22h12: Biểu tình kết thúc
Mặt trận nhân quyền dân sự Hong Kong tuyên bố, ước tính gần hai triệu người đã xuống đường biểu tình vào ngày hôm nay. Như vậy, cuộc tuần hành bắt đầu lúc 14h30 chiều, đã kết thúc.
Người biểu tình bắt đầu trở về nhà sau một ngày dài với nhiều cung bậc cảm xúc.
Người biểu tình trở về nhà.
Rác thải được thu dọn sạch sẽ.
21h28:
Những người biểu tình đeo mặt nạ chống độc dựng hàng rào chướng ngại vật trên đường Lung Wo.
Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
21h21: TT Trump sẽ thảo luận về vấn đề Hong Kong với ông Tập
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thảo luận về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới ở Nhật Bản, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói.
"Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có cơ hội gặp Chủ tịch Tập Cận Bình trong vài tuần tới tại hội nghị thượng đỉnh G20. Tôi có thể chắc chắn rằng đây sẽ là một trong những vấn đề hai nhà lãnh đạo thảo luận", ông Pompeo trả lời phỏng vấn Fox News vào Chủ nhật.
20h50: Cuộc tuần hành vẫn đang tiếp diễn
Tính đến thời điểm hiện tại, 7 giờ đồng hồ sau khi nhóm người biểu tình đầu tiên rời khỏi Công viên Victoria ở Vịnh Causeway, nhóm biểu tình cuối cùng cũng đang tiến về phía Admiralty. Nhóm tuần hành cuối cùng hiện đang đi qua Wan Chai.
20h23: "Lời xin lỗi quá muộn"
Chau Chong, một giáo viên âm nhạc nói rằng lời xin lỗi của bà Lâm là "quá muộn".
Ông Jimmy Sham Tsz-kit, người đứng đầu Mặt trận nhân quyền dân sự - tổ chức tuần hành hôm nay - cho rằng tuyên bố của bà Lâm không đáp ứng được yêu cầu của người biểu tình, bao gồm hủy bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ và rút lại từ 'bạo loạn' để mô tả cuộc đụng độ hôm thứ Tư giữa người biểu tình và cảnh sát.
"Những người Hong Kong không chỉ đơn thuần yêu cầu một lời xin lỗi và bà ấy đã không đáp ứng được bất kỳ một trong năm yêu cầu của chúng tôi", ông Sham nói.
Hiện nay, dù đã đưa ra lời xin lỗi nhưng nhiều người Hong Kong vẫn yêu cầu bà Lâm phải từ chức.
Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
19h39: Trưởng đặc khu Hong Kong xin lỗi người dân
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã xin lỗi người dân Hồng Kông và cam kết sẽ "chân thành và khiêm tốn chấp nhận mọi chỉ trích để cải thiện và phục vụ công chúng", chính quyền Hong Kong đưa tuyên bố vào lúc 20h30 tối (giờ địa phương).
"Trong hai ngày chủ nhật vừa qua, một số lượng lớn người dân đã bày tỏ quan điểm của họ thông qua các cuộc diễu hành. Chính phủ hiểu rằng, việc người dân tổ chức tuần hành xuất phát từ sự quan tâm và tình yêu dành cho Hong Kong.
"Đối với những người dân luôn thể hiện ý kiến bằng phương thức hòa bình và lý tính, Trưởng đặc khu đã thấu hiểu và đồng ý rằng đây chính xác là tinh thần tôn trọng và hòa hợp lẫn nhau mà Hong Kong luôn thể hiện là một xã hội văn minh, tự do, cởi mở và đa nguyên. Chính phủ luôn coi trọng và trân trọng những giá trị cốt lõi của Hồng Kông.
"Trước quan điểm khác biệt mạnh mẽ trong cộng đồng, chính phủ đã dừng hoạt động thảo luận sửa đổi dự luật dẫn độ của Hội đồng lập pháp. Hy vọng điều này sẽ đưa xa hội trở lại yên bình và tránh làm tổn thương bất kỳ ai.
"Trưởng đặc khu thừa nhận có những thiếu sót trong công tác của chính phủ khiến xã hội Hong Kong xuất hiện những mâu thuẫn và tranh chấp, khiến người dân cảm thấy thất vọng và buồn bã. Vì thế Trưởng đặc khu gửi lời xin lỗi và cam kết sẽ chấp nhận những lời chỉ trích bằng thái độ chân thành và khiêm tốn nhất để cải thiện, phục vụ công chúng".
19h33: Cảnh sát kiểm soát đám đông
Cảnh sát đang lập các hàng rào chặn đường Fenwick, trong khi đó, không có xe buýt nào chạy trên tuyến đường Gloucester ở Wan Chai. Nhiều tuyến đường chính khác bị tắc nghẽn khiến các chuyến xe bus phải chuyến hướng.
Người biểu tình ở trên đường Harcourt gần Công viên Tamar, di chuyển về phía trung tâm. Ảnh: SCMP
Người biểu tình nhường đường cho xe cứu thương trên đường Harcourt. Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
18h10: Cuộc biểu tình vẫn tiếp tục sau hoàng hôn
Đã 19h tối (giờ địa phương) nhưng cuộc tuần hành vẫn đang tiếp diễn. Theo đó, sau khi rời khỏi công viên Victoria, đám đông biểu tình di chuyển về phố thương mại Wan Chai và Admiralty để tới trụ sở Hội đồng lập pháp Hong Kong.
Hiện nay, các nhóm biểu tình đầu tiên đã đến trụ sở chính phủ ở Admiralty.
Theo Reuters, cuộc tuần hành rầm rộ với đám đông người biểu tình mang hoa cẩm chướng trắng và giương biểu ngữ.
"Những người biểu tình, bao gồm nhiều tầng lớp và độ tuổi, đã tạo thành một biển đen dọc theo các con đường, lối đi bộ và nhà ga ở khắp trung tâm tài chính Hồng Kông nhằm kêu gọi chính quyền hủy bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ.
Ngoài ra, những tiếng reo hò vang lên khi các nhà hoạt động kêu gọi bà Lâm từ chức", Reuters viết..
Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
Ảnh: AP
Ảnh: AP
Ảnh: Reuters
15h57:
Ông Cheng Cheong, kỹ sư đã nghỉ hưu không tham gia cuộc diễu hành vào Chủ nhật tuần trước nhưng đã ra xuống đường chiều Chủ nhật tuần này, cho biết: "Người dân yêu cầu bà Lâm từ chức bởi họ đã mất niềm tin vào bà". Ảnh: SCMP
Đám đông người biểu tình đã kéo đến Công viên Tamar, gần trụ sở chính phủ. Nhiều người trong số họ đang rời đi. Ảnh: SCMP
Đám đông người biểu tình "đen kịt" trên đường phố Hong Kong. Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
15h12: Học sinh sinh viên xuống đường
Người biểu tình lấp đầy nhiều tuyến phố chính ở Hong Kong kêu gọi hủy bỏ hòa toàn dự luật và yêu cầu bà Lâm từ chức. Ảnh: SCMP
Công nhân tại một nhà hàng Thái trên đường Hennessy bày tỏ sự ủng hộ dành cho người biểu tình, cầm bảng hiệu với nội dung "Tôi yêu bạn". Ảnh: SCMP
Ken Wong Hon-yeung, 13 tuổi và chị gái 14 tuổi Wong Tze-yan đã tham gia các cuộc biểu tình, mặc dù kỳ thi ở trường chưa kết thúc. Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
Người biểu tình đặt hoa tưởng nhớ một người đàn ông đã thiệt mạng hôm 15/6. Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
Người biểu tình la ó khi họ diễu hành qua văn phòng Ta Kung Pao. Màn hình trước tòa soạn đang phát hình tuyên bố của Bộ Ngoại giao Bắc Kinh, cho biết họ ủng hộ quyết định của là Lâm về dự luật. Ảnh: SCMP
14h40: Sức nóng biểu tình lan rộng sang Australia
Người Hong Kong ở nước ngoài cũng đã xuống đường. Tại thành phố Adelaide, Australia, khoảng 500 người đã tập trung để yêu cầu bà Lam rút lại dự luật và xin lỗi.
Jennifer Lau Cheuk-ying, 25 tuổi, người tham gia cuộc tuần hành tại thành phố Adelaide, nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch của mình cho đến khi bà Lam rút lại dự luật".
Ba chiếc ô trong hình mang dòng chữ: Tình yêu và nước mắt trên đường phố Australia. Ảnh: SCMP
14h28: Đám đông mặc áo đen rầm rộ xuống đường
Được biết, một trong những mục đích của cuộc tuần hành chiều nay là yêu cầu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức. Hiện đã có một số lượng lớn người dân mặc đồ đen từ mọi ngả đường tập trung ở Công viên Victoria, Vịnh Causeway.
Cuộc diễu hành bắt đầu vào khoảng 15 giờ chiêu (giờ địa phương), khởi hành từ Công viên Victoria đến Trụ sở chính phủ Queensway, cách đó khoảng 4 km.
Đám đông tập trung trên đường Hennessy. Ảnh: Rachel Cheung
Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP
14h10: Đám đông người biểu tình mặc áo đen xuất hiện chật kín Công viên Victoria và lấp đầy các ga tàu điện ngầm trên khắp Hong Kong trong một cuộc tuần hành lớn vào chiều Chủ nhật 16/6 nhằm chống lại dự luật dẫn độ của chính phủ.
Trước đó, trong tuyên bố hôm thứ Bảy 15/6, Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết chính quyền đặc khu sẽ đình chỉ thảo luận vô thời hạn dự luật gây tranh cãi. Quyết định này được đưa ra sau phản ứng dữ dội công khai trên diện rộng, chứng kiến hàng trăm ngàn người xuống đường để phản đối và đụng độ dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát.
Tuy nhiên, những người phản đối dự luật vẫn quyết định tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ khác, từ chối chấp nhận bất cứ điều gì liên quan đến dự luật, đồng thời yêu cầu bà Lâm xin lỗi, thậm chí có ý kiến kêu gọi bà này phải từ chức.
Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP