Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen
Trong tuyên bố đăng trên trang web ngày 24/1, Đại sứ quán Trung Quốc tại Zambia nói rằng “đóng góp lớn nhất mà Mỹ có thể làm đối với vấn đề nợ ở bên ngoài là đưa ra những chính sách tiền tệ có trách nhiệm, xử lý vấn đề của chính mình, và dừng phá hoại nỗ lực tích cực của các nước khác trong giải quyết vấn đề nợ”.
Phe Cộng hoà trong Hạ viện Mỹ đang từ chối chấp nhận nâng trần nợ công của chính phủ Mỹ, nhằm gây sức ép lên chính quyền của Tổng thống Joe Biden và phe Dân chủ phải giảm các chương trình chi tiêu. Cho đến nay, Nhà Trắng vẫn quyết không đàm phán, nhằm buộc những người cứng rắn của đảng Cộng hoà phải nhượng bộ khi chịu sức ép từ các doanh nghiệp và giới đầu tư.
Nợ quốc gia của Mỹ đang là khoảng 31 nghìn tỷ USD, mức cao ngất ngưởng kể từ con số 5,6 nghìn tỷ USD năm 2000, vì Mỹ tăng chi tiêu cho dân số đang già hoá, trang trải các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, các chương trình COVID-19 và giảm thuế.
Bà Yellen và Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)
Kristalina Georgieva đến Zambia hôm 22/1 để nhấn mạnh sự cần thiết phải cải cách nợ ở châu Phi.
Zambia vỡ nợ năm 2020 và đến nay chỉ đạt được rất ít tiến bộ trong tái cấu trúc các khoản nợ Trung Quốc và các bên cho vay khác, khiến người dân càng khổ sở.
Các quốc gia nghèo nhất thế giới phải trả khoảng 35 tỷ USD trong năm 2022, trong đó hơn 40% là nợ Trung Quốc, theo số liệu của Ngân hàng thế giới (WB).
Theo Ngân hàng phát triển châu Phi, việc Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) nhiều lần tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát trong nước và tăng giá đồng đô la Mỹ càng gây thêm gánh nặng cho các quốc gia ở lục địa đen.
Theo Reuters