào cuối năm 2021 và 70% dân số của mỗi quốc gia vào giữa năm 2022.

    Theo bà Retno, đến thời điểm hiện tại có ít nhất 140 quốc gia đã tiêm vaccine cho 10% công dân, bao gồm cả Indonesia. Tính đến ngày 1/9, Indonesia đã tiêm 100 triệu liều vaccine COVID-19, đưa quốc gia Đông Nam Á này đứng thứ 7 thế giới về số liều vaccine được tiêm. 

    Mời độc giả theo dõi thông tin chi tiết tại đây 

    https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam-Trung Quốc phối hợp chặt chẽ để chuyến vaccine Covid-19 về Việt Nam trong thời gian sớm nhất

    Đề nghị của Việt Nam về 2 triệu liều vaccine được TQ viện trợ; WHO báo động biến thể Mu sắp xâm nhập láng giềng của Việt Nam - Ảnh 1.

    Tiếp Đại sứ Hùng Ba chiều ngày 1/9, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cảm ơn Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam 2 triệu liều vaccine Covid-19, đề nghị chuyển số vaccine này về Việt Nam trong thời gian sớm nhất. (Ảnh: Tuấn Anh/Thế giới & Việt Nam)

    Chiều 1/9, tại Trụ sở Bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hùng Ba.

    Tại cuộc tiếp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bày tỏ cảm ơn Chính phủ Trung Quốc gần đây đã công bố viện trợ thêm cho Việt Nam 2 triệu liều vaccine, đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để chuyển số vaccine này về Việt Nam trong thời gian sớm nhất, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là "vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất".

    Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chúc mừng những thành tựu của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội; mong muốn hai bên tiếp tục tăng cường hơn nữa hợp tác phòng chống dịch Covid-19, nhất là hợp tác liên quan đến vaccine ngừa Covid-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cảnh báo biến thể mới Mu có thể sớm xâm nhập vào Campuchia

    Bên cạnh biến thể Delta đang hoành hành ở nhiều nước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 2/9 cũng cảnh báo biến thể mới Mu (B.1.621) kháng vaccine, được phát hiện lần đầu ở Colombia hồi tháng 1/2021, có thể sớm xâm nhập vào Campuchia.

    Bộ Y tế Campuchia ngày 2/9 xác nhận, trong 24 giờ qua, nước này có thêm 12 người tử vong và 416 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 112 ca nhập cảnh. Tới nay, Campuchia đã ghi nhận tổng cộng 93.926 ca mắc COVID-19, trong đó 89.500 người đã khỏi bệnh và 1.928 bệnh nhận thiệt mạng.

    Trước đó, Nhật Bản đã phát hiện 2 ca đầu tiên nhiễm biến thể Mu – một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được WHO xếp vào danh sách "biến thể đáng quan tâm" vì biến thể này có các đột biến có khả năng vô hiệu hóa tác dụng của vaccine.

    WHO nhấn mạnh cần có các nghiên cứu bổ sung để hiểu rõ hơn về các đặc điểm của biến thể Mu.

    Biến thể mới Mu có thể sớm xâm nhập vào Campuchia, số ca lây nhiễm cộng đồng ở Lào tiếp tục tăngvtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hiệu quả khi tiêm trộn vaccine AstraZeneca và Sinovac

    Thái Lan đã tiến hành tiêm trộn lẫn vaccine ngừa Covid-19 của Sinovac và AstraZeneca cho 1,5 triệu người và kết quả cho thấy khả năng miễn dịch tốt và an toàn.

    Vào tháng 7 vừa qua, trước diễn biến tình hình dịch Covid-19 lan rộng với số ca mắc biến thể Delta ngày càng tăng và nhiều nhân viên y tế Thái Lan bị mắc bệnh dù đã được tiêm 2 liều vaccine Sinovac, chính phủ Thái Lan đã cho phép tiến hành tiêm trộn lẫn vaccine ngừa Covid-19. Thái Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm trộn vaccine ngừa Covid-19 của Sinovac và AstraZeneca.

    Phát hiện về tiêm trộn 1 vaccine có ở Việt Nam với Sinovac (TQ); Chưa báo cáo ca mắc nào, Triều Tiên làm điều không ngờ - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 14/7/2021 (Ảnh: Sakchai Lalit/AP Photo)

    Bộ Y tế Thái Lan nhận định, sự kết hợp giữa vaccine Sinovac-AstraZeneca đã tăng cường khả năng miễn dịch lên mức tương tự như hai mũi tiêm AstraZeneca và do vậy, việc tiêm chủng có thể được hoàn thành nhanh hơn do khoảng cách liều ngắn hơn.

    Thái Lan đã tiêm cho khoảng 3 triệu người 2 mũi vaccine của Sinovac, và những trường hợp này sẽ được tiêm một mũi vaccine bổ sung để nâng cao hiệu quả phòng ngừa dịch bệnh.

    Thái Lan tiêm trộn lẫn vaccine Sinovac và AstraZeneca cho 1,5 triệu ngườivov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Triều Tiên từ chối nhận 3 triệu liều vaccine Sinovac giữa thông tin chuẩn bị duyệt binh quy mô lớn

    Hãng tin Reuters dẫn thông báo của UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) cho biết, Triều Tiên từ chối nhận  3 triệu liều vaccine phòng COVID-19, được phân bổ theo cơ chế COVAX dành cho các quốc gia có thu nhập thấp.

    Bình Nhưỡng nêu lý do là nguồn cung vaccine toàn cầu đang hạn chế và virus COVID-19 đang tiếp tục hoành hành ở nhiều nơi khác, số vaccine dành cho Triều Tiên vì thế nên được gửi tới các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

    Cho đến nay, Triều Tiên vẫn chưa báo cáo bất kỳ trường hợp mắc COVID-19 nào và đã áp dụng các biện pháp chống virus nghiêm ngặt, bao gồm đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại trong nước.

    Chưa báo cáo ca mắc Covid-19 nào, Triều Tiên từ chối 3 triệu liều vaccine Sinovac, còn chuẩn bị làm 1 điều không ngờ - Ảnh 1.

    Hình ảnh cuộc diễu binh quy mô lớn vào lúc nửa đêm ở Bình Nhưỡng, CHDCND Triều Tiên, ngày 10/10/2021

    Ở một diễn biến khác, Reuters ngày 2/9 dẫn thông tin từ website 38 North (có trụ sở tại Mỹ), đăng tải một bức ảnh vệ tinh cho thấy quân đội Triều Tiên dàn hàng tại bãi tập duyệt binh Mirim ở thủ đô Bình Nhưỡng. 

    38 North cho rằng đây có thể là hoạt động chuẩn bị cho cuộc diễu binh quy mô lớn của Triều Tiên, có thể diễn ra vào tháng 10 nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên. 

    Thời gian cụ thể diễn ra duyệt binh vẫn chưa được xác định, nhưng trong thời gian tới, Triều Tiên có các ngày lễ lớn là Quốc khánh (9/9), kỷ niệm thành lập Đảng Lao động (10/10), và kỷ niệm 10 năm ông Kim Jong-un nắm quyền Tư lệnh tối cao của lực lượng vũ trang (8/10).

    Trong cuộc duyệt binh lớn được tổ chức lúc 0h ngày 10/10/2020, đánh dấu 75 năm thành lập đảng Lao động, Bình Nhưỡng đã công bố một số hệ thống vũ khí mới, từ tên lửa đạn đạo tầm xa liên lục địa đến tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.

    Triều Tiên từ chối gần 3 triệu liều vaccine COVID-19, nhường nước khó khănbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới có thêm 613.000 ca mắc Covid-19 mới, Mỹ-Mexico-Nga đứng đầu về ca tử vong mới

    Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 613.000 ca bệnh COVID-19 và trên 10.000 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã là trên 219,8 triệu ca, trong đó trên 4,55 triệu ca tử vong.

    Ba quốc gia có số ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 130.000 ca), Ấn Độ (45.482 ca) và Anh (38.154 ca).

    Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (1.407 ca), Mexico (1.177 ca) và Nga (798 ca).

    Như vậy, Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về cả ca mắc và tử vong mới trong 24 giờ qua. Xét về tổng số ca tử đầu đại dịch, quốc gia này cũng có các số liệu cao nhất với trên 40,6 triệu ca mắc và trên 661.000 ca tử vong.

    COVID-19 tới 6h sáng 3/9: Thế giới có 613.000 ca mắc mới, Mỹ tiếp tục đứng đầubaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại