Bất ngờ trước môn thể thao xa xỉ không phải đại gia nào cũng dám chơi: Golf tốn cả trăm triệu đồng là bình thường, riêng môn này "chi phí đầu vào" ngốn hàng chục tỷ đồng

Thùy Anh |

Tưởng rằng golf là bộ môn đắt đỏ nhưng thực ra số tiền bỏ ra mới chỉ bằng một góc rất nhỏ so với việc "tậu" một chiếc xe đua công thức 1.

Golf được nhắc tới là môn thể thao chỉ dành riêng cho giới nhà giàu vì chi phí đầu tư để trải nghiệm có giá không hề thấp. So với thu nhập trung bình hiện nay thì không phải ai cũng có đủ khả năng chi trả cho môn thể thao đắt đỏ này.

Golf - môn thể thao dành cho giới nhà giàu

Với người mới bắt đầu chơi golf, chi phí để "gia nhập" khá nhiều. Lý do là vì tất cả các khoản từ việc học chơi, trang phục, bộ gậy... đều phải bỏ ra lần đầu tiên.

Trước hết, người chơi cần đầu tư một khóa học đánh golf cơ bản với học phí tầm 1.000 - 2.000 USD (khoảng 22 triệu đến 34 triệu đồng) trong khoảng 3 tháng. Mức chi phí này có thể tăng thêm nếu người dạy có tên tuổi. Dĩ nhiên chất lượng bài học cũng sẽ tốt hơn. Trong lúc học, người chơi còn phải bỏ tiền thuê gậy, thuê sân, thuê bóng...

Nếu không muốn thuê gậy, người chơi có thể tự mua bộ gậy golf của riêng mình. Và đây cũng là khoản đầu tư tốn kém nhất. Giai đoạn mới bắt đầu, golfer có thể sử dụng bộ gậy cũ hoặc mua của các hãng tầm trung để có thể giảm bớt chi phí.

Thường một bộ gậy golf ở mức trung bình sẽ có giá dao động quanh mức 1.500 - 2.000 USD (khoảng 34 - 45 triệu đồng). Gậy chất lượng cao có thể lên tới hàng chục nghìn USD.

Bất ngờ trước môn thể thao xa xỉ không phải đại gia nào cũng dám chơi: Golf tốn cả trăm triệu đồng là bình thường, riêng môn này chi phí đầu vào ngốn hàng chục tỷ đồng - Ảnh 1.

Golf là bộ môn yêu thích của nhiều người. Ảnh: Internet

Ngoài tiền gậy thì người chơi cũng cần chi một khoản cho thời trang golf bởi đây là nơi có quy tắc, văn hóa thời trang riêng. Tùy vào túi tiền mà mỗi người chơi sẽ tự quyết định việc mua hàng chính hãng hay hàng Việt Nam xuất khẩu để tiết kiệm chi phí.

Bên cạnh phí mua gậy và phí trang phục, mỗi golfer đều cần mua thẻ hội viên của một sân golf nào đó. Tất nhiên cũng có những người chọn chơi theo dạng vãng lai nhưng như vậy thì chi phí cho mỗi vòng chơi đều rất đắt đỏ.

Với golfer xác định theo đuổi lâu dài, họ đều chọn mua thẻ hội viên. Tùy vào từng sân mà mức chi phí cho thẻ hội viên sẽ khoảng từ 20.000 - 25.000 USD/năm (khoảng 450 - 570 triệu đồng). Hiện nay với sự cạnh tranh của các sân golf, mức này có thể giảm đi nhưng không quá nhiều. Với các sân golf đẳng cấp, riêng tư đặc biệt, giá còn có thể lên tới 50.000, 60.000 USD/năm (hơn 1 tỷ đồng).

4 môn thể thao dành cho giới siêu giàu

Tuy nhiên, số tiền phải bỏ ra để chơi golf chưa phải là mức cao nhất. Dưới đây là 4 môn thể thao còn đắt đỏ hơn golf gấp nhiều lần.

1. Ngũ môn phối hợp hiện đại

Bất ngờ trước môn thể thao xa xỉ không phải đại gia nào cũng dám chơi: Golf tốn cả trăm triệu đồng là bình thường, riêng môn này chi phí đầu vào ngốn hàng chục tỷ đồng - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Một cuộc thi ngũ môn phối hợp kết hợp năm môn thể thao khác nhau, khiến nó trở thành một việc đắt giá. Các hoạt động thường tạo nên một ngũ môn phối hợp bao gồm đấu kiếm, bơi lội, bắn súng, chạy và nhảy biểu diễn.

Mỗi một bộ môn lại có kỹ năng, đặc điểm riêng nên một người tham gia cần được đào tạo bởi năm huấn luyện viên khác nhau và đầu tư vào các loại thiết bị khác nhau. Đây là nguyên nhân khiến cho pentathlons trở thành một trong những môn thể thao đắt đỏ nhất.

2. Wingsuit flying
Bất ngờ trước môn thể thao xa xỉ không phải đại gia nào cũng dám chơi: Golf tốn cả trăm triệu đồng là bình thường, riêng môn này chi phí đầu vào ngốn hàng chục tỷ đồng - Ảnh 3.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Wingsuit là môn thể thao nhảy dù sử dụng một bộ áo liền quần có tay bằng vải được gọi là bộ cánh để tăng thêm diện tích trên cơ thể. Nó cho phép kéo dài thời gian trên không bằng cách bay lượn chứ không chỉ rơi tự do.

Môn thể thao nguy hiểm này là một trong số ít những hoạt động giúp con người hiện thực hóa ước mơ "bay lượn". Đây là bộ môn tốn kém vì bản thân bộ đồ đã có giá gần 3000 USD (khoảng 68 triệu đồng).

Đối với những người thực sự đam mê bộ môn này, họ sẵn sàng chi ra số tiền khủng để đến những địa điểm bay lý tưởng trên thế giới. Một số điểm đến nổi tiếng có thể kể đến như Nepal, Peru... Chi phí để đến những nơi này thực tế không hề rẻ. Khóa huấn luyện bao gồm nhiều giờ huấn luyện nhảy khỏi máy bay. Cộng chi phí thuê máy bay, con số người chơi phải bỏ ra tăng lên nhiều lần.

3. Polo

Bất ngờ trước môn thể thao xa xỉ không phải đại gia nào cũng dám chơi: Golf tốn cả trăm triệu đồng là bình thường, riêng môn này chi phí đầu vào ngốn hàng chục tỷ đồng - Ảnh 4.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Polo được biết đến là môn thể thao dành cho hoàng gia. Bộ môn này đã vượt lên ranh giới của một môn thể thao đơn thuần để trở thành một phong cách sống của giới thượng lưu. Mỗi giải đấu polo đều hội tụ nhiều nhân vật chính yếu trong các hoàng tộc, tập đoàn kinh tế lớn.

Trong môn này, người chơi ngồi trên lưng ngựa và có nhiệm vụ ghi bàn để giành chiến thắng trước đội đối phương. Riêng chi phí để sở hữu một chú ngựa đã vượt xa những loại thiết bị khác.

Ngoài tiền để sở hữu một chú ngựa, người chơi cũng phải bỏ một khoản để chi trả cho việc nuôi chúng. Polo cũng là một trò chơi rất nguy hiểm vì khả năng ngã ngựa là rất cao. Vì vậy, khi bắt đầu không thể loại trừ chi phí y tế.

4. Công thức 1

Bất ngờ trước môn thể thao xa xỉ không phải đại gia nào cũng dám chơi: Golf tốn cả trăm triệu đồng là bình thường, riêng môn này chi phí đầu vào ngốn hàng chục tỷ đồng - Ảnh 5.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Đây có lẽ là môn thể thao tốn kém nhất trên thế giới. Rất ít người có thể tự mua một chiếc xe đua vì nó có giá không hề rẻ. Một chiếc xe F1 có thể có giá lên tới 1 triệu USD (khoảng 22 tỷ đồng). Ngoài số tiền đó, người tham gia còn phải trả phí nhiên liệu, tiền thuê đường đua, đội hỗ trợ... Do đó, tổng số tiền dành cho bộ môn đua xe công thức 1 này có thể nói vượt xa golf.

Tất cả chúng ta đều biết thể thao có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe nói chung. Các hoạt động không chỉ giúp chúng ta khỏe mạnh về thể chất mà còn cải thiện trạng thái tinh thần và cảm xúc. Tùy thuộc vào khả năng kinh tế của mỗi người, chúng ta có thể chọn cho mình bộ môn phù hợp nhất để duy trì sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Theo The Sports Economist

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại