Bên thềm năm Tuất ghé thăm các chiến sĩ cảnh khuyển

Dương Quốc Bình |

Cộng sinh giữa hai loài sinh vật là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên nhưng hiếm có mối liên hệ nào đặc biệt như sự kết giao giữa chó và người.

Những dấu tích khảo cổ cho thấy chó đã được con người thuần hoá cách đây 15.000 năm, vào cuối kỷ băng hà. Từ đó đến nay, người bạn bốn chân không chỉ hỗ trợ con người trong sản xuất, chăn nuôi, mà còn phục vụ trong các lực lượng vũ trang, tham gia chiến đấu, bảo vệ an ninh tổ quốc.

Chùm ảnh huấn luyện chó của các chiến sĩ C69:

Bên thềm năm Tuất ghé thăm các chiến sĩ cảnh khuyển - Ảnh 1.

Đây là đơn vị cung cấp chó nghiệp vụ cho các đơn vị Công an. Các chú chó ở đây đều được đeo rọ mõm để bảo đảm an toàn.

Bên thềm năm Tuất ghé thăm các chiến sĩ cảnh khuyển - Ảnh 2.

Thuộc dòng động vật có hệ thần kinh cao cấp nên chó rất dễ huấn luyện, dựa trên nguyên lý phản xạ có điều kiện. Tại Việt Nam, chó nghiệp vụ tham gia công tác bảo vệ biên giới, trực tiếp chiến đấu chống tội phạm, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội chính thức từ năm 1959. C69 - đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động được giao nhiệm vụ quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ.

Bên thềm năm Tuất ghé thăm các chiến sĩ cảnh khuyển - Ảnh 3.

Động tác bò trườn được tập luyện để triển khai trong tình huống tiếp cận đối tượng. Ba cơ quan đặc biệt phát triển ở chó là thính giác, khứu giác và thị giác. Chúng có khả năng nghe được tần sóng rộng hơn người nhiều lần, có thể phát hiện, phân biệt trên 3.000 mùi hơi và di chuyển dễ dàng trong đêm tối. Cộng thêm bản tính trung thành vô điều kiện, chó nghiệp vụ được huấn luyện để tấn công, truy tìm, cứu nạn và giám biệt mùi hơi.

Bên thềm năm Tuất ghé thăm các chiến sĩ cảnh khuyển - Ảnh 4.

Giống chó German Shepherd (chăn cừu Đức) là giống phổ biến nhất phục vụ trong lực lượng vũ trang nhờ tính đa năng, kỷ luật và đặc biệt là khả năng tập trung của hệ thần kinh. Trải qua quá trình huấn luyện, tính kỷ luật của chó nghiệp vụ được đặt lên hàng đầu, nhất cử nhất động của chúng đều tuân thủ theo lệnh.

Bên thềm năm Tuất ghé thăm các chiến sĩ cảnh khuyển - Ảnh 5.

Gần đây, giống Belgian Shepherd (chăn cừu Bỉ) được ưa chuộng và phát triển mạnh. Được đánh giá là một vận động viên xuất sắc, Belgian Shepherd có khả năng tấn công rất ấn tượng.

Bên thềm năm Tuất ghé thăm các chiến sĩ cảnh khuyển - Ảnh 6.

Ngoài chăm sóc, huấn luyện chó nghiệp vụ, các chiến sĩ cảnh sát cơ động C69 còn phải giả làm đối tượng cho chó tấn công. Đây là công việc đòi hỏi thể lực và sự gan dạ. Các chiến sĩ phải tuân thủ những nguyên tắc như không được giằng tay khi bị cắn xuyên bao tay vì sẽ càng đau. Chú ý kiểm tra đồ bảo hộ, đứng vững theo thế võ cơ động, nếu ngã xuống có thể bị cắn vào yết hầu.

Bên thềm năm Tuất ghé thăm các chiến sĩ cảnh khuyển - Ảnh 7.

Thượng uý Lê Hồng Vân làm "quân xanh" cho Ben và Bull tấn công. Anh kể, lúc mới vào nghề thì rất sợ, tốc độ cao cùng hàm răng sắc nhọn có thể gây sát thương nếu chủ quan. Đòn tấn công đôi được thực hiện khi đối tượng mang theo vũ khí và được tập luyện cùng bom nổ. Các chú chó nghiệp vụ sẽ phải làm quen với tiếng nổ lớn và khói của đạn pháo. Khói có thể làm nguỵ trang cho chó lúc tấn công.

Bên thềm năm Tuất ghé thăm các chiến sĩ cảnh khuyển - Ảnh 8.

Sức mạnh và ý chí của các chiến sĩ bốn chân khiến Trung uý Trang và Trung uý Luyện phải vất vả tháo gỡ.

Bên thềm năm Tuất ghé thăm các chiến sĩ cảnh khuyển - Ảnh 9.

Chó mẹ và chó con tại khu ở riêng. Không chỉ huấn luyện và tác chiến, C69 Bộ Công an còn phối giống và phát triển nguồn gien cho các chiến sĩ cảnh khuyển.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại