Trong kỷ nguyên xa xôi của loài khủng long, dường như con vật đều trở nên to lớn hơn thời đại của chúng ta rất nhiều và ếch cũng không nằm ngoài trong số đó.
Beelzebufo - Loài ếch quỷ khổng lồ có thể nuốt chửng cả khủng long
Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một con ếch khổng lồ sống trên đảo Creta của Madagascar. Loài ếch khổng lồ này có cái miệng cực lớn, khi mở tối đa, chúng có thể nuốt chửng khủng long, bởi vậy các nhà cổ sinh vật học đã đặt tên cho nó là Beelzebufo - ếch quỷ khổng lồ, ếch địa ngục hay cóc quỷ...
Trên thực tế, ở thời điểm hiện tại, trên trái đất của chúng ta vẫn còn tồn tại một loài ếch cực kì to lớn khác, đó là loài ếch khổng lồ Conraua goliath sống ở châu Phi.
Loài ếch khổng lồ Conraua goliath sống ở châu Phi.
Loài ếch khổng lồ này sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở phía nam Cameroon và phía bắc xích đạo Guinea, chúng có thể cao tới hơn 30 cm và nặng 3 kg. Nếu bạn duỗi thẳng chân sau của một con ếch khổng lồ châu Phi chiều dài của nó có thể đạt tới 1 m tính từ đầu tới chân.
Mặc dù con ếch khổng lồ châu Phi khá to lớn nhưng nếu được đặt trước mặt một con ếch quỷ, chúng sẽ ngay lập tức trở thành những chú bé tí hon.
Ếch quỷ có chiều dài cơ thể hơn 40 cm và trọng lượng cơ thể 4,5 kg. Nếu bạn duỗi thẳng chân sau của ếch quỷ, chiều dài tối thiểu của chúng sẽ là 1,5m.
Năm 2008, các nhà cổ sinh vật học đã đặt tên cho chúng là Beelzebufo , đây là sự kết hợp của từ " Beelzebub " - có nghĩa là ác quỷ trong Kinh thánh và "bufo" - có nghĩa là cóc, ếch.
So sánh tương quan kích thước của ếch quỷ khổng lồ với người trưởng thành.
Dù chúng mới chỉ được đặt tên vào năm 2008, nhưng hóa thạch của loài này lại được phát hiện vào năm 1993 tại Madagascar bởi David W. Krause từ Đại học Stony Brook University, Mỹ.
Tổng cộng có 75 mẩu hóa thạch được tìm thấy, sau khi thu thập và ghép nối, các nhà cổ sinh vật học đã thu về được một bộ xương hóa thạch gần như hoàn chỉnh của loài này với chiếc hộp sọ khổng lồ.
Kích thước của chúng gấp nhiều lần so với những loài ếch và cóc thông thường ngày nay.
Dựa vào các hóa thạch được phát hiện, các nhà cổ sinh vật học khẳng định đây là loài ếch lớn nhất mà loài người biết đến từ trước cho tới nay, không chỉ vậy, đây còn là một loài hết sức hung giữ.
Miệng của chúng rộng 15 cm và sở hữu lực cắn 2.200 N, tương đương với một số loài ăn thịt đáng sợ nhất trên hành tinh hiện nay. Trên thực tế, chúng không cần phải đi săn mồi, thay vào đó việc của chúng là lẩn trốn và chờ đợi con mồi đi qua, sau đó dùng cái lưỡi khổng lồ của mình để bắt hoặc sẽ nhảy qua và nuốt chửng con mồi.
Hình mô phỏng khung xương của ếch quỷ khổng lồ dựa trên những mẫu hóa thạch được tìm thấy.
Những loài ếch ngày nay chủ yếu đều ăn côn trùng và hoàn toàn khác so với loài ếch quỷ khổng lồ, chúng cần nhiều thức ăn hơn để có thể lấp đầy cái dạ dày khổng lồ của mình. Vậy thức ăn của chúng là gì?
Để trả lời cho câu hỏi này, một lần nữa các nhà khảo cổ phải xác định niên đại của những mẫu hóa thạch của chúng.
Hóa thạch của ếch quỷ được tìm thấy ở hệ tầng Maevarano Formation là một hệ tầng đá trầm tích thuộc kỷ Phấn trắng có niên đại gần 70 triệu năm về trước.
Trong hệ tầng Maevarano Formation này các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một số lượng lớn hóa thạch các loài khủng long như Majungasaurus, Rahonavis, các loài rắn, cá sâu và cả động vật thuộc lớp thú.
Ảnh minh họa ếch quỷ khổng lồ nuốt chửng một con khủng long Majungasaurus mới nở.
Marc Jones, nhà nghiên cứu tại Trường Khoa học sinh học Đại học Adelaide (Úc), cho biết thân hình to lớn, lực cắn mạnh và cái miệng khổng lồ, thức ăn của chúng hoàn toàn có thể là những con thú có kích thước tương đương chúng như các loài ếch khác, rắn và loài gặm nhấm.
Vậy loài ếch quỷ khổng lồ này có thực sự ăn khủng long không? Câu trả lời là có.
Trong thế giới nơi ếch quỷ sống, có rất nhiều loài khủng long còn tồn tại, mặc dù kích thước của chúng không còn đồ sộ và to lớn như những người họ hàng trước đó, và sẽ chẳng có lí do gì để ếch quỷ khổng lồ từ chối bữa ăn là những con khủng long.
Ếch quỷ khổng lồ và loài ếch sừng Nam Mỹ Ceratophrys có rất nhiều đặc điểm giống nhau trừ kích thước. Cả hai đều có thân hình tròn và chiếc miệng rộng, do đó hiện nay các nhà nghiên cứu đã sử dụng ếch sừng Nam Mỹ để gián tiếp nghiên cứu lực cắn của loài ếch quỷ.
Nhưng trên thực tế ếch quỷ khổng lồ không thể ăn những con khủng long trưởng thành vì chúng quá to so với miệng của loài này, vì vậy chúng chỉ có thể đớp là nuốt chửng những con khủng long nhỏ.
Khủng long mới nở cũng là những con mồi béo bở của chúng, nhưng khi trưởng thành, những con khủng long sẽ coi ếch quỷ khổng lồ là miếng mồi béo của mình.