Tại hoang mạc Kalahari ở miền Nam châu Phi có 1 kẻ chuyên ăn thịt tất cả các loài rắn độc, chúng chẳng ngán tấn công rắn hổ mang, rắn hổ lục... để làm bữa ăn thịnh soạn cho mình.
Đó chính là: Lửng mật ong (Honey Badger).
Lửng mật ong nổi tiếng là "gã điên" của tự nhiên, "cậy" mình có cơ thể được tạo hóa ưu ái (da dày, có khả năng chống độc và hàm răng cắn nát mọi thứ), chúng có thể săn rắn, thậm chí "chiến" cả sư tử nếu bị khiêu khích.
Xem video 1: Lửng mật ong truy sát hổ mang đến cùng
Lửng mật ong truy sát hổ mang đến cùng. Video: NatGeo.
Con người và nhiều loài động vật khác trên Trái Đất sợ hãi và bị rắn độc ám ảnh là vì chúng là loài bò sát ăn thịt sở hữu những độc tố chết người được bơm qua cặp răng nanh sắc nhọn.
Gieo rắc cái chết cùng nỗi kinh hoàng khắp thế giới, ở mọi địa hình chúng sinh sống từ trên cạn, dưới nước đến trên cây, rắn độc thể hiện mình là kẻ săn mồi bậc thầy của tự nhiên, đồng thời cũng là kẻ ăn thịt lạnh lùng, tàn nhẫn.
Tuy nhiên, bằng một cách nào đó, tự nhiên luôn có sự tồn tại công bằng. Nếu rắn độc đã mạnh thì vẫn có những kẻ mạnh hơn. Biến chúng từ kẻ ăn thịt trở thành kẻ bị ăn thịt.
Sát thủ của rắn độc, những "thiên địch" mang sự công bằng cho của giới tự nhiên đó chính là cầy Mangut, đại bàng, lửng mật ong...
Sở dĩ, lửng mật ong là kẻ thù đáng sợ của các loài rắn độc là vì, không chỉ có hàm răng sắc nhọn, lửng mật ong còn có khả năng kháng mọi loại độc tố của rắn độc.
Rắn độc chẳng khác nào là "khúc xúc xích" tươi ngon, bổ dưỡng của lửng mật ong.
Khi vũ khí tối thượng của loài rắn bị vô hiệu hóa, rắn độc chẳng khác nào là "khúc xúc xích" tươi ngon, bổ dưỡng của lửng mật ong.
Khi cơn đói lên cùng cực, lửng mật ong trèo hẳn lên cây để truy sát hổ mang. Nó dễ dàng bắt con rắn độc bằng cặp hàm sắc nhọn rồi lôi con mồi xuống đất và thưởng thức nó ngon lành như đang ăn... khoai.
Xem video 2: Màn xơi tái rắn độc tựa như ăn khoai của lửng mật ong
Màn xơi tái rắn độc tựa như ăn khoai của lửng mật ong. Video: AnimalLifes.
Lửng mật ong (Honey badger) là loài động vật ăn thịt và thích ăn mật ong. Chúng phân bố ở châu Phi, Tây Nam Á, và tiểu lục địa Ấn Độ. Ảnh: Internet.