Zenkeralla là sinh vật tiền sử bí ẩn nhất đối với các nhà khoa học, thường lảng tránh con người và vô cùng nhạy cảm, chúng rất khó bị bắt (chúng ta mới chỉ phát hiện mẫu vật chết do người dân địa phương cung cấp).
Phát hiện Pokemon mới.
Kiến thức về loài sinh vật này cũng vô cùng ít ỏi, gây khó khăn cho việc nghiên cứu và quan sát. Chúng trẻ hơn loài khủng long 15 triệu năm nhưng lại già hơn các loài linh trưởng (tổ tiên của chúng ta) tới 35 triệu năm.
Chúng cổ xưa tới nỗi khi tồn tại thì dãy Himalaya còn chưa... hình thành!
"Pokémon cuối cùng" đã bị bắt!
Mẫu vật sống.
Các nhà nghiên cứu đã tiến gần hơn bao giờ hết trong việc khám phá sinh vật tiền sử Zenkeralla sau khi phát hiện 3 mẫu vật trên đảo Bioko, ở phía Tây châu Phi.
Đây là một sinh vật gặm nhấm bí ẩn, trông vẻ ngoài giống như một chú sóc với cái đuôi dài phủ đầy lông. Sinh vật này đã "né tránh" các nhà nghiên cứu nhiều năm trước vì thông tin về nó rất ít, khiến nó trở thành sinh vật có vú bí ẩn nhất thế giới.
"Zenkerella được xem như "Pokémon cuối cùng" mà các nhà khoa học vẫn không thể tìm thấy hay bắt sống được", - Thành viên nhóm nghiên cứu Erik Seiffert tới từ Đại học Southern California (Mỹ) cho hay.
"Sau tất cả, nó cuối cùng cũng lộ diện trong đêm, tại sâu trong khu rừng ở trung tâm châu Phi và có lẽ chúng đã dành phần lớn thời gian trong cuộc đời sống trên các cây cao mà chúng ta khó lòng phát hiện được".
"truy nã" Zenkerella.
Thường được coi là "hóa thạch sống" bởi vì quá trình tiến hóa đã không khiến chúng thay đổi nhiều như các động vật khác sau 49 triệu năm lịch sử.
Sinh vật hay lảng tránh và nhạy cảm này chính là sinh vật có vú được nghiên cứu cuối cùng trên hành tinh chúng ta, cũng là bí ẩn cuối cùng mà các nhà nghiên cứu cần phải giải mã.
Trên thế giới, chỉ có khoảng 11 mẫu vật (đã chết) về sinh vật này trong các viện bảo tàng, chưa bao gồm 3 mẫu vật mới được tìm thấy ở đảo Bioko.
Với mẫu vật sống này, các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn về chúng cũng như lịch sử tiến hóa của động vật có vú thông qua việc khám nghiệm DNA lần đầu tiên.
Erik Seiffert bên mẫu vật.
Từ đó, họ phát hiện ra chúng có mối liên hệ xa với loài sóc, bí ẩn về quá trình tiến hóa (Tại sao chúng không thay đổi nhiều trong khi họ hàng của chúng đã tiến hóa rất nhiều) của chúng cũng sẽ được giải đáp.
"Đó là một câu chuyện tuyệt vời về sự sinh tồn", Seiffert nói:
"Chúng tôi mới chỉ bắt đầu làm việc trên mô tả cơ bản qua việc giải phẫu Zenkerella. thật thú vị khi nghĩ về một sinh vật có vú thường lảng tránh con người ngoài kia, sâu trong khu rừng ở trung tâm châu Phi và sẽ là điều mới mẻ với khoa học".
Zenkerella. Ảnh nguồn: Joseph Smit/WikiCommons.
Đã hiếm lại bị "bỏ rơi"
Thế nhưng nạn phá rừng khiến cho môi trường sống của chúng đang dần bị thu hẹp và chúng đang ở nguy cơ tuyệt chủng, không những thế vì quá hiếm và khó bị bắt gặp nên chúng gần như bị "lờ đi" bởi chính thậm chí Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế.
Họ xếp chúng vào nhóm "ít quan tâm" và điều này khiến chúng không nhận được sự quan tâm cần thiết, dù người ta không rõ số lượng cụ thể của chúng là bao nhiêu nhưng có thể biết được con số ấy là không nhiều.
Những kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí journal PeerJ.
Nguồn: Sciencealert