Giấy phép lái xe hay còn gọi bằng lái xe hạng C là loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân. Giấp phép lái xe cho phép người được cấp vận hành, lưu thông bằng các loại xe cơ giới như xe máy, ô tô, xe tải, xe khách, xe buýt...
Giấy phép lái xe hạng C được cấp cho người điều khiển xe tải hạng nặng, có trọng tải lớn.
Khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định người được cấp giấy phép lái xe hạng C được điều khiển các loại phương tiện giao thông sau:
- Ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
- Máy kéo kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 gồm:
+) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
+) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
+) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
+) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Căn cứ quy định trên, người có bằng lái xe hạng C được phép lái ô tô đến 9 chỗ ngồi, bao gồm chỗ ngồi cho người lái xe.
Điều kiện để được thi giấy phép lái xe hạng C
Theo Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, người thi bằng lái xe bằng C cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
- Người đủ 24 tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe),
- Phải có sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định;
- Đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau đối với trường hợp nâng hạng: từ hạng B2 lên C: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.