Khảo sát Nhà nước Đông Nam Á 2020, do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) -Yusof Ishak thực hiện tại Singapore từ ngày 12/11 đến ngày 1/12/2019, đã cho thấy sự thay đổi trong cách hoạch định chính sách khu vực, quan điểm của các nhà lãnh đạo với những vấn đề phải đối mặt của ASEAN và liệu họ có tin rằng ASEAN đủ khả năng để vượt qua các thách thức ngày nay hay không.
Báo cáo khảo sát đã thu hút được quan điểm của 1.308 người Đông Nam Á đến từ chính phủ, tổ chức nghiên cứu, khu vực kinh doanh, xã hội và truyền thông.
Theo khảo sát, 70,5% số người được hỏi cho rằng sự bất ổn chính trị trong nước, bao gồm căng thẳng sắc tộc và tôn giáo, tiếp tục là thách thức tối quan trọng của khu vực ASEAN. Bất ổn chính trị trong nước là mối quan tâm hàng đầu đối với Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore và Thái Lan.
Năm vừa qua cũng chứng kiến những biến động trong kinh tế của khu vực, do sự gián đoạn và những bất ổn từ cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc cũng như quá trình thu hẹp thương mại toàn cầu.
Ngân hàng Phát triển châu Á ADB đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng ASEAN giảm từ 4,9% xuống 4,5% cho năm 2019 và từ 5% xuống 4,7% cho năm 2020. Suy thoái kinh tế (68,5%) đã vượt qua biến đổi khí hậu (66,8%) trở thành mối lo ngại lớn thứ hai của người trả lời trong cuộc khảo sát.
Ngoại trừ Singapore, nơi có rủi ro chính trị ngắn hạn thấp. Khi họ hướng nội, nỗi lo kinh tế trở nên nặng nề hơn từ khi nền kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến thương mại.
Khi sự gián đoạn và sự không chắc chắn gần như đã trở nên quen thuộc, một ASEAN "Gắn kết và chủ động thích ứng" là một chủ đề cấp thiết và phù hợp cho vị trí chủ tịch của ASEAN trong năm nay. Nó chỉ ra sự gắn kết là yếu tố quan trọng nhất để ASEAN đối phó với nhiều vấn đề mà khu vực phải đối mặt.
Cuộc khảo sát cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng của khu vực đối với việc ASEAN trở thành một đấu trường và các quốc gia thành viên đang cạnh tranh rất gắt gao. Đây là mối quan tâm lớn nhất về ASEAN tại Campuchia, Philippines, Singapore và Việt Nam; và lớn thứ hai ở Brunei, Malaysia và Thái Lan.
The Jakarta Post nhận xét: "Việt Nam đã trở thành một trong những thành viên có tầm nhìn chiến lược nhất trong ASEAN".
Thông qua các cam kết song phương sâu rộng với các cường quốc và khuôn khổ do ASEAN lãnh đạo, Việt Nam luôn tìm cách duy trì một kiến trúc khu vực mở và toàn diện. Đồng thời, thúc đẩy sự thống nhất ASEAN đã trở thành ưu tiên trung tâm của Việt Nam.
Việt Nam luôn chú trọng việc xác định những thách thức then chốt của ASEAN trong tương lai. Về cách ASEAN nên đối phó với sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc, lựa chọn hàng đầu cho người Việt Nam trong cuộc khảo sát (62,5%) là tăng cường khả năng phục hồi và đoàn kết của ASEAN để chống lại áp lực từ hai cường quốc này.
Cuối cùng, chủ tịch ASEAN năm 2020 sẽ là một thử thách quan trọng đối với Việt Nam.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha nói: "Tôi tin rằng Việt Nam sẽ tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN từ Thái Lan với niềm tự hào và thực hiện giấc mơ của ASEAN nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác để duy trì hòa bình, tự do, an ninh và thịnh vượng trong khu vực trong hiện tại và tương lai".