Bê bối phim 'Bản tango cuối cùng ở Paris': Không còn đáng là kinh điển!

Việt Lâm |

Từ lâu, bộ phim Bản tango cuối cùng ở Paris (1972) của nhà làm phim Italy Bernardo Bertolucci đã được coi là một tác phẩm điện ảnh kinh điển. Phim là một sự mặc tưởng phá vỡ ranh giới về sự cô đơn và chính trị tình dục thế kỷ 20. Ngay từ khi mới phát hành, phim đã gây tranh cãi và giờ phim lại tiếp tục là đề tài "nóng" khi sự thực về cảnh cưỡng dâm trong phim được tiết lộ.

Với những cảnh sex cực kỳ táo bạo với nhiều cảnh Schneider khoả thân, phim đã giành được nhiều lời ca ngợi, song cũng bị nhiều chỉ trích vào thời điểm đó.

Và giờ tranh cãi về những cảnh nóng trong phim lại bị "bàn xới" sau khi trên YouTube đăng tải cuộc phỏng vấn đạo diễn Bertolucci hồi năm 2013, trong đó ông thừa nhận đã thuyết phục Brando dùng "đạo cụ" là một thỏi bơ thay kem bôi trơn khi "hành động" trong cảnh cưỡng dâm nhân vật do Schneider thủ diễn mà không hề thỏa thuận trước với nữ diễn viên (lúc đó mới 19 tuổi).

Đạo diễn Bertolucci nói rằng ông muốn Schneider phải cảm nhận và thể hiện được sự nhục nhã khi quay đó chứ không muốn cô "diễn" nên đã thuyết phục Brando "làm thật".

Cả ông và Brando đều muốn Schneider có phản ứng thực sự khi quay cảnh đó.

Bê bối phim Bản tango cuối cùng ở Paris: Không còn đáng là kinh điển! - Ảnh 1.

Nhà làm phim Italy Bernardo Bertolucci

Sau khi video clip cuộc phỏng vấn Bertolucci xuất hiện trên YouTube hôm 27/11, nhiều nhân vật danh tiếng và ngôi sao Hollywood đã phản ứng dữ dội.

Địa chỉ dịch vụ truyền video Stan của Australia đã dỡ bỏ phim ra khỏi catalogue của địa chỉ này.

Còn nhiều nhà phê bình điện ảnh từng coi Bản tango cuối cùng ở Paris là một tác phẩm trong những bộ phim đáng xem của mình đang kêu gọi hãy đánh giá lại phim.

Khi xem cảnh này, khán giả thấy rằng chính Schneider chứ không phải là nhân vật Jeanne phải "chiến đấu" với Brando khi ông hóa thân thành kẻ cưỡng dâm đang ngồi trên lưng cô.

Và những gì mà khán giả thấy trên màn bạc không phải là sự mô phỏng hiếp dâm và một ví dụ thực tế về lạm dụng tình dục.

Trong cuộc phỏng vấn, Bertolucci nói rằng ông cảm thấy có lỗi song không hối tiếc khi quay cảnh đó theo cách giả dối như vậy.

Nhiều câu hỏi quan trọng được nêu ra

Nhiều khả năng sẽ có những hậu quả pháp lý từ sự tiết lộ của đạo diễn. Việc địa chỉ Stan xóa bỏ phim ra khỏi danh mục của mình chỉ là một trong nhiều hậu quả mà bộ phim này sẽ phải đối diện.

Đối với cộng đồng điện ảnh, cả việc tiết lộ và sự phản ứng dành cho bộ phim đều đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng.

Cụ thể, tại sao cuộc phỏng vấn đạo diễn lại phải qua "đường vòng" và đến giờ công chúng mới được biết sự thực thông qua YouTube.

Trong khi đó, Schneirder từng nói quá trình quay phim đã ám ảnh bà cả đời và sau khi quay xong phim này, sự nghiệp của bà ở Hollywood đã "tụt dốc", bà phải đối diện với chứng nghiện ma túy và mắc bệnh trầm cảm.

Bê bối phim Bản tango cuối cùng ở Paris: Không còn đáng là kinh điển! - Ảnh 2.

Bê bối phim Bản tango cuối cùng ở Paris: Không còn đáng là kinh điển! - Ảnh 3.

Marlon Brando và Maria Schneider trong phim "Bản Tango cuối cùng ở Paris"

Còn đối với cả Brando và Bertolucci, phim đã tạo "cú hích" sự nghiệp cho cả hai, khi với vai diễn trong phim Bố già Brando đã được đề cử giải Oscar Nam diễn viên chính, còn Bertolucci được đề cử Oscar Đạo diễn xuất sắc nhất.

Trong cuộc phỏng vấn hồi năm 2007, Schneider nói bà cảm thấy như mình bị cả đạo diễn và Brando "cưỡng hiếp" và thấy hối tiếc khi không từ chối quay cảnh này hoặc gọi người đại diện, luật sư.

Nhưng làm sao Schneider có thể từ chối? Rõ ràng vị thế giữa Schneider, Brando và Bertolucci khác hẳn nhau.

Thời điểm đó, Schneider là một nữ diễn viên trẻ đầy khát khao, trong khi đó Brando đã là ngôi sao điện ảnh lớn nhất thế giới còn

Bertolucci được coi là một nhà làm phim bậc thầy. Lúc đó, Brando đã 48 tuổi, còn Schneider 19, vừa mới trở thành người lớn.

Đáng nói nữa là khi quay cảnh phim đó không chỉ có Schneider, Brando và Bertolucci, mà còn có rất nhiều tay máy camera, đội ngũ thực hiện phần âm nhạc và sản xuất.

Vậy tại sao họ vẫn thể hiện thái độ "đồng lõa" và im lặng trong suốt nhiều thập kỷ qua?

Cuối cùng, chúng ta phải đặt câu hỏi về "phương pháp" diễn xuất và làm phim đã được nhiều ca ngợi. Nó vẫn được xem là vì lợi ích nghệ thuật và chủ nghĩa hiện thực, song thực chất đây là một vụ cưỡng dâm.

Bertolucci nói ông muốn Schneider cảm nhận được nỗi tức giận và sự nhục nhã hơn là diễn, rằng ông muốn cô phản ứng như một cô gái ngây thơ chứ không phải là một diễn viên.

Song những gì mà chúng ta thấy không phải là cách làm phim thực tế mà đó là một hành vi tội ác. Chúng ta không thể tha thứ cho Brando và phải lột bỏ chiếc áo choàng được coi là phương pháp diễn xuất của ông.

Bê bối phim Bản tango cuối cùng ở Paris: Không còn đáng là kinh điển! - Ảnh 4.

Có điều, giờ cả Schneider và Brando đều đã khuất.

Trong môi trường chính trị xã hội hiện nay, khi các nhà lãnh đạo thế giới có thể khoe khoang về tấn công tình dục mà không phải chịu hậu quả, nơi mà phụ nữ không được trọng dụng trong nền điện ảnh và sự lạm dụng trên mạng vẫn xảy ra "như cơm bữa" thì trường hợp của Schnider không nên bị bỏ qua.

Trong bối cảnh ấy, chúng ta hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đánh giá Brando hay Bertolucci là những nhân vật "xuất chúng" trong nền điện ảnh đồng thời cũng nên xem xét lại việc coi Bản tango cuối cùng ở Paris là tác phẩm kinh điển.

Đạo diễn Bertolucci phản hồi

Trong một tuyên bố được phát hành bằng tiếng Italy, nhà làm phim Bertolucci (76 tuổi) khẳng định những thông tin được đăng tải trong vài ngày qua trên các phương tiện thông tin đại chúng là một "sự hiểu lầm vô lý".

"Cách đây nhiều năm, tại Cinematheque Francaise có người đã hỏi tôi về chi tiết của cảnh quay cưỡng dâm trong phim.

Tôi đã nói, song có lẽ không rõ ràng, rằng tôi và Brando quyết định dùng thỏi bơ thay thế kem bôi trơn mà không nói trước cho Schneider biết.

Chúng tôi muốn cô ấy có phản ứng tự phát với việc sử dụng "đạo cụ" không phù hợp ấy và sự hiểu lầm nằm ở đây. Mọi người hoàn toàn sai khi nghĩ rằng Schneider không hề biết gì về cảnh cưỡng dâm ấy.

Thực tế, Schneider biết rất rõ vì cô ấy đã đọc kịch bản phim và trong đó mô tả hết. Chỉ có điều nằm ngoài kịch bản là việc chúng tôi sử dụng thỏi bơ và nhiều năm sau tôi mới biết Schneider cảm thấy bị xúc phạm và căm thù mình.

Thực tế cảnh cưỡng dâm đó đã được mô tả rất kỹ trong kịch bản và không phải ngẫu nhiên Schneider bị tấn công như vậy" – Bertolucci tuyên bố.

Nhà làm phim Bertolucci đã đoạt giải Oscar với phim Hoàng đế cuối cùng. Phim sản xuất năm 1987 và đoạt 9 giải Oscar, trong đó có giải Phim hay nhấtĐạo diễn xuất sắc nhất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại