Trong một tòa nhà không có gì đặc biệt nằm trong một khu công nghiệp ở Austin, một địa điểm bí mật đến mức nó không xuất hiện trên Apple Maps, một trong những công nghệ bí mật nhất của Apple đang làm việc chăm chỉ.
Bên trong lồng kính, những cánh tay robot tự động đang di chuyển trái, phải, lên, xuống với độ chính xác và tốc độ cao. Một số kĩ thuật viên trong màu áo phòng thí nghiệm xanh, kính an toàn và găng tay đang quan sát khi những lớp sương - được tạo ra bởi nhiệt độ -44 độ C - hình thành lên trên những cánh tay robot. Tiếng máy móc vận hành đập thùm thụp.
Hệ thống phức tạp mang tên gọi Daisy này kết hợp tự động hóa và vận hành của con người giúp Apple có thể tách được nhựa, kim loại và kính từ những chiếc iPhone bỏ đi.
"Chúng tôi dành nhiều thời gian để tinh chỉnh kĩ thuật, đảm bảo rằng các thiết bị luôn gắn kết một cách nhất quán," Lisa Jackson, Phó Chủ tịch Apple phụ trách các dự án xã hội, chính sách và môi trường chia sẻ. "Daisy trong khi đó đảm bảo chúng tôi có những cách hiệu quả để tháo rời sản phẩm."
Daisy, robot tái chế của Apple, có thể tháo rời những chiếc iPhone không còn được sử dụng được chuyển về cho Apple thông qua chương trình đổi máy. (Ảnh: Apple)
Daisy không chỉ là một ví dụ cho thấy những đột phá trong công nghệ tái chế điện tử mà còn nằm trong lộ trình của Apple trong việc giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của mình với môi trường. Apple thực tế vẫn là một công ty tự hào về mức độ "xanh" của mình.
Một tỉ lệ lớn chuỗi cung ứng của hãng này đang vận hành nhờ năng lượng tái tạo và giờ thì Apple đang giải quyết một bài toán còn khó hơn: lượng rác thải điện tử từ các thiết bị bỏ đi tăng trưởng nhanh chóng.
Năm 2017, hãng này tuyên bố kế hoạch sản xuất tất cả các thiết bị của mình từ vật liệu tái chế hoặc có thể tái chế được. Apple dù vậy không nói cụ thể khi nào điều này sẽ trở thành hiện thực. Dù vậy, từ nhà máy này, Material Recovery Lab, được mở cửa từ tháng 4 năm nay, là nơi hi vọng đang bắt nguồn.
Daisy có thể tháo rời chín mẫu iPhone để tái chế những vật liệu giá trị mà các cỗ máy tái chế truyền thống không làm được. (Ảnh: Apple)
Quản lý rác thải điện tử đang ngày càng phức tạp. Năm 2016, thế giới sinh ra 44 triệu mét khối tấn rác thải điện tử, theo Global E-Waste Monitor. Để dễ hình dung, số lượng rác thải điện tử này có thể tương đương với 4.500 tòa tháo Eiffel. Rác thải điện tử gia đình, bao gồm các thiết bị gia dụng, chiếm một phần nhỏ trong con số này, cụ thể là 1,6 triệu mét khối tấn, theo Viện Công nghệ Rochester.
Thực tế, dù vậy, các chuyên gia nhận định lượng rác thải công nghệ đang giảm xuống vì các công ty ngày càng cho ra mắt những thiết bị nhỏ, gọn hơn. Nhưng từ đây, một vấn đề khác lại phát sinh: "Sản phẩm chúng ta đang dùng phụ thuộc vào nhiều hợp chất phức tạo của các chất đất hiếm và kim loại quý."
Quá trình phân loại iPhone của Daisy. Nó có thể tháo rời 200 chiếc iPhone mỗi giờ. (Ảnh: Apple)
Apple từ chối đưa ra ước đoán về quy mô rác thải điện tử của mình. Năm ngoái, Apple bán được 217,7 triệu máy iPhone. Vì thế, có thể mường tượng được, con số nói trên là không nhỉ.
Daisy là một bước tiến quan trọng của Apple với mục tiêu liên quan đến rác điện tử, Jackson nói. Ông từng làm việc 5 năm trong Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kì trước khi đầu quân cho Apple. Daisy có thể tháo rời nhiều mẫu iPhone khác nhau với tốc độ 200 máy mỗi giờ. Chiếc máy tại phòng thí nghiệm Austin này cùng với một chiếc máy khác tại Hà Lan đang xử lý một triệu trong tổng số chín triệu máy iPhone cũ Apple nhận được qua chương trình đổi trả được khởi động vào tháng 4. (Hầu hết trong số này được sửa lại dưới dạng tân trang và đưa ra thị trường.)
Daisy tách màn hình iPhone. (Ảnh: Apple)
Theo Apple, có 14 vật liệu trong iPhone có thể tái chế hoàn toàn, trong đó có nhiều vật liệu quan trọng và nhiều tác động đến môi trường như nhựa hay lithium. Một ngày nào đó, chiếc iPhone mới của bạn sẽ được làm từ những chiếc iPhone cũ.