Hành tinh dung nham. Ảnh minh hoạ: CCO
Theo đài Sputnik (Nga), hành tinh này mang tên 55 Cancri e, nằm cách Trái Đất khoảng 50 năm ánh sáng và quay quanh một ngôi sao giống Mặt Trời ở khoảng cách gần 2,4 triệu km, bằng 1/5 khoảng cách giữa Sao Thủy và Mặt Trời.
Với nhiệt độ bề mặt cao hơn nhiều so với mức nóng chảy của các khoáng chất tạo đá điển hình, NASA nhận định 55 Cancri e có một đại dương dung nham bao phủ. Cơ quan này cũng chỉ ra rằng hành tinh này có khả năng có chu kỳ ngày - đêm. Nó có thể có bầu khí quyển mỏng hình thành khi bề mặt nóng lên, tan chảy và bốc hơi vào ban ngày.
“Vào buổi tối, hơi nước sẽ nguội đi và ngưng tụ lại tạo thành những giọt dung nham chảy trở lại bề mặt, trở lại trạng thái rắn khi màn đêm buông xuống”, NASA dự đoán.
55 Cancri e được đặt tên theo một trong những mục tiêu khám phá đầu tiên của Kính viễn vọng Không gian James Webb mới của NASA. Kính viễn vọng này dự kiến sẽ đi vào hoạt động hoàn chỉnh trong tháng 6.