Ba công trình bằng đá được giới thiệu sau đây tuy không phải kim tự tháp, nhưng chúng cũng không kém phần hoành tráng và bí ẩn:
1/ Các quả cầu đá ở Costa Rica
Nói đến các công trình bằng đá cổ đại khó hiểu không thể không nói đến hàng ngàn quả cầu nằm rải rác khắp các lục địa trên hành tinh, như đánh đố giới nghiên cứu giải thích trong nhiều thập kỷ. Song dường như không ai giải thích rõ ràng chúng được người xưa xây dựng với mục đích gì.
Điển hình là các quả cầu đá ở Costa Rica có kích thước từ chỉ vài cm đến hơn 2 mét. Một số quả cầu đá nặng đến hơn 20 tấn, có niên đại từ khoảng 2.000 năm trước CN. Hầu hết những quả cầu đá này bằng đá Gabbro – giống như đá bazan, mặc dù vỏ bằng đá vôi. Cũng có quả cầu bằng đá sa thạch.
Các nghiên cứu cho thấy những quả cầu đá có độ tròn chính xác đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vì các quả cầu đá quá cổ xưa nên đã bị xói mòn theo thời gian, thành ra gần như không thể xác định hình dạng ban đầu của chúng.
Nhiều quả cầu đá đã bị nứt và bị phá hủy trong cuộc xâm lược của Tây Ban Nha. Chúng cần được bảo tồn lâu dài nhưng những gì bị tàn phá thì vĩnh viễn không khôi phục lại được, coi như chúng ta bị mất đi một phần dấu tích lịch sử.
2/ Ngôi đền Gobekli Tepe
Ngôi đền cổ nhất được phát hiện trên Trái Đất là đền Gobekli Tepe nằm ở đông nam Anatolia, cách thành phố Şanlıurfa 12 km về phía đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ, có niên đại khoảng 12.000 năm.
Nền văn hóa cổ xưa ở đó đã dựng lên những cột đá hình chữ T đồ sộ trong những vòng tròn kỳ dị. Những phiến đá được phát hiện tại đây lớn đến mức các chuyên gia phải nói rằng chúng là một số tảng đá lâu đời nhất và lớn nhất trong lịch sử.
Cho đến nay, các nhà khảo cổ đã khai quật được hơn 200 trụ được đặt bên trong 20 vòng tròn. Các trụ cột cao trung bình 6 mét và nặng hơn 10 tấn. Vẫn chưa nhà nghiên cứu nào tìm ra chức năng của khu đền thờ Gobekli Tepe.
3/ Khu đền phức hợp Ġgantija và Mnajdra ở Malta
Đây là ngôi đền đá lâu đời thứ hai trên thế giới, chỉ sau đền thờ Gbekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngôi đền được xây dựng trên cao nguyên Xagħra từ cách đây hàng ngàn năm hướng về phía đông nam. Khu đền thờ gồm hai ngôi đền và ngôi thứ ba còn dang dở.
Người xưa đã tạo ra mặt tiền ngôi đền thứ ba rồi không biết vì sao họ bỏ đó. Việc người cổ đại vận chuyển đá từ mỏ khai thác và nâng tảng đá lớn như thế nào vẫn là điều bí ẩn.
Kỳ lạ thay, khu đền được xây dựng khi người dân đảo Malese chưa có bánh xe và các công cụ kim loại.
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học đã thấy những viên đá nhỏ hình quả cầu tròn được dùng làm vòng bi cho các phương tiện vận chuyển tảng đá siêu lớn đến địa điểm xây dựng đền.
Khu đền thờ Mnajdra nằm cách khu đền Ħaġar Qimmegalithic khoảng 500 mét được xây dựng vào khoảng thiên niên kỷ thứ 4 trước CN; Cùng với Ggantija, những ngôi đền đá này là một trong những địa điểm tôn giáo cổ xưa nhất trên Trái Đất, được các chuyên gia coi là kiệt tác kiến trúc độc đáo.
Khu Mnajdra cổ xưa ba ngôi đền riêng biệt liền nhau theo dạng: trên, giữa và dưới, nhưng không kết nối với nhau.
Theo các nhà khảo cổ học, ngôi đền phía trên lâu đời nhất trong khu đền thờ Mnajdra, có từ thời Ggantija (năm3600-3200 trước CN).
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngôi đền Mnajdra thấp nhất được xếp thẳng hàng về mặt thiên văn nên được dùng làm địa điểm quan sát và địa điểm lịch sử.
Nhưng chưa nhà nghiên cứu nào tìm ra chức năng chính xác của các ngôi đền vì không có thư tịch cổ nào nói đến nó. Các nhà khảo cổ học cho rằng chúng được dùng làm nơi cúng tế, vì họ đã phát hiện ra dao đá và xương động vật.
Nguồn bài và ảnh: Curiosmos