Bí ẩn loài rắn đầu tam giác, lưỡi đỏ, có tới 4 răng nanh ở Việt Nam: Mức độ nguy hiểm ra sao?

Hoa Hướng Dương |

Đây là loài rắn độc lạ, có chiếc đầu tam giác như của loài rắn độc nhưng phần thân lại giống với rắn nước, thực chất chúng là loài rắn gì?

Ảnh: Cắt từ video trong bài

Ảnh: Cắt từ video trong bài

Nếu nhìn kỹ loại rắn (có ở Việt Nam) sau đây, liệu bạn có thể đoán ra tên của loài rắn này? Đây là một loài rắn độc lạ mà ít người biết đến và có vẻ ngoài rất đáng sợ, liệu nó có phải là một loài rắn độc hay không?

Xem video clip động vật:

Rắn khiếm

Loài rắn trên có hình dáng thoạt nhìn rất đáng sợ với chiếc đầu hình tam giác (đặc điểm phổ biến của các loài rắn lục độc), chiếc lưỡi đỏ thè ra thụt vào cùng những chiếc răng nanh sắc nhọn (đặc biệt chúng có tới 4 chiếc răng nanh ở hàm trên).

Điều kỳ lạ nữa đó chính là cơ thể của con rắn mà thoạt nhìn lại khá giống với rắn nước, tuy nhiên nếu nhìn kỹ sẽ thây nhiều đốm tròn nhỏ, chúng cũng có cơ bắp chắc khỏe mà rất khó để giữ chặt loài rắn này. Vậy thực ra đây là loài rắn gì? Chúng có thực sự nguy hiểm hay không?

Bí ẩn về loài rắn có tới 4 răng nanh

Thực chất, loài rắn này chính là rắn khiếm (danh pháp khoa học: Oligodon) - là một loài rắn bản địa của khu vực Đông và Nam Á mà Việt Nam cũng là nơi sinh sống của chúng. Loài rắn này cực kỳ thích ăn trứng và có chiều dài dưới 90 cm.

Ngoài ra chúng cũng ăn các loài bò sát, lưỡng cư hay động vật gặm nhấm nhỏ, do kiếm ăn vào ban đêm và rất nhút nhát nên chúng ta hiếm khi nhìn thấy loại rắn này. 

Như đã nói ở trên, đây là loài rắn có tới 4 răng nanh, vậy mức độ nguy hiểm của chúng với con người ra sao?

Bí ẩn loài rắn đầu tam giác, lưỡi đỏ, có tới 4 răng nanh ở Việt Nam: Mức độ nguy hiểm ra sao? - Ảnh 2.

Răng nanh của 1 con rắn khiếm (Oligodon fasciolatus). Ảnh: Venomdoc Forums

Mặc dù có vẻ ngoài giống rắn độc và có răng nanh sắc nhọn như kukri, một loại dao có hình dáng đặc biệt của người Nepal (nên loài rắn này còn có tên là kukri snake trong tiếng Anh), tuy vậy răng nanh này lại... vô hại với con người! 

Răng nanh của rắn khiếm thuộc loài rear-fang (răng nọc nằm sâu trong hàm), chúng sử dụng các răng nanh này nhằm phá vỡ vỏ trứng (thức ăn chủ yếu của chúng) thay vì tiêm nọc độc như các loài rắn có răng nanh khác.

Bí ẩn loài rắn đầu tam giác, lưỡi đỏ, có tới 4 răng nanh ở Việt Nam: Mức độ nguy hiểm ra sao? - Ảnh 3.

Tuyến Duvernoy. Ảnh: Wiki

Sở dĩ răng nanh này vô hại với con người vì các răng nanh này nối với tuyến Duvernoy nằm ở sau hàm, phía dưới đuôi mắt của rắn (một loại tuyến thường được phát hiện ở họ Rắn nước), tuyến này không chứa nọc độc nguy hiểm với con người.

Hiện này trên thế giới có khoảng 78 loài rắn khiếm khác nhau được công nhận, trong đó ở Việt Nam cũng có khoảng hơn 20 loài rắn khiếm sinh sống, một số loài rắn khiếm như: Rắn khiếm giả sọc đuôi (Oligodon pseudotaeniatus), rắn khiếm vạch (Oligodon taeniatus), rắn khiếm đuôi to (Oligodon macrurus), Rắn khiếm cát (Oligodon arenarius)... 

Rắn khiếm có hoa văn rất đẹp nên cũng thường được những người yêu bò sát nuôi làm thú cưng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại