Bí ẩn quái vật hồ Loch Ness: Cuối cùng khoa học cũng có câu trả lời về sự tồn tại của nó

Trang Ly |

Quái vật hồ Loch Ness đơn giản chỉ là sản phẩm tưởng tượng của con người?

Quái vật hồ Loch Ness (còn có tên khác là Nessie) được cho là một sinh vật đơn độc, sống ở hồ Loch Ness thuộc vùng cao nguyên Scotland.

Cho đến nay, những tuyên bố về sự hiện diện của một con quái vật như vậy xuất phát từ những báo cáo được cho là từ nhân chứng sống cùng những bức ảnh chụp cho thấy sự hiện diện bí ẩn của thủy quái khổng lồ. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học chắc chắn nào được phát hiện, khiến cho sự tồn tại của nó không thể không gây tranh cãi.

Tại sao mọi người lại tin vào quái vật hồ Loch Ness?

Ngoại trừ một câu chuyện dân gian liên quan đến một vị thánh có từ thế kỷ thứ 6, một trong những trường hợp được báo cáo sớm nhất về việc nhìn thấy một quái vật khổng lồ đến từ 'nhà mật mã học' nghiệp dư người Anh Rupert Gould (1890-1948) vào năm 1934.

Rupert Gould là một trong những người đầu tiên điều tra và xuất bản cuốn sách về Nessie: "Quái vật hồ Loch Ness và những loài khác" (1934).

Bí ẩn quái vật hồ Loch Ness: Cuối cùng khoa học cũng có câu trả lời về sự tồn tại của nó - Ảnh 1.

Khung cảnh yên bình ở hồ Loch Ness. Ảnh: Sam Fentress/Wikimedia Commons

Trước đó, vào năm 1933, Rupert Gould nhận được một bức thư được ký bởi bác sĩ tên là D. Mackenzie kể về việc nhìn thấy quái vật bí ẩn này trong bối cảnh truyền thông đang quan tâm đến "những lần nhìn thấy" quái vật hồ Loch Ness, bắt đầu từ một báo cáo xuất hiện năm 1933 bởi một du khách tên là George Spicer. George Spicer kể lại: "Đời tôi chưa bao giờ thấy và chưa bao giờ tiếp cận một loài động vật giống rồng hoặc một dạng động vật thời tiền sử như thế".

Kể từ mô tả ban đầu của George Spicer, đã có rất nhiều báo cáo tương tự nhưng không có căn cứ, khiến quái vật hồ Loch Ness trở thành một trong những thủy quái huyền thoại nổi tiếng nhất thế giới.

Tháng 4/1933, cây viết Alex Campbell đã mô tả thuật ngữ "quái vật" trên một trang báo, có đoạn:

"Sinh vật tự di chuyển, lao xuống và lặn dưới nước trong vòng một phút, cơ thể của nó khổng lồ giống cá voi. Sau khi mất dạng dưới dòng nước sâu, thứ còn lại là những đợt sóng to lớn cùng một khoảng nước sôi sục như vạc dầu"...

Phải chăng Quái vật hồ Loch Ness là có thật?

Quyết tìm ra câu trả lời cho bí ẩn tại hồ Loch Ness, rất nhiều nhà khoa học đã lên đường tìm hiểu câu chuyện này. Tuy nhiên, điều họ nghi ngờ những tuyên bố cho rằng đã thấy quái vật hồ Loch Ness chính là việc họ không phát hiện được bất cứ bằng chứng nào về xương, răng, DNA đáng ngờ nào.

Không vì thế mà các chuyên gia ngừng tìm kiếm. Các cuộc tìm kiếm trong hồ đã diễn ra trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, khi sử dụng quét sóng siêu âm, họ không tìm thấy hình ảnh nào cho thấy một con quái vật khổng lồ có kích thước và hình dạng giống như người đời từng đồn thổi.

Mặc dù có rất nhiều bức ảnh có sẵn để phân tích, nhưng một tỷ lệ đáng kể trong số đó đã được chứng minh là "hàng giả" và nhiều bức ảnh khác cũng chứa manh mối giả mạo hoặc gian lận.

Thậm chí, bức ảnh nổi tiếng bậc nhất về quái vật hồ Loch Ness này cuối cùng cũng là gian lận. Đây là trường hợp gian lận nổi tiếng bậc nhất lịch sử do một bác sĩ phẫu thuật tạo ra và đưa ra cho công chúng.

Bí ẩn quái vật hồ Loch Ness: Cuối cùng khoa học cũng có câu trả lời về sự tồn tại của nó - Ảnh 3.

Ảnh của bác sĩ phẫu thuật. (Hình ảnh: Keystone / Stringer / Getty)

'Bức ảnh của bác sĩ phẫu thuật' được đăng trên tờ Daily Mail vào năm 1934 và sau đó được tiết lộ là một trò lừa bịp - bức ảnh thực sự cho thấy một chiếc tàu ngầm đồ chơi với đầu và cổ được chế tạo sao cho giống một con vật khổng lồ.

Khi mọi người đồng loạt cho rằng họ thực sự đã nhìn thấy thứ gì đó ở hồ Loch Ness, thì các nhà khoa học có thể giải thích rằng: Điều này có thể là do các hiện tượng tự nhiên được nhìn dưới những bối cảnh gây hiểu lầm hoặc che khuất tầm nhìn. Chúng có thể bao gồm hoạt động của các loài động vật như lươn hoặc hải cẩu, và được con người nhìn theo cái cách (ảo giác) khiến cho chúng có vẻ to lớn hơn.

Nghiên cứu cho thấy những thay đổi đối với cách mô tả 'quái vật' trong các báo cáo có thể theo xu hướng xã hội, chẳng hạn như khi nhận thức của cộng đồng rõ hơn về khủng long hoặc các loài bò sát biển cổ đại.

Chứng "cuồng hóa thạch" này là điều đã xảy ra vào đầu những năm 1900, và đó là một trong những lý do Rupert Gould không bao giờ cho ông D. Mackenzie biết những nghiên cứu của mình về quái vật hồ Loch Ness.

Bài viết sử dụng nguồn: ScienceAlert

* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại