Dịch bệnh từng cướp đi sinh mệnh của rất nhiều người. Nguồn: historyofyesterday.com
“Vũ điệu của cái chết”
12 con tàu đã cập cảng Sicilian của Anh vào tháng 10/1347. Khi người dân thị trấn đến nơi, họ bắt gặp cảnh tượng kinh hoàng - hầu như tất cả các thủy thủ đều đã chết hoặc đang cận kề cái chết. Da của nạn nhân bốc mùi thối do những nốt mụn hơi đen chảy ra máu và mủ. Cái tên “cái chết đen” xuất phát từ vết sưng đen của bệnh dịch hạch.
Người dân địa phương nhìn thấy những người đàn ông di chuyển không vững với chân tay run rẩy như thể đang bị thần chết điểm danh. Các nhân chứng mô tả cảnh này là "vũ điệu của cái chết". Các con tàu đã được chính quyền yêu cầu phải ra khơi, nhưng đã quá muộn, dịch bệnh đã bắt đầu lây lan. Đó là sự khởi đầu của bệnh dịch hạch ở châu Âu, được ghi nhận là một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử. Châu Âu là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi căn bệnh này, nhưng không phải là nạn nhân đầu tiên của “cái chết đen”.
Trước khi đến Châu Âu, căn bệnh này đã càn quét qua Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư và Syria. Trên khắp Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và Nam Phi, nhiều người đã bỏ mạng vì “cái chết đen”. Những người bị nhiễm bệnh đều bị viêm các hạch bạch huyết ở vùng bẹn, cổ, tay chân và dưới cánh tay. Nốt sưng sẽ phát triển từ kích thước của quả óc chó đến kích thước của quả trứng, tạo ra ổ nhọt màu xanh đen.
Trong trường hợp xấu nhất, nốt sưng có thể mở rộng đến kích thước của một quả táo có màu tím đen. Khu vực sưng tấy sẽ chảy máu và mủ. Nạn nhân của bệnh dịch hạch sẽ phải chịu hầu hết các triệu chứng điển hình như sốt, đau, ớn lạnh, đổ mồ hôi, đau bụng và tiêu chảy, sau đó nôn ra máu, tất cả đều dẫn đến tử vong trong vòng một tuần. Trong một thị trấn hoặc làng mạc, vào thời điểm một nạn nhân bị căn bệnh này cướp đi sự sống, những người khác đã ở trong giai đoạn đầu của quá trình lây nhiễm.
Mặc dù một số hòn đảo nhỏ hơn ở Châu Âu đã không bị lây nhiễm, theo một số nguồn tin, các thành phố khác ở châu Âu, tỷ lệ tử vong là 60%, riêng ở Florence (Italy) là 90%, với tổng số từ 155 - 200 triệu người mất mạng. Căn bệnh giết chết cả bò, dê, lợn và các vật nuôi khác. Nhiều người đã từ bỏ các thành phố, trốn chạy để cứu mạng sống của họ, nhưng vô ích.
Trong vài ngày đầu tiên, người mắc bệnh không có triệu chứng, vì vậy, không thể cách ly. Vi khuẩn gây bệnh lây truyền trong không khí và lây truyền qua những động chạm đơn giản - qua tiếp xúc da đơn thuần, tiếp xúc với áo khoác ngoài của nạn nhân, ho, hoặc hắt hơi.
Nguồn gốc “cái chết đen”
Chấy và bọ chét được cho là vật mang vi khuẩn dịch hạch “Yersinia Pestis” ở sóc, thỏ, chuột và gà... Theo một số ý kiến, chuột đô thị vừa là vật mang mầm bệnh vừa là nguồn gốc của “cái chết đen”. Các triệu chứng của chuột có thể so sánh rõ ràng với các triệu chứng của người. Sau khi một số lượng lớn động vật gặm nhấm chết, bọ chét sẽ săn tìm vật chủ mới để kí sinh. Và do thiếu các sinh vật nhỏ hơn, đôi khi người trở thành vật chủ.
Lý thuyết này có vẻ liên quan đến sự lan truyền nhanh chóng của “cái chết đen” ở một số địa điểm ở châu Âu. Các loài gặm nhấm làm tổ trong các con tàu do những nơi tối và ẩm cung cấp một môi trường sống lý tưởng cho chúng. Bệnh dịch hạch đã lây lan khắp thế giới bởi những con tàu tử thần đó.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng không phải chỉ có vi trùng "tử thần đen" mới tạo ra điều kinh khủng đến thế. Khi lấy hài cốt được chôn tập thể từ các ngôi mộ, người ta cũng phát hiện các bào tử bệnh than. Bào tử bệnh than được phát tán bởi vi khuẩn bệnh than tồn tại tự nhiên trong đất. Ở châu Âu, những vi khuẩn này đã được trộn lẫn với mầm bệnh dịch hạch. Bệnh than có thể khiến người bệnh dễ bị tổn thương bởi đòn tấn công cuối cùng của bệnh dịch hạch, hoặc bệnh dịch đã làm mồi cho những người đã bị nhiễm bệnh than.
Vào thời gian bùng phát dịch, kiến thức y học còn nghèo nàn. Các nỗ lực trị liệu thường không thành công, dẫn đến cái chết của bệnh nhân hoặc lây lan dịch bệnh ngoài ý muốn. Blood Lettering, một phương pháp điều trị y tế nổi bật lúc bấy giờ, được áp dụng rộng rãi. Để máu lưu thông tự do, các chuyên gia y tế sẽ cắt vào tĩnh mạch và động mạch ở cổ và cánh tay của bệnh nhân. Đây không phải là một kỹ thuật mới; cách tiếp cận này đã được sử dụng từ thời Ai Cập cổ đại, và đó cũng không phải là điều bất thường duy nhất.
Một thủ thuật khác được các nhà y học sử dụng là triệt nhọt. Để làm tiêu nhọt, bác sĩ dùng dao hoặc kim nhọn đốt nóng để phẫu thuật. Điều này không có lợi và trong hầu hết các trường hợp, vật chủ bị nhiễm độc và chết. Các kỹ thuật khác, chẳng hạn như liệu pháp thảo dược và làm sạch bằng nước hoa hồng hoặc giấm, cũng không mang lại hiệu quả. Vi khuẩn này cũng được cho là có khả năng gây chết người nhiều hơn do tình trạng suy dinh dưỡng và các phương pháp điều trị kém cho nạn nhân khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
Sau một chuỗi thất bại, các bệnh viện bắt đầu từ chối những bệnh nhân mới bị nhiễm vi khuẩn “cái chết đen”. Các nhà thờ đóng cửa không cho công chúng làm lễ, và vì sự an toàn của mình, các linh mục từ chối tiến hành các nghi thức cuối cùng cho người đã khuất. Khi con người bất lực, thiên nhiên cũng chẳng giúp được gì.
Nguyên nhân của “cái chết đen” vẫn chưa được khám phá. Một số người tin rằng nó đã phát triển tại sa mạc Gobi ở châu Á vào đầu thế kỷ 14 và được cho là một căn bệnh thế kỷ, xảy ra thường xuyên ở châu Á. Mặc dù không có bằng chứng chứng minh cho bất kỳ giả thuyết nào, căn bệnh này vẫn tồn tại. Nhưng nó không còn gây chết người nhiều như trước vì hiện người ta đã có thể có được các phương pháp điều trị./.