Bạn đã từng bao giờ thử nhấc ngón áp út (hay còn gọi là ngón nhẫn) lên khỏi mặt bàn trong khi vẫn giữ nguyên các ngón không?
Nếu có, chắc hẳn bạn sẽ thấy rằng ngón áp út gần như rất khó để tự nhấc lên được, trong khi các ngón còn lại thực hiện điều này rất dễ dàng.
Vậy tại sao lại có sự khác biệt này?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về giải phẫu cấu trúc vùng bàn tay và ngón tay.
Ngón cái được xem là linh hoạt nhất trong bàn tay khi có nhiều nhóm cơ phụ trách hoạt động - bao gồm các cử động như: gập-duỗi, dạng-khép, từ đó giúp ta cầm, nắm vật dễ dàng.
Ngón út cũng có những nhóm cơ riêng, giúp ngón hoạt động dễ dàng hơn so với ngón nhẫn và ngón giữa. Tuy vậy, ngón út và 3 ngón còn lại vẫn chịu sự phụ trách của các nhóm cơ chung (như cơ gấp các ngón nông, sâu).
Điều khiến biên độ vận động của ngón út tuy linh hoạt nhưng vẫn kém hơn một chút so với ngón cái.
Bốn ngón (trỏ, giữa, nhẫn, út) có khả năng gấp nhờ vào hai nhóm cơ: nhóm cơ gấp các ngón dài và các cơ giun ở xương đốt bàn. Sự khác biệt nằm ở chỗ, phần gân cơ gấp của ngón trỏ lại tách biệt hơn cả, thay vì dính vào nhau như 3 ngón còn lại. Điều này giúp hoạt động của ngón trỏ có phần độc lập hơn cả.
Trong khi đó, ngón nhẫn và ngón giữa chỉ có những cơ giun và gấp chung, không có cơ hỗ trợ riêng lẻ. Đó là lý do vì sau, khi muốn nhấc ngón nhẫn lên, tay đồng thời nhấc luôn cả ngón giữa và ngón cái.
Cho nên, mỗi khi muốn tháo nhẫn ở ngón áp út, bạn nên hãy thả lỏng ngón tay và từ từ rút nhẫn nhé!
Bạn đừng cố gấp ngón này lên xuống nếu bạn không muốn "phát rồ" vì sự kém linh hoạt của chúng.