Đi rừng mà lạc vào khu vực này, có thể đột tử ngay tức khắc!

Trang Ly |

Người đi rừng cần quan sát thật kỹ để không mất mạng oan.

"Dân làng sinh sống tại vùng núi hẻo lảnh ở Trung Quốc sợ hãi rỉ tai nhau truyền thuyết về "vách núi ăn thịt người" khi chứng kiến cái chết của 5 người dân trong làng chết một cách bí ẩn khi tiếp cận vách núi sâu..."

Nếu là fan của Tần Minh hẳn bạn sẽ biết đó là những tình tiết trong vụ án thứ 8 mang tên "Vách núi ăn thịt người" của cuốn "Người sống sót" thuộc series Pháp y Tần Minh (Trung Quốc) nổi tiếng.

Tất cả những hiện tượng khiến con người ta vì quá sợ hãi nên hóa mê tín đều phải được làm sáng tỏ dưới góc độ khoa học, để từ đó, hóa giải những điều lầm tưởng gây hoang mang và giúp bản thân chúng ta, đặc biệt là những người đi rừng, biết được mối nguy hiểm mà tránh.

Trên đời này có vách núi nào ăn được thịt người không? 

Câu trả lời là KHÔNG!

Bởi thứ giết người trong vách núi đó chính là khí carbon dioxide (khí cacbonic, CO2), cụ thể là Hồ CO2. Vậy hồ CO2 là gì? Nó nguy hiểm đến tính mạng người đi rừng như thế nào?

Hồ CO2 là hiện tượng vô cùng hiếm thấy, chỉ hình thành ở môi trường đặc trưng, và phải hội tụ đầy đủ các yếu tố: Không khí lưu thông kém, kín, không gió không mưa thì hồ CO2 "ăn thịt người" mới hình thành.

Ở khu vực không đủ ánh sáng (đặc biệt là trong các khu rừng nguyên sinh rậm rạp), thực vật tiêu thụ oxy, sản sinh ra CO2, bốn bề đều là vách núi, không khí không lưu thông được, khí CO2 nhờ đó lâu dần tích tụ thành "hồ vô hình" dưới vách núi.

Đi rừng mà lạc vào khu vực này, có thể đột tử ngay tức khắc! - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Tần Minh lý giải hiện tượng này cụ thể như sau: Khí CO2 nặng hơn không khí nên thường chìm xuống bên dưới. Với những địa hình bốn bề là núi, công thêm nắng nóng lâu ngày sẽ khiến không khí không được lưu thông, tất yếu sẽ hình thành hồ CO2 vô hình có nồng độ cao giữa các dãy núi. Chỉ có điều, hồ độc này vô hình, không thể quan sát bằng mắt thường.

Mỗi lần có người xuống đến vị trí đó thì lập tức mất ý thức, giống như bị ngã xuống nước vậy, đó là lý do vì sao người ta gọi chúng là hồ CO2.

Đi lạc vào hồ CO2 nguy hiểm tới mức nào?

Tác giả của "Người sống sót" cho biết, việc bị bất tỉnh khi rơi vào hồ CO2 là do thiếu oxy tạm thời, trong khi khí CO2 trong cơ thể không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, nếu "chìm" trong hồ CO2 lâu, chắc chắn sẽ tử mạng. 

Bản thân khí CO2 không phải là khí độc, nhưng ở lâu và hít phải CO2 nồng độ cao thực sự rất nguy hiểm. Người ta gọi đó là trúng độc CO2. Vì sao?

Trong điều kiện bình thường, hàm lượng khí CO2 con người thở ra chỉ có 4,2%, áp suất riêng của khí CO2 trong máu cao hơn trong các phế nang, do đó, khí CO2 trong máu có thể tràn vào trong phế nang.

Khi nồng độ CO2 tăng cao, nồng độ CO2 trong phế nang cũng sẽ tăng lên, độ pH thay đổi, kích thích trung khu thần kinh hô hấp khiến cho trung khu thần kinh hô hấp bị tê liệt, cơ thể sẽ thiếu oxy mà ngạt khí.

Nếu như CO2 nồng độ thấp có tác dụng kích thích trung khu thần kinh hô hấp, thì CO2 nồng độ cao gây tê liệt hệ thống trung khu thần kinh, kèm theo đó là hàm lượng oxy trong không khí giảm dẫn đến thiếu oxy máu, đồng thời gây ức chế hô hấp, dẫn đến một loạt các triệu chứng thần kinh trung khu. 

Đột nhiên hít phải khí CO2 nồng độ cao, trung khu thần kinh hô hấp bị tê liệt có thể khiến cho đại đa số người bị ngã xuống thì đột tử ngay trong vài giây. Một số có thể cảm thấy chóng mặt, tim đập nhanh, nhanh chóng xuất hiện tình trạng mê sảng (gây giảm khả năng nhận thức, rối loạn thần kinh trong thời gian ngắn), co giật, hôn me.

Nếu không rời khỏi hiện trường và cứu chữa kịp thời, tính mạng hoàn toàn bị đe dọa. Nếu nhanh chóng rời khỏi, bệnh nhân có thể tỉnh táo ngay lập tức.

Đi rừng mà lạc vào khu vực này, có thể đột tử ngay tức khắc! - Ảnh 3.

Mọi kỹ năng sinh tồn trong rừng đúng đắn phải được đúc kết từ những kiến thức khoa học. Hình minh họa.

Khám phá rừng sâu vốn là một trong những thử thách yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, trước khi bước vào thế giới của rừng, bạn cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về rừng cũng như các đồ dùng thiết yếu. Tất nhiên, không quên việc quan sát cẩn trọng khi vào rừng.

Bởi như đã nói ở trên, hồ CO2 khá hiếm, tuy nhiên ở những khu vực kín, ít ánh sáng, bốn bề là núi thì bạn phải thật thận trọng khi bước vào. 

Mọi kỹ năng sinh tồn đúng đắn phải được đúc kết từ những kiến thức khoa học. Hãy sáng suốt học tập và lựa chọn cho mình con đường khám phá nhưng an toàn phải là yếu tố đặt lên đầu tiên!

Bài viết tham khảo: Cuốn "Người sống sót", series Pháp y Tần Minh (NXB Văn Học)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại