Bí ẩn của tín hiệu FRBs, từng được cho là của người ngoài hành tinh
Được phát hiện lần đầu tiên năm 2007 bởi kính thiên văn Parkes (Úc), FRBs (tạm dịch là "chớp sóng vô tuyến") là những tín hiệu bí ẩn gây đau đầu nhất cho các nhà khoa học hơn 1 thập kỷ gần đây.
Với 16 lần năm 2016, 6 lần năm 2017 và điều đáng nói là chúng đều tới từ 1 nguồn cố định, trong đó, tín hiệu FRB 121102 do kính viễn vọng Very Large Array của Hiệp hội Khoa học Quốc gia Mỹ vận hành là nổi tiếng nhất, khiến các nhà khoa học đặt ra nhiều giả thuyết.
Sóng mà FBR phát ra là cực lớn. Ảnh: Dailymail
Sự bất thường này khiến nhiều người tin rằng người ngoài hành tinh đang "săn lùng" chúng ta bằng công nghệ bí ẩn hơn là do nguồn gốc tự nhiên. Giáo sư, nhà vật lý lý thuyết Avi Loeb của Trung tâm Vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian (Mỹ) cho rằng:
"Sau khi phát hiện 16 trong tổng 22 lần phát tín hiệu FBR từ năm 2007 đến từ cùng 1 nguồn, chúng tôi thiên về giả thuyết: Các FBR này là tác phẩm của... người ngoài hành tinh."
Loại năng lượng của sóng FRBs cực lớn (tương đương với năng lượng của 500 triệu Mặt Trời cộng lại) mà để phát đi các sóng này cần một khu vực có kích thước bằng Trái Đất để tới Trái Đất cách đó hơn 3 tỷ năm ánh sáng.
Bí ẩn về nguồn gốc của các tia FRBs đã được giải đáp
Những người ủng hộ UFO hay nền văn minh ngoài hành tinh có lẽ sẽ cảm thấy thấy thất vọng khi biết được nguồn gốc thật sự của các tín hiệu FBRs có lẽ không tới từ một nền văn minh ngoài Trái Đất mà lại có nguồn gốc tự nhiên.
Một nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học quốc tế bao gồm Breakthrough Listen search for extra terrestrial intelligence (SETI) của Đại học California (Mỹ) đã sử dụng kính thiên văn Robert C. Byrd Green Bank, West Virginia, Mỹ để nghiên cứu FRB 121102.
Họ đã phát hiện ra rằng sóng điện từ của các tín hiệu này được sinh ra từ các vụ nổ lớn với trường điện từ cực mạnh mà cụ thể hơn có thể tìm thấy xung quanh một hố đen hay sao neutron.
Giáo sư vật lý Victoria Kaspi của đại học McGill (Canada) người trực tiếp tham gia vào nghiên cứu này cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rõ ràng rằng phải có một nơi nào đó xa xôi nào đó có thể tạo ra hiện tượng này và nó là một trong những bí ẩn vật lý lớn nhất hiện nay".
"Nếu bạn có một vật thể đặc biệt trong một môi trường đặc biệt, đó có phải là điều trùng hợp ngẫu nhiên? FRBs có thể là những sóng vô tuyến sinh ra từ những vụ nổ này nhưng chúng tôi vẫn chưa biết tại sao nó lại xảy ra".
Tiến sĩ Vishal Gajjar nghiên cứu trong nhóm Breakthrough Listen tại Đại học California cũng tán thành ý kiến cho rằng những ngôi sao neutron hay hố đen mới có thể tạo ra các tia FRB bí ẩn này:
"Chúng tôi không biết cơ chế sinh ra nó và có nhiều câu hỏi ở đây như việc một ngôi sao neutron quay có thể sản sinh ra lượng năng lượng cao như FRB như thế nào".
Sự phát hiện này được xác nhận bởi một nhóm các nhà khoa học khác tới từ Hà Lan khi phát hiện các sóng FRB khi sử dụng kính thiên văn William E. Gordon tại Đài quan sát Arecibo, Puerto Rico.
Các sóng FBR có thể có nguồn gốc từ hố đen hoặc vụ nổ siêu tân tinh. Ảnh: NASA
Điều này cũng giúp các nhà khoa học có thêm cơ sở để nghiên cứu về sự phát triển của vũ trụ như vụ nổ Big Bang, sự giãn nở của vũ trụ cũng như cấu trúc của nó, thậm chí giúp khoa học tiến gần hơn tới bí ẩn về vật chất tối, năng lượng tối.
Ngoài ra sóng FRBs còn giúp vén màn sương bí ẩn của việc nguyên tử hydro có mặt khắp vũ trụ sau vụ nổ Big Bang (nghiên cứu của Harvard-Smithsonian Center cho biết).
Bài viết được dịch từ các nguồn: NYtimes, Dailymail, CNN