Bí ẩn trăm năm của thành phố cổ trên Con đường Tơ lụa: Khoa học chưa tìm ra

Cẩm Mai |

Tại sao hàng nghìn cư dân sống tại thành phố cổ Niya bỏ đi? Câu hỏi này vẫn chưa có lời giải đáp.

Hàng trăm thương lái đi qua các vùng đất thấp, đường hầm và vượt qua con đường trên mặt đất mang theo lụa, gia vị và thậm chí cả ngựa. Đó chính là tuyến đường thương mại mang tên Con đường Tơ lụa.

Bí ẩn trăm năm của thành phố cổ trên Con đường Tơ lụa: Khoa học chưa tìm ra - Ảnh 1.

Khai quật tàn tích Niyu.

Tuyến đường này đi qua Niya - một đô thị thương mại rộng lớn và ấn tượng nằm trong ốc đảo phía nam sa mạc Taklamakan.

Thành phố Niya cổ xưa đã từng được ghi vào sử sách của Trung Quốc (gọi là Sách Hán) giai đoạn kéo dài hàng trăm năm, từ năm 206 đến năm 23 trước CN.

Ngày nay, những tàn tích của Niya là điểm đến du lịch và địa điểm khảo cổ học. Những phát hiện khảo cổ học, lịch sử của Niya kể lại câu chuyện bí ẩn về nơi này.

Theo các nhà sử học, người ngoại quốc rời bỏ Niya rất gấp gáp. Thậm chí họ vội vàng đến mức để lại chó bị trói trước nhà.

Vì sao thành phố nhanh chóng suy tàn đột ngột vẫn là điều bí ẩn đến ngày nay. Nhiều năm trôi qua, thành phố đã bị sa mạc hóa.

Niya bị quên lãng trong nhiều năm cho đến một ngày ông Marc Aurel Stein phát hiện ra vào năm 1901.

Ông Stein đến khu vực này để tìm các tác phẩm của Xuanzang - một nhà sư Phật giáo gốc Trung Hoa sống trong thế kỷ thứ 7.

Ông định đi tìm kiếm thành phố bị mất mà ông đã thấy trong các tác phẩm cổ xưa. Ở Niya, ông Stein tìm thấy một số hiện vật khiến ông chắc chắn rằng đây là nơi ông đang tìm kiếm.

Bí ẩn trăm năm của thành phố cổ trên Con đường Tơ lụa: Khoa học chưa tìm ra - Ảnh 2.

Khai quật Niyu.

Khai quật thành phố cổ xưa, phát hiện kho báu

Sau lần đào bới đầu tiên, thành phố Niya nổi lên. Nó được đặt tên để vinh danh sông Niya. Thành phố rộng trên 25 km đất thuộc về Vương quốc Jingjue - vốn là một thành phố. Nên các nhà sử học hiện đại thích gọi là "tàn tích Jingjue" hơn là "tàn tích Niya".

Những gì các nhà khảo cổ tìm thấy ở đây đủ để kết luận rằng thành phố này thực sự là một phần quan trọng của Con đường Tơ lụa.

Theo Sách Hán, thành phố này có gần 500 hộ gia đình và khoảng 3.360 cư dân, một đội quân gồm 500 người. Niya từng là một phần của Vương quốc Shanshan trong triều đại Đông Hán.

Khai quật Niya đã thấy kho báu 100 tấm gỗ được viết chữ Kharosthi - một dạng chữ viết được sử dụng ở Ấn Độ cổ đại, một lượng tiền xu và tài liệu cũ giúp vén màn bí ẩn tàn tích Niya.

Bí ẩn trăm năm của thành phố cổ trên Con đường Tơ lụa: Khoa học chưa tìm ra - Ảnh 3.

Tấm gỗ được viết chữ Kharosthi

Các nhà khảo cổ còn tìm thấy một cái bẫy chuột, đồng tiền gốc La Mã, một cây gậy cổ, những lá thư riêng, một tấm thảm được làm theo yêu cầu, nhiều đồ gốm và chiếc ghế bằng gỗ được chạm khắc đẹp mắt dù đã bị chôn vùi hàng trăm năm.

Bí ẩn trăm năm của thành phố cổ trên Con đường Tơ lụa: Khoa học chưa tìm ra - Ảnh 4.

Khuôn in hoa khai quật được.

Lạ lùng thay, chiếc ghế gỗ rất đẹp được phát hiện ở Niya, vốn cấm chặt cây và là ốc đảo trên sa mạc khan hiếm cây cối.

Thành phố cổ Niya đang dần dần bị sa mạc hóa. Nguyên nhân làm cư dân thành phố phải bỏ đi vẫn là điều bí ẩn với các nhà sử học.

Nguồn bài và ảnh: Abandoned Spaces

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại