Bất ngờ khi món ăn vặt "quốc dân" của Việt Nam được kêu gọi dùng làm thức ăn chính tại quốc gia này bởi lạm phát quá khủng khiếp

Như Quỳnh |

Nếu như tại Việt Nam, đây chỉ là món ăn vặt "chơi chơi" với giá rẻ thì tại quốc gia này, Chính phủ đang khuyến khích người dân sử dụng làm món ăn chính để đối phú với lạm phát.

Nếu như tại Việt Nam, các món từ chân gà không còn gì xa lạ với các tín đồ ăn vặt và là món không thể thiếu trên bàn nhậu như chân gà rút xương, chân gà xả ớt, chân gà rang muối hay chân gà nướng,... thì tại Ai Cập, chân gà và thịt gà đang chứng kiến điều nghiêm trọng hơn. Tình hình kinh tế của Ai Cập đang tồi tệ đến mức Chính phủ yêu cầu người dân ăn chân gà để làm món ăn chính.

Quốc gia này đang phải hứng chịu cuộc khủng hoảng tiền tệ kỷ lục và lạm phát tồi tệ nhất trong vòn 5 năm qua, khiến thực phẩm trở nên đắt đỏ đến mức nhiều người Ai Cập không còn đủ khả năng mua gà - một loại lương thực chính trong mọi bữa ăn.

Theo phương tiện truyền thông nhà nước, giá gia cầm tăng từ 30 bảng Ai Cập ( tương đương 1,01 USD/kg vào năm 2021 lên tới 70 bảng Ai Cập (2,36 USD) vào ngày 17/1 - mức tăng hơn gấp đôi.

Chi phí tăng cao đã khiến Viện Dinh dưỡng Quốc gia của quốc gia này kêu gọi người dân chuyển sang ăn chân gà.

“Bạn đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế thực phẩm giàu protein sẽ tiết kiệm ngân sách của mình?” họ đã hỏi trong một bài đăng trên Facebook vào tháng trước và liệt kê một số mặt hàng bắt đầu từ chân gà và móng gia súc.

Nhiều người Ai Cập tức giận khi Chính phủ yêu cầu người dân sử dụng các loại thực phẩm vốn là biểu tượng của tình trạng nghèo đói cùng cực ở nước này. Ở Ai Cập, chân gà được coi là mặt hàng thịt rẻ nhất, thậm chí gần như không được coi là thực phẩm.

Bất ngờ khi món ăn vặt quốc dân của Việt Nam được kêu gọi dùng làm thức ăn chính tại quốc gia này bởi lạm phát quá khủng khiếp - Ảnh 1.

Ảnh: Getty Images

Ngay sau khuyến nghị đó, giá chân gà cũng đã ngay lập tức tăng lên gấp đôi lên 20 bảng Ai Câp, tương đương 0,67 USD/kg.

Các nhà chức trách nói rằng gần 30% dân số Ai Cập sống dưới mức nghèo khổ. Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới vào năm 2019 đã ước tính rằng khoảng 60% dân số Ai Cập là người nghèo hoặc đối tượng dễ bị tổn thương.

Nguyên nhân từ đâu?

Ai Cập đã trải qua một số cuộc khủng hoảng tài chính trong thập kỷ qua, buộc nước này phải tìm kiếm gói cứu trợ từ các chủ nợ như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các đồng minh Ả Rập vùng Vịnh.

Đất nước này đã bị mắc kẹt trong vòng quay vay mượn mà các nhà phân tích cho rằng đã trở nên không bền vững. Nợ của nước này trong năm nay lên tới 85,6% quy mô nền kinh tế, theo IMF.

Nền kinh tế Ai Cập đã chịu một đòn nặng nề trong hai năm qua khi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và xung đột tại Ukraine làm cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ, giá nhiên liệu tăng cao đẩy lạm phát lên cao.

Đại dịch chứng kiến ​​các nhà đầu tư rút 20 tỷ USD khỏi Ai Cập vào năm 2020 và sự suy thoái kinh tế từ xung đột giữa Nga và Ukraine đã dẫn đến một lượng tiền tương tự rời khỏi đất nước này vào năm ngoái, theo Reuters.

Theo CNN, Reuters

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại