Đế chế Aztec vốn hùng mạnh nhưng lại thất thế - yếu kém, khi phải đầu hàng thế lực thực dân da trắng đến "khai hóa".
Một vương quốc từng xây dựng trên khắp lãnh thổ Mexico những Kim tự tháp tương tự như Kim tự tháp Ai Cập, với nền văn hóa rất phát triển cũng như một guồng máy quản lý hành chính nhà nước tập trung; còn quân đội Aztec từng gan dạ và "dữ dằn" hơn đạo quân của Hernán Cortés (1495-1547) từ Tây Ban Nha tới, cùng số lượng binh sĩ tham chiến đông hơn hẳn…
Một nơi tế lễ thần linh của người Aztec cổ đại.
Nhưng sự "thất thế" này nảy sinh từ nhiều nguyên nhân, trước hết là do vũ khí của họ quá thô sơ - có từ thời đồ đá. Một sự thật nữa là người Aztec rất thiện chiến và thô bạo, khác hẳn những sắc dân còn lại ở Mexico, cũng đành bất lực trước đạo quân đến từ bên kia bờ đại dương đang khao khát các nguồn châu báu mới (đích thân viên tướng H. Cortés sau này cho biết mình thắng được là "do may rủi", khi rõ được tính khí hiếu chiến - khát máu trong lối sống của người Aztec). |
Nhiều chuyên gia nghiên cứu phong tục của người Aztec luôn chú ý tới những vấn đề vẫn còn bí ẩn cho tới ngày nay. Như tại sao dân Azec lại dựng những Kim tự tháp tương tự các kiến trúc bên kia đại dương? Tại sao một nền văn minh từng phát triển rực rỡ đến như vậy lại không hề biết tới bánh xe?
Nhưng không như những bí mật khác của bộ tộc Aztec, sự man rợ của họ đối với vật hiến tế là sinh mạng con người lại xem ra… rất tự nhiên. Tóm lại là các vị thần của sắc dân Aztec đều muốn được nhớ tới qua nghi thức "tế sống".
Chỉ có những vật thể "bằng xương bằng thịt" bị tế sống mỗi năm lên đến 20 ngàn người, mới làm mãn nguyện sự khát máu của các đấng thần linh; hay là một khía cạnh khác biểu hiện "tập quán sinh sống" của người Aztec: tâm hồn họ luôn cảm thấy có lỗi nên phải cần những vật hy sinh mới "tưới máu" để chuộc tội lỗi chăng?
Nhà sử học uyên bác người Mỹ William H. Prescott (1796-1859) từng viết trong cuốn sách bất hủ "History of the Conquest of Mexico" (Cuộc chinh phục Mexico): "Có một thực trạng kỳ lạ nữa là tù binh không những được tế thần, mà còn được người Aztec… chia nhau ăn nữa.
Chiến binh Aztec (tượng gốm).
Đó là điều khác biệt nhất đối với các nền văn minh song song cùng tồn tại với họ bên Tân thế giới. Giáo sư M. Harner tìm ra lý do khi thấy dân Aztec có một thực đơn rất phong phú về các loại thực vật ăn được (nền nông nghiệp của họ từng rất phát triển).
Sự thiếu thịt - thứ thức ăn tiêu biểu cho mọi sắc dân - thể hiện rõ trong sinh hoạt của người Aztec: Không nuôi được một loài gia súc ăn cỏ hay có sừng nào, cũng như lợn hoặc cừu, các sản phẩm từ sữa, hay từ mỡ…
Tóm lại không có một nguồn động vật nào hết để cung ứng thịt cho các bữa ăn. Vì lượng dân cư quá đông đúc, nên thú hoang trong các vùng thung lũng xứ Mexico cũng cạn kiệt dần.
Chỉ còn gà tây và chó là hai nguồn cung cấp thịt chính cũng không thể đáp ứng đủ. Cả cá cũng thiếu trầm trọng…
"Thực vật không thể cung cấp trọn vẹn mọi sinh lực cho con người, nhiều thứ chỉ từ các sản phẫm động vật mới có được - Giáo sư M. Harner tiếp tục củng cố nhận định của mình: "Trước hết là những người buộc "phải hy sinh" có số lượng lớn gấp bội lần con số người từng được đưa ra nhằm tế lễ.
Các cuộc khai quật khảo cổ đã minh chứng, cũng như nhận định của các nhà thần học người Tây Ban Nha (tới Mexico kề đạo quân của H. Cortés), thì sau sự suy vong của Đế chế Aztec, các tập tục tín ngưỡng "tế sống" như lôi tù binh lên các đỉnh Kim tự tháp là nơi hành lễ cũng chấm dứt theo.
"Cách giải thích của giáo sư M. Harner xem ra là logic hơn cả và được nhiều sự hậu thuẫn" - như nguyên văn lời nhà nhân chủng học Pháp nổi tiếng Claude Lévi-Strauss (1908-2009), người được tôn vinh là "cha đẻ" nhân chủng học hiện đại.
Mỗi câu trả lời đều kéo theo một câu hỏi "tại sao?". Tại sao người Aztec chứ không phải người Maya? Người Maya cũng tế sống thần linh bằng sinh mạng, nhưng khác xa với người Aztec. Nôm na là còn nhiều giả thuyết xung khắc nhau, trước khi có được một quan điểm đồng nhất về tính chất cuồng bạo của nền văn minh Aztec cổ xưa.