Nôi dung bức "thông điệp ngầm" gửi người ngoài Trái Đất
Ngày 3/3/1972 và 6/4/1973, Mỹ đã lần lượt phóng hai phi thuyền Pioneer 10 và 11. Nhiệm vụ chính của chúng là tìm kiếm nền văn minh vũ trụ.
Cả hai phi thuyền cùng mang một bức thư "hỏi thăm" giống nhau. Lá thư này biểu thị mối quan tâm của người Trái đất dành cho các sinh vật ngoài hành tinh.
"Bức thư" này được làm từ một mảnh vàng phẳng và dẹt, đây là tuyệt tác do các nhà khoa học Mỹ chế tạo bằng những công cụ đặc biệt.
Bức thư dài 13,5cm, rộng 7,5cm, đảm bảo không biến chất, biến dạng trong mấy chục tỉ năm, thậm chí mấy trăm tỉ năm, đồng thời giúp người đọc có thể đọc nội dung theo phương pháp trực quan.
Mở đầu bức thư là phần tự giới thiệu: Họ dùng 14 tia bức xạ đại diện cho 14 sao xung quanh mạch, bên dưới vẽ hình Mặt trời cùng chín hành tinh.
Thông qua hình ảnh này, các nhà khoa học muốn gửi đến họ một thông điệp rằng: Trái Đất nằm đối diện với Mặt Trời, đồng thời cũng mô tả mối quan hệ giữa các hành tinh trong hệ Mặt trời cũng như vị trí của chúng trong dải Ngân hà.
Sau đó, họ dùng hai vòng tròn để biểu thị kết cấu phân tử của nguyên tố hydro có trên địa cầu.
Ngoài ra, bức thư còn nói rõ quỹ đạo bay của "lá thư", trong đó ghi địa điểm xuất phát là ở hành tinh thứ ba trong hệ Mặt trời – Trái đất.
Mặt sau của lá thư là lời giới thiệu về Trái đất và phi thuyền dưới dạng thu nhỏ, đồng thời có hình khắc hình khỏa thân một nam, một nữ để giới thiệu cho các sinh vật ngoài hành tinh về đặc trưng của người Trái đất.
Hơn thế nữa, tư thế giơ tay của người đàn ông hết sức thiện chí, điều này hàm ý rằng, người Trái đất chúng ra rất hoan nghênh họ đến viếng thăm.
Các nhà khoa học đã theo dõi liên tục trên màn hình về mọi biến động ở trung tâm thăm dò 20 năm qua và ngay cả khi chiếc phi thuyền đã bay ra khỏi hệ Mặt trời mà đến nay chúng ta vẫn chưa nhận được tín hiệu đáng mừng nào cả.
Hành trình gian nan kiếm tìm nền văn minh ngoài Trái Đất
Tháng 8 và 9/1977, Mỹ lại phóng hai thiết bị thăm dò mang tên Voyager (Người du lịch) 1 và 2.
Hai chiếc thiết bị này sau khi đến viếng thăm sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và bay vòng quanh hệ Mặt trời, chúng đã bay ra khỏi hệ Mặt trời vào tháng 8 và tháng 9/1989.
Sau đó, chúng bay về hướng sao Thiên Vương. Hai thiết bị thăm dò này được cấu thành từ 650 nghìn linh kiện, nặng 820kg, bên trong chứa 12 loại máy thăm dò của các ngành khoa học khác nhau.
Một máy là thiết bị chụp ảnh, một máy là thiết bị thăm dò tình trạng không gian, một máy là thiết bị phát sóng vô tuyến.
Sau khi hai thiết bị thăm dò rời khỏi Trái đất thì chúng đã phát hiện được nhiều điều quan trọng.
Chẳng hạn như phát hiện trên sao Mộc có ba vệ tinh và cả núi lửa còn đang hoạt động, phát hiện trên sao Thổ có hàng ngàn hàng vạn tia sáng vòng trên sao Thổ có tác dụng như là những trận mưa phùn làm sạch hóa tầng khí quyển trên sao Thổ.
Chúng còn phát hiện trên bầu khí quyển của sao Thiên Vương có mây và gió, và cả hai tia sáng vòng cùng với 10 vệ tinh. Voyager 1 còn chụp được một bức ảnh toàn cảnh về "đại gia đình" của hệ Mặt trời vào ngàu 13/2/1990.
Hai thiết bị thăm dò này còn mang theo rất nhiều tặng vật của Trái đất. Trong số đó có một bộ đĩa hát mang tên "Âm thanh Trái đất", gồm một bức điện văn do chính Tổng thống Mỹ lúc ấy ký duyệt tặng người ngoài hành tinh.
Bức điện văn này cùng các mẫu tin khác được thu vào một đĩa hát bằng đồng có dát vàng. Đĩa hát này do chính các nhà khoa học nghiên cứu và chế tạo, đường kính 30.5cm.
Bên trong chứa nhiều nội dung có ý nghĩa về tình hình Trái đất, chẳng hạn như có hình vẽ, âm thanh thật, 27 ca khúc nổi tiếng thế giới được trình bày qua gần 60 ngôn ngữ khác nhau, chia làm hai mặt AB và gồm bốn phần.
Trong số các tặng vật còn có máy hát đĩa, chiếc máy này được cố định chặt chẽ. Thậm chí ngay cả tờ giấy hướng dẫn cách sử dụng còn được khắc bằng bút điện tử.
Chiếc máy này có thể hát liên tục hai giờ đồng hồ trong 10 tỉ năm. Trong đĩa hát "Âm thanh Trái đất" đã dành ra 18 phút để giới thiệu sơ về nước Mỹ và tình hình Trái đất.
Kế đến là bức điện văn của Tổng thống Mỹ Carter, sau đó là lời chúc mừng của Tổng thư ký Liên hợp quốc lúc ấy.
Kế nữa là lời chúc mừng bằng 60 loại ngôn ngữ khác nhau. Trong đó có tiếng Quan Thoại, Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang (Trung Quốc).
Ngoài ra đó còn có tiếng chào của con cá sấu, biểu thị tấm lòng thân thiện của các loài sinh vật khác trên Trái đất dành cho người ngoài hành tinh.
Phần hai của đĩa hát dành ra 12 phút ghi âm gần 35 loại âm thanh khác nhau trong tự nhiên, không những có tiếng mưa, tiếng gió, núi lửa mà còn có cả tiếng các thiết bị máy móc đang vận hành, tiếng trẻ sơ sinh khóc, tiếng hôn, tiếng của các loài chim, thú, côn trùng, tiếng hít thở, tiếng tim đập v.v…
Phần ba của đĩa hát dành 90 phút cho những ca khúc nổi tiếng từ cổ chí kim mà các nhà khoa học đã tuyển chọn hết sức kỹ lưỡng. Trong đó có cả đoạn kinh kịch Trung Quốc và khúc nhạc vui nhộn cổ điển "Nước chảy nơi núi cao".
Mặt B của đĩa hát gồm 116 bức họa và hình vẽ. Các nhà khoa học áp dụng hình thức tín hiệu, mật mã đồ họa, thông qua tín hiệu tần số âm thanh để tạo thành những bức họa.
Các bức họa giới thiệu vị trí của Trái đất trong vũ trụ, giới thiệu các loài động vật trong tự nhiên, cây cối, kiến thức, công việc và sinh vật của con người.
Tuy nhiên, "Pioneer" và "Voyager" phải trải qua 147 – 155 ngàn năm mới có thể đến các sao khác.
Vì vậy, cho dù có người ngoài hành tinh nào đó nhận được chiếc đĩa hát này và gửi tín hiệu về cho chúng ta thì cũng phải đến 147 – 155 ngàn năm sau mới nhận được.
Nhưng cũng có nhiều nhà khoa học không bằng lòng với kiểu thăm dò này. Họ không ngừng tìm kiếm nhiều phương pháp khoa học tiên tiến nhất, hiện đại nhất để mau chóng đạt kết quả.
Ngày 13/3/1996, một nhóm các nhà khoa học ở Tây Ban Nha đã tuyên bố với toàn thể thế giới: Ngoài hệ Mặt trời ra thì chắc chắn còn sự sống tồn tại ở nơi khác và trong vòng 25 năm, chắc chắn chúng ta sẽ phát hiện hình thức tồn tại của các sinh vật nằm ngoài Trái đất.
Vài năm gần đây, loài người liên tiếp phát hiện ra nhiều hành tinh mới nhờ các kính thiên văn mới có sức xuyên thấu mạnh và nhìn xa hơn liên tục ra đời.
Theo các nhà khoa học nhận định thì vấn đề hiện nay không phải tùy thuộc ở việc liệu chúng ta có phát hiện hình thức tồn tại của sinh vật lạ ở các hành tinh ngoài Trái đất nào không mà vấn đề là khi nào chúng ta phát hiện ra.
Tháng 8/1998, các nhà thiên văn M tuyên bố: Họ đã phát hiện ở gần sao "Gliese 876" một hành tinh khác, cách Mặt Trời chỉ có 15 năm ánh sáng. Đây là hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời gần chúng ta nhất mà từ trước tới nay chúng ta mới phát hiện được.
Giáo sư Geoffrey Marry thuộc trường Đại học San Francisco (Mỹ) từng nói: Dải Ngân hà bao gồm 10.000 tỉ ngôi sao, trong đó nhiều nhất là sao Kềnh Ải.
Nay các nhà thiên văn học đã biết rằng cho dù các sao này nhỏ bé là thế nhưng chúng cũng có hành tinh riêng của mình.
Vì vậy, hoàn toàn có thể suy đoán được rằng, trong dải Ngân hà có ít nhất vài trăm tỉ hành tinh. Chính suy đoán này cho ta thấy rằng, khả năng có sự tồn tại của các sinh vật ngoài Trái đất là rất lớn.
Nguồn sưu tầm: Cuốn "Bí ẩn mãi mãi là bí ẩn" - NXB Trẻ.