Bí ẩn những hành tinh hình 'đầu lâu' có thể gây họa cho Trái đất

Ngọc Nga |

Thế giới vũ trụ rộng lớn chứa đựng nhiều điều bí ẩn, có nhiều sự thật khiến chúng ta cảm thấy ngạc nhiên như các hành tinh, tinh vân mang diện mạo "đầu lâu".

Tinh vân Sh2-68

Tiến sĩ Travis A Rector thuộc Đại học Alaska Anchorage (Mỹ) là người đã bắt được hình ảnh một tinh vân giống hình chiếc đầu lâu khổng lồ với mái tóc rực lửa bay qua dải Ngân hà và lọt vào ống kính thiên văn 4m Mayall tại Đài Quan sát Thiên văn Quốc gia Kitt Peak, Arizona, Mỹ.

Theo dự đoán của các nhà thiên văn học, tinh vân này khoảng 45.000 năm tuổi và đang đi qua dải Ngân hà. Sở dĩ tinh vân Sh2-68 có hình dạng thú vị nói trên là do cơn gió mạnh lên va chạm với các mảnh vỡ của ngôi sao (tinh vân Sh2-68 được hình thành khi một ngôi sao lớn hơn Mặt trời chết đi và giải phóng năng lượng).

Hình ảnh giống như chiếc đầu lâu được tạo nên từ các nguyên tử oxy và điểm màu xanh đậm ở trung tâm là những ngôi sao. Còn hình ảnh giống như mái tóc rực lửa được tạo ra bởi chuyển động của tinh vân và khí hydro thổi ra từ ngôi sao.

Tinh vân Skull and Crossbones

Cũng trong thời gian vừa qua, kính viễn vọng Hubble của NASA vừa khám sát qua một khu vực không gian thì phát hiện ra một tinh vân đầu lâu kỳ lạ có tên khoa học là tinh vân Skull and Crossbones.

Nhìn một cách tổng quát, tinh vân này có diện mạo như sọ người, hệ thống phát ra ánh sáng hồng, xanh vàng rực rỡ chưa từng thấy. Các nhà khoa học nhận định, bên trong hệ thống tinh vân này chứa rất nhiều cụm sao trẻ 1 triệu năm tuổi, cùng các vườn ươm sao tràn đầy năng lượng quy mô nhỏ xuất hiện rải rác khắp tinh vân.

Ấn tượng hơn, trung tâm tinh vân này còn chứa một ngôi sao lùn trắng, phát ra ánh sáng thắp sáng cả 2/3 hệ thống tinh vân này, mà danh tính thực sự của sao này các chuyên gia vẫn chưa xác định được.

Liên quan tới tinh vân hình đầu lâu, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra tiểu hành tinh 2015 TP145, còn có tên là "tiểu hành tinh đầu lâu", "tiểu hành tinh Halloween", "sao chổi chết chóc" hay "bí ngô vĩ đại".Tiểu hành tinh 2015 TP145

Nó là một trong những thiên thể gây hốt hoảng nhất bởi mang hình dạng một chiếc đầu lâu khổng lồ và từng đe dọa Trái đất với khoảng cách cực gần. Đường kính tiểu hành tinh này khoảng 610 m.

Được biết, trước đó vào ngày 11/11 tinh vân đầu lâu này đã ở gần Trái đất nhất với khoảng cách 38,6 triệu km. Rất may, lần này nó cũng chỉ sượt qua Trái đất giống như lần trước với khoảng cách xa hơn nhiều. Năm 2015, tiểu hành tinh đầu lâu bay lướt qua chúng ta với khoảng cách chỉ 486.000 km, một khoảng cách nguy hiểm giữa các thiên thể.

Theo nhà khoa học Vishnu Reddy đến từ Viện Khoa học Hành tinh ở Tucson, Arizona - Mỹ, tiểu hành tinh nói trên có nickname "sao chổi chết" không chỉ vì hình dạng đầu lâu, mà các bước nghiên cứu cho thấy nó rất có thể là "hài cốt" của một ngôi sao chổi đã chết, bị lột bỏ hết các chất bay hơi trên đường di chuyển. Hiện nó phản chiếu 6% ánh sáng Mặt trời, sáng hơn sao chổi điển hình một chút.

Theo tính toán của các nhà khoa học, mùa Halloween sẽ là dịp hiếm hoi để các kính thiên văn nắm bắt được hình ảnh ma quái của nó một lần nữa. Bởi lẽ lần tiếp theo nó tiếp cận gần trái đất sẽ là 60 năm sau, vào ngày 1-11-2088, cũng với khoảng cách gần là 8 triệu km.

(T/h)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại