Liệu iPad có thể được đưa vào ứng dụng trong giáo dục như một công cụ hỗ trợ trọng yếu thay sách giáo khoa được không? Chưa chắc điều đó đã được cả thế giới đồng ý, nhưng ở Hà Lan thì lại khác.
Trên bàn chỉ thấy toàn iPad, không hề có sách giáo khoa hay vở viết.
Đã có "Trường học Steve Jobs" được mở ở Hà Lan được vài năm, trong đó học sinh nhập học sẽ được phát một chiếc iPad miễn phí để dùng thay cho sách giáo khoa, đồng thời khuyến khích cách các em tự tìm tòi, học hỏi thông qua công nghệ mà không cần đến sự trợ giúp quá nhiều của giáo viên.
Các bài tập tương tác trên iPad là chủ yếu.
Đây thực chất là dự án điều hành bởi O4NT, một tổ chức của Hà Lan lập ra để ủng hộ việc áp dụng cách giáo dục mới cho thế hệ trẻ, đảm bảo cho một tương lai sẽ sớm tràn ngập bởi công nghệ và không bị lạ lẫm.
Họ sẽ cài đặt một hệ thống sẵn trên iPad để học sinh tự tìm được rất nhiều công cụ hỗ trợ dễ hiểu, và bố mẹ cũng sẽ theo dõi kết quả học tập của con qua đó được.
Vở bài tập thực hành nhưng thông tin tham khảo vẫn được xem qua iPad.
Còn giáo viên thì sao? Họ sẽ làm nhiệm vụ trợ giúp và điều hướng, nhất là trong các hoạt động nhóm tập thể, chứ không phải hoàn toàn đứng lớp và làm mọi công việc truyền tải kiến thức.
Hầu hết giáo viên chỉ hỗ trợ ở một vai trò nhất định chứ không đứng lớp điều hành tất cả.
Tương tác cùng nhau học tập.
Học sinh ở đây có vẻ như cũng rất thích ăn táo, đúng như đặc trưng liên quan đến người đã sáng tạo ra chiếc iPad mà các em đang dùng.
Góc học chia nhóm khá sôi nổi và tập trung.