Trong suốt thời gian vận động tranh cử kéo dài ba tuần (từ 07-27/7/2018), 20 đảng phái chính trị tại Campuchia đã công bố cương lĩnh tranh cử với nhiều chương trình nghị sự khác nhau, song đều tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người dân, chống tham nhũng.
Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), đảng cầm quyền duy nhất tại đất nước Chùa Tháp kể từ khi chế độ diệt chủng Pol pot bị xóa bỏ, đưa ra cương lĩnh tranh cử thúc đẩy đoàn kết dân tộc, tôn trọng hiến pháp, bảo vệ chế độ quân chủ, nâng cao quyền dân chủ, tự do, bảo vệ luật pháp và công bằng xã hội; đồng thời, bảo vệ độc lập chủ quyền, hòa bình và an ninh quốc gia; cũng như phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hàng năm 7%; giảm nghèo 1%/năm.
Với khẩu hiệu củng cố đoàn kết dân tộc, CPP mong muốn tiếp tục xây dựng một đất nước hòa bình, ổn định, thịnh vượng và nhiều phúc lợi cho người dân trong nhiệm kỳ tới.
Tham gia cuộc bầu cử lần này, đảng CPP đang chiếm ưu thế rất lớn khi đã giành thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử xã phường hồi tháng 6/2017 và đối thủ chính của CPP trên chính trường, đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP), đã bị Tòa án Tối cao Campuchia giải thể hồi tháng 11 năm 2017.
Một ưu thế nữa giành cho CPP là những thành tựu kinh tế, xã hội mà Campuchia đạt được thời gian qua. Là đảng duy nhất điều hành Chính phủ trong suốt 5 nhiệm kỳ qua, CPP, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Thủ tướng Hunsen, đã từng bước xây dựng đất nước Campuchia từ con số không sau chiến tranh, đã trở thành một đất nước hòa bình, ổn định và phát triển, với tăng trưởng kinh tế ở mức cao (GDP trung bình đạt 7,7%/ năm) đồng thời hoàn tất mục tiêu xóa đói giảm nghèo...
Người phát ngôn Ủy ban Bầu cử Quốc gia Campuchia (NEC), ông Dim Sovannarom chiều 28/7 cho biết, tổng số quan sát viên quốc tế đăng ký tham gia giám sát bầu cử Quốc hội Campuchiakhóa 6 là 539 người, tăng gấp đôi so với cuộc bầu cử trước.
Các quan sát viên quốc tế đến từ hơn 50 quốc gia như nhiều nước ASEAN, Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp, Italia, Belarus, Brazil, Pakistan... và các tổ chức quốc tế khác.
Trước đó, NEC cũng đã công nhận gần 90.000 quan sát viên trong nước được tham gia giám sát cuộc bầu cử này. Các quan sát viên quốc tế và trong nước được tự do đi đến tất cả gần 23.000 điểm bỏ trên cả nước Campuchia để thực hiện quyền giám sát của mình.
Cũng theo NEC, khoảng 70.000 nhân viên an ninh đã được điều động đểđảmbảotuyệtđối an toàncácđiểm bỏ phiếu trên cả nước.