Cập nhật lúc

Vaccine sắp "đổ bộ" nhiều và dồn dập: Việt Nam ra quyết định về vaccine Pfizer do Mỹ sản xuất

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30' ngày 21/8 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 211.778.526 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.432.207 ca tử vong. Hơn 189.519.921 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn 17.826.398 người đang điều trị.

Vaccine sắp "đổ bộ" nhiều và dồn dập: Việt Nam ra quyết định về vaccine Pfizer do Mỹ sản xuất
17
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Australia ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao kỷ lục trong 24h

    Dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng tại Australia khi hôm nay (22/8), nước này ghi nhận 917 ca bệnh. Đây là số lượng ca Covid-19 nhiều nhất được phát hiện trong 24h kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Australia vào tháng 3 năm ngoái.

    Trong thông báo đưa ra ngày hôm nay, Giám đốc Y tế Australia, giáo sư Paul Kelly cho biết, hôm nay nước này ghi nhận số ca Covid-19 kỷ lục kể từ khi xuất hiện đại dịch với 917 ca. Bang New South Wales vẫn là nơi dịch bệnh nghiêm trọng nhất nước này với 830 trường hợp và 3 người tử vong. 

    Trong khi đó, bang Victoria có thêm 65 trường hợp và vùng lãnh thổ thủ đô Canberra có 19 ca bệnh mới. Điều đáng lo ngại là số ca Covid-19 vẫn không ngừng tăng cho dù những địa phương này đã áp đặt lệnh phong tỏa. Trong đó, đáng lưu ý là bang New South Wales cho dù đang ở tuần phong tỏa thứ 9 nhưng số ca Covid-19 chưa có dấu hiệu giảm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Philippines: Ông Duterte bị chỉ trích vì quỹ phòng chống Covid-19 thất thoát cả tỷ USD

    Vaccine sắp đổ bộ nhiều và dồn dập: Việt Nam ra quyết định về vaccine Pfizer do Mỹ sản xuất - Ảnh 1.

    Trong bối cảnh đại dịch tàn phá nền kinh tế và gây khủng hoảng y tế trầm trọng, báo cáo của Uỷ ban kiểm toán (COA) hoạt động độc lập nói rằng 67,32 tỷ peso (1,3 tỷ USD) tiền của quỹ cứu trợ COVID-19 đã bị sử dụng sai, trong đó liên quan nhiều nhất đến Bộ Y tế.

    Báo cáo chấn động này đã dẫn đến hàng loạt cuộc điều tra đối với những cơ quan chính phủ vốn chịu nhiều tai tiếng tham nhũng. Các nhà phân tích nói rằng báo cáo có thể trở thành thuốc nổ chính trị trong những tuần tới.

    Tổng thống Duterte vẫn bảo vệ các đồng minh thân thiết và chỉ trích báo cáo của cơ quan kiểm toán độc lập.

    Phát ngôn viên tổng thống Harry Roque nói rằng báo cáo của COA về việc sử dụng ngân sách của nhiều cơ quan chính phủ trong năm 2020 chưa phải là cuối cùng và không nên gây ra lo ngại.

    Ông Duterte hứng 'bão' chỉ trích vì bê bối thất thoát hàng tỷ USD từ quỹ chống COVID-19 tienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Không phong tỏa, giãn cách xã hội: Thụy Điển có số ca tử vong cao gấp nhiều lần các nước láng giềng, kinh tế vẫn sụt giảm

    Thụy Điển tiếp tục khiến thế giới phải ngạc nhiên với cách chống dịch COVID-19 mà không dùng biện pháp phong tỏa hay giãn cách xã hội. 

    Tuy nhiên, có một thực tế là số ca COVID-19 tính trên đầu người ở Thụy Điển cao hơn hầu hết các nước khác, và số ca tử vong vì COVID-19 ở nước này cao gấp nhiều lần các nước láng giềng.

    Nhà chức trách Thụy Điển cho rằng việc không dùng biện pháp phong tỏa mang lại lợi ích cho nền kinh tế, trong khi người dân tự ý thức phòng dịch. Tuy nhiên, tính đến nay cứ 100 người Thụy Điển thì có khoảng 11 người đã mắc COVID-19 và cứ 100.000 người ở nước này thì có khoảng 145 ca tử vong vì COVID-19, gấp 8 lần ở Phần Lan và gấp gần 10 lần ở Na Uy.

    Trong khi nếu lấy ví dụ là quý 2 năm ngoái thì nền kinh tế Thụy Điển vẫn giảm 8,6%, Phần Lan chỉ giảm 3,2%, Na Uy chỉ giảm 5,1%.

    Thụy Điển có số ca tử vong cao gấp nhiều lần các nước láng giềngvtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quốc gia sạch bóng Covid-19 từ đầu dịch lần đầu tiên "thủng lưới"

    Vaccine sắp đổ bộ nhiều và dồn dập: Việt Nam ra quyết định về vaccine Pfizer do Mỹ sản xuất - Ảnh 1.

    Palau - quốc đảo nhỏ bé ở Thái Bình Dương đã ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên vào hôm qua, 21/8, và bị loại khỏi danh sách những quốc gia hiếm hoi sạch bóng SARS-CoV-2.

    Theo Straitstimes, hai du khách từ Guam đến Palau đã được xác định mắc COVID-19 và được đưa đi cách ly cùng những người tiếp xúc gần.

    Palau - nằm cách Philippines khoảng 1.000km về phía Đông - đã tránh được làn sóng COVID-19 sau khi sớm đóng cửa biên giới, bất chấp việc nền kinh tế phần lớn dựa vào du lịch.

    Hầu hết các quốc gia khác trong danh sách “không COVID” của WHO cũng là các quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương, ngoại trừ Triều Tiên và Turkmenistan.

    Quốc đảo 'sạch COVID-19' ghi nhận ca bệnh đầu tiêntienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine sắp về nhiều và dồn dập: Việt Nam phê duyệt sử dụng vaccine Pfizer BioNTech do Mỹ sản xuất

    Ngày 21/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã ký Quyết định 4035 về việc bổ sung Điều 1 Quyết định 2908 (ban hành ngày 12/6) của Bộ trưởng Y tế. Theo đó, nội dung 3 khoản (1, 4 và 5) trong Điều 1 của Quyết định 2908 được điều chỉnh.

    Về tên vaccine, bên cạnh Comirnaty, Bộ Y tế bổ sung tên khác là Pfizer BioNTech Covid-19 vaccine.

    Về đóng gói, bên cạnh loại 195 lọ/khay, 6 liều/lọ, Bộ Y tế bổ sung loại 25 lọ/khay, 6 liều/lọ.

    Ngoài ra, theo Quyết định mới, Bộ Y tế bổ sung 2 cơ sở sản xuất là Pharmacia & Upjohn Company LLC - Mỹ và Hospira Incorporated - Mỹ.

    Trước đó, ngày 12/6, tại Quyết định 2908/QĐ-BYT, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện loại vaccine phòng COVID-19 Pfizer mang tên Comirnaty do Pfizer (Bỉ) và BiOnTech (Đức) sản xuất, đóng gói mỗi khay chứa 195 lọ, mỗi lọ 6 liều cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược (Nghị định 54/2017/NĐ-CP).

    Vaccine sắp đổ bộ nhiều và dồn dập: Việt Nam ra quyết định về vaccine Pfizer do Mỹ sản xuất - Ảnh 1.

    Lô vaccine phòng COVID-19 Pfizer đầu tiên về Việt Nam từ tháng 7/2021 và sau đó đều về thêm hàng tuần, tuy nhiên số lượng còn hạn chế.

    Theo kế hoạch trước đây, vaccine Pfizer sẽ về nhiều vào quý 4, nhưng sau cuộc điện đàm tối 20/8 của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Chủ tịch, Giám đốc điều hành Công ty Pfizer, ông Albert Bourla, phía Pfizer cam kết sẽ nỗ lực hết sức, tìm mọi phương án để đẩy nhanh tiến độ giao vaccine cho Việt Nam trong tháng 8, tháng 9 và quý IV năm 2021.

    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long hôm 10/8 cho biết, đến cuối năm 2021, số lượng vaccine sẽ về Việt Nam nhiều và dồn dập, do vậy công tác chuẩn bị luôn sẵn sàng.

    Bộ Y tế phê duyệt sử dụng vaccine Pfizer BioNTech do Mỹ sản xuấtvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    90% lao động Lào trở về từ Thái Lan nhiễm biến chủng Delta

    Bộ Y tế Lào hôm nay (22/8) thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 305 trường hợp mắc Covid-19 mới, trong đó có 81 ca lây nhiễm cộng đồng.

    Theo đó, tỉnh Savannakhet (Nam Lào) ghi nhận 52 ca cộng đồng từ cụm lây nhiễm trong một trại giam, tỉnh Bokeo ghi nhận 29 ca cộng đồng. Ngoài ra, các ca mắc Covid-19 còn lại đều được xác định là người lao động Lào trở về từ nước ngoài.

    Đại diện Bộ Y tế Lào cho biết, tình hình dịch bệnh tại nước này vẫn phức tạp với nhiều nguy cơ, trong bối cảnh các nước láng giềng đều đang ghi nhận làn sóng dịch mới. Theo một báo cáo, có tới 90% người lao động Lào trở về từ Thái Lan nhiễm biến chủng Delta.

    90% lao động Lào trở về từ Thái Lan nhiễm biến chủng Deltavov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hy vọng phát triển siêu vaccine từ những người từng nhiễm SARS

    Nghiên cứu mới chỉ ra rằng những người từng khỏi bệnh SARS ở Singapore gần 2 thập kỷ trước có thể giúp phát triển một loại siêu vaccine chống lại các biến thể COVID-19 mạnh và thậm chí cả các loại virus Corona khác.

    Việt Nam nhận tin vui từ Campuchia; WHO lập nhóm mới điều tra COVID-19 sau thông tin sốc về kết luận ở Vũ Hán - Ảnh 1.

    Một lọ vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer được trưng bày tại Singapore. Ảnh: Reuters

    Theo tờ NikkeiAsia, các nhà khoa học tại Trường Y tế Duke, Đại học Quốc gia Singapore (Duke-NUS) và Trung tâm Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia (NCID) đã tìm thấy "kháng thể chức năng mạnh" ở những người từng mắc chứng hô hấp cấp nghiêm trọng SARS đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech.

    Trong phát hiện được công bố trên Tạp chí Y học New England, các nhà khoa học cho biết những kháng thể này "có khả năng vô hiệu hóa không chỉ tất cả các biến thể SARS-CoV-2 đã biết mà còn cả các loại virus Corona ở động vật khác có khả năng lây lan cho con người". SARS-CoV-2 là virus gây bệnh COVID-19.

    Các nhà khoa học hiện đang tiến hành nghiên cứu để phát triển một loại vaccine thế hệ thứ ba, cũng như các kháng thể trung hòa phổ rộng có thể ngăn ngừa và điều trị các loại bệnh do virus Corona khác nhau gây ra. Đồng thời, họ cũng muốn kêu gọi những người đã khỏi bệnh SARS tham gia thử nghiệm. Hy vọng rằng dữ liệu về những người từng nhiễm SARS được tiêm vaccine Pfizer có thể được sử dụng để phát triển các loại vaccine hiệu quả hơn.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cuba phê duyệt thêm hai vaccine nội

    Cơ quan quản lý dược phẩm Cuba phê duyệt khẩn cấp thêm hai loại vaccine Covid-19 sản xuất trong nước, trong bối cảnh ca nhiễm đang gia tăng.

    Lệnh phê duyệt được đưa ra sau "quy trình đánh giá nghiêm ngặt đối với vaccine Soberana 02 và Soberana Plus", cơ quan quản lý dược phẩm Cuba CECMED ra tuyên bố ngày 20/8. Tháng trước, Cuba đã trở thành quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên phê duyệt vaccine sản xuất trong nước, Abdala.

    Động thái được đưa ra vào thời điểm quốc đảo đối mặt với tỷ lệ lây nhiễm cao. Các cơ quan y tế Cuba cho biết Soberana có hiệu quả 91,2% ngăn ngừa ca nhiễm có triệu chứng. Nó bao gồm hai liều Soberana 02, tiếp theo là một liều thứ ba Soberana Plus. Vaccine Abdala cũng yêu cầu ba liều.

    Cuba đã bắt đầu tiêm Soberana và Abdala ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào tháng 5 như một phần của quá trình thử nghiệm lâm sàng. Hơn ba triệu người Cuba đã tiêm đủ ba liều, 4,3 triệu người đã tiêm ít nhất hai liều và 4,8 triệu người đã tiêm ít nhất một liều.

    -----------------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết đầy đủ từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ sắp phê duyệt hoàn toàn vaccine Covid-19 đầu tiên

    Các nguồn tin của New York Times tiết lộ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) sẽ phê duyệt chính thức vaccine của Pfizer/BioNTech hôm 23/8.

    Việt Nam nhận tin vui từ Campuchia; WHO lập nhóm mới điều tra COVID-19 sau thông tin sốc về kết luận ở Vũ Hán - Ảnh 1.

    Cho đến nay, vaccine của Pfizer/BioNTech mới chỉ được phê duyệt cho tình huống khẩn cấp.

    New York Times cho biết FDA cố gắng hoàn thành quy trình từ hôm 20/8. Tuy vậy, họ còn phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính và đàm phán với đơn vị sản xuất vaccine. Nguồn tin lo ngại quá trình phê duyệt có thể bị lùi sau ngày 23/8 nếu một số thủ tục cần nhiều thời gian để hoàn thiện.

    -----------------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết đầy đủ từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New Zealand hướng tới cách tiếp cận mới khi biến thể Delta bùng phát

    Từng phòng chống dịch COVID-19 thành công trong một thời gian dài nhưng giờ đây New Zealand đang thừa nhận chiến lược tham vọng loại bỏ hoàn toàn virus "COVID zero" có thể không còn khả thi nữa khi mà một làn sóng dịch mới do biến thể Delta dễ lây lan đang bùng phát ở quốc gia châu Đại Dương này.

    Việt Nam nhận tin vui từ Campuchia; WHO lập nhóm mới điều tra COVID-19 sau thông tin sốc về kết luận ở Vũ Hán - Ảnh 1.

    Một biển báo về quy định giãn cách xã hội nhằm chống dịch COVID-19 trên một tuyến phố ở Wellington, New Zealand ngày 17/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN

    New Zealand được đánh giá là kiểm soát tốt đại dịch COVID-19 khi chỉ có 24 ca tử vong trên tổng dân số 5 triệu dân, với sách lược tập trung vào loại bỏ virus khỏi cộng đồng dựa trên kiểm soát biên giới chặt chẽ cũng như phong tỏa mạnh tay khi phát hiện ca nhiễm. 

    Tuy nhiên, Bộ trưởng Hipkins cho rằng có thể phải xem xét lại bởi biến thể Delta: "Delta không giống bất cứ thứ gì chúng ta từng ứng phó trước đây trong đại dịch. Nó làm thay đổi tất cả, đồng nghĩa rằng mọi sự chuẩn bị của chúng ta hiện nay bắt đầu có vẻ không đầy đủ và đặt ra những câu hỏi thực sự lớn về tương lai của những kế hoạch dài hạn". 

    Australia, quốc gia láng giềng với New Zealand, cũng theo đuổi chiến lược "COVID zero" và đang phải chứng kiến tình trạng số ca mới liên tục tăng cao bởi biến thể Delta.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia Israel: Tốc độ lây nhiễm ở Israel cao hơn là bởi tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên

    Phóng viên TTXVN tại Israel đã có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Oren Kobiler - Tiến sĩ chuyên ngành vi sinh vật học và miễn dịch tại trường Đại học Tel Aviv về sự nguy hiểm của biến thể Delta, tầm quan trọng của việc tiêm vaccine, cũng như các biện pháp phòng tránh dịch bệnh.

    Ông khẳng định mọi loại vaccine đều có thể ngăn ngừa bệnh rất tốt và tương đối giống nhau với nguy cơ biến chứng nặng. Một số vaccine có khác nhau về phản ứng phụ hoặc khả năng ngăn chặn sự lây nhiễm, nhưng điều quan trọng là các loại vaccine hiện nay đều có hiệu quả tốt và có thể ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nặng.

    Việt Nam nhận tin vui từ Campuchia; WHO lập nhóm mới điều tra COVID-19 sau thông tin sốc về kết luận ở Vũ Hán - Ảnh 1.

    Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tel Aviv, Israel ngày 12/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

    Với một tỷ lệ lớn dân số đã được tiêm vaccine, nhưng tỷ lệ lây nhiễm tại Israel vẫn tăng cao trong thời gian qua, xấp xỉ 8.000 ca mắc mới mỗi ngày. Theo Giáo sư Kobiler, tình trạng lây nhiễm tăng mạnh trở lại không chỉ có ở Israel mà cả các nước khác, nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao. 

    Tốc độ lây nhiễm ở Israel cao hơn là bởi quốc gia này là nước tiến hành tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên. Những người tiêm sớm dường như đã có sự suy giảm về số lượng kháng thể, tiêm càng lâu thì kháng thể càng giảm. Tuy nhiên, đây là điều đã được các chuyên gia về miễn dịch học dự đoán được từ trước.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia dỡ bỏ hạn chế xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam

    Việt Nam nhận tin vui từ Campuchia; WHO lập nhóm mới điều tra COVID-19 sau thông tin sốc về kết luận ở Vũ Hán - Ảnh 1.

    Tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho người dân trong "vùng đỏ" ở Phnom Penh, Campuchia, với những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, ngày 1/5/2021 (Ảnh: Reuters)

    Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia chiều 20/8 đã ra thông báo, dỡ bỏ lệnh hạn chế xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam là nhân viên và chuyên gia các doanh nghiệp Việt Nam.

    Việc hủy bỏ lệnh hạn chế xuất nhập cảnh nói trên có hiệu lực từ ngày 20/8. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia cũng lưu ý rằng các biện pháp hạn chế nhập cảnh tạm thời và những biện pháp chống dịch hiện hành khác của Campuchia vẫn còn hiệu lực.

    Trước đó, Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia đã quyết định tạm thời ngừng xuất nhập cảnh Campuchia đối với công dân Việt Nam là nhân viên hoặc chuyên gia của các công ty Việt Nam trong vòng một tháng, từ ngày 18/7, do tình hình dịch COVID-19 phức tạp, chủ yếu do sự xuất hiện của biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh.

    Campuchia dỡ bỏ hạn chế xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Namvtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO sẽ thành lập một nhóm chuyên gia mới để nghiên cứu về nguồn gốc COVID-19

    Ngày 20/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo về việc sẽ thành lập một nhóm chuyên gia nghiên cứu về nguồn gốc virus SARS-CoV-2 và các dịch bệnh nguy hiểm khác.

    Theo WHO, nhóm chuyên gia này sẽ có nhiệm vụ đánh giá độc lập về tất cả các phát hiện khoa học từ các nghiên cứu toàn cầu về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 và các dịch bệnh khác. Các chuyên gia sẽ tư vấn cho lãnh đạo WHO về định hướng các kế hoạch nghiên cứu toàn cầu tiếp theo về nguồn gốc của SARS-CoV-2.

    WHO nhấn mạnh, việc thành lập nhóm chuyên gia này là do cần phải đánh giá kịp thời các nguy cơ bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm trên thế giới.

    Thông báo mới của WHO đưa ra sau những lùm xùm mới đây liên quan đến báo cáo điều tra của WHO-Trung Quốc hồi tháng 3. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus công khai tuyên bố phạm vi của cuộc điều tra này "không đủ rộng" và thiếu những "chia sẻ dữ liệu kịp thời và toàn diện." 

    Ông nói với đặc phái viên Trung Quốc tại Geneva rằng "ngay cả khi Trung Quốc không thích", ông cũng phải đưa ra những tuyên bố trung thực về báo cáo này.

    Trong khi đó, cuốn sách mới của hai tác giả - Thomas Wright từ Viện Brookings, một tổ chức tư vấn của Mỹ, và ông Colin Kahl, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden - tiết lộ các nhân viên cấp cao của WHO tại Geneva đã bị sốc khi nghe kết luận báo cáo từ Vũ Hán. Một trong số họ nói với tác giả của cuốn sách, "Tất cả chúng tôi đều té khỏi ghế".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu ở Trung Quốc: Vaccine trong nước bảo vệ 100% bệnh nặng trước biến thể Delta

    Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh dẫn tin trên tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 21/8 cho biết, một nghiên cứu ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, cho thấy các vaccine do nước này sản xuất để đối phó với đại dịch COVID-19 cung cấp "sự bảo vệ tuyệt vời" cho những người được tiêm chủng đầy đủ trước dịch bệnh do biến thể Delta gây ra.

    Nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Quảng Đông (Quảng Đông CDC) công bố, đã được ra mắt ngày 20/8 trên bản in trước của tạp chí tuần CCDC.

    Nghiên cứu: Vaccine TQ bảo vệ tuyệt vời trước Delta; Campuchia chỉ còn 2 tỉnh chưa bị Delta càn quét - Ảnh 1.

    Những phát hiện từ công trình nghiên cứu này cho thấy, các vaccine bất hoạt do Trung Quốc phát triển cung cấp khả năng bảo vệ tốt người được tiêm chủng trước biến thể Delta. Hiệu quả bảo vệ của các vaccine này đối với những người được tiêm chủng đầy đủ (14 ngày sau liều thứ hai với khoảng cách 21 ngày giữa hai liều) ở những người 18 tuổi và trên 18 tuổi, lần lượt là 78% và 70%, với khả năng bảo vệ người tiêm 100% trước tình trạng mắc bệnh nặng.

    Nghiên cứu nhấn mạnh rằng, các vaccine bất hoạt sẽ chỉ có hiệu quả nếu người được tiêm chủng tiêm đầy đủ hai liều.

    Trung Quốc tuyên bố vaccine phát triển trong nước rất hiệu quả với biến thể Delta baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Bùng ổ dịch Covid-19 mới ở "đầu tàu kinh tế" Thượng Hải

    Campuchia chỉ còn 2 tỉnh chưa bị Delta càn quét; Trung Quốc lại báo tin xấu từ đầu rồng kinh tế - Ảnh 1.

    Ảnh: Bloomberg

    Các nhà chức trách ở TP Thượng Hải - Trung Quốc đã cách ly hàng trăm người sau khi phát hiện các nhân viên vận chuyển hàng hóa tại sân bay mắc Covid-19.

    Chính quyền TP Thượng Hải hôm 21-8 cho biết khoảng 120 người được cho là có tiếp xúc với 5 nhân viên mắc Covid-19 tại sân bay Phố Đông đã bị cách ly cùng với hàng trăm F2 khác.

    Hai trong số các nhân viên vận chuyển hàng hóa nói trên gồm một công dân Trung Quốc và một công dân Ethiopia được xác nhận hôm 20-8.

    Qua xét nghiệm sàng lọc, chính quyền TP Thượng Hải hôm 21-8 cho biết có thêm 3 nhân viên vận chuyển hàng hóa ở sân bay Phố Đông mắc Covid-19 dạng nhẹ. Cả 3 người này đều 45 tuổi và được tiêm phòng đầy đủ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ dẫn đầu thế giới về số ca mắc và tử vong

    Tính về số ca mắc mới và tử vong, Mỹ cho đến nay vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới với hơn 314.000 ca và gần 2.700 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Giới chức y tế Mỹ lo ngại, hầu hết những người mắc mới tại Mỹ là những người chưa được tiêm nhưng nguy cơ với người đã tiêm chủng Covid-19 vẫn tồn tại.

    Trong một diễn biến liên quan, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) có thể sẽ chính thức phê chuẩn vaccine phòng Covid-19 của hãng Pfizer-BioNTech vào đầu tuần tới. Nếu được thông qua, đây sẽ là loại vaccine phòng Covid-19 đầu tiên chính thức được Mỹ chuyển từ cấp phép sử dụng khẩn cấp sang phê chuẩn đầy đủ. 

    Giới chức Mỹ hy vọng, việc phê chuẩn đầy đủ có thể giúp thuyết phục những người còn do dự đi tiêm chủng và tạo thêm cơ sở cho nhiều công ty, trường học bắt buộc tiêm chủng vaccine.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới ghi nhận 211,7 triệu ca mắc, 4,4 triệu ca tử vong do COVID-19

    Campuchia chỉ còn 2 tỉnh chưa bị biến thể Delta càn quét; Thái Lan báo tin vui về số ca mắc mới - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia ngày 16/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

    Với sự lây lan của biến thể Delta, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại Đông Nam Á. Tại Campuchia, kể từ ca nhiễm biến thể Delta đầu tiên được phát hiện tại Campuchia ngày 31/3 vừa qua, đến ngày 19/8, tổng số ca nhiễm biến thể nguy hiểm này tại Campuchia đã tăng mạnh lên 836 ca, trong đó có tới 121 ca ghi nhận chỉ trong hai ngày 18 và 19/8. Bộ Y tế Campuchia cho biết biến thể Delta tiếp tục lây lan trong cộng đồng trên hầu khắp đất nước. Hiện chỉ còn hai tỉnh chưa bị biến thể này tấn công là Kep và Kratie.

    Mặc dù số ca mắc COVID-19 tại các tỉnh tiếp tục tăng, cùng với mối đe dọa từ biến thể Delta khi lao động di cư Campuchia ồ ạt trở về nước, nhưng tổng số ca mắc COVID-19 trên cả nước lại ở mức thấp hơn dự kiến. Trong 24 giờ qua, Campuchia ghi nhận thêm 16 ca tử vong và 493 ca mắc COVID-19, trong đó có 189 ca nhập cảnh. Tính đến nay, Campuchia ghi nhận tổng cộng 88.735 ca mắc COVID-19, trong đó 84.506 người đã khỏi bệnh và 1.788 người tử vong.

    Trong khi đó, Lào tiếp tục ghi nhận số ca lây nhiễm trong cộng đồng ở nước này ở mức 2 chữ số, trong khi số người nhập cảnh mắc COVID-19 tiếp tục tăng cao.

    Cụ thể, trong 24 giờ qua, nước này có thêm 411 ca mắc mới, trong đó có 385 ca nhập cảnh và 26 ca cộng đồng. Trước tình hình trên, người được điều trị khỏi COVID-19 ở nước này cần tiếp tục cách ly tập trung tại trung tâm do nhà nước chỉ định thêm 7 ngày, trước khi được phép trở về nhà theo dõi y tế.

    Chính phủ Lào yêu cầu tiếp tục mở rộng trung tâm cách ly cũng như trung tâm điều trị ở một số địa phương có số lượng lớn lao động về nước; đồng thời yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt biện pháp kiểm soát lây nhiễm dịch COVID-19 tại khu cách ly như: cung cấp khẩu trang, dung dịch sát khuẩn tay và giữ giãn cách. Chính quyền địa phương các cấp chủ động phối hợp cơ quan y tế và tổ chức xã hội tiếp tục tăng cường truy vết người mắc COVID-19 trong cộng đồng để đưa đi điều trị kịp thời. Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 12.164 ca, trong đó có 11 người tử vong.

    Cùng ngày, Philippines thông báo ghi nhận thêm 16.694 ca mắc mới COVID-19. Đây là ngày có số ca nhiễm mới cao thứ 2 kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 1/2020. Hiện quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận tổng cộng 1.824.051 ca mắc COVID-19, trong đó có 31.596 ca tử vong. Theo Bộ Y tế Philippines, các biến thể của virus SARS-CoV-2, trong đó có biến thể Delta, là một trong những nguyên nhân dẫn tới làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 hiện nay. Ngoài ra, việc người dân không tuân thủ quy định phòng dịch, truy vết và phát hiện chậm cũng góp phần làm dịch bệnh lây lan.

    Trong khi đó, Malaysia có thêm 22.262 ca mắc mới và 223 ca tử vong, đưa tổng số ca mắc và tử vong tại nước này lên lần lượt là 1.535.286 và 13.936.

    Còn tại Thái Lan, giới chức nước này cho biết đã xuất hiện các tín hiệu cho thấy số ca mắc mới COVID-19 ở nước này đang chững lại, mặc dù vẫn còn cảnh báo rằng cả nước có thể ghi nhận thêm tới 400.000 ca mắc mới. Theo Trợ lý phát ngôn viên Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) Apisamai Srirangson, các chỉ số về tình hình bùng phát dịch bệnh có dấu hiệu tích cực, với đường cong dịch tễ của số lượng các ca nhiễm mới không còn theo chiều thẳng đứng nữa. Tuy nhiên, bà cảnh báo công chúng nên cảnh giác vì những người đã được tiêm chủng đầy đủ vẫn có thể bị nhiễm bệnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại