Báo Hàn nói về thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 3: Nước đã được khai thông nhưng núi cao còn đó

Ngọc Khánh |

Nếu kết quả đàm phán không được đưa ra vào cuối năm nay, rất có thể ông Kim Jong Un sẽ đi theo "con đường mới" - khả năng là tái thử nghiệm tên lửa, hạt nhân, báo Hàn nhận định.

Thiện chí đối thoại

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đều đã đưa ra thiện chí nối lại vòng đàm phán lần ba giữa hai nước, chỉ một ngày sau khi hội nghị song phương Hàn - Mỹ xác định đối thoại là yếu tố quan trọng bậc nhất để giải quyết tình hình bế tắc trong mối quan hệ Mỹ - Triều.

Ông Kim Jong Un đã đưa ra thời hạn cho việc nối lại đàm phàn là đến cuối năm nay. Ông Trump cũng đã hồi đáp rằng, đó là một ý tưởng hay.

Qua đó động cơ tối thiểu nhất để nối lại đàm phán lần ba đã được xác định, đồng thời khả năng khai thông được thế bế tắc của hội đàm song phương Mỹ-Triều đến nay vẫn giậm chân tại chỗ sau thượng đỉnh lần 2 tại Hà Nội đang dần lớn hơn, tờ Electronic Times (Hàn Quốc) nhận định.

Trước đó, Tổng thống Trump vào ngày 13/4 (theo giờ địa phương) phát biểu trên Twitter rằng: "Có thể dùng từ tuyệt vời để nói về mối quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa tôi và ông Kim. Bởi vì cả hai hoàn toàn hiểu được mình đang đứng ở đâu nên thượng đỉnh lần lần dự kiến sẽ tốt đẹp hơn".

Đồng thời ông liên tục nhấn mạnh tiềm năng kinh tế của Triều Tiên, bày tỏ "tôi mong ngày mà vũ khí hạt nhân và các lệnh trừng phạt được gỡ bỏ sẽ đến sớm trong tương lai gần".

Đây chính là phản ứng tích cực của ông Trump chỉ sau chưa đầy một ngày khi được thông tin về những phát biểu của ông Kim trong bài diễn thuyết trước Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên.

Trong bối cảnh cả hai nước đang tiến hành một cuộc chiến căng não về những giải pháp phi hạt nhân hóa thì có vẻ như hai nhà lãnh đạo đã sẵn sàng tiếp tục các cuộc đối thoại bằng cách kiềm chế những lời nhận xét mang tính khiêu khích hết mức có thể, báo Hàn đánh giá.

Trước đó trong hội đàm song phương Hàn-Mỹ diễn ra tại Washiongton vào ngày 11/4 vừa qua, ngoài thảo luận về hội nghị thượng định Mỹ Triều lần ba, Tổng thống Trump còn mở ra khả năng đàm phán ba bên Mỹ-Hàn-Triều.

Ông nói :"Tôi biết rất rõ ông Kim Jong Un và cũng rất tôn trọng ông ấy", đồng thời cho biết " Hội đàm ba bên Hàn-Mỹ-Triều hoàn toàn có khả năng diễn ra. Điều đó chỉ còn phụ thuộc vào ông Kim".

Trong khi đó, trong bài phát biểu trước phiên họp ngày thứ hai của Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên, ông Kim Jong Un cho hay: "Chúng ta sẵn sàng tổ chức một hội nghị thượng đỉnh lần ba với Mỹ nếu Mỹ tìm ra một phương pháp để chia sẻ với chúng ta bằng thái độ đúng đắn".

Đó là lần đầu tiên ông Kim Jong Un đưa ra lập trường chính thức của mình kể từ sau hội nghị thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội. Tuy bày tỏ thiện chí đàm phán lần ba với Mỹ nhưng ông Kim cũng đưa ra kì hạn cho đàm phán này "đến cuối năm nay".

Chưa đầy một ngày sau hội đàm song phương Mỹ-Hàn, cả hai nước Mỹ-Triều đã liên tục đưa ra những lập trường và hồi đáp đối phương về vấn đề tiếp tục đàm phán Mỹ Triều lần ba, mở ra khả năng hội nghị thượng Mỹ-Triều theo phương pháp "Từ trên xuống dưới".

Trong cuộc tiếp đón Ngoại trưởng Paraguay vào ngày 13/4 (gờ địa phương), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho hay: "Chúng tôi vẫn liên tục bàn luận về thượng đỉnh Mỹ Triều sau kỳ thượng đỉnh tại Hà Nội", đồng thời bày tỏ hi vọng tiến trình phi hạt nhân hóa sẽ tiếp tục diễn ra.

Báo Hàn nói về thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 3: Nước đã được khai thông nhưng núi cao còn đó - Ảnh 1.

Ông Kim Jong Un đã đưa ra thời hạn cho việc nối lại đàm phàn với Mỹ là đến cuối năm nay. Ảnh: KCNA

Tồn tại khó khăn

Báo Hàn cho rằng, mặc dù đã có những tín hiệu tích cực về hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần ba, vẫn còn rất nhiều "ngọn núi" mà 2 quốc gia phải vượt qua.

Ông Kim Jong Un yêu cầu phía Mỹ phải vạch ra phương pháp và cho thấy sự thay đổi trong thái độ đàm phán.

Ông nói trong bài phát biểu trước Hội nghị nhân dân tối cao: "Tất nhiên chúng ta vẫn luôn tập trung vào các cuộc đối thoại song phương nhưng nếu Mỹ tiếp tục đàm phán với chúng ta theo cách chỉ quan tâm đến những yêu cầu của nước mình thì bản chất nó đã không đúng và khiến chúng ta không có hứng thú tiếp tục đàm phán".

Đó chính là động thái hối thúc Mỹ tham gia đối thoại với "phương pháp tính toán mới" của Triều Tiên. Và đưa ra lập trường hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều chỉ có thể diễn ra nếu Mỹ - nước yêu cầu "thỏa thuận phi hạt nhân hóa lớn và đồng loạt" thay đổi được tình hình.

Tổng thống Trump đã không đề cập đến yêu cầu này của Triều Tiên. Vì lí do này, cả hai bên sẽ rất khó đẩy nhanh tốc độ đàm phán trước những yêu cầu về phương pháp thảo luận hạt nhân khác với tiêu chuẩn trước đây. Giới chuyên gia dự đoán, cuộc đối thoại Mỹ-Triều sẽ còn kéo dài và là một cuộc "chiến đấu trường kì".

Nếu kết quả đàm phán giữa Triều Tiên và Mỹ không được đưa ra vào cuối năm nay, rất có thể ông Kim Jong Un sẽ đi theo "con đường mới" như đã đề cập trong cuộc họp báo tại Bình Nhưỡng vào ngày 15/3 trước đó. Theo báo Hàn, đây là con đường tái thử nghiệm tên lửa, hạt nhân.

Từ nay đến cuối năm chỉ còn khoảng 8 tháng nữa. Không những Mỹ-Triều mà cả Mỹ-Hàn-Triều đều phải đối mặt với một nhiệm vụ lâu dài đó chính là đạt được một phương án thống nhất cuối cùng thông qua sự kiên trì mang tính chiến lược.

Qua đó bắt buộc hội nghị Liên Triều mà Tổng thống Moon Jae In quyết định xúc tiến phải đạt được một thỏa thuận nào đó mới có thể tiếp nối đàm phán ba bên Mỹ-Hàn-Triều.

Ông Shin Bum Chol - Giám đốc Trung tâm An ninh và Thống nhất của Viện Nghiên cứu Chính sách Asan (Hàn Quốc), cho rằng :" Trong tình hình cả hai phía ít có khả năng thay đổi lập trường thì tạm thời không thể tránh khỏi cục diện đối đầu giữa 2 bên".

Ông này đồng thời dự đoán, trong trường hợp hội nghị liên Triều không được tổ chức thì thành quả không còn cách nào khác sẽ bị giới hạn, cục diến đối đầu không có động thái khiêu khích tạm thời sẽ được duy trì.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại