Bất ngờ: Su-27 của Nga lạc hậu hơn cả Su-27 do Trung Quốc sản xuất

Quang Hưng |

Từng phải rất vất vả để có thể mua được những chiếc Su-27, đến nay phiên bản Su-27 do Trung Quốc sản xuất đã vượt trội hơn hẳn so với phiên bản của Nga.

Từ năm 1992 đến năm 2015, thương mại quân sự giữa Trung Quốc và Nga đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể. Trong giai đoạn này, 80% vũ khí và thiết bị mà Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) nhập khẩu đến từ Nga. Tổng thương mại vũ khí giữa hai quốc gia đã vượt quá con số khổng lồ 30 tỷ đô la.

Là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của Trung Quốc, Nga không chỉ góp phần nâng cấp kho vũ khí của PLA trong thời gian kỷ lục, mà còn đặt nền tảng vững chắc cho quốc gia này nghiên cứu, phát triển và đạt nhiều tiến bộ trong ngành công nghiệp vũ khí.

Bất ngờ: Su-27 của Nga tụt hậu so với Su-27 do Trung Quốc sản xuất - Ảnh 1.

Trung Quốc mua Su-27

Vào những năm 1990, sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã phải đối mặt với những thách thức kinh tế khó khăn và rất cần ngoại tệ. Việc bán vũ khí ra nước ngoài đã trở thành một nguồn thu nhập quan trọng. Trong khi đó, Trung Quốc đang trải qua những cải cách đáng kể và rất cần hiện đại hóa nền quốc phòng.

Trong bối cảnh đó, Mỹ và các quốc gia phương Tây khác đã áp đặt lệnh trừng phạt và phong tỏa đối với hoạt động nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc, vì vậy Bắc Kinh hầu như chỉ còn một nguồn cung cấp duy nhất, đó là Nga.

Vào thời điểm đó, Mỹ và các nước phương Tây đã triển khai một số lượng lớn máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và thứ tư, nhưng Trung Quốc vẫn đang phải sử dụng các mẫu chiến đấu cơ cũ hơn như J-6 và J-7.

Tại Triển lãm hàng không Paris 1991, Nga lần đầu tiên giới thiệu chiếc Su-27 của mình và đã thu hút sự chú ý ngay lập tức của Không quân Trung Quốc. Sau các cuộc đàm phán nghiêm ngặt, Trung Quốc cuối cùng đã nhận được lô Su-27 đầu tiên từ Nga vào năm 1992.

Bất ngờ: Su-27 của Nga tụt hậu so với Su-27 do Trung Quốc sản xuất - Ảnh 2.

Kể từ thời điểm then chốt đó, Không quân Trung Quốc đã phát triển thành một trong những lực lượng không quân hàng đầu trên toàn cầu. Trong thời gian này, bất chấp áp lực của phương Tây, Nga vẫn bán được 76 máy bay Su-27 cho Bắc Kinh, thậm chí bao gồm cả việc chuyển giao công nghệ. Động thái này đã góp phần thúc đẩy đáng kể quá trình phát triển máy bay chiến đấu của Trung Quốc.

Tận dụng sức mạnh kỹ thuật của Su-27 và sau đó là các máy bay chiến đấu Su-30 tiên tiến hơn, Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể trong việc sản xuất máy bay chiến đấu của riêng mình, chẳng hạn như J-11 và J-16. Nhiều chuyên gia Trung Quốc tin rằng nước này đang sở hữu phiên bản Su-27 mạnh nhất.

Phiên bản Su-27 của Trung Quốc

Phiên bản Su-27 của Trung Quốc được gọi là J-11 và được trang bị động cơ AL-31F, giống hệt với động cơ trên máy bay Su-27 của Nga. Động cơ phản lực cánh quạt này, do công ty Saturn của Nga phát triển, nổi tiếng với lực đẩy và độ bền cao.

Nhiều chuyên gia Trung Quốc cho rằng J-11 có nhiều cải tiến mới, với những nâng cấp giúp tăng hiệu suất, hiệu quả nhiên liệu và khả năng bảo trì. Những nâng cấp này thường được thiết kế để nâng cao khả năng hoạt động và kéo dài tuổi thọ của máy bay.

Trung Quốc đã có những tiến bộ đáng kể với máy bay chiến đấu J-11, đặc biệt là về mặt điện tử hàng không. Họ đã kết hợp các hệ thống điện tử hàng không tiên tiến giúp nâng cao nhận thức tình huống và hiệu quả chiến đấu. J-11 được bổ sung màn hình đa chức năng tiên tiến, hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số và hệ thống dẫn đường nâng cấp. Những cải tiến này cung cấp cho phi công khả năng kiểm soát vượt trội và thông tin chính xác hơn trong các nhiệm vụ.

Khi nói đến vũ khí, J-11 của Trung Quốc tự hào có một loạt tên lửa không đối không và không đối đất tiên tiến, đa dạng. Bao gồm tên lửa không đối không PL-12 và PL-15, được các chuyên gia Trung Quốc ca ngợi có tầm bắn ấn tượng và độ chính xác cao. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị các loại đạn dược dẫn đường chính xác tiên tiến, giúp nó có khả năng thích ứng cao trong nhiều tình huống chiến đấu khác nhau.

Bất ngờ: Su-27 của Nga tụt hậu so với Su-27 do Trung Quốc sản xuất - Ảnh 3.

Hệ thống radar trên J-11 của Trung Quốc cũng đã được nâng cấp đáng kể. Radar ban đầu đã được thay thế bằng radar mảng quét điện tử chủ động (AESA), mở rộng phạm vi phát hiện, theo dõi mục tiêu và đủ khả năng chống lại các biện pháp đối phó điện tử. Phiên bản nâng cấp này tăng đáng kể khả năng phát hiện và tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc của máy bay.

Những cải tiến trên giúp J-11 của Trung Quốc được đánh giá cao hơn Su-27 của Nga. Sự nâng cấp công nghệ này đảm bảo rằng biến thể của Trung Quốc có thể xử lý các nhiệm vụ phức tạp hơn với hiệu quả và hiệu suất cao hơn so với phiên bản của Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại